ĐÔNG LA
NGHĨ VỀ CHIẾN TRANH Ở NƠI
BÌNH YÊN
TRÊN NƯỚC MỸ
Nhoáng
cái đã hơn một tháng tôi trở lại nước Mỹ, đúng là “riết rồi cũng quen” như cách nói của dân miền Nam dù trong lòng còn
ngổn ngang bao nỗi lo toan, nhung nhớ về con cháu, người thân, bạn bè, nhà cửa,
và quê hương ở Việt Nam. Nhưng đành phải xếp lại một góc trong hồn mình, dứt
khoát như những người “dứt áo” ra đi vì một sứ mệnh hoặc một lý tưởng nào đó. Vợ
chồng tôi thì chẳng có sứ mệnh nào khi đi Mỹ cả, cũng chẳng phải vì muốn đến
“thiên đường” như ngày nào những người
vượt biên đã dám đánh đổi cả tính mạng của mình. Nếu tình cảm cũng được coi như
“sứ mệnh” thì chúng tôi cũng là có một “sứ mệnh” sang sống với con, với em. Hơn
nữa, một sự thật trần trụi của một kiếp người cũng được đặt ra là, khi người ta
lớn tuổi, về già, không sống với con thì sống với ai? Nên ở Sài Gòn thực sự chúng
tôi sướng hơn ở Mỹ, đơn giản là vì do quen thuộc thôi, chúng tôi vẫn phải “dứt
áo” ra đi.
Nước Mỹ là nơi có những sự đối lập đến tận cùng. Những trung
tâm vui chơi, giải trí, mua sắm, ồn ào náo nhiệt còn hơn cả náo nhiệt; cả hệ thống
freeway với những dòng xe miên man nối đuôi nhau như nước chảy không dứt; ngược
lại, những khu dân cư vì đất rộng, người thưa, quy hoạch tổng thể thống nhất và
khoa học, nên sạch sẽ, ngăn nắp, và yên tĩnh còn hơn cả yên tĩnh. Tất cả đều giống
như những khu quy hoạch mới của TPHCM ở những vùng trước kia là ngoại ô, nhưng
rộng hơn, thưa hơn và vuông vắn hơn.
Chiều
tối, như ở VN, ăn cơm xong tôi thường đi bộ một chút, “cho tiêu cơm”, trên những
con đường như ô bàn cờ vắng lặng, thỉnh thoảng mới có bóng người. Những ngôi
nhà đóng cửa im lìm, nhưng có sáng đèn, và xe hơi thì luôn đậu kín đường, nên
chứng tỏ là đều có người ở.
Đúng
là một nước Mỹ thanh bình còn hơn cả thanh bình, nhưng đã từng ở đâu đó, và hiện
đang xảy ra ở đâu đó, những thanh niên đã và đang ở đâu đó trong những căn nhà
yên bình kia, gia nhập quân đội Mỹ, đã và đang bắn súng và giội bom đạn xuống một
vùng nào đó trên thế giới.
Mới
nhất sáng ngày 14/4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã
ra lệnh cho các lực lượng Mỹ phối hợp cùng liên quân Anh và Pháp không kích các
mục tiêu ở Syria, nhằm trả đũa cho vụ tấn công nghi dùng vũ khí hóa học ở
Douma, Đông Ghouta ngày 7/4.
***
Với
nước Mỹ cả nhân loại phải thừa nhận nền khoa học công nghệ của họ đã có công lao
vô cùng to lớn trong việc phát triển của nền văn minh trên toàn thế giới. Chính
họ đã sáng chế và sáng lập ra máy tính, điện thoại di động, internet, Google, Facebook,
v.v… nhưng nền chính trị Mỹ thì hình như ngược lại. Những cuộc chiến do Mỹ phát
động hầu như không chỉ bị các nước đối phương lên án mà còn đều bị các tổng thống
đời sau, các nhà chính trị của chính nước Mỹ phê phán, cho là sai lầm của nước
Mỹ. Như TT Bill Clinton từng trốn lính, phản đối cuộc chiến của Mỹ ở VN; TT Obama
cũng phản đối TT George W. Bush về vụ xâm lăng Iraq năm 2003; và trong vụ không
kích Syria mới đây, chính trường Mỹ cũng đã và đang bị chia rẽ.
Trong
khi một số nghị sĩ Mỹ, đa số thuộc đảng Cộng hòa, lên tiếng ủng hộ quyết định của
Tổng thống Trump thì nhiều chính khách khác, phần lớn thuộc đảng Dân chủ, đã
lên tiếng phản đối.
