Hôm nay đăng lại tiếp bài này
12-10-2019
ĐÔNG
LA
CHÁY NHÀ RA MẶT… LÊ ĐĂNG DOANH
VÀ LÊ MÃ LƯƠNG ĐÃ THÀNH LÊ BẤT LƯƠNG
Phan
Trí Đỉnh đã viết bài “AI RA LỆNH BẮN HAY KHÔNG BẮN?” đăng trên trang facebook của
mình. Bài này đã được rất nhiều trang mạng thù địch với VN và rất nhiều kẻ chống
phá Nhà nước VN đăng lại. Phan Trí Đỉnh kể:
“Sáng
28/7 tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang
văn Phúc – nguyên thứ trưởng BNV. Anh Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện
kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn nguyên trợ lý của Cụ Kiệt, anh Nguyễn Vi
Khải , AHLLVT Lê Mã Lương … và nhiều vị tiền bối khác.
Thảo
luận nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gac Ma 1988 và cuốn
sách đang gây bão dư luận…
Chuyện
tiếp ở cuộc họp, khi đến đoạn này thì một ông dân sự nói to : “Tôi biết người
ra lệnh KHÔNG BẮN làm cả hội trường sững sờ. Nhìn lại thì đó là ông Lê Đăng
Doanh.
Tôi
may ngồi gần nên tôi quay sang nói: Bác kể xem nào. Ông Doanh kể: Hôm ấy tôi với
vai trò là người giúp việc TBT Nguyễn văn Linh – ngồi ngay sau TBT nên tôi theo
dõi hết.
Ông
Nguyễn Cơ Thạch ĐẠP BÀN, NHƯ LÀ GẦM LÊN RUNG CẢ CỬA KÍNH: Ai ra lệnh “KHÔNG BẮN“
thì ông Lê Đức Anh trả lời “TÔI“. Ông Thạch quay sang ông Linh thì ông Linh ngồi
im – không có ý kiến gì.
Có một ai đó chen vào : Họ
đã chuẩn bị cho Thành đô 1990 từ lúc này”.
Với
an ninh của đất nước thì việc Lê Mã Lương và đồng bọn xuất bản cuốn sách xuyên
tạc sự thật về Gạc Ma có thể ví như một vụ hoả hoạn, và vụ “cháy nhà này”, theo
Phan Trí Đỉnh, đã lộ ra mặt … Lê Đăng Doanh!
Lê
Đăng Doanh nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương , từng
làm thư ký kinh tế cho văn phòng của các nhà lãnh đạo Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Nguyễn Duy Trinh, là thành viên sáng lập của Viện nghiên cứu Phát triển IDS.
Theo
BBC Việt ngữ, ngày 9.12.2015, Lê Đăng Doanh cùng với 126 người khác, trong đó
có các nhân vật như Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đình Cống, Chu Hảo, Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, Trần Văn Thọ, Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Trung, Phạm Xuân Yêm..., đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ
Chính trị… đề nghị "đổi tên đảng … đổi tên nước … đồng thời
nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên
thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã
hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin".
Như
vậy Lê Đăng Doanh cũng thuộc nhóm “thư ký”, “trợ lý” cho mấy ông “cốp” triều đình
như Tương Lai, Nguyễn Trung, v.v… , những người rất tích cực “phản biện” nhưng
không hiểu vì dốt hay cố tình dốt mà “phản biện” lại thành ra phản bội. Đỉnh điểm
là vụ họ đòi thay đổi hiến pháp của một thể chế mà nhờ nó họ mới có được bổng lộc
và địa vị trong xã hội. Vì thế tôi đã gọi họ là bọn “quan hầu” như bọn quan hoạn
thời phong kiến khi xưa. Nếu vua mà ngu và thất đức là sẽ thành con rối cho bọn
quan hoạn giật dây, lũng đoạn triều chính.
Rất
may VN ta, các vị lãnh đạo chưa có trường hợp nào như vậy, nhưng bọn quan hầu
nói trên không biết vì tham vọng quyền lực chưa thoả hay ảo tưởng về trí tuệ “cố
vấn”, đã dựa hơi “chủ” nhiệm kỳ trước, quấy nhiễu những vị lãnh đạo nhiệm kỳ
sau không ít.
Năm
1988, ta đã coi TQ là kẻ thù, kinh tế lạm phát 800%, đất nước đã ở ngay miệng vực
thẳm, nên các nhà lãnh đạo đã phải xin bình thường quá quan hệ với TQ nhưng
chưa được. Với vụ Gạc Ma, nếu ta nổ súng trước và đánh trả quyết liệt, TQ mạnh
hơn sẽ có cớ lấn chiếm, thử hỏi ta sẽ bị mất bao nhiêu biển đảo? Và nếu ta đối
đầu với TQ đến tận hôm nay, thử hỏi nước ta sẽ ra sao? Nếu Lê Đăng Doanh hiểu vấn
đề thì dù có chứng kiến chuyện ông Nguyễn Cơ Thạch đập bàn, phải hiểu là ông Thạch
sai, còn ông Lê Đức Anh, người từng chỉ huy biết bao chiến dịch, trận đánh lớn
nhỏ, ông trả lời “tôi” là nhận trọng trách của một vị đại tướng Bộ
trưởng Bộ QP, thực hiện mệnh lệnh của Bộ Chính trị, vì những điều lớn lao, sống
còn đối với đất nước, chứ hoàn toàn không phải vì ông hèn nhát. Tiếc là Lê Đăng
Doanh cũng chỉ là một dạng quan hầu, lấy chí tiểu nhân đo lòng quân tử, nên đã
tung tin đó ra với ý xấu để bọn bất lương lợi dụng chống phá đất nước. Và trong
số đó có một ông tướng từng được phong anh hùng, qua những vụ ồn ào vừa qua thì
tên ông ta là Lê Mã Lương đúng là đã thành Lê Bất Lương.
