Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

DẠY CHO GS “TAI ƯƠNG” (TƯƠNG LAI) MỘT ÍT VỀ KTTTĐHXHCN

ĐÔNG LA
DẠY CHO GS “TAI ƯƠNG” (TƯƠNG LAI)
MỘT ÍT VỀ KTTTĐHXHCN

  “…có vị bộ trưởng, Uỷ viên Trung ương Đảng trong buổi nói chuyện với các vị lãnh đạo Thành phố tại Học viện Chính trị Quốc gia TPHCM đã nói thẳng thừng: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó (kinh tế thị trường định hướng XHCN), mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”!
Một vị Thứ trưởng phát biểu tại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 22/12/2014) cũng nói lên một băn khoăn rất thật: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”. Nói là “rất thật”, vì sau nhiều thập kỷ đi theo cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà càng đi càng không biết nó là cái gì thì làm sao mà đi tới được.
Đúng là cái mô hình xã hội chủ nghĩa “mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”, thế nhưng suốt mấy thập kỷ qua, Đảng vẫn áp đặt cái mô hình đó lên toàn xã hội…”
(Tương Lai)
Trước hết tôi phải giảng giải đôi điều cơ bản về “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cho ông GS “tai ương” này và mấy vị mà ông ta nhắc tới ở trên cái đã.
Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội 12 đã nêu ra định nghĩa mới về khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN:
 “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.
Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội”.
  Tưởng như thế là quá đủ và quá rõ không còn gì phải băn khoăn nữa nhưng thực tế lại có nhiều người không hiểu hoặc cố tình không hiểu. Vì thế tôi đã viết nay lại viết nữa.
Trước hết, cần phải hiểu nền Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo quy luật cung cầu, giá cả tăng giảm theo số lượng hàng hóa và nhu cầu khách hàng. Nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung thì giá cả sẽ tăng lên và ngược lại.
Trong Thương Mại Quốc tế người ta cần xem xét tính chất thị trường của một nền kinh tế vì liên quan đến chuyện bán phá giá và trợ cấp, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh. Cả Trung Quốc và Việt Nam thường phải chịu phương pháp điều tra riêng, bất lợi hơn. Nền Kinh tế thị trường có nhược điểm vì chạy theo lợi nhuận nên sẽ sinh ra sự mất cân bằng, dẫn đến khủng hoảng thiếu hoặc thừa. Vì vậy trong thực tế hiện nay không có một nền kinh tế thị trường hoàn toàn mà là nền Kinh tế Hỗn hợp. Ngay nền Kinh tế Mỹ, một nền kinh tế mạnh nhất thế giới, cũng là một nền kinh tế hỗn hợp, nơi mà các công ty, các tập đoàn lớn và các công ty tư nhân là những thành phần chính của nền kinh tế. Theo Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2/2001: “Chủ nghĩa tư bản thuần túy như Mác mô tả đã từng tồn tại thì nó cũng biến dạng từ lâu khi các chính phủ ở Mỹ và nhiều quốc gia khác can thiệp vào nền kinh tế của họ nhằm hạn chế sự tập trung quyền lực và giải quyết nhiều vấn đề xã hội liên quan đến lợi ích thương mại mang tính cá nhân không bị kiểm soát. Do vậy, nền kinh tế Mỹ có lẽ tốt hơn được mô tả như một nền kinh tế “hỗn hợp”, trong đó chính phủ đóng một vai trò quan trọng cùng với doanh nghiệp tư nhân”. Người Mỹ cũng tin rằng một số lĩnh vực do nhà nước đảm nhận sẽ tốt hơn tư nhân, như quốc phòng, an ninh , các hoạt động về tư pháp, giáo dục, giao thông, thống kê xã hội. Chính phủ cũng thường được yêu cầu can thiệp vào nền kinh tế để điều tiết các nhà “độc quyền tự nhiên”, và sử dụng luật chống độc quyền để kiểm soát hoặc ngăn chặn các tổ hợp kinh doanh trở nên quá mạnh đến mức chúng có thể chế ngự các lực lượng thị trường. Chính phủ cũng giải quyết những vấn đề nằm ngoài phạm vi thị trường như phúc lợi và trợ cấp thất nghiệp, trợ giúp người gặp rủi ro, chi phí chăm sóc y tế cho người già, việc hạn chế sự ô nhiễm môi trường và đóng vai trò đầu tàu trong việc khám phá vũ trụ, một ngành có chi phí quá cao đối với bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào.
