Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

XEM LẠI CHUYỆN LÊ VĂN CƯỜNG SỬA THUYẾT TƯƠNG ĐỐI CỦA EINSTEIN

ĐÔNG LA
XEM LẠI CHUYỆN LÊ VĂN CƯỜNG
SỬA THUYẾT TƯƠNG ĐỐI CỦA EINSTEIN
Một trong những tính xấu của giới trí thức Việt Nam là tính không chính xác. Tôi đã viết rất nhiều bài chỉ ra những ai và những cái gì họ đã viết sai về tri thức. Xã hội VN hiện còn nhiều sai trái, yếu kém gây ra nhiều tệ nạn. Những sai trái tệ nạn đó chỉ có thể khắc phục được bằng những giải pháp đúng đắn chứ không thể bằng sự sai trái hơn và những động cơ không trong sáng. Tiếc là thực tế người có tâm, có tầm thì ít mà thùng rỗng kêu to thì nhiều, tệ hơn nữa là có nhóm “nhân sĩ trí thức” luôn to mồm đòi đổi mới nhưng ở họ cũng tinh hoa thì ít mà tinh ma thì nhiều!
Đất nước Việt Nam chúng ta hiện đang cần nhất một nền khoa học công nghệ phát triển. Chỉ có vậy chúng ta mới thực hiện được một nền kinh tế tri thức thay cho nền kinh tế cơ bắp. Điều đó chỉ có thể có được bằng một nền giáo dục đúng đắn và chính sách tìm kiếm, phát hiện, sử dụng nhân tài đúng đắn. Những nhân tài đích thực chứ không phải là những nhà  ‘phát minh” hoang tưởng dạng như ông Lê Văn Cường, nhân vật chính của bài viết này.
***
Hơn 10 năm trước, Lê Văn Cường đã công bố một số bài chỉnh sửa Thuyết Tương đối của Einstein, trong đó có bài “Công thức năng lượng của Einstein phải sửa đổi”. Bài này tác giả khoe đã “dựa vào sách giáo trình của Mỹ” trích dẫn ra công thức:  
Đây chính là công thức của Einstein diễn tả mối liên hệ của thời gian chuyển động của một tia sáng giữa hai hệ quy chiếu quán tính, một hệ đứng yên và một hệ chuyển động. Trong đó:
-te là thời gian đo được ở hệ đứng yên.
-ts là thời gian đo được ở hệ chuyển động.
-v là vận tốc chuyển động của hệ.
-c là vận tốc ánh sáng
Vận tốc v luôn nhỏ hơn c nên mẫu số luôn nhỏ hơn 1, do đó te luôn lớn hơn ts. Nghĩa là cùng một tia sáng chuyển động, người quan sát đứng yên (trên trái đất) đo thời gian thấy đồng hồ chạy nhanh hơn, còn người (giả sử trên một tầu vũ trụ) sẽ thấy đồng hồ chạy chậm hơn, nghĩa là thời gian trên tàu vũ trụ đã giãn ra.
Từ đó Lê Văn Cường đã suy luận và tính toán:
“Căn cứ vào bài chứng minh thời gian dãn ra trên, chúng ta thấy không gian được biểu thị bằng khoảng cách với đơn vị đo là km tại hệ chuyển động cũng dãn ra. Đồng thời vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động cũng khác với vận tốc ánh sáng tại hệ đứng yên và công thức năng lượng tương đối: Er=mo.γ.c2 của Einstein sẽ phải sửa đổi thành: Er=mo.γ.co22 . (Trong đó co=c gọi là vận tốc ánh sáng tại hệ đứng yên và γ là hệ số dãn).
