Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

NHÀ LÃNH ĐẠO NGHIÊM MINH, MỘT PHÚC LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC (Nhân Đinh La Thăng bị kỷ luật)

ĐÔNG LA
NHÀ LÃNH ĐẠO NGHIÊM MINH,
MỘT PHÚC LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC
(Nhân Đinh La Thăng bị kỷ luật)
Nếu Bác Hồ không có thực quyền, 1945 một nước Việt Nam mới không thể ra đời; nếu TBT Lê Duẩn không có thực quyền, 1975 không thể có ngày thống nhất đất nước; nếu 1986 TBT Trường Chinh không có thực quyền, Việt Nam không thể có công cuộc đổi mới; và hôm nay, nếu TBT Nguyễn Phú Trọng không thực quyền, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TP HCM Đinh La Thăng không thể bị kỷ luật; và thật lo sợ cho người dân của một đất nước bị sống trong một thể chế như rắn mất đầu đó!
  Vậy mà ở nhiệm kỳ trước của TBT Nguyễn Phú Trọng, nền chính trị nước ta đã như vậy. TBT Nguyễn Phú Trọng đã bất lực, đã khóc công khai trên diễn đàn hội nghị, được VTV trình chiếu cho toàn dân VN coi và phát cho cả thế giới biết. Thật e ngại trước tình trạng một thằng quan hầu luôn dựa hơi chủ như Tương Lai (Nguyễn Phước Tương) cứ mãi nhìn ông TBT bằng con mắt như khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt đương quyền; một thằng già với thứ minh triết du côn Nguyễn Khắc Mai cũng luôn công kích ông, còn lớn tiếng đòi bắt một TBT đi tù; một thằng trí thức lưu manh con liệt sĩ được ưu tiên du học, phản trắc, ăn cháo đá bát như Nguyễn Quang A cũng liên tục viết coi thường ông; và… đến thằng nhà báo lau nhau Nguyễn Đắc Kiên cũng như chó con liếm mặt khi ông phát biểu trên VTV hùng hổ cho là ông “không có tư cách”!
  ***
  Có tình trạng như vậy vì nền chính trị nước ta có thời TBT, Bộ Chính trị cần làm một việc gì đấy là cứ phải mang ra hỏi “ý kiến các đ/c” trong “Ban Chấp hành TW”, rôi thực hiện theo quyết định đó. Vậy nhiệm vụ lãnh đạo tối cao của một nền chính trị chắng khác gì một tay thư ký. Tôi đã kỳ công xem lại Nguyên lý Tập trung Dân chủ của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin thì thấy xem chừng nền chính trị VN dựa trên Chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã thực hiện chưa đúng nguyên lý đó.
  Trong loạt bài Những bài học từ sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô từng in trên báo Nhandan.online đã chỉ ra rất rõ việc Liên Xô tan rã có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất chính là sự xoá bỏ Nguyên lý Tập trung Dân chủ. Vậy Nguyên lý Tập trung Dân chủ là gì?
Theo tiếng Nga, Nguyên lý Tập trung dân chủ viết là Демократический централизм. Vậy Dân chủ là tính từ bổ nghĩa cho Tập trung, nếu dịch cho chính xác phải là: Nguyên lý tập trung có tính dân chủ. Vì vậy cái chính là tập trung, là mục đích, nghĩa là làm mọi chuyện phải có sự lãnh đạo. Nhưng để thực hiện được sự lãnh đạo tốt nhất lại phải tiến hành một cách dân chủ để tránh sự độc đoán, sai trái. 
Ở nền chính trị VN luôn có câu “Đảng lãnh đạo toàn diện”, nói theo “lề trái” là “toàn trị”, nhưng thực tế lại không “trị” được ai. Bởi Đảng có quyền lãnh đạo nhưng không có quyền chỉ đạo. Đảng chỉ ra đường lối, chủ trương bằng nghị quyết, rồi mọi chuyện diễn ra ngoài tầm kiểm soát của Đảng. Đảng lãnh đạo toàn diện, nhưng là lãnh đạo tập thể, cá nhân chỉ là người được phân công phụ trách; ai cũng là người của Đảng, đồng thời là người của Quốc hội, đồng thời làm quan chức; khi sự cố xảy ra thì chịu trách nhiệm chung, không ai bị làm sao cả. Dẫn đến thực trạng suốt một thời gian dài vừa qua có những đảng viên có chức, có quyền ở những lĩnh vực liên quan đến tiền bạc, đã móc ngoặc, liên minh liên kết, co cụm, tạo lập những vương quốc riêng, thoát khỏi sự lãnh đạo chung của Đảng; đã tham ô, tham nhũng, hình thành nên “một bộ phận không nhỏ”.
Vì vậy cần phải làm cho sự lãnh đạo của Đảng đúng là toàn diện. Có vậy mới giám sát được mọi hoạt động của chính quyền, của các cơ quan, các đơn vị. Đảng không làm cụ thể nhưng Đảng có quyền giám sát, mà quyền giám sát là quyền đặt cao hơn. Và càng những lĩnh vực liên quan đến kinh tế, đến tiền, thì càng cần phải giám sát chặt chẽ hơn.
