Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

CUỘC CHIẾN GIỮA SỰ TỐ CÁO VÀ SỰ BẢO VỆ NGUYỄN CÔNG KHẾ

ĐÔNG LA
CUỘC CHIẾN GIỮA SỰ TỐ CÁO VÀ
SỰ BẢO VỆ NGUYỄN CÔNG KHẾ

         Tôi đã trở lại nhà mình sau trọn 100 ngày ngang dọc gần hết nước Mỹ. Từ xứ “thiên đường” trở về nhưng tôi lại cảm thấy y như “cá được trở lại với nước” vậy! Mệt mỏi vì chuyến bay quá dài rồi cũng mệt luôn vì sự thay đổi múi giờ nhưng vẫn không thể làm tôi giảm đi sự quan tâm đến những điều mà những bài của “nhà báo” Hoàng Hải Vân đã gợi ra.

           Cách đây vài năm, đầu tiên là nhà báo Minh Diện, như đã viết ở bài trước viết về chuyện Nguyễn Công Khế đã dùng thủ đoạn loại Huỳnh Tấn Mẫm giành quyền lãnh đạo Báo Thanh Niên, sau đó có nhóm người xưng danh là “Nhà báo trẻ” đã đăng loạt bài tố cáo Nguyễn Công Khế đã lợi dụng vị trí ở Báo Thanh Niên và danh tiếng của chính báo Thanh Niên để trục lợi. Trong đó có hai chuyện chính, một là lấy danh nghĩa xin đất cho cán bộ công nhân viên ở Báo Thanh Niên làm nhà ở rồi tìm cách chuyếm đoạt, hai là lấy danh nghĩa Báo Thanh niên lập ra doanh nghiệp truyền thông nhưng dùng mọi chiêu trò ngoài truyền thông để kiếm tiền rồi cũng dần tìm cách chiếm đoạt.
Trước nay tôi vốn chủ yếu quan tâm đến những sai trái về chính trị tư tưởng liên quan đến các lĩnh vực tri thức nên với trình độ của “Nhà báo” Nguyễn Công Khế ở địa hạt này thì cũng chỉ ở dạng mới biết mặt chữ nên tôi không quan tâm. Tôi cũng ít quan tâm đến chuyện sai phạm trong lĩnh vực kinh tế đơn giản là vì tôi không phải là cán bộ điều tra, tôi cũng không phải là hạng đâm thuê chém mướn được phe này phe kia cung cấp những chứng cứ để mà viết. Nếu Hoàng Hải Vân không nhân cơ hội vụ việc ở Đà Nẵng để công kích ông Nguyễn Bá Thanh đồng thời thanh minh chuyện sai phạm của mình và các cộng sự ở Báo Thanh niên trong vụ PMU 18, tiện thể ca ngợi “người hùng” Nguyễn Công Khế; Hoàng Hải Vân không phải là chồng Thu Uyên; Thu Uyên không phải là con nhà báo ngu dốt, lưu manh, tham lam, gắp lửa bỏ tay người trong vụ chống lĩnh vực ngoại cảm nói chung và vu khống Phan Thị Bích Hằng và Vũ Thị Hoà lừa đảo nói riêng thì tôi cũng chẳng quan tâm đến cái ông Khế, ông ổi làm cái gì. Nhưng rồi như rất nhiều chuyện cơ duyên đã đưa đẩy khiến tôi viết về những chuyện mà trước đó không bao giờ tôi nghĩ tới. Qua các bài viết, Hoàng Hải Vân đã kiêu hãnh vỗ ngực cho Báo Thanh niên là một tờ báo đi đầu chống “lợi ích nhóm”. Nhưng qua những sự tố cáo với đầy đủ bằng chứng thì chính Nguyễn Công Khế và Báo Thanh niên cũng lại là một “nhóm lợi ích”.