Để giữ ổn định và tăng trưởng, chính phủ Mỹ cũng định hướng nhịp điệu chung của hoạt động kinh tế, giữ mức việc làm cao và ổn định giá cả. Bằng việc điều chỉnh chi tiêu và thuế suất (chính sách tài khoá) hoặc điều khiển mức cung tiền và kiểm soát việc sử dụng tín dụng (chính sách tiền tệ), chính phủ có thể làm giảm hoặc thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế - trong quá trình đó tác động đến mức giá cả và việc làm. Chính phủ tìm cách ngăn cản các nhà độc quyền như ngành dịch vụ điện để tránh tăng giá vượt quá mức bảo đảm cho họ thu được lợi nhuận hợp lý. Chính phủ đã trang bị một hệ thống phức tạp để bình ổn giá cả cho hàng hóa nông nghiệp, bởi nó có xu hướng dao động bất thường khi cung cầu thay đổi nhanh chóng. Chính phủ cũng cung cấp nhiều loại hình trợ giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân, đưa ra các khoản vay với lãi suất thấp và trợ giúp kỹ thuật cho những doanh nghiệp nhỏ, và cho sinh viên vay tiền để học đại học và cao đẳng.
Như vậy xem chừng nền kinh tế Mỹ cũng có nhiều nét tương đồng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở ta, mà vì ấu trĩ và dốt, ông Tương Lai mới viết và nói leo như trên.
Ông Tương Lai viết “có vị bộ trưởng” không biết do nhát hay do cái gì đấy mà không dám viết thẳng tên ông Bùi Quang Vinh ra như ông Tô Văn Trường “thủy lợi” từng nói toạc móng lợn: “…“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì? Một đường lối như vậy làm sao bắt mọi người phải thừa nhận là đúng, bắt mọi người phải nói theo và làm theo; Ngay Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng thẳng thắn đánh giá: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”!
Tôi đã viết nếu đúng ông Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói vậy thì cả Tô Văn Trường và Bùi Quang Vinh cần phải hiểu, cũng theo chính Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (tháng 2/2001): “Nước Mỹ được coi là có một nền kinh tế hỗn hợp, bởi vì cả doanh nghiệp sở hữu tư nhân và chính phủ đều đóng những vai trò quan trọng. Quả thực, một số trong những cuộc tranh luận kéo dài nhất của lịch sử kinh tế Mỹ tập trung vào vai trò tương đối của các khu vực nhà nước và tư nhân”. Với nền kinh tế Mỹ mà còn có những “cuộc tranh luận kéo dài nhất của lịch sử” thì với Việt Nam nền kinh tế còn non trẻ, điều hành một nền kinh tế có một sự kết hợp giữa công và tư, giữa sự điều tiết của nhà nước với tính tự do của thị trường, có lúng túng, va vấp và tranh cãi là điều tất nhiên.
***
Tương Lai cũng dẫn ý của một “ông cốp” ra làm hậu thuẫn cho những quan điểm của mình, GS Trần Phương, một cựu Phó Thủ tướng:
Gs Trần Phương, một nhà lý luận của Đảng, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) (là phó thôi-ĐL), nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, trong một Hội thảo của Hội Kinh tế Việt Nam đóng góp ý kiến vào Văn kiện Đại hội XI trước đây, đã đề cập đến chủ đề trên một cách dung dị, thẳng băng không úp mở, đúng hơn là “huỵch toẹt” ra cho dễ hiểu như sau:
“Thế bây giờ cái chủ nghĩa xã hội của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác! Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái chủ nghĩa xã hội mà chúng ta sẽ đi là cái chủ nghĩa xã hội gì đây? Có nhiều người bảo rằng thôi thì ta cứ đành lấy khẩu hiệu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh”, đó là chủ nghĩa xã hội.