Còn chuyện sợ Đảng “lấn sân” trở thành độc tài, mất dân chủ, thì có lẽ không có cơ sở.  Đơn giản là vì Đảng không phải là một cá nhân, một nhóm người mà là cả một tập thể lớn. Mọi cán bộ các cấp của Đảng, kể cả Tổng Bí thư, song song với chuyện có quyền theo hiến định đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi của mình. Bên cạnh việc có những Đảng viên chuyên trách “lãnh đạo”, cũng có rất nhiều đảng viên là đại biểu Quốc hội, là những cán bộ hành pháp, tư pháp, hoàn toàn có quyền chất vấn mọi chuyện công khai.
Song song với việc làm tăng hiệu lực “sự lãnh đạo” của Đảng cũng cần phải tăng quyền lực của Quốc hội. Nếu không, Chính phủ “hành pháp” mà không “chấp hành” Quốc hội và không đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong tay Chính phủ nắm Quân đội, Công an, Ngân hàng, Doanh nghiệp, v.v… nghĩa là nắm hết; thì chính phủ hoàn toàn có thể trở thành một nhà nước riêng, biến Đảng, Quốc hội thành ngồi chơi xơi nước.
Cơ chế Kinh tế Thị trường định hướng XHCN có lý tưởng, mục đích tốt. Nhưng triển khai trong thực tế suốt thời gian dài vừa qua còn nhiều khiếm khuyết, nhất là về sự giám sát. Chính nó đã sinh ra tình trạng “công tư” nhập nhằng, tạo điều kiện cho các “nhóm lợi ích” lợi dụng để làm kinh tế thị trường, không phải định hướng XHCN mà là TBCN cho cá nhân mình! Dùng vốn công làm kinh tế tư. Chính điều này đã dẫn đến thực trạng mà chính TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói là trong Đảng đã có phân hóa giầu nghèo!
Vậy càng thực hiện kinh tế thị trường phát huy sức sản xuất càng phải hiểu chính xác, sâu sắc và vận dụng linh hoạt Học thuyết Mác, càng phải coi trọng “đấu tranh giai cấp”, cụ thể là việc chống tham nhũng và làm giàu bất chính, bởi đó chính là sự bất công lớn nhất, cái việc một thời cả nước đổ máu để rồi cho hôm nay một số nhỏ trục lợi.
Vì vậy theo tôi, ngoài sự vận dụng cơ chế kiểm soát quyền lực theo cơ chế “tam quyền phân lập” một cách phù hợp trong thể chế Đảng lãnh đạo toàn diện, cần phân chia và kiểm soát quyền lực theo nguyên lý cân bằng âm dương của triết cổ phương Đông và của cấu tạo vật chất: Cần tăng quyền cho phía ít lực, ngược lại cần tăng lực cho phía ít quyền. “Lực” ở đây chính  là tiền. Nếu “lực” mà có quyền tuyệt đối sẽ thao túng được tất cả. Còn quyền là quyền chất vấn, quyền giám sát, quyền truy tố.
     Cần làm cho những kẻ tham lam, luôn lo chạy chọt mua ghế, có chức để có quyền, có quyền để nắm tiền, nắm tiền không lo làm mà mà lo ăn chia, là luôn luôn có sự lãnh đạo của Đảng, luôn luôn có pháp luật giám sát họ.
***
Thực tế là thước đo chân lý, việc kỷ luật Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, chứng tỏ TBT Nguyễn Phú Trọng, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chứng tỏ mình là nhà lãnh đạo có bản lãnh, đã làm tốt trọng trách và sứ mệnh nhân dân giao phó. Một đất nước có nhà lãnh đạo nghiêm minh là một đất nước còn có phúc lớn.
Với riêng Đinh La Thăng, một người có nhiều tố chất tốt, từng có lúc tôi nghĩ “tay này làm TBT được”, nhưng thật tiếc vẫn không vượt qua được thử thách của quyền và tiền. Điều này cũng không lạ, vì ngay như Hàn Quốc, pháp luật nghiêm minh thế, một tổng thống từng tự tử vậy mà nữ tổng thống mới đây cũng đã cho tay vào còng. Nên Đinh La Thăng dám làm thì dám chịu thôi. Xã hội không thể không có luật pháp. Theo Kinh Cựu ước, loài người sinh ra bởi tội Tổ Tông; còn theo Kinh Phật, loài người sinh ra do quả báo luân hồi bởi tham, sân, si. Chúa trong Kinh Thánh có rất nhiều lời đe dọa trừng phạt kẻ có tội; còn Phật tổ từ bi không dọa trừng phạt nhưng Kinh phật có luật nhân quả thay ngài xử án, đầy những kẻ phạm tội xuống chin tầng địa ngục!
Trong bài “TBT Nguyễn Phú Trọng-gánh nặng đất nước trên vai” tôi đã viết:
 “Theo lẽ thường người ta thường chúc mừng người ta trước mỗi sự thành công, thành đạt, nên tôi cũng xin chúc mừng sự “thắng cử” của TBT Nguyễn Phú Trọng. Nhưng mọi bữa tiệc đều tàn, không khí lễ hội cũng qua đi, chỉ còn lại gánh nặng đất nước đè trên vai ông. Tất nhiên chỉ “nặng” đối với người có tâm với dân với nước còn với những người coi chiếc ghế để kinh doanh quyền lực thì không”.
8-5-2017

ĐÔNG LA