***
QUỐC PHONG (nguyên Phó tổng biên tập báo Thanh Niên) viết bài “Nguyễn Công Khế, sao đời anh lại gian truân đến vậy?”
Quốc Phong cho sự tố cáo Nguyễn Công Khế là “dựng chuyện” để “bôi nhọ”, là “táng tận lương tâm”, “Họ khá tinh vi khi đưa ra những văn bản, chứng từ làm ăn của Công ty anh làm việc, thậm chí có cả dấu đỏ chót khiến người đọc không khỏi hoang mang và đọc nó. Cái nguy hiểm và thâm độc ở chỗ, tất cả những gì họ đưa ra, có văn bản minh hoạ hẳn hoi. Nhưng lại chỉ là "một nửa sự thật". Mà chỉ một nửa sự thật thì không thể là sự thật!
Trong bài viết Quốc Phong hoàn toàn không chứng minh “một nửa sự thật thì không thể là sự thật” là như thế nào, mà với luật pháp thì “trọng chứng hơn trọng cung” nên sự bênh vực của Quốc Phong là vô nghĩa. Buồn cười ở chỗ Quốc Phong lại viết thế này: “Tôi thật sự không hiểu nổi, một con người như Nguyễn Công Khế, giúp đỡ biết bao con người, lãnh đạo báo để có thể làm ra một khối tài sản đáng tự hào cho báo Thanh niên, tạo nên một cơ sở vật chất khá giả cho nhiều người được thừa hưởng, trong đó có tôi, vậy mà sao vẫn có kẻ "đâm" anh sau lung”, nghĩa là Quốc Phong vô tình tự tố Nguyễn Công Khế là trùm lợi ích ở “nhóm” Báo Thanh niên và tự thú bản thân mình cũng có được “dây máu ăn phần!” trong nhóm đó.
HOÀNG HẢI VÂN viết loạt bài “Những chuyện ít người biết về Nguyễn Công Khế” trên blog của mình và được người cùng hội cùng thuyền chia sẻ. Cũng như Quốc Phong, Hoàng Hải Vân hoàn toàn không đưa ra những chứng cớ phản bác những chứng cứ tố cáo Nguyễn Công Khế, cũng chỉ chỉ bênh vực “khống” một cách chủ quan, cũng vô tình tự thú Báo Thanh niên cũng là một “nhóm lợi ích”. Hoàng Hải Vân viết: “Điều nguy hiểm là có những thông tin không chính xác (theo như tôi biết) nhưng lại được phổ biến rộng rãi, gây đúng sai, trắng đen lẫn lộn. Và đáng nói nữa là rất nhiều người đã từng hiểu, từng nắm rõ thực chất vấn đề, kể cả từng “chịu ơn” Nguyễn Công Khế (những người dạng này ở báo Thanh Niên hiện nhiều lắm) lại nín thinh, không hề lên tiếng nói ra sự thực khách quan, ngoại trừ anh Nguyễn Quốc Phong, từng là Phó tổng biên tập phụ trách tòa soạn Hà Nội, người đã sát cánh với ông Nguyễn Công Khế nhiều năm trời”.
Hoàng Hải Vân cũng tự tin cho Báo Thanh Niên là tờ báo chống tiêu cực “khét tiếng” trong làng báo Việt Nam; Nguyễn Công Khế là “Một Tổng Biên tập trong sạch, không lèm nhèm về tài chính, không liên kết với các phe phái, với các “nhóm lợi ích” để lũng đoạn truyền thông, không tham quyền cố vị thì mới có thể thực hiện đến cùng quyền tự do báo chí trong Hiến Pháp”.