Điều này được chứng minh như sau:
Vì đơn vị đo vận tốc kmo/so tại hệ đứng yên trong đó có đơn vị đo thời gian ts=so khác với đơn vị đo thời gian te=sr của hệ chuyển động, nên khoảng cách truyền của ánh sáng tại hệ chuyển động le chỉ tính được khi đơn vị đo vận tốc kmo/so đổi thành kmr/sr hoặc đơn vị đo thời gian te đổi thành ts .  Einstein bị nhầm chỗ này, bởi không nghĩ ra việc đổi đơn vị từ hệ này sang hệ kia. Hoặc có thể Einstein bị nhầm khi tính toán: 
Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta có thể kết luận vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động là: cr=co , chứ không phải là: c”.
Lê Văn Cường tiếp:
“Tại hệ đứng yên có khối lượng mo thì trường hấp dẫn chứa trong không gian xung quanh hệ đứng yên phải là G và tại hệ chuyển động có khối lượng được tăng lên mo thì trường hấp dẫn chứa trong không gian xung quanh hệ chuyển động phải là G.γ . Cái từ “chân không” ở đây vô nghĩa, nó như ám chỉ là khoảng không gian trống rỗng chẳng có cái gì có thể làm cho vận tốc ánh sáng thay đổi, làm cho biết bao nhiêu người lỗi lạc bị lạc hướng tư duy để rồi bị nhầm lẫn theo: coi vận tốc ánh sáng là hằng số tuyệt đối. Khi trường hấp dẫn thay đổi từ G thành G.γ thì vận tốc ánh sáng cũng thay đổi từ co thành cr=co.
Do vậy công thức năng lượng tương đối của Einstein (năng lượng của hệ chuyển động nhanh gây hiệu ứng biến đổi khối lượng, không gian và thời gian của hệ): Er = mr.c2  = moγ.c2 phải được sửa cho đúng là:
                                    Er = mr.cr2=mo.γ.co22
Nếu Lê Văn Cường hiểu biết và thận trọng sẽ gởi những “phát minh” trên của mình cho những cơ quan khoa học để thẩm định, nếu không tin, cho ở VN dốt quá không có ai đủ thông thái để hiểu thì có thể gởi cho nước ngoài. Tôi tin là “công trình” của Lê Văn Cường sẽ bị loại ngay vì tác giả chưa hiểu gì. Nếu tác giả chấp nhận vất công trình của mình đi thì tôi cũng sẽ không có gì để nói nữa vì câu chuyện đã hơn 10 năm rồi. Có điều Lê Văn Cường lại ảo tưởng, ngông ngạo, dốt chưa hiểu nổi Thuyết Tương đối là gì lại “láo”, dám chê “cả nhân loại nhầm”, đã “ngu dốt” tin theo Einstein, thì tôi buộc phải lên tiếng. Cũng là câu chuyện khoa học vui giúp cho những ai ham hiểu biết có thể giải trí được.
Lê Văn Cường đã “láo” như sau:
“Từ khi ra đời thuyết Tương đối (năm 1905) đến nay, có thể nói gần như cả nhân loại chúng ta bị nhầm theo cái tiên đề thứ hai trong thuyết Tương đối của Einstein rằng: vận tốc ánh sáng là hằng số tuyệt đối không đổi trong “chân không”...
Sau khi phát hiện ra không gian, thời gian chỉ là tương đối, tại hệ quy chiếu chuyển động với tốc độ cao cỡ xấp xỉ vận tốc ánh sáng thì thời gian dãn ra, Einstein đã dẫn chứng điều đó bằng câu chuyện “Nghịch lý hai anh em sinh đôi”. Đại ý rằng nếu người anh ngồi trên con tàu bay vào khoảng không vũ trụ với vận tốc cực cao, còn người em song sinh của nó vẫn ở trên trái đất được coi là hệ đứng yên thì sau chuyến du hành của người anh, hai anh em gặp nhau tại trái đất, người anh sẽ trẻ hơn người em rất nhiều.
Thực ra, để giải thích tính đúng đắn về câu chuyện “nghịch lý hai anh em sinh đôi”, (“Twin paradox”) của Einstein rất đơn giản, dễ hiểu nếu như đã hiểu Thuyết tương đối và có thái độ khách quan không bị hào quang của sự vĩ đại làm lóa mắt thành ra nhìn cái đơn giản hóa phức tạp.