Qua
video
(https://www.youtube.com/watch?v=4mjDNMUvG5I&feature=share),
Đại tá Khuất Biên Hoà nói (tôi ghi lại ý chính):
“Tôi
là đại tá… nhiều năm làm trợ lý cho cụ Đại tướng Lê Đức Anh … lúc
trên mạng nó rộ lên cái cuộc hội thảo mà Lê Mã Lương đứng ra nói hùng hồn cái
chuyện Gạc Ma ấy… rất nhiều cán bộ, rồi mấy người con của bác Lê Đức Anh gọi điện
cho tôi bảo anh Hoà anh có ý kiến… Lê Mã Lương nó nói lung tung… kết tội cả Bộ
Chính trị, cả Bộ trưởng Lê Đức Anh… ý đồ của nó rất là rõ … những việc quan trọng
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phải thông qua Bộ Chính trị … việc này nó
nói là ra lệnh “không được bắn” là nó lên án cả Bộ Chính trị và cụ Lê Đức Anh…
Tôi mới gọi điện cho Lê Mã Lương… bảo “tại sao anh lại nói như vậy?
…” Lê Mã Lương nói kiểu xua đi, kiểu vô trách nhiệm … “Úi giời báo mạng
anh quan tâm làm gì!”… “Không quan tâm sao anh lại giơ mặt
ra đấy? Mà người ta phát đi phát lại … Anh là cấp trung đoàn trưởng
làm sao anh nhận lệnh được của cụ Lê Đức Anh Bộ trưởng mà bây giờ anh bịa ra
nói như thế? … Rồi anh lại lấy cái lời của một ông đã chết. Ai mà dựng ông đã
chết lên mà hỏi được? … Anh nói một cách vô căn cứ là vô trách nhiệm … Xong (Lê
Mã Lương) lại bảo “thôi thôi anh ơi báo mạng vớ vẩn không quan tâm nữa”… “Không
được… anh phải chịu trách nhiệm , nếu mà anh còn cù nhầy như thế nhá … tôi ra Bộ
Quốc phòng… tôi đề nghị thanh tra cái vấn đề Điện Biên... để xem Lê Mã Lương chấm
mút, ăn ở đấy bao nhiêu?… Tôi sẽ đi đến cùng đấy … Nếu đúng như dự đoán của tôi
… Tôi đề nghị tước danh hiệu anh hùng… khai trừ Đảng… hạ cấp quân
hàm … Nó (Lê Mã Lương) gạt đi “thôi thôi được rồi”. Không ngờ vừa rồi hắn vẫn
quyết liệt, hắn làm cái cuốn sách … Nếu có định đăng vấn đề này cử một phóng
viên giỏi đến đây, chú cùng với nó làm một bài cho ra ngô ra khoai, chứ thằng
cha Lê Mã Lương, đằng sau nó chắc là có ai đó móc nối cho tiền nó, nó đứng ra
nó phản lại cả quân đội, cả dân tộc này là không được…”
***
Lê
Mã Lương từng không phải nổi tiếng mà là rất nổi tiếng với câu nói “Cuộc đời đẹp
nhất là ở trận tuyến đánh quân thù”, từng trở thành hình tượng trong thơ, văn
và phim ảnh.
Khi
chúng ta mất nước, nước ngoài đã mang chiến tranh đến cho chúng ta thì hành động
đánh quân thù đúng là hành động, nhưng cần nói cho chính xác hơn Lê Mã Lương từng
nói là, “hành động có ý nghĩa cao đẹp nhất”!
Nhưng
thực tế chiến tranh là tàn khốc, là máu chảy đầu rơi, là tốn người hao của, nên
những người có trọng trách đối với mỗi quốc gia có lương tri, khi đất nước đang
thanh bình mà có nguy cơ chiến tranh, đều phải tìm mọi cách để làm sao tránh được
chiến tranh mà vẫn bảo toàn được lợi ích của đất nước. Cách ứng xử của các nhà
lãnh đạo nước ta đối với Trung Quốc hôm nay là như thế. Và thế mới khó! Còn sĩ
diện hão, hung hăng, hiếu chiến trong những ngày hôm nay, lại đẩy đất nước đến
chỗ xương tan, thịt nát thì là “thằng khùng” chứ không phải là anh hùng như Lê
Mã Lương khi xưa.
Los
Angeles
5-8-2018
ĐÔNG
LA