Về chuyện này Nguyễn Công Khế trên trang chống Nhà nước VN RFA cũng to tiếng đòi “tự do báo chí”. Vậy trên Báo Thanh niên và trên trang “MỘT THẾ GIỚI” đội “mũ” Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhưng “Vận hành bởi Tập đoàn truyền thông Thanh Niên và Công ty CP Truyền thông Một Thế Giới”, tức “của” Nguyễn Công Khế, cả hai báo có dám cho những người tố cáo “tự do” đăng trên đó loạt bài tố cáo Nguyễn Công Khế không? Nếu tự tin mình đúng thì hoàn toàn có thể phản bác được, có thể vạch mặt được bọn vu khống và bảo vệ được danh dự của mình mà.
Nguyễn Thông, một người cũng từng làm ở Báo Thanh niên cũng viết một bài trên blog của mình bênh vực Nguyễn Công Khế. Trong đó Nguyễn Thông viết một cách cụ thể hơn: “Ngay cả vụ Dự án khu nhà ở của cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Thanh Niên do Ban biên tập mà đứng đầu là ông Khế chủ trương, những bài “đánh” kia có vẻ dựa vào điều này thứ nọ để bảo rằng ông Khế chiếm đoạt, cướp đoạt tiền của người đóng góp mua suất đất …  chị Trương Nguyễn Mỹ Hạnh, chị Võ Thị Tạo chẳng hạn, có tên trong danh sách, đã đóng tiền mấy lần, từng rất bực bội, khó chịu do dự án kéo dài, nhưng rồi cuối cùng ai cũng được trả tiền và đền bù thỏa đáng. Chả ai hỏi những người ấy bị thiệt thòi gì, thiệt thòi bao nhiêu, dại gì mà hỏi bởi không ai thiệt cả”.
Ở đây Nguyễn Thông đã ngu không hiểu rằng chỉ với danh nghĩa xin đất làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên của Báo Thanh niên, UBND TPHCM mới cấp đất cho với “giá” vô cùng “nhân đạo”. Nếu mục đích được thực hiện đúng, cán bộ công nhân viên ở Báo Thanh niên sẽ có đất làm nhà, miếng đất cũng sẽ có giá trị thực nhiều hơn hàng chục, có chỗ như khu “nam Nhà Bè” tôi biết, gấp cả hàng trăm lần số tiền người ta bỏ ra “mua”!
Theo sự tố cáo, Nguyễn Công Khế đã không thực hiện mục đích xin đất ban đầu, đã xin và được phép của UBND TPHCM chuyển đổi mục đích lòng vòng để rồi cuối cùng dùng những thủ đoạn, không chỉ “sòng phẳng” mà còn “có lợi” cho anh chị em trong báo, Khế đã thu một khoản lợi khổng lồ hơn 100 tỷ đồng. Người cuối cùng mà Khế mồi chài được để thu lợi là thằng “người cõi trên” Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên. Nếu vụ việc trót lọt ta thấy Nguyễn Công Khế cực kỳ cao tay, thực hiện thành công tham vọng của mình, những người liên quan như những quân cờ trong tay Khế chỉ bị lợi dụng chứ không ai bị mất gì, có khi còn được chút lợi, ngay Đặng Lê Nguyên Vũ bỏ ra hơn trăm tỷ “đầu tư” cũng có thể được lợi vì giá đất quận 9 ở TPHCM tăng rất nhanh theo xu hướng đô thị hoá.
Có điều, nếu sự thực như đơn tố cáo thì Nguyễn Công Khế đã phạm tội lừa đảo để trục lợi, những người có chức trách ở TPHCM đã cấp đất và tuỳ tiện trao quyền sử dụng đất như trong đơn tố cáo là đã vi phạm Luật Đất đai. Giống như việc chính phủ đang điều tra vấn đề sử dụng đất ở Đà Nẵng, mọi người bình đẳng trước pháp luật, thì vụ “đất” của Nguyễn Công Khế ở TPHCM cũng cần phải điều tra, cần phải xét xử công minh, đúng người, đúng tội. Và nếu đúng là phạm luật đất đai, đất đai bị giao dịch trái luật sẽ được thu hồi, thằng “người cõi trên” Đặng Lê Nguyên Vũ là người tiếp tay sự phạm pháp sẽ mất trắng hơn trăm tỷ thì đúng là cười ra nước mắt!