      Đau đớn quá! Một thế kỷ qua cả nhân loại bị nhầm lẫn theo cái thiếu sót của Einstein. Tôi lấy làm lạ rằng sự việc đơn giản như vậy mà mấy tỷ con người không ai phát hiện ra và dám đứng lên phát biểu bênh vực cho lẽ phải, tránh để câu chuyện diễn ra ví như chuyện anh thợ may láu cá may quần áo cho Vua bằng vải “không khí”, nếu ai “ngu dốt” thì mới không nhìn thấy”.
Bài viết của Lê Văn Cường từng được giới thiệu trên
quangnx (không biết có phải NguyễnXuân Quang (học Vật lý) bạn của Lương Chí Thành không?) bình luận:
“Anh Thiên Sứ kính mến
Đọc các bài viết này anh có cảm giác gì đặc biệt không?
Những bài viết loại này nhiều lắm anh ạ, tóm lại các tác giả vẫn chưa hiểu. Đọc kỷ bài viết, thú thực với anh, em cảm thấy tội nghiệp cho tác giả nếu đã lỡ gửi bài đi đâu đó. Khoảng cách để lỉnh hội được Thuyết tương đối khoa học của tác giả em nhận thấy còn xa lắm...”.
Lê Văn Cường trả lời:
“Anh Quangnx cho rằng tôi đã sai lầm và “tội nghiệp” cho tác giả nếu đã trót gửi bài đi các nơi. Nhưng tôi lại thấy chính Quangnx đã sai lầm.
Vận tốc ánh sáng tại hệ có đơn vị tính không gian: km và thời gian: s c=300.000km/s chỉ đồng dạng với vận tốc ánh sáng tại hệ có đơn vị tính không gian: km.γ và thời gian: s.γc’ = c.γ = 300.000km.γ/s.γ chứ chúng không bằng nhau. Mà đã không bằng nhau thì làm sao có thể cho nó là hằng số trong vũ trụ được?”
Lê Văn Cường cũng tuyên bố:
“Mặt trận chính của tôi là trên tạp chí tư nhân, phi chính phủ GSJ (website: www.wbabin.net ), gồm rất nhiều người của rất nhiều nước kể cả các fD hay Dr tại các trường Đại học trên toàn thế giới “điên rồ” như tôi tập hợp lại vì các cơ quan khoa học chính thống ăn lương nhà nước cũng trên toàn thế giới không ưa gì những người phản kháng đối với thần tượng Einstein đang là tiêu chuẩn, cơ sở khoa học của họ”.
Một bạn có nickname Guest Whitebear “phản pháo”:
“Chưa học thuộc bảng cửu chương mà cứ thích đi bình về tích phân. Haha. Anh nghĩ anh có cơ hội hiểu à? Giống như anh 3 tuổi mà đòi đi đánh nhau với Mike Tison, vác búa liềm oánh B52 thôi.
Tất nhiên mấy cái báo chí tư nhân thì toàn rác rưởi, mấy cái kiểu Mỹ Tâm mất chó, Đan Trường mặc quần lót màu xanh, đâu có ý nghĩa gì về khoa học.
Khuyên anh nên bỏ cuộc đi, tốt cho vợ con anh. Anh nên dành thời gian mà kiếm tiền mua sữa cho con anh, đừng hoang tưởng nữa. Tôi thấy tội nghiệp cho họ lắm.Tôi nói anh thế hơi nặng lời với anh, nhưng đó là lương tâm của tôi với gia đình anh đó”; “Tôn trọng sự khác biệt thì khác xa với nâng bi sự ngu dốt”.
***
Còn nhiều phản bác khác nữa nhưng tôi thấy phần chê là nhiều hơn lý lẽ và phân tích khoa học, nên chưa khuất phục được Lê Văn Cường. Còn ý của tôi về “phát minh” của Lê Văn Cường thế nào xem phần sau sẽ rõ?
16-2-2017
ĐÔNG LA