Tôi xin lỗi ông. Đấy không phải chủ nghĩa xã hội! Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh: anh đã bằng (…) Thụy Điển và (…) Na Uy chưa? Nó không xã hội chủ nghĩa cũng công bằng, mà công bằng hơn ông, mà văn minh thì tất nhiên là hơn ông rồi. Thế thì cái chủ nghĩa xã hội mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu “dân giàu, nước mạnh” mấy cái câu đó mà thay thế cho chủ nghĩa xã hội, đấy là chủ nghĩa xã hội của tớ đấy! Tôi nghĩ không đúng. Ông bịp thiên hạ với cái chữ chủ nghĩa xã hội của ông”!
(Trần Phương)
Tôi đã biết ý trên của ông Trần Phương khi trên mạng “rải truyền đơn” bài nói của ông. Tôi đã quá bất ngờ về trình độ và thái độ của một vị GS từng giữ những chức tối quan trọng của thế chế: Viện trưởng Viện Kinh tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội, sau đó làm Trợ lý cho Tổng Bí thư Lê Duẩn; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, hàm Bộ trưởng; Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nội thương; và cuối cùng là Phó Thủ tướng. Buồn cười ở chỗ là có quá nhiều các ông làm trợ lý cho các vị lãnh đạo tối cao của Đảng và Nhà nước như Trần Phương đang nhắc tới ở đây, Việt Phương trợ lý cho cố TT Phạm Văn Đồng; Nguyễn Trung trợ lý cho cố TT Võ Văn Kiệt; và chính Tương Lai, trợ lý cho hai đời TT là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải; v.v… đến nay đều phản “chủ” cả, không phải chuyện tình cảm mà phản lại sự nghiệp của các cụ. Thời phong kiến gọi những người này là quan hầu, vì vua nhiều cung tần mỹ nữ tránh bị cắm sừng nên thường chọn những người đã bị thiến, dân gian gọi là hoạn quan. Đất nước có phúc là khi vua có tài, đức vẹn toàn, bọn quan hầu đúng chỉ là quan hầu thôi; đất nước vô phúc, khi vua cha hổ phụ không sinh hổ tử mà sinh chó, lợn, sẽ bị bọn hoạn quan dắt mũi, làm loạn. Đất nước ta đến nay vẫn ổn định và phát triển xem ra vẫn may là còn phúc, nhưng việc mấy ông quan hầu nói trên hưu rồi nay mới “quậy”, đã trở cờ, cũng làm lòng dân không yên không ít.
  Như ông GS Trần Phương, cựu trợ lý TBT Lê Duẩn, nhưng lại hoàn toàn không hiểu về Chủ nghĩa Mác và ông cũng không hiểu đúng về thực tế VN. Về thái độ cũng thật không phù hợp khi một vị GS U90 lại nói về những nhà tư tưởng và những vấn đề lý luận cao siêu một cách “du côn” thế này:
 “Cái điều mà ông Mác nói về CNXH là chế độ công hữu chiếm địa vị thống trị. Còn ông, thu hẹp cái sở hữu tư nhân đi đến xóa bỏ sở hữu tư nhân, rồi thị trường tự do. Ông làm lộn ngược rồi. Thế bây giờ cái CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác!”; “Tôi nói thật là chúng ta tự lừa dối chúng ta, thực ra là phải nói như thế. Và chúng ta tự lừa dối chúng ta và đồng thời chúng ta lừa dối người khác”.
Trước nay tôi chỉ chú ý tên ông Trần Phương gắn với câu văn vần mà người ta truyền tụng: “Trần Phương, Trọng Truyến, Trần Quỳnh/ Còn ba người đó dân mình đói to”. Chuyện này theo ông Đặng Phong (100 Years-VietNam National University, HaNoi):
Phải 5 năm sau, khi ông giữ chức Phó thủ tướng phụ trách phân phối lưu thông thì bản kiến nghị của ông mới giành được sự đồng tình ủng hộ của các bộ có liên quan, dẫn tới cuộc cải cách giá và lương năm 1985. Kết quả là: hệ thống giá được tự do hoá, tiền lương được tiền tệ hoá, mọi hoạt động mua và bán đều theo giá thị trường. Nhưng cuộc cải cách đã dẫn đến một đợt lạm phát phi mã và vì thế, ông được miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng”.
