ĐÔNG LA
CHÂN TƯỚNG NGUYÊN NGỌC
Sau
việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật ông Chu Hảo, Nguyên Ngọc viết:
“…
tôi quyết định ra tuyên bố này, chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ
hôm nay… để tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
PGS.TS.
Chu Hảo là một trí thức lớn, có công lớn với đất nước và dân tộc, đặc biệt
trong công cuộc khai hóa bằng Tủ sách Tinh Hoa của Nhà xuất bản Tri Thức mà ông
là Giám đốc, Tổng biên tập, đưa đến cho người đọc những tri thức căn bản nhất của
nhân loại mà chúng ta nhất thiết phải biết, hiểu, nếu muốn thật sự xây dựng một
quốc gia văn minh, tiến bộ, cùng thiên hạ năm châu. Tôi vinh dự và tự hào là bạn
thân của ông, đã cùng ông làm việc và tham gia các hoạt động xã hội trong nhiều
năm nay.
Kỷ
luật ông Chu Hảo thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, kìm
hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để dễ lừa dối và đàn áp, vì quyền lợi ích kỷ của
một đảng độc tài đang cướp quyền sống và phát triển của dân tộc. Kỷ luật ông
Chu Hảo với những lý do đầy tính chất vu khống còn là hành vi có chủ tâm đánh
vào những người trí thức yêu nước, có tài và có tâm, luôn hành động và phát
ngôn theo lương tâm của mình. Việc làm thất nhân tâm này tất sẽ dẫn đến tình trạng
“sĩ phu ngoảnh mặt”, hết sức nguy hiểm cho vận mệnh dân tộc.
Tôi
vào Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) từ năm 1956, đến nay
đã 62 năm…
Từ
nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình,
“tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể
còn đứng trong một tổ chức như vậy”.
Vậy
Nguyên Ngọc là ai? Tôi đã viết rất nhiều về Nguyên Ngọc, nay nhân chuyện Nguyên Ngọc
cho “Chu Hảo có công lớn với đất nước và dân tộc, đặc biệt trong công cuộc khai
hóa bằng Tủ sách Tinh Hoa”, nên tôi xin nhắc lại một ít về Nguyên Ngọc về những
chuyện y như Chu Hảo, Nguyên Ngọc cũng đã có nhiều tư tưởng “khai hoá” lộn ngược!
***
Nguyên Ngọc từng giữ cương vị Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn VN,
với bản “Đề dẫn” cũng đã biết dẻo mồm hứa hẹn:
“Hôm nay, trong hội nghị này, chúng ta… với tư cách là những
người cầm bút của Đảng, tức là những người vừa là những người chiến sĩ của Đảng
trên mặt trận văn học, vừa là bộ phận tham mưu của Đảng trên mặt trận này,
chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình, cố gắng cùng nhau khắc phục những
thiếu sót đó, đưa văn học ta tiến lên ngày càng ngang tầm nhiệm vụ của nó”.
Nhưng khi triển khai vào thực tế, giữa lời nói và việc làm của Nguyên
Ngọc lại ngược nhau. Vì vậy Nguyên Ngọc đã bị “sa thải” rồi trở thành người bên
lề. Nhưng vì xã hội Việt Nam trên con đường đổi mới, phát triển không tránh khỏi
sự phân hóa về mọi mặt, kể cả sự phân hóa về chính trị, tư tưởng. Chính vậy
Nguyên Ngọc vẫn có “đất dụng võ”, và với bọn hãnh tiến, cơ hội, đón gió, trở cờ,
phản bội, những ý kiến, quan điểm chống phá của Nguyên Ngọc vẫn luôn được tung
hô.
