Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

CHUYệN NGUYỄN QUANG THIỀU BÊNH VỰC HỒ DUY HẢI

ĐÔNG LA
CHUYệN NGUYỄN QUANG THIỀU BÊNH VỰC HỒ DUY HẢI

Tôi đã viết và lại xoá hai bài về hai ông thuộc HNV VN là Hoàng Quốc Hải và TĐK viết về vụ HDH. Tôi không giải thích, chắc thiên hạ xì xèo quá nên mí mắt giật quá trời! Hôm nay thấy lại có thêm một ông nhà văn nữa là Nguyễn Quang Thiều, cũng Phó Chủ tịch HNV như TĐK, lên tiếng về vụ HDH. 



Tôi biết vì thấy một trang có bài viết Nguyễn Xuân Diện ca ngợi Trần Đăng Khoa, Hoàng Quốc Hải và Nguyễn Quang Thiều bênh vực Hồ Duy Hải để xỏ xiên Hội Nhà Văn VN. Vậy thật không may cho Khoa và Thiều, vì nếu còn muốn “Phấn đấu” tiếp lại được ca ngợi bởi một thằng mà tôi từng gọi là “TS háng lợn”, thuộc hàng chuyên gia quấy rối, luôn kiếm cớ bu vào mọi chuyện có vấn đề để xuyên tạc, chống quá chính quyền, thì chẳng khác gì Khoa và Thiều đã bị đưa vào sổ đen!
Hôm nay tôi lại viết tiếp nên sẽ giải thích chuyện tôi cứ viết viết rồi lại xoá xoá. Chuyện tôi viết vì không viết không chịu nổi bởi dư luận nhiều đứa ngu quá. Còn tôi xoá vì tôi không muốn làm quan toà kết tội chết cho ai cả, chứ hoàn toàn không phải xoá vì tôi viết sai về TĐK và Hoàng Quốc Hải. Trần Đăng Khoa viết: “Những người tàn phá nền tư pháp và tàn phá cả thể chế của chúng ta thì truy bức Hải đến cùng để giết cho bằng được một người dân không có bằng chứng phạm tội”; rồi “…ông Đỗ Văn Đương … Đúng là ông không nói theo đám đông là tiếng nói của dân mà chỉ nói theo ông chánh án Nguyễn Hòa Bình và những người xét xử quyết bảo vệ kẻ giết người và giết bằng được người không có bằng cứ phạm tội”. Đúng là điếc không sợ súng, chỉ thiểu năng trí tuệ mới viết như thế. Viết vậy Khoa đã cho cả Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Bộ Công An, Toà án Nhân dân tối cao, Viện KSNDTC là “tàn phá nền tư pháp và tàn phá cả thể chế”, bởi đầu năm 2015, thực hiện ý kiến của Chủ tịch nước và Đoàn Giám sát của UBTVQH về việc giải quyết vụ án Hồ Duy Hải, lãnh đạo liên ngành gồm Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC đã thành lập Tổ công tác để xác minh theo yêu cầu, và khi xử giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán tối cao đã dựa vào kết quả xác minh của “tổ công tác” đó để kết án Hải. Như vậy, viết như TĐK là đã cho cả Nhà nước Việt Nam “quyết bảo vệ kẻ giết người và giết bằng được người không có bằng cứ phạm tội”. