ĐÔNG LA
VÀI Ý VỀ NƯỚC MỸ
NHÂN CUỘC BẦU CỬ TT MỸ
Đến trưa nay, cuộc bầu cử ở Mỹ sẽ có kết quả, nước Mỹ sẽ một tổng thống
mới. Một cuộc bầu cử không chỉ liên quan đến dân Mỹ mà cả thế giới, đặc biệt là
bởi chính sách đối ngoại của TT Mỹ.
Nước Mỹ đã tự thừa nhận có những chính sách đối
ngoại sai lầm, những tổng thống đời sau phê phán những quyết định sai của tổng
thống đời trước, đến lượt chính họ, họ cũng lại mắc những lỗi lầm đó. Như chính
TT đương nhiệm Obama cũng thừa nhận khủng hoảng Libya là sai lầm lớn nhất của ông.
Với Việt Nam nước Mỹ quá nhiều duyên nợ với 20 năm
chiến tranh, nhưng lịch sử đã sang trang, quá khứ đau thương đã được khép lại. Trưa
23/5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 35 Hùng Vương, Chủ tịch nước Trần Đại
Quang đã chủ trì tiệc chiêu đãi Nhà nước dành cho Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama cùng phái đoàn cấp cao Mỹ. Ông đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Barack Obama đến
thăm VN. Nhấn mạnh việc để có được quan
hệ Đối tác toàn diện như hôm nay, hai nước đã phải trải qua nhiều thăng trầm
của lịch sử, vượt qua hố sâu ngăn cách của hội chứng chiến tranh và những trở
ngại tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng Dân tộc Việt Nam, với truyền thống
hòa hiếu, luôn mong muốn xây đắp tình hữu nghị với nhân dân các nước trên thế
giới, trong đó có Hoa Kỳ dù vết thương chiến tranh vẫn chưa thực sự lành ở cả
hai nước, những khác biệt còn tồn tại trong quan hệ song phương. Nhưng thời
gian càng trôi qua, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn về quá khứ, hiện tại và
củng cố niềm tin rằng quan hệ Việt – Mỹ phát triển trên tinh thần hữu nghị và
hợp tác sẽ đem lại những lợi ích to lớn không chỉ cho nhân dân hai nước, mà còn
đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại châu Á
– Thái Bình Dương và trên thế giới.
***
Như vậy trên tinh thần “đối tác toàn diện” chúng ta
cần có cái nhìn khách quan toàn diện về nước Mỹ tránh cái nhìn thiên kiến của
thời đối địch chiến tranh nóng lẫn thời chiến tranh lạnh, để với tinh thần cầu
thị, chúng ta cần học hỏi những gì ưu việt của nước Mỹ.
Nước Mỹ hiện dẫn đầu thế giới về nhiều lĩnh vực, đặc
biệt là về giáo dục và nghiên cứu khoa học, cả nghiên cứu cơ bản lẫn nghiên cứu
ứng dụng, đã tạo ra vô vàn sản phẩm và tiện ích phục vụ đời sống. Chính vậy đã
giúp nền kinh tế Mỹ đứng đầu thế giới.
Nhân loại đang sống trong thời đại kỹ thuật số và
internet mà chính nước Mỹ đã mang lại. Xin dẫn ra vài dấu mốc mang tính lịch
sử.
Chiếc máy tính điện tử số đầu tiên là ENIAC do Giáo
sư Mauchly và học trò Eckert tại Đại học Pennsylvania
đã thiết kế và cho ra mắt vào năm 1946, nó có hình dạng khổng lồ, dài đến 20 mét,
cao 2,8 mét và rộng vài mét. Đến lượt Don Estridege chính là cha đẻ của máy
tính cá nhân IBM. Đó là những chiếc máy tính được sản xuất kết hợp từ phần cứng và phần mềm của 3 hãng.
Bộ vi xử lí do Intel sản xuất, hệ điều hành MS-DOS là sản phẩm của Microsoft. Máy
tính IBM chính là ông tổ của tất cả PC hiện đại.
Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET.
Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên
kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học
California, Santa Barbara.
Hàng ngày trên thế giới có bao người xử dụng trang
soạn thảo văn bản Word của Microsoft được
thành lập bởi Bill Gates như tôi đang viết đây?
Rồi hàng ngày ngày có bao người xử dụng công cụ tìm
kiếm là trang Google. Đầu tiên (1996), Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin,
hai nghiên cứu sinh tại trường Đại học Stanford, từ giả thuyết cho rằng một công cụ tìm kiếm dựa vào phân tích
các liên hệ giữa các website sẽ đem lại kết quả tốt. Họ chính thức thành lập
công ty Google, Inc. ngày 7 tháng 9 năm 1998 tại một ga ra
của nhà Esther Wojcicki tại Menlo Park, California. Đầu năm 2016, Google
trở thành công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới với 570 tỷ USD vốn
hóa, nghĩa là cao hơn GDP của Kinh tế Việt Nam là 551 tỷ (2015)!
Còn Facebook đã trở thành trang vô cùng thân
thuộc với bao người Việt Nam ,
đủ mọi tầmg lớp, lứa tuổi. Nó là một website truy cập miễn phí được thành lập bởi
Mark
Zuckerberg cùng với bạn bè là Eduardo
Saverin, Dustin
Moskovitz và Chris Hughes khi
Mark còn là sinh viên tại Đại học Harvard. Người dùng có thể tham
gia các mạng lưới để liên kết và giao tiếp với người khác.