***
Khởi thủy là việc Nguyên Ngọc cho đăng những truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp miêu tả Vua Quang Trung như tay du côn và cho “Nguyễn Ánh mới là nòi
vương giả”. Tiếp theo cả nước mừng vui trong ngày toàn thắng thì ông lại ca ngợi
cuốn sách cho đó là “nỗi buồn”. Với cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, nhân chứng
sống của cả hai phía “bên thắng” và “bên thua” đều phản ứng chuyện Huy Đức
xuyên tạc sự thật thì Nguyên Ngọc lại cho là: “rất trung thực”. Gần đây
nhất, trên VietNam.net, trong bài Vì sao Phạm Xuân Ẩn không bị lộ? Nguyên Ngọc
lại cho chúng ta trong chiến tranh đã nhìn sai về sự xâm lược, cho sự căm thù
giặc là “không bình thường”; rồi cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp
chủ nghĩa yêu nước” nữa vì bị chính trị hóa và cũng không nên ca ngợi các
Bà mẹ VN Anh hùng quá vì sẽ làm đau lòng các bà mẹ lính VNCH. Tôi đã viết, chỉ
có một kẻ phản bội mới viết như Nguyên Ngọc mà thôi.
Trước tình trạng học sinh thi môn sử điểm kém, trên
VietNam.net, Nguyên Ngọc viết:
“trong các môn học ở trường hiện nay, bị học sinh sinh viên chán
nhất, ghét nhất… là môn sử và môn văn … Vì sao? … Thôi thì cho tôi nói thật vậy: vì đó là những
môn bị chính trị hóa nhiều nhất, nặng nề nhất! …”
Ở đây Nguyên Ngọc thứ nhất đã hiểu sai về thực trạng ngành giáo dục,
thứ hai Nguyên Ngọc cũng rất sai trái khi muốn “phi chính trị hóa” môn văn, môn
sử thành trung tính, tức không còn thiện, ác, chính nghĩa, phi nghĩa nữa.
Thực chất việc học sinh chán học văn, sử, kể cả các môn xã hội
khác đơn giản là vì học những môn đó ra trường khó kiếm việc làm, có kiếm được
thì thu nhập cũng thấp. Vì vậy gần như hầu hết những học sinh khá, giỏi thường
chú tâm học các môn tự nhiên để thi vào các trường khoa học kỹ thuật để lo cho
tương lai. Không biết có phải vì vậy mà nhà văn, nhà báo bây giờ có nhiều người
dốt quá không?
Như vậy Nguyên Ngọc cho học sinh chán học văn, sử do “bị chính trị
hóa” là sai, là chính ông ta đã vu cáo chính trị!
***
Nếu không có tư tưởng thì việc học hỏi tư tưởng bên ngoài để truyền
bá cũng là việc đáng quý. Phạm Xuân Nguyên viết về điều này của Nguyên Ngọc:
“Ông đã từ văn hóa nghệ thuật đến văn hóa tư tưởng… khi đất nước mở
cửa hội nhập đòi hỏi phải có những trang bị hiểu biết về nhân loại, của nhân loại…
Ông có một cơ bản tiếng Pháp vững, và trên hết là một lòng say mê đọc và truyền
bá tri thức nhân loại cho đồng bào mình”.
Với khoa học công nghệ việc học hỏi tri thức nhân loại là tất yếu
và bắt buộc, đơn giản là vì nếu không vậy thì nước ta có gì? Nhưng về khoa học
xã hội và văn học nghệ thuật thì lại không như thế. Thế giới còn lâu mới là
bình đẳng, vẫn còn ở đâu đó chân lý thuộc về kẻ mạnh. Các nước lớn vẫn muốn áp
đặt khuôn mẫu của mình cho các nước nhỏ, vẫn muốn các nước nhỏ làm phên giậu
cho mình. Với văn hóa nghệ thuật, quan niệm về cái hay, cái đẹp, cái tốt có những
cái giống nhưng cũng có cái khác do thuần phong mỹ tục, môi trường sống và lịch
sử mỗi nước mỗi khác nhau. Vì vậy người ta thường nói phải gạn đục khơi trong,
chọn lựa những gì phù hợp, chọn những tinh hoa của thế giới là vì thế. Từ đó,
cái quan trọng nhất là phải truyền đạt cho đúng. Mà cái công cụ chủ yếu là khả
năng dịch thuật. Nhưng trước những vấn đề học thuật thì biết ngoại ngữ là chưa
đủ; người ta còn cần một thứ quan trọng hơn, đó là nền tảng tri thức để hiểu, để
dịch cho đúng.