Sau đây, tôi đăng lại bài dưới đây như là bằng chứng cho những điều viết ở trên, tác giả là “CLB Nhà Báo Trẻ” đăng trên trang “phản động” Ba Sàm, dù vậy thì với những chứng cớ đúng hay sai mới là quan trọng nhất.
TPHCM
29-9-2017
ĐÔNG LA


12-12-2015

Trong các phóng sự trước, bạn đọc đã rõ Nguyễn Công Khế làm giàu bằng nhiều mánh khóe lừa đảo táo tợn đối với các nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhưng tán tận lương tâm hơn, ngay cả người trong nhà, đó là tập thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên - những người đồng chí, đồng đội đã gắn bó với Khế hơn chục năm qua cũng bị y nhẫn tâm lừa gạt, lợi dụng để làm giàu bất chính. Trong phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ phân tích dự án bất động sản “Khu nhà ở cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên” mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Công đoàn Báo Thanh Niên, với dự án này, Nguyễn Công Khế đã bỏ túi hàng trăm tỷ đồng. Ấy vậy mà, nhiều cán bộ tờ báo vẫn còn “tri ân” Khế vì đã giúp họ thu hồi vốn mà không hề hay biết rằng, họ chỉ là những chú chim non rơi vào miệng con linh cẩu phàm ăn tục uống…
Ngày 02/06/2006, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành văn bản số 3570/UBND-ĐT về việc chấp thuận cho Công đoàn Báo Thanh Niên lập dự án “Khu nhà ở Cán bộ - phóng viên - nhân viên Báo Thanh Niên” tại phường Long Phước, Quận 9. Đây là niềm vui lớn đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên tờ báo khi việc sở hữu một mảnh đất, một căn nhà so với mức lương của nghề báo lúc đó vẫn chỉ là một ước mơ ngoài tầm với. Sau nhiều lần họp bình xét, Công đoàn mới quyết định được danh sách nhân sự được hưởng quyền lợi gồm 58 cán bộ có đóng góp, thâm niên, có thể kể đến như: Lê Văn Quý (văn phòng), Đàm Văn Thanh Huy (Ban Chính trị-Xã hội), Võ Thị Tạo (Ban Bạn đọc), Cao Minh Phát (Thanh Niên tiếng Anh), Trần T.Hoàng Anh (Ban Văn nghệ), Dương Quốc Hùng (Phòng Quảng cáo), Trương Nguyễn Mỹ Hạnh (Ban Thư ký),… Những cán bộ, công nhân viên này đã tìm mọi cách gom góp, vay mượn nhằm kiếm đủ số tiền góp vốn mua đất với giá từ 100-300 triệu đồng/lô, đây là những khoản tiền lớn vào thời điểm đó. Tổng số tiền huy động được từ cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên lên tới 12,75 tỷ đồng. Mỗi cán bộ, công nhân viên đều háo hức, chờ đón ngày cầm trong tay quyển sổ đỏ mang tên chính mình nhưng có ngờ đâu…
Chây ì không thực hiện dự án nhằm chiếm dụng vốn
Nguyễn Công Khế đã ký quyết định số 09/QĐ-TN về việc thành lập Ban quản lý dự án ngay sau khi UBND Thành phố có chủ trương về việc trao cho Báo Thanh Niên sử dụng khu đất, nhưng sau khi gom được 12,75 tỷ đồng từ CB-CNV, Khế chuyển ngay khoản vốn này vào ngân hàng để lấy lãi đồng thời chỉ đạo Ban quản lý dự án “án binh bất động” suốt một năm ròng với lý do chưa tìm được nhà đầu tư. 