Câu chuyện Giá-Lương-Tiền đó là chủ trương chung, nhưng chính ông là quân sư và trực tiếp thực hiện, nên thằng San “hô” (Huy Đức) viết trong “Bên thắng cuộc” cho ông bị “oan” cũng không đúng:
 “ông Trần Phương nhớ lại: Tôi quyết định phải từ chức nhưng khi chia sẻ điều này với Đồng Sỹ Nguyên, Bộ trưởng Bộ giao thông, Đồng Sỹ Nguyên nói: “Nếu từ chức, phải từ chức cả Hội đồng bộ  trưởng”. Tôi  bảo: “Đằng nào cũng phải có người chịu trách nhiệm, nếu mình tôi chịu trách nhiệm được với dân thì không nhất thiết phải kéo thêm nhiều người”. Trần Phương bị kỷ luật nhưng, ngay từ lúc đó, dân gian đã nói: “Đổi tiền là chuyện Triều đình, cớ sao chịu tội một mình Trần Phương”.
Vụ giá- lương- tiền chính là một chỉ dấu đánh giá năng lực lãnh đạo của PTT Trần Phương và sự mù tịt về Triết học Mác. Ông đã đưa ra cách giải quyết bằng một logic thô sơ, không hiểu và vận dụng đúng cơ sở lý luận của Học thuyết Mác, không lường hết những phát sinh trong thực tiễn, nên đã thất bại. Triết học Mác cho: “Vật chất quyết định ý thức”; “Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”. Mà “tồn tại xã hội” của nước ta thời đó chính là chúng ta là một đất nước mới thoát khỏi cuộc chiến tàn khốc, “chiến lợi phẩm” là Sài Gòn và các đô thị miền Nam “ăn trắng mặc trơn” ăn theo cuộc chiến, cả hai miền đột ngột mất viện trợ, trình độ sản xuất kém, trình độ tổ chức sản xuất kém, lại chiến tranh biên giới hai đầu đất nước. Theo ông Trần Xuân Giá:
Bước sang năm 1980 ở ngoài nước có một sự kiện tác động rất mạnh đến nền kinh tế nước ta. Đó là khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa) thay đổi nguyên tắc tính giá các mặt hàng mà chúng ta nhập khẩu. Nghĩa là từ việc chúng ta nhập khẩu với giá rất thấp nay phải chuyển sang giá mua bán thông thường trên thị trường với giá nhập khẩu cao hơn trước rất nhiều. Việc thay đổi này làm chúng ta mất khoảng 1 tỷ rúp chuyển nhượng mỗi năm (tương đương khoảng 1,6 đến 1,7 tỷ USD). Từ chỗ làm không đủ ăn, ngân sách thu không đủ chi, một phần phải vay cho tiêu dùng trong điều kiện giá nhập khẩu tăng lên tiếp tục là một sức ép cho một nền kinh tế vốn đang rất ốm yếu”.
Vì vậy cái chính là phải lập lại hòa bình, mở cửa để xuất cái ta làm được, mua cái ta không làm được, tổ chức lại toàn diện các khâu của cả nền kinh tế, để có hàng rồi mới tính ra tiền, ra lương. Chủ nghĩa Mác là thế, duy vật là thế. Còn ông PTT Trần Phương, cũng theo Trần Xuân Giá, đã làm thế này:
Ban đầu kế hoạch tăng lương là 20% nhưng các bộ và tỉnh cho rằng mức đó là quá ít. Chính phủ chấp nhận tăng lương 100%. Trong khi đó, mức giá mới được Chính phủ quyết định đã rút xuống còn khoảng 70% so với kế hoạch ban đầu. Kết quả là chi ngân sách cho tiền lương tăng vọt nhưng thu ngân sách lại không tăng bao nhiêu do giá vật tư không tăng bằng mức như dự kiến. Để cứu ngân sách, tiền được phát hành hơn rất nhiều so với kế hoạch làm cho vật giá tăng mạnh (riêng với nông sản, năm 1986 tăng 2000% so với năm 1976) và lạm phát bùng nổ (đỉnh điểm năm 1986 lên đến 774%), làm kiệt quệ kinh tế. không phù hợp với tình hình thực tế nên khi triển khai nghị quyết vào cuộc sống đã phạm sai lầm nghiêm trọng”.