Khi dịch cuốn Le Degré zéro de l'écriture suivi de
Nouveaux essais critiques của Barthes là Độ không của lối viết,
Nguyên Ngọc đã dịch sai l'écriture thành lối viết,
trong khi Barthes quan niệm l'écriture chính là chiều cao sâu của tác phẩm, thể
hiện sự dấn thân của nhà văn. Vì thế nên dịch l'écriture là “chữ
nghĩa” bởi bản thân l'écriture cũng có nghĩa là “chữ
viết”, còn thêm chữ “nghĩa” là “nghĩa lý” vào
thành “nghĩa lý của câu chữ”, sẽ nói lên được sự dấn thân của
nhà văn, đúng như sự định nghĩa l'écriture của Barthes.
Nhà văn cần phải dấn thân thì đúng rồi, nhưng dấn thân theo hướng
nào mới là quan trọng; Nguyên Ngọc dấn thân vào cái ác, vào cái băng hoại, phản
đạo lý, phản lịch sử v.v… thì dấn thân làm gỉ?
Nguyên Ngọc cũng dốt khi dịch câu của Kundera la sagesse
de l’ambigui là sự hiền minh của tính nước đôi. Sagesse nghĩa
Việt là trí tuệ, Nguyên Ngọc dịch là “sự hiền minh” thì
không hợp, có vẻ “làm văn” quá. Sự hiền minh nói về khả năng nhận thức của các
nhà hiền triết, đó là sự thấu suốt mang tính đạo lý, thiện đức vì trong
cuộc sống có những sự thông thái mang tính ác. L’ambigui theo
từ điển là sự mơ hồ. Mà sự mơ hồ thì hoàn toàn không phải là nước
đôi. Sự mơ hồ chỉ cái chưa rõ ràng, còn nước đôi chỉ sự lưỡng lự giữa hai
cái. Trong vật lý lượng tử, bản chất nhị nguyên sóng hạt của
các hạt lượng tử cũng có thể gọi là tính nước đôi. Câu trên Kundera muốn
nói về phẩm chất quan trọng nhất của tiểu thuyết, nhà văn phải thấy được cái mà
người thường không thấy, tức những gì còn mơ hồ. Vì vậy la sagesse de
l’ambigui nên dịch là sự hiểu biết về những điều mơ hồ thì
đúng hơn.
Nhan đề cuốn L'Insoutenable légèreté de l'être cũng
của Kundera, Nguyên Ngọc đã dịch là Nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh.
L'Insoutenable légèreté dịch đúng là “sự nhẹ không thể chịu nổi”, ý này thể
hiện sự e ngại của Kundera về sự biến mất cái tôi trong thế giới hiện đại mà
con người ngày một sống chen chúc hơn. Nên Nguyên Ngọc dịch là Nhẹ bồng (bồng
trong phiêu bồng) cũng sai, bởi nó chỉ sự phiêu du nhẹ nhàng, ngược với cái sự
nhẹ không chịu nổi nói trên. Theo tôi để dịch thoát ý và Việt hóa nên dịch
là Nhẹ bẫng phận người. Bởi nó chỉ số phận con người bị coi nhẹ như
không có, rất sát với ý tứ của Kundera.
