ĐÔNG LA
VÀI Ý VỀ TẦNG LỚP “TINH MA”
Ở VIỆT NAM TA
Nếu
tri thức khoa học là cơ sở lý luận của công nghệ thì triết học chính là cơ sở
lý luận của chính trị. Cả hai, để hiểu cho đúng được đã khó, vận dụng được thành
công trong thực tế còn khó hơn. Như tri thức khoa học giờ đầy trên trời
(internet) nhưng mấy ai tạo ra được sản phẩm có thương hiệu mạnh. Nhưng dù vậy khoa
học công nghệ vẫn dễ hơn ở chỗ nó khách quan, bất biến. Nếu anh có Know-how,
thực hiện đúng quy trình công nghệ, chắc chắn sẽ cho ra sản phẩm; như có điều
kiện đầy đủ, một phản ứng hóa học tất sẽ xảy ra. Với lý luận chính trị lại
không đơn giản thế, không chỉ hiểu chính xác lý luận mà còn phải hiểu một cách
biện chứng để có thể vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, mới có
thể thành công trong thực tế. Một điều không đơn giản nên hành trình đi tìm chân lý là
cả một quá trình, chân lý chỉ dần sáng tỏ khi hành động luôn cọ xát thực tiễn,
và chính thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
***
Tôi
không phải Đảng viên ĐCS nhưng tôi không ủng hộ chế độ nước ta đa đảng đơn giản
là vì tôi thấy người tài đức luôn luôn hiếm, kiếm đủ cho một đảng còn khó thì
có đâu cho đa đảng? “Một bộ phận không nhỏ” thoái hóa biến chất của một đảng đã
gây bao thiệt hại và bất ổn cho đất nước, thử hỏi có cả một đống đảng dốt nát
và lưu manh thì nước ta sẽ gặp phải tai họa gì? Tôi không phải nói bừa mà căn
cứ vào thực tế “đấu tranh” của một số “nhân sĩ trí thức” ở nước ta. Thật e ngại
khi nhận ra cái thực trạng tầng lớp được xã hội xếp vào hạng tinh hoa ấy nhưng
thực chất tinh hoa thì ít mà tinh ma thì nhiều. Chính vì vậy mà tôi đã viết nhiều
về sự đúng sai của tri thức, chỉ ra sự ‘tinh ma’ của nhiều người mà họ vẫn
tưởng và cũng được không ít người trong xã hội cho họ là “tinh hoa”.
Tiếp
chuỗi bài bàn về lý luận, hôm nay tôi đăng lại vài ý về những nhân vật dưới đây.
***
Trong
cuốn “Bóng tối và ánh sáng”, bài “Các Mác – một tình yêu bao la” là
một cách nhìn mới vượt qua cái nhìn thiên kiến của thời chiến tranh lạnh về Chủ
nghĩa Mác, đồng thời tôi đã chỉ ra những ấu trĩ của Hoàng Minh Chính, Bùi Tín,
Hà Sĩ Phu về Chủ nghĩa Mác.
Hoàng
Minh Chính, tại Đại học Harvard, ngày 28 tháng 9 năm 2005, nói: “Trước hết, Marx và Engels tuyên bố rằng
“Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh
giai cấp”, và cho rằng: “Luận điểm
này đi ngược lại lịch sử phát triển khách quan của xã hội loài người”, mà
theo ông ta: “Trên cái nền tảng vật chất
sản xuất và thương mại, khoa học và công nghệ”, “xã hội loài người đã thăng
trầm trải qua các nền văn minh đồ đá, đồ kim khí, máy hơi nước, v.v”… Tôi
đã viết, Hoàng Minh Chính đã lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, không ngờ một ông
cựu Viện trưởng Mác - Lê lại ấu trĩ đến như thế. Mác nói “lịch sử xã hội” là nói lịch sử chính trị, lịch sử thay đổi các chế
độ, ông lại đi phân tích “lịch sử phát
triển văn minh” rồi chê Mác “đi ngược”,
giống như ông phân tích một bài văn nhưng không thấy các phép toán cộng, trừ,
nhân, chia đâu cả, nên chê là không hay! Trong lý luận, người ta quy ước khái
niệm về nền văn minh là “đồ
đá”, “đồ đồng”,”nông nghiệp”, “ công nghiệp”, v.v... Còn khái niệm chế
độ xã hội là “cộng sản nguyên thủy”,
“ phong kiến”, “tư bản”, v.v... Ví dụ người ta chỉ có thể nói “văn minh nông nghiệp” chứ không ai
nói “chủ nghĩa nông nghiệp”; và “chế độ xã hội chủ nghĩa” chứ không
ai nói “chế độ đồ đá chủ nghĩa”!