Hơn một năm, ngày 19/10/2007, công ty Vincom đã góp 54,3 tỷ đồng vào dự án qua hợp đồng nguyên tắc hợp tác đầu tư, cộng thêm khoản bán 1 thửa đất của dự án cho bên ngoài được 3,9 tỷ đồng, khoản lãi 161 triệu đồng (khoản gửi ngân hàng hơn 1 năm từ tiền huy động vốn của cán bộ Báo Thanh Niên), vay thêm từ Báo Thanh Niên 400 triệu, tổng cộng Khế đã huy động được 71,52 tỷ đồng và dự án vẫn “treo”. Đầu năm 2008, công ty Vincom rút lui khỏi dự án, chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan cho công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Sinh Thái tiếp tục thực hiện hợp đồng nguyên tắc trên.

Đến đây mọi thủ tục pháp lý, vốn đều đã hoàn tất nhưng Nguyễn Công Khế vẫn chưa cho triển khai dự án với lý do “thị trường bất động sản đang đóng băng, mong anh chị em thông cảm”… và dự án tiếp tục im lìm thêm 2 năm nữa. Như vậy, sau 04 năm từ ngày góp vốn, cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên vẫn chưa thấy hình dạng mảnh đất của mình như thế nào, nằm ở đâu!? Đơn thư chất vấn, khiếu nại tới tấp gửi về Văn phòng Công đoàn với tần suất dày đặc, thậm chí nhiều cán bộ, công nhân viên chính thức lên tiếng đòi thu hồi vốn và phạt vi phạm hợp đồng.

Đoạt đất ở của cán bộ, công nhân viên, chiếm dụng vốn của cá nhân, tổ chức
Năm 2010, sau khi rời khỏi chức danh Tổng biên tập Báo Thanh Niên để chính thức tập trung làm “kinh tế” với TNCorp, Nguyễn Công Khế đã nuôi dã tâm nuốt trọn khu đất mang đẫm mồ hôi, nước mắt của cán bộ, công nhân viên tờ báo. Tháng 8/2010, Nguyễn Ngọc Toàn, Chủ tịch Công đoàn Báo Thanh Niên đã ký ủy quyền cho Nguyễn Công Khế thay mặt Công đoàn Báo Thanh niên tiếp tục thực hiện dự án “Nhà ở cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên”, Khế đã ngay lập tức thực hiện 2 việc:
Đầu tiên, ngay sau khi nhận ủy quyền, Nguyễn Công Khế tìm cách “hất cẳng” nhà đầu tư Sinh Thái bằng cách thuyết phục doanh nghiệp này tự nguyện rút khỏi dự án. Không còn đủ kiên nhẫn theo đuổi, với hi vọng thu hồi khoản vốn đầu tư 54,3 tỷ đồng, công ty Sinh Thái đã đáp ứng theo yêu cầu của Khế.
Ngay sau đó, đầu tháng 9/2010, Nguyễn Công Khế tiếp tục “thuyết phục” Công đoàn Báo Thanh Niên giải thích với những cán bộ, công nhân viên đã góp vốn về những khó khăn, không thể thực hiện dự án và đồng ý “chơi đẹp” bằng cách bồi thường 60% theo hợp đồng và yêu cầu Công đoàn bàn giao dự án cho TNCorp.

Dù thất vọng vì ước mơ không thể thành hiện thực, 
nhưng cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên vẫn tri ân Nguyễn Công Khế, vì dù sao họ cũng thu hồi lại được vốn với khoản bồi thường hợp đồng khá “hời”. Về phần Nguyễn Công Khế, nghiễm nhiên có khu đất hơn 5,6 ha đầy tiềm năng, tiền trả vốn góp và bồi thường hợp đồng cho cán bộ, công nhân viên thì Khế đắp từ khoản đầu tư 54,3 tỷ đồng của công ty Sinh Thái. Còn khoản nợ công ty Sinh Thái thì treo mãi đó, chây ì không chịu trả dù bị nhắc nhở nhiều lần.