***
Kundera rất “mê” Hiện tượng học, Nguyên Ngọc lại rất mê (mụ)
Kundera. Hiện tượng học không chỉ là “mốt” của nhóm “văn sĩ chuộng lạ” ở nước
ta, mà ngay cả Kundera cũng từng lấy nó làm cơ sở triết lý cho văn chương của
mình. Nếu Descartes cho sự tồn tại của con người là sự suy tư "Cogito,
ergo sum" thì Hiện tượng học của Husserl còn đi xa hơn: “Cogito,
ergo cogito cogitatum”. Nghĩa là suy tư về cái tôi khi nó suy
tư về sự suy tư. Hiện tượng học có thể có ý nghĩa khi ta khuôn nó trong một
phạm vi nghiên cứu riêng về phân tích tâm lý: trước cùng một sự vật hoặc sự việc,
tùy theo từng người, sẽ “tự sinh” các cảm nhận khác nhau. Nó có thể rất có ích
cho các nhà văn xây dựng chiều sâu tâm trạng, thế giới tinh thần phong phú của
nhân vật. Nhưng coi nó là triết học cao hơn cả duy tâm, duy vật, coi ý thức của
cái tôi là nguyên lý cao nhất của nhận thức thì không phải. Chủ nghĩa Hiện sinh
ra đời sau Hiện tượng học đã chịu ảnh hưởng nhiều từ nó. Đó là một chủ nghĩa đề
cao cái tôi, cái hiện sống, cho con người không phải chịu ràng buộc bởi tự
nhiên cũng như xã hội. Khi cực đoan, một số người đã đua nhau sống theo bản
năng, tự nhiên chủ nghĩa, có thời thanh niên ở một số nước phương Tây đã đua
nhau để nguyên râu tóc, lũ lượt kéo nhau lên rừng sống bằng rau trái, tự nhiên
khỏa thân, tự do chung chạ v.v… Sau nữa, Chủ nghĩa Thực dụng ra đời cũng dựa
trên cái Tôi “Không có cái gì gọi là chân lý khách quan mà chỉ có chân
lý của cái tôi. Chỉ có cái gì có lợi cho tôi sẽ là chân lý”!
Trong lĩnh vực tri thức cao sâu, người ta cũng ham của lạ, cũng chạy
theo những khái niệm lấp lánh, kêu beng beng của nước ngoài, nhưng thực chất chẳng
hiểu gì về chúng. Nguyên Ngọc chính là người trong số đó.
Vì mê mụ vọng ngoại như thể, Nguyên Ngọc luôn ủng hộ, ca ngợi những
tác giả, tác phẩm đề cao cái tôi chủ quan, dù là cực đoan, lập dị, lộn ngược,
thậm chí phản động. Trong một bài trả lời phỏng vấn trên VietnamNet, Nguyên Ngọc
viết:
“…Dân chủ không phải là cái đem cho, dân chủ đem cho thì không phải
là dân chủ, dân chủ là giúp cho người ta vùng lên tự giải phóng. Hơn ở đâu hết,
trong Giáo Dục điều ấy càng rõ và thiết yếu”.
Một người luôn phản bác sự “chính trị hóa” vậy mà ở đây khi bàn về
giáo dục Nguyên Ngọc cũng lại tranh thủ tuyên truyền chính trị cho con đường “đấu
tranh” của mình, với những ý khiên cưỡng có tính kích động. Bản thân ông thời
gian gần đây luôn ủng hộ những hành động viết bậy, nói bậy, quấy rối làm càn và
cho đó là dân chủ thì với những ý trên, chẳng khác gì ông ta đã đi gieo mầm phản
loạn độc hại, nguy hiểm trong tâm trí trong sáng của các em học sinh. Thực tế
ông đã bênh Nhã Thuyên, một giáo viên ở Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội nhưng lại
làm luận văn thạc sĩ ca ngợi thơ của nhóm Mở miệng, một thứ “thơ mất dậy”! Ông
cũng có tên trong danh sách 144 vị trí thức mà tôi gọi là “trí thức bầy đàn”
đã ký tên ủng hộ cô sinh viên Phương Uyên cùng Nguyên Kha rải truyền đơn chống
phá Nhà nước và cờ VNCH; chế tạo chất nổ dự định sẽ cho nổ tượng đài Hồ Chí
Minh ở Cần Thơ!
Một người như Nguyên Ngọc lại làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị một
trường đại học (Phan Châu Trinh, Quảng Nam) thì sợ thật!
Cái danh “nhà tư tưởng” của Nguyên Ngọc thực chất là tư tưởng chống
đối, quấy rối, bôi đen, lộn ngược; nói gọn như ngày xưa là “tư tưởng phản động”!
27-10-2018
ĐÔNG LA