Thượng
nghị sĩ Dân chủ Tim Kaine và lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ Nancy
Pelosi cáo buộc quyết định tấn công Syria của Tổng thống Trump là "vi hiến".
Thượng nghị sĩ Dân chủ Tim Kaine, một thành viên của Ủy ban đối ngoại Thượng viện
Mỹ chỉ trích quyết định của ông Trump là "liều lĩnh". Ông Kaine nói rằng,
theo Hiến pháp Mỹ, Quốc hội mới có quyền phát động chiến tranh. Hạ nghị sĩ Dân
chủ Jerry Nadler đã sử dụng chính những phát biểu của ông Trump năm 2013 khi viết
trên Twitter, và viết: "Tổng thống
phải có sự phê chuẩn của Quốc hội trước khi tấn công Syria. Sai lầm lớn nếu ông
ấy không làm việc đó".
***
Với
chính trị không có đúng sai rành mạch như toán học 1+1=2. Với liên quân Mỹ, Anh
Pháp, họ tấn công nhân danh chống việc tấn công bằng vũ khí hoá học, nghĩa là vì
nhân đạo; ngược lại phía nhà nước Syria và Nga chắc chắn cho là vô nhân đạo.
Vậy
ai đúng ai sai? Tiếc là loài người đến nay chân lý vẫn thuộc về kẻ mạnh. Nhưng có
những kẻ ảo tưởng về sức mạnh cuối cùng không chỉ mình mà còn lôi cả đất nước
vào thảm hoạ, như Hitler và nước Đức chẳng hạn. Thật may, thế giới không có nước
nào, phe nào là mạnh tuyệt đối, thế giới vẫn là đa cực chứ không phải đơn cực.
Dù vậy chân lý vẫn nghiêng về phía mạnh, phía mạnh vẫn luôn muốn và đã luôn có
những hành động áp đặt ý mình lên thế giới. Nhưng vì không hơn hẳn, không có cuộc
chiến nào mà người ta có thể thắng áp đảo và trọn vẹn, nên sau mỗi cuộc chiến, sự
xung đột và bất ổn vẫn cứ triền miên ở đây đó trên thế giới. Còn với nước Mỹ,
tham chiến nơi nào thì các vị tổng thống đương nhiệm cũng đều tuyên bố là thắng
cả, nhưng đều làm hao người tốn của không ít cho nước Mỹ.
Đức,
Ý, Nhật, từng là tù binh của Mỹ, phải theo Mỹ, và giờ đã thành các nước phát
triển. Tiếc là không phải nước nào cũng vậy, sự phát triển hay không còn phụ
thuộc vào trình độ và đặc điểm mỗi nước. Apganixtan, Pakistan, I-rắc, Ly-bi,…
đã thay đổi lãnh đạo và chế độ từ lâu theo ý Mỹ, nhưng vẫn đang chìm trong bạo
lực và hỗn loạn. Trên thế giới chỉ có duy nhất Việt Nam, không chỉ thắng Mỹ,
giành lại nền độc lập, không theo Mỹ, nhưng vẫn ổn định và phát triển. Và rồi từ
cả hai phía, vì lợi ích song phương, hai nước Việt-Mỹ đã bình thường hoá quan hệ,
khép lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai, dẫn đến kết quả những
ngày hôm nay, quan hệ hợp tác đã và đang ngày càng phát triển và đạt nhiều
thành tựu tốt đẹp. Vì vậy bây giờ ở VN, thái độ chống Mỹ hoặc theo Mỹ như ngày xưa
đều không còn là phù hợp.
Chỉ
tiếc một điều là không chỉ Mỹ mà tất cả các nước phương Tây, vẫn còn vì những
khác biệt về thể chế, họ không chỉ sai mà còn quá vô lý khi luôn bênh vực những
kẻ nhân danh nhân quyền, dân chủ và tiến bộ để chống phá nhà nước VN; họ không
hiểu rằng chúng chỉ là những kẻ điêu toa, phản trắc, quấy rối, làm loạn, phạm
pháp. Nước Mỹ hôm nay vẫn chưa rút ra bài học khi chọn Ngô Đình Diệm chứ không
phải Hồ Chí Minh, để rồi phải sa lầy, hao người, tốn của và cuối cùng chịu thất
bại ở VN.
Còn
với việc Tổng thống Mỹ
Donald Trump đã ra lệnh không kích các mục tiêu ở Syria, rất
mong ông hành động thận trọng đừng để những người kế nhiệm ông rồi sẽ phê phán
ông như chính ông và các vị tổng thống khác đã phê phán những người tiền nhiệm.
15-4-2018
ĐÔNG LA