Công ty “ma” mang tên Long Phước Garden và khoản lợi tức kếch sù đến từ tập đoàn Trung Nguyên:
Sau khi có biên bản thỏa thuận bàn giao của Công đoàn Báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế lập tức chỉ đạo thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển đổi mục đích dự án, từ “Nhà ở cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên” thành “Khu nhà ở kinh doanh thương mại” để tìm kiếm đối tác góp vốn mới. Ngày 13/02/2012, UBND Thành phố đã ban hành văn bản số 558/UBND-ĐTMT về việc chấp thuận cho TNCorp làm chủ đầu tư dự án. Tháng 5/2012, Nguyễn Công Khế thành lập công ty TNHH 1TV BĐS Long Phước Garden thuộc TNCorp và ban hành quyết định số 04/QĐ-HĐQT/12 giao dự án trên cho công ty “ma” này thực hiện. Ngày 6/9/2012, UBND Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục ban hành văn bản số 4492/UBND-ĐTMT về việc chấp thuận cho TNCorp làm chủ đầu tư dự án “Khu nhà ở thương mại Long Phước Garden”. Tới đây, Nguyễn Công Khế đã chính thức chiếm đoạt hoàn toàn khu đất và thay đổi thành công mục đích sử dụng.
Tháng 4/2013, Nguyễn Công Khế bắt tay với “người cõi trên” Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ của công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên. Khế lại tiếp tục thành công với chiêu bài “hợp tác đầu tư” (tương tự như công ty Sinh Thái từ hơn 8 năm trước) nhưng với nguồn ngân sách lớn hơn nhiều. Tổng vốn mà Khế huy động được từ Trung Nguyên lên tới 103 tỷ đồng.
Với nguồn lợi tức khổng lồ thu được, Nguyễn Công Khế quyết định nhượng luôn khu đất dự án cho tập đoàn Trung Nguyên như đã trình bày trong báo Báo cáo thường niên năm 2014 tại Đại hội cổ đông diễn ra ngày 29/5/2015. Đến đây, công ty “ma” Long Phước Garden cũng đã hết sứ mệnh lịch sử, tháng 9/2015, Nguyễn Công Khế quyết định giải thể công ty này.
Sau 9 năm “chiến đấu” với khu đất dự án “nhà ở cho cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên”, Nguyễn Công Khế đã hút cạn máu và nước mắt của những người đồng đội, đồng chí đã từng gắn bó suốt mấy chục năm qua. Số tiền kếch sù mà Khế kiếm được bộ phận tài chính tập đoàn thống kê lại như sau:
Năm 2006-2007: Thu từ huy động vốn của cán bộ công nhân viên và đầu tư của công ty Sinh Thái: 71,52 tỷ đồng.
Năm 2010: Chi trả vốn, bồi thường hợp đồng cho cán bộ, công nhân viên: 19,04 tỷ đồng.
Năm 2013: Thu từ huy động vốn (lần 1) từ tập đoàn Trung Nguyên: 90 tỷ đồng.
Năm 2014: Thu từ huy động vốn (lần 2) từ tập đoàn Trung Nguyên: 13 tỷ đồng.
            Từ dự án khu đất dành cho cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế đã chiếm dụng được 155,48 tỷ đồng. Dù có bị ép phải trả nợ cho công ty Sinh Thái (54,3 tỷ đồng) thì Khế vẫn ẵm trọn 101,18 tỷ đồng tiền mặt. Các cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên không những bị tước đi quyền lợi mà họ đáng được hưởng từ dự án chính sách, mà ngược lại, họ phải nai lưng huy động vốn để mang lại khoản lợi nhuận bất chính khổng lồ cho Nguyễn Công Khế mà không hề hay biết. Trong khi đó, dù đã thỏa thuận sẽ trích 3 tỷ đồng lợi nhuận dự án cho Công đoàn Báo Thanh Niên nhưng Khế đã lờ tịt, xem như không có.