Như vậy nghĩa là ông GS chẳng hiểu gì Mác cả, cách làm của ông thực chất là duy tâm! Vậy mà ông hùng hổ cho Mác sai thì chán thật!
Trần Phương cũng có câu: “Lắm lúc tôi bảo: trời đất ơi, ba cái thằng trẻ con này đó, nó học một mẩu của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nó biết cái gì?!” Điều này thì vị GS U90 quả là quá chủ quan. Tìm hiểu thì được biết thực chất ông mới chỉ có học chính trị 2 năm ở Tàu. Tôi đã gởi bài nói của ông cho bạn Lê Quang Trung sinh năm 1989, nghĩa là hàng cháu nội Trần Phương, từng đọc cả bộ Toàn Tập Các Mác, đã một lần gặp tôi nói chuyện khá thú vị, tôi bảo: “Theo chú thì ông Trần Phương sai toét, cháu “ra tay” đi!”. Và Lê Quang Trung đã “ra tay” viết bài này:
mà tôi đã đăng thành 2 kỳ.
***
Tương Lai cũng viện dẫn ý của ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại:
Đặc biệt là đối với sự vận hành cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chắc cái định hướng này sẽ buộc phải xem xét lại với luật chơi mới của TPP khi Việt Nam đang phấn đấu quyết liệt để trở thành một thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương đó. Xin dẫn ra đây một mẩu tin vừa đọc được trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn: “Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mai vừa trở về từ cuộc đàm phán song phương Việt Nam – Hoa Kỳ về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ở Washinton DC hôm Chủ nhật 27-4, nói ông lo ngại “thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay không tương thích với TPP”. Ông giải thích: “Ví dụ, trong TPP đề cao vai trò của xã hội dân sự, đề cao sự tự do thành lập các hiệp hội. Đây là vấn đề rất nhạy cảm về chính trị với chúng ta”. 
Viết như trên Tương Lai cũng đếch biết gì về TPP và thực tế đàm phán đã diễn ra.
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản, với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động… Thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia bằng giảm, thậm chí loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp, các hàng rào thuế quan, tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ cùng với tăng cường dòng chảy vốn, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên.
Như vậy TPP chủ yếu là về kinh tế thương mại không hiểu sao ông Trương Đình Tuyển lại lo ngại “thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay không tương thích với TPP” vì “TPP đề cao vai trò của xã hội dân sự, đề cao sự tự do thành lập các hiệp hội” để rồi Tương Lai lại bu vào kiếm cớ đấu tranh “rân trủ”?
Nhưng thực tế quá trình đàm phán theo ông Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn Việt Nam, trong cuộc gặp giữa các bộ trưởng ở Atlanta (Mỹ) để xử lý những vấn đề còn thắt nút từng khiến hội nghị các bộ trưởng trước đó đổ vỡ, chúng ta đã kết thúc đàm phán vấn đề dệt may với Mỹ và Mexico. Sau đó, ngày 5/10, một tiếng trước khi cuộc đàm phán cuối cùng giữa các bên khép lại rạng sáng 5/10, Việt Nam và Mỹ mới đạt thoả thuận về sở hữu trí tuệ. Đặc biệt Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã có các cuộc gặp rất quan trọng với một số Bộ trưởng Mexico, Mỹ, Đại sứ Roma, thỏa thuận các nguyên tắc lớn. Dựa trên cơ sở đó sự đàm phán mới tiếp tục và kết thúc thành công. Theo chính Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: “Các nước bạn đều cho rằng Việt Nam là đối tác đàm phán rất xây dựng, chân thành và rất quyết tâm nhưng giữ nguyên tắc. Đây cũng là tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và của Trung ương Đảng xuyên suốt quá trình đàm phán”; “Tôi xin trích dẫn nguyên văn câu nói của Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Akira Amari lúc chúng tôi bắt tay nhau sau khi kết thúc đàm phán đó là: “Chúng tôi cho rằng Việt Nam là một đối tác đàm phán rất chân thành, rất xây dựng và cởi mở, đóng góp rất nhiều vào kết quả của TPP nói chung cũng như kết quả song phương của Việt Nam với Nhật Bản nói riêng”. 
  Như vậy nỗi “lo ngại” của ông Trương Đình Tuyển là có thực và có đúng không?
