ĐÔNG LA
SỰ THẬT CHÂN DUNG
CỦA NGUYỄN CÔNG KHẾ
SO VỚI TÀI TÔ VẼ
CỦA “NHÀ BÁO” HOÀNG HẢI VÂN?
Với
tài tô vẽ báo chí của Hoàng Hải Vân ông Nguyễn Bá Thanh hiện lên như một bạo
chúa tham lam, đã tạo ra “bộ máy Đảng và Chính quyền Đà
Nẵng đang bị các nhóm lợi ích chi phối, khống chế, tạo thành một khối ung nhọt”,
ngược lại, Nguyễn Công Khế, “sếp” trực tiếp của Hoàng Hải Vân, người sau một
thời gian rất dài xây dựng Báo Thanh niên thành một vương quốc riêng nhưng đã bị
tước chức Tổng Biên tập sau vụ Báo Thanh niên “cầm đèn chạy trước ô tô” trong vụ PMU18, hiện lên như một anh hùng nghĩa
hiệp, đã xả thân trong cuộc chiến chống liên minh giữa quan tham với maphia và
rồi đã bị một trong những người lãnh đạo cao nhất “xé bỏ pháp quyền” hãm hại.
Với Nguyễn Bá Thanh tôi không dám khẳng định ông
hoàn toàn đúng, tốt và trong sạch bởi thấy dinh cơ của ông cũng “hơi bị to”. Hôm
đi Mỹ trị bệnh về báo chí đưa tin gia đình ông không cần kinh phí của nhà nước
mà tự chi trả. Chỉ với đồng lương của nhà nước, cả ông cùng vợ con ông khó có
được cuộc sống như vậy. Có điều không chỉ ông Thanh mà có rất rất nhiều quan
chức cũng rất rất giầu có. Tôi chỉ trải qua 2 nơi công tác là Viện Công nghiệp
Dược (Bộ Y tế) và Công ty Thuốc Sát trùng VN (Bộ Nông nghiệp) cũng đã tận mắt
thấy những cán bộ lãnh đạo rất giầu. Một trong những ý phản biện tôi từng viết
không chỉ một lần là “nền kinh tế thị
trường định hướng XHCXN” của chúng ta trong thực tế nó không chịu đi theo “hướng XHCN” mà đi theo hướng “đầu tư công đem lại lợi ích tư”. Có điều Nguyễn Bá Thanh đã có công lao rất lớn
làm Đà Nẵng phát triển, được không chỉ dân Đà Nẵng hàm ơn, ca tụng mà còn được
cả nước cũng như nước ngoài công nhận.
Còn Nguyễn Công Khế, tôi vốn không ganh ghét, đố kỵ nên
đã rất lâu rồi, nghe Nhà thơ Thái Thăng Long vốn ở cùng khu tập thể với tôi đi
dự đám tang ở nhà ông Nguyễn Công Khế về phải kêu lên là “Nó quá giầu Hùng ạ”, nhưng tôi chưa bao giờ tìm hiểu. Chỉ gần đây sau
khi đọc loạt bài của Hoàng Hải Vân vừa ca ngợi Nguyễn Công Khế vừa thanh minh
cho tất cả những người “bị oan” trong vụ PMU18, tiện thể tố cáo luôn chế độ,
tôi mới tìm hiểu về Nguyễn Công Khế.
Điều đầu tiên tôi thấy cũng như Nguyễn Bá Thanh,
Nguyễn Công Khế rất giầu, ai hơn ai thì tôi chịu; chỉ khác nhau là Nguyễn Bá
Thanh để lại dấu ấn rất tốt đẹp ở Đà Nẵng còn Nguyễn Công Khế đã biến Báo Thanh
niên, theo cách nói của các bạn “cờ đỏ”
mà bọn lưu manh gọi là “dư luận viên”
là “một ổ ấp rận”. “Rận” là những kẻ từng làm công chức, bú
“con bò Nhà nước”, vì nhiều lý do đã
bất mãn, luôn bu vào những chuyện còn chưa tốt của xã hội, đã phóng đại, xuyên
tạc để quấy rối, chống phá thể thể vì những toan tính và mục đích khác nhau. “Rận” điển hình từng ở Báo Thanh niên là Huỳnh Ngọc Chênh mà tôi đã viết không chỉ
một lần, rồi Nguyễn Thông, Đỗ Hùng, v.v… và gần đây tôi thấy Hoàng Hải Vân và chính
Nguyễn Công Khế cũng dần chuyển hóa thành “rận”! Trang RFA, một trang chống
Nhà nước VN điên cuồng, 19-11- 2014, đã đăng bài: “Nguyễn Công Khế: Tự do báo chí, không còn cách nào khác” sau khi
trả lời phỏng vấn của Mặc Lâm.
Khi đánh chữ “Nguyễn
Công Khế” vào trang tìm kiếm Google, tôi không ngờ có cả loạt bài tố cáo
Nguyễn Công Khế từ chiêu hồi, chỉ điểm khi bị bắt trước 1975; dùng thủ đoạn xấu
loại Huỳnh Tấn Mẫm, người có công sáng lập tiền thân Báo Thanh niên và là ân
nhân của Khế; lợi dụng vị trí ở Báo Thanh niên dùng rất nhiều thủ đoạn lợi dụng
từ nhà nước, các tổ chức và doanh nhân cho đến chính nhân viên của Báo Thanh
niên để trục lợi đủ kiểu. Người tố cáo có cả chính danh lẫn nặc danh, trong đó
chính danh là ông Minh Diện từng là nhà báo ở Báo Tiền phong thì tôi có biết và
đã từng gặp.
Đó là một câu chuyện dài, nhiều tập, vòng vèo nhưng
khá ly kỳ và thú vị, đúng sai thế nào tôi không biết nhưng tất cả lời tố cáo
đều trưng ra những bằng chứng có chữ ký và dấu đỏ đàng hoàng, liên quan đến những
cá nhân và tổ chức cụ thể nên không thể làm giả được. Ở bài này tôi chỉ muốn
chỉ ra một lần nữa cái tối thiểu của một nhà báo là viết đúng, tôn trọng sự
thật thì Hoàng Hải Vân cũng lại không có. Một lần nữa Hoàng Hải Vân chỉ thấy
người khác ác, tham, sai, liên minh liên kết để trục lợi, còn bản thân mình và
những người cùng băng nhóm với mình thì ngược lại. Chỉ riêng bài viết về mối
quan hệ giữa Huỳnh Tấn Mẫm và Nguyễn Công Khế đã đủ chứng tỏ Hoàng Hải Vân là
người như vậy.
Hoàng Hải Vân viết:
“Những kẻ giấu mặt tung lên
mạng những “bằng chứng” vu cho anh Khế “đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo,
cướp ghế Tổng Biên tập Báo Thanh Niên”. Việc bẻ cong sự thật khiến cho nhiều
người kính trọng anh Huỳnh Tấn Mẫm nhưng không hiểu chuyện đặt vấn đề về tư
cách Nguyễn Công Khế. ”… Là người cùng với anh Mẫm sáng lập ra Tuần Tin
Thanh Niên, anh Khế đương nhiên quý trọng anh Mẫm, nếu anh Mẫm được bổ nhiệm
làm Tổng Biên tập thì rất tốt cho anh Khế… Tôi biết trong thâm tâm, lập ra tờ
Tuần tin Thanh Niên là để anh Khế làm, anh Mẫm quan tâm đến những sứ mệnh lớn
hơn chứ không có ý định làm báo chuyên nghiệp. Một thời gian anh có quay về
định chuyên tâm làm Tuần tin Thanh Niên, nhưng đâu có được bổ nhiệm… Nói anh
Khế tìm cách gạt anh Mẫm để “cướp” chức Tổng Biên tập là nói hồ đồ. Anh Khế
không có tà tâm, không có khả năng và không có thế lực để làm việc đó”.
Trong bài “Tố cáo Nguyễn Công Khế ” (https://banvannghe.com/a6695/to-cao-nguyen-cong-khe-minh-dien)
có đưa ra ảnh chụp Thông báo của Đảng ủy Cơ quan Trung Ương Đoàn về việc xử lý
kỷ luật đảng viên đối với Nguyễn Công Khế ghi rõ khuyết điểm của Nguyễn Công Khế
là:
“- Ý thức tổ chức kỷ luật
yếu: … Đồng chí và đồng chí Mẫm tìm mọi cách để chống phá nhau, là đối địch của
nhau”,
nghĩa là hoàn toàn không phải như Hoàng Hải Vân viết:
Hôm nay tôi chỉ trích đăng
bài của Minh Diện, cựu nhà báo ở Báo Tiền phong cùng thời và cùng cơ quan TW
Đoàn với Huỳnh Tấn Mẫm và Nguyễn Công Khế cho mọi người tham khảo:
Nguyễn Công Khế đã dùng
tiểu xảo chiếm ghế TBT báo Thanh Niên của Huỳnh Tấn Mẫm như thế nào?
Minh Diện
Tôi
viết bài báo đầu tiên về Huỳnh Tấn Mẫm năm
1976, kể lại cuộc dấn thân của anh trong phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn
trước giải phóng. Sau đó không lâu, tôi cùng công tác với anh ở cơ quan Trung
ương đoàn. Đó là một người nhanh nhẹn, có gương mặt thanh tú, đôi mắt hiền,
tính nết hòa đồng, nhưng ẩn chứa một sức mạnh nội tâm, một thái độ khinh bạc.
Một
chuyện còn hằn trong trí nhớ của tôi.
Khi
được bầu vào Ban thường vụ Trung ương đoàn, làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh
niên Viêt Nam, Huỳnh Tấn Mẫm muốn Hội là một tổ chức quần chúng, phải khác
đoàn, chứ khộng theo kiểu “B phẩy”. Và Hội cần có tiếng nói riêng.
Những
năm đầu thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước, ra một tờ báo khó như bắc thang lên
trời! Người ta nói Trung ương đoàn chỉ cần hai tờ báo, chỉ hai tờ mà thôi, đó
là tờ Tiền Phong và Thiến Niên Tiền Phong. Ngay trong cơ quan Trung ương đoàn
cũng ít người ủng hộ Huỳnh Tấn Mẫm. Nhưng Huỳnh Tấn Mẫm đã nói là làm, làm kỳ
được, bất chấp sự can ngăn không bỏ cuộc. Hình như đó chính là cái khí phách đã
tạo nên một Huỳnh Tấn Mẫm hiên ngang, sống có bản lĩnh, rõ chủ đích và chính
kiến, tuy có luc như lì lợm trong phong trào đấu trang trước giải phóng, nhưng
đó là những phẩm chất cần có của người làm cách mạng.
Như
con thoi, Huỳnh Tấn Mẫm từ Nam ra Bắc, mò mẫm gõ cửa từ ông Tố Hữu đến ông Phạm
Văn Đồng. Chỉ có anh, ngày ấy, mới ra được tờ bán nguyệt san Thanh Niên.
Có
giấy phép trong tay, Huỳnh Tấn Mẫm quy tụ một số anh em chiến hữu trong phong
trào sinh viên học sinh trước giải phóng lại làm báo. Một trong số đó là Nguyễn Công Khế,
lúc đó đang ở báo Phụ Nữ Việt Nam
và hình như chưa viết được gì nhiều.
Nguyển
Công Khế trở thành Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên. Với hình thức, nội dung ít
bảo thủ hơn tờ Tiền Phong, tờ Thanh Niên tìm được chỗ đứng trong bạn đọc ngay
từ ngày đầu, và sau đó mỗi ngày một khởi sắc, tia-ra phát hành tăng vùn vụt.
Nhưng ngược chiều với sự đi lên cùa tờ báo
là sự đi xuống cùa tình người! Mối quan hệ giữa Huỳnh Tấn Mẫm – Nguyễn Công Khế
tưởng keo sơn, bị rạn nứt dần, rồi vỡ ra, thành một cuộc chiến một mất một còn.
Ngày ấy, ít có cuộc họp giao ban cán bộ Trung ương đoàn phía Nam
nào không nhắc tới chuyện Mẫm, Khế. Rồi những cuộc họp kiềm điềm trong nội bộ
đảng căng thẳng như sợi dây đàn không phân thắng bại. Nguyễn
Công Khế mang cả chuyện gia đình của Huỳnh Tấn Mẫm ra đề triệt uy tín
Mẫm.
Ngày
đó tôi bảo vệ Huỳnh Tấn Mẫm, vì tôi cho rằng, anh là người có công ra tờ báo
Thanh Niên, không nên cướp giật thành quả của người khác. Cùng quan điểm với
tôi là Trần Quang, Trưởng ban Đại diện báo Tiền Phong, Phó bí thư Đảng ủy trung
ương đoàn phía Nam .
Nhưng
sau đó Nguyễn Công Khế thường xuyên gặp riêng Trần Quang, hai người trở nên
thân thiết, và Trần Quang ngả về phía Nguyễn Công Khế.
Buổi
sáng hôm ấy, cuộc họp cuối cùng ở số nhà 27
– Cao Thắng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Huỳnh Tấn Mẫm đứng dậy mỉm
cười, nói: “Thôi
các anh làm gì thì làm!” và ra khỏi phòng họp. Tôi nhớ mãi nụ cười buồn
trên gương mặt rất lạnh, toát lên vẻ kiêu hãnh và khinh khi!
Mấy
ngay sau, tôi hiểu động cơ Trần Quang bỏ Huỳnh Tấn Mẫn ngả sang Nguyễn Cống
Khế. Đó là cái quyết định đề bạt Trần Quang làm Tổng biên tập báo Thanh Niên,
do bí thư thứ nhất Trung ương đoàn Hà Quang Dự ký.
Anh
Trần Quang bàn giao Ban đại diện báo Tiền Phong cho tôi, chuẩn bị làm Tổng biên
tập báo Thanh Niên. Quyết định đã nắm chắc trong tay còn chạy đằng nào? Nhưng
cái anh nông dân Trần Quang ham lợi nhỏ, đâm cả tin, bị mắc lừa!
Ông Trần Văn Mẫn (tên khác Trần Huy Mậu) tức nhà báo Trần Quang, Nguyên Trưởng ban Đại diện báo
Tiền Phong TP HCM, vừa qua đời ngày 21/4/2013, trước lúc lâm chung vẫn còn
hối hận vì đã ngây thơ, mắc lừa thủ đoạn bẩn thỉucủa Nguyễn Công Khế nhằm triệt
hạ Huỳnh Tấn Mẫm
Nguyễn
Công Khế phát hiện ra một thủ tục nhỏ, bị bỏ quên, là chưa lấy phiếu tín nhiệm
đồng chí Trần Quang. Thế có chết không cơ chứ? Nhẽ ra Nguyễn Công Khế phải phát
hiện sớm hơn, phải chủ động làm cái thủ tục đó, đằng này đề đồng chí Trần Quang
cầm quyết định trong tay rồi mới lôi ra. Thôi, đành phải làm ngược một tý vậy!
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của báo Thanh Niên diễn ra chóng vánh như có sự chuẩn
bị trước, và đồng chí Trần Quang chỉ được vài phiếu chiếu lệ. Cái quyết định bổ
nhiệm làm Tổng biên tập báo Thanh Niên bị vứt vào sọt rác, khi Trần Quang chưa
được ngồi ghế Tổng biên tập một ngày. Thế mới biết cái “sức mạnh tập thể”, tỉ
lệ phiéu bầu của “dân chủ” nó mạnh cỡ nào khi mà người ta có thủ đoạn (!?).
Thừa hưởng thói quen ăn chơi xa
đọa, đàn điếm, Nguyễn Công Khế đã trở thành“con sâu” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong
làng báo Việt
Nguyễn
Công Khế bay ra Hà Nội, và sau những ngày dàn xếp , Lương Ngọc Bộ, Phó Tổng
biên tập báo Tiền Phong nhận quyết định làm Tổng biên tập báo Thanh Niên. Đây
là một trò chơi quyền lực rất “sến” của Trung ương đoàn nói chung, Nguyễn Công
Khế, Lương Ngọc Bộ nói riêng Đó là quyết định Lương Ngọc Bộ vừa làm Phó Tổng biên
tập báo Tiền Phong, vừa làm Tổng biên tập báo Thanh Niên 6 tháng , rồi bàn giao
cho Nguyễn Công Khế.
Bằng
các mối quan hệ “hữu cơ” và các thủ đoạn nham hiểm Nguyễn Công Khế đã làm cho
tờ báo Thanh Niên nổi tiếng. Đó là điều không ai phủ nhận. Nhưng, người mang
nặng đẻ đau và sinh ra tờ báo Thanh Niên là Huỳnh Tấn Mẫm…
27-9-2017