V.v…
Tất cả những sản phẩm trên đều nảy sinh tại Mỹ, đã
mang lại tiện ích cho toàn nhân loại, làm nên cả một nền văn minh đồng thời làm
cho những ông chủ của chúng trở thành những người giầu nhất thế giới. Có một
khác biệt căn bản về chất, nếu những đại gia Việt Nam làm giầu từ việc kinh
doanh những mặt hàng thông thường, như làm mì tôm, đồ gỗ, nuôi cá tra, chế biến
cà phê, trồng rừng, nuôi bò, …, phần nhiều là “kinh tế cơ bắp”, còn những sản
phẩm của những tỷ phú Mỹ nói trên đều là sản phẩm của phát minh sáng chế từ tri
thức cơ bản, trước đó chưa từng có, đó chính là sản phẩm của nền kinh tế tri
thức mà nước ta đang ráng phấn đấu không biết đến bao giờ mới với tới.
***
Còn cuộc bầu cử Mỹ chưa biết kết quả ra sao nhưng
tôi ủng hộ bà Hillary Clinton. Đơn giản
là vì “Câu chuyện xúc động về lòng nhân ái của bà Hillary Clinton” dưới đây:
Câu
chuyện đến từ một người dùng Facebook có tên James Grissom, người từng được bà
Hillary Clinton cứu sống trong giờ phút ngặt nghèo nhất của cuộc đời. Người này
viết:
“Vào
tháng 2 năm 2007, khi tôi đang làm việc bán thời gian tại một hiệu sách ở Viện
bảo tàng Nghệ thuật Trung tâm, tôi bị chẩn đoán ung thư bàng quang. Tôi không
có bảo hiểm, cũng không có tiền tiết kiệm. Vị bác sĩ khoa tiết niệu đã cho tôi
chuyển tôi đến bệnh viện Planned Parenthood, nơi tôi được một nhà vật lý học nữ
đưa ra phác đồ điều trị.
Sau
một thời gian được chữa trị tại Planned Parenthood, nhà nữ vật lý học này lại
giúp tôi liên hệ với một vị bác sĩ chuyên nghiên cứu và điều trị ung thư và nói
với bà về tình trạng khó khăn tài chính của tôi. Vị bác sĩ ấy, người đã chữa
trị cho tôi như một người thân của mình, nói tôi thông báo với bộ phận phiếu
khoán và những người liên quan rằng tôi là một người trong gia đình bà. Với
danh nghĩa đó, tôi đã được giảm chi phí trong rất nhiều chương trình điều trị.
Tôi đã
rất cố gắng hết mức để chi trả toàn bộ tiền viện phí trong khả năng của mình
nhưng bệnh viện vẫn báo cáo trường hợp của tôi lên một cơ quan tài chính, bắt
đầu từ đây, mọi thứ lại dính líu đến pháp luật.
Vị
bác sĩ điều trị cho tôi lúc này vào cuộc. Bà gợi ý tôi hãy liên hệ với bộ phận
phiếu khoán và thượng nghị sĩ của bang. Bộ phận này cáo buộc tôi kiếm ra đủ nhiều
tiền để trả viện phí nhưng lại đăng ký gói hỗ trợ tài chính của bệnh viện.
Cuối
cùng, tôi phải liên hệ với văn phòng thượng nghị sĩ của bang tôi đang ở, văn
phòng thượng nghị sĩ Hillary Clinton, để được giúp đỡ. Chỉ trong vòng 2 tuần
sau, tôi được gặp một nhân viên trong văn phòng của bà ấy, và người này đã đưa
điện thoại cho tôi được nói chuyện trực tiếp với bà… Bà tiếp tục: “Việc của anh
bây giờ là phải chiến đấu với căn bệnh ung thư này và trở lại với cuộc sống
bình thường. Anh không có thời gian cho mấy việc vớ vẩn này. Hãy cứ để tôi lo”.
Và
chỉ trong vòng chưa đầy một tuần sau, những lời phàn nàn từ bệnh viện giảm bớt,
và chỉ chưa đến một tháng tiếp theo, bà Hillary Clinton đã giúp tôi liên hệ với
2 tổ chức hỗ trợ tài chính cho những người đang điều trị ung thư. Những tổ chức
này đã giúp tôi chi trả phân nửa số nợ. Gần 18 tháng sau, tôi đã trả đủ toàn bộ
số tiền viện phí, mà không còn bị làm phiền bởi bất cứ cuộc gọi hối thúc nào từ
bệnh viện nữa… Giờ đây, tôi đang được điều trị qua gói bảo hiểm của tổ chức
Affordable Care Act, và trong khi tôi đã khỏi hẳn bệnh ung thư, tôi vẫn còn
nhiều điều cần làm. Tôi không hiểu, và không thể hiểu được sao chúng ta lại cảm
thấy khó khăn khi chọn ra vị tổng thống trong tương lai. Nhưng đối với tôi, đây
là thời điểm để tôi giúp đỡ bà Hillary Clinton. Xin lỗi vì tôi đã không cảm ơn
bà trong một thời gian dài. Giờ đây, bà đã có thể trông cậy vào tôi.
(Theo_Zing
News)
9-11-2016
ĐÔNG LA