Còn
Hà Sĩ Phu viết: “Không thể có cái thứ vật
chất không có tinh thần, cũng không có cái thứ tinh thần ngoài vật chất: Tách
thành vật chất và tinh thần để rồi cho rằng cái này có trước, cái kia có sau
tức là tách "vật chất" ra khỏi chính thuộc tính của nó thì vô nghĩa
biết chừng nào! Thử hỏi thanh nam châm và cái thuộc tính hút sắt của nó thì cái
nào có trước? Vật chất và tính phản ánh của nó cũng vậy”.
Lý
sự như trên cũng chứng tỏ Hà Sĩ Phu dốt đặc về triết. Tôi đã viết, về mối liên
quan giữa vật chất và ý thức, Chủ nghĩa Mác quy ước vật
chất đó là bộ não người, ý thức đó là ý thức người. Dùng tính
chất vật lý của nam châm để phản bác như trên là hoàn toàn khập khễnh và vô lý.
Bởi tính chất vật lý là khách quan, luôn luôn có, nam châm không bao giờ ngừng
hút sắt, còn ý thức của bộ não là chủ quan, tùy thuộc trạng thái sinh lý của
mỗi người sẽ có ý thức khác nhau, thậm chí có lúc không sinh ra ý thức. Như
những lúc gây mê phẫu thuật, ý thức cấp thấp nhất là cảm giác đau cũng bị mất;
và khi người ta bị chấn thương sọ não bất tỉnh, cũng bị mất ý thức, sống thực
vật, v.v…
Còn
Trần Mạnh Hảo, trong một bài tôi đã ví TMH như kiếm được vài tai nấm độc,
vài củ cải ở bìa rừng đã tưởng vớ được cổ linh chi, sâm quý ngàn tuổi. Với
trình độ như vậy, TMH đã thể hiện thái độ y như một kẻ du côn tri thức, đã hung
hãn công kích Mác: “thậm ngu dốt tức
cười, vớ vẩn”; “Marx mới dám nói liều lĩnh nhất trong những người nói liều
lĩnh”; “chống lại nhân loại”; “phản động vô cùng tận”…
Tôi
nói Trần Mạnh Hảo vì mù tri thức nên không hiểu gì cả, chỉ xin chỉ ra vài ý. Về
đấu tranh giai cấp, TMH viết: “Cái
sai lớn nhất của Mác... bắt đầu từ cái sai lớn nhất của nhà tự nhiên học Darwin ... Darwin giải
thích sự tiến hoá trong tự nhiên chỉ bằng đường duy nhất là sự “đấu tranh sinh
tồn”, Mác đã cho “quy luật của tự nhiên cũng chính là quy luật của xã hội loài
người, để biến học thuyết “đấu tranh sinh tồn” của Darwin thành học thuyết “đấu
tranh giai cấp”...
Viết
vậy, Trần Mạnh Hảo không chỉ dốt về Thuyết Tiến hóa mà còn ngu ở chỗ
nói ngược về triết, bởi “đấu tranh sinh
tồn” là kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu còn Học thuyết của Mác lại đứng về phía
những “kẻ yếu”, tức những người bị nô
dịch, bị bóc lột v,v…
4-11-2016
ĐÔNG LA