Với ông nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, ấn tượng về ông đối với tôi là dáng nông dân, da sạm, mặt gồ ghề, khi trình bầy quan điểm gì đó thì nói năng rất “sung”:
(Trương Đình Tuyển)
Ông có nếp sống giản dị, dễ mến nhưng ở  tầm cao nhận thức thì tôi thấy ông vẫn ở dạng bình dân thôi. Trong bài phản bác ông Tô Văn Trường “thủy lợi” tôi đã dẫn lời của ông Tuyển trong bản tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015:
Trong bối cảnh đó, đóng góp vào GDP của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng liên tục từ 15,6% năm 2005 lên xấp xỉ 20% năm 2013. Năm 2014 chưa có số liệu nhưng chắc chắn cao hơn. 
Cũng vậy, giá trị sản xuất công nghiệp cũng tăng liên tục từ 2005 đến nay, năm 2013 đã chiếm trên 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Còn trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014, khối FDI chiếm gần 68%. Với xu thế này, quan điểm kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo - mà không ít người không đồng tình - thì trên thực tế cũng không phải vậy”.
Việc lấy con số thống kê như ông Tuyển và suy nghĩ như Tô Văn Trường để đánh giá vai trò của kinh tế nhà nước theo tôi là chưa thỏa đáng, mới nhìn vỏ ngoài hiện tượng chứ chưa hiểu bản chất vấn đề nên tôi đã viết:
Giống như quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước thì kinh tế nhà nước đương nhiên phải là chủ đạo. Để giành lại chủ quyền đất nước, mỗi tấc đất đã phải thấm bao mồ hôi của nhân dân và bao máu của các anh hùng liệt sĩ. Nếu việc sở hữu tư nhân đất đai được hiến định thì người có tiền hoàn toàn có thể chiếm giữ được những vị trí chiến lược, những nơi hiểm yếu. Mà lực lượng chống phá đất nước nếu cần thì sẽ không thiếu tiền. Mặt khác, đất đai thuộc sở hữu toàn dân cũng là bản chất của chế độ XHCN. Vì vậy chúng ta cần phân biệt, quyền sử dụng đất của người dân có giá trị kinh tế như quyền sở hữu, nhưng về mặt chính trị thì quyền sử dụng khác quyền sở hữu. Tức nhà nước nếu cần đất cho những việc lớn vì lợi ích của cộng đồng, vì an ninh quốc gia thì nhà nước phải có quyền. Trong sự lộn xộn về đất đai thời gian qua thì cái cần phải làm chính là cần phải minh bạch và công bằng trong việc thu hồi đất của dân vì lợi ích chung.
Tương tự, dân ta cũng phải đổ bao mồ hôi và máu để giành lại tài nguyên, khoáng sản. Vì vậy như đất đai, tài nguyên và khoáng sản cũng phải thuộc sở hữu toàn dân, tức thuộc kinh tế nhà nước. Bên cạnh đó, những lĩnh vực, ngành nghề trọng yếu, xương sống của nền kinh tế cũng phải thuộc kinh tế nhà nước. Chỉ như vậy đất nước mới có sức mạnh và giữ được sự ổn định. Vấn đề ở đây là, dù như vậy, mọi thành phần kinh tế lại phải bình đẳng, tất cả đều phải tuân theo pháp luật. Lợi nhuận của kinh tế nhà nước cũng phải thuộc về toàn dân. Vì vậy cần phải hoàn chỉnh cơ chế giám sát để minh bạch hóa đầu vào đầu ra của các doanh nghiệp nhà nước, tránh hình thành các vương quốc độc lập, rồi thành ung nhọt của nền kinh tế, khi đổ bể thì xã hội mới biết và phải gánh hậu quả, như Vinalines của Dương Chí Dũng chẳng hạn”.
Bản chất kinh tế nhà nước chủ đạo là vậy. Nếu cho lĩnh vực nào làm nhiều tiền hơn là chủ đạo thì chỉ là tư duy của cái dạ dầy thôi. Còn với tư duy của đầu óc thì thấy ăn uống để sống quả quan trọng, nhưng khi đất nước mất ổn định thì người ta không thể ngồi yên mà ăn được đâu!”
(còn nữa)
  9-12-2015
  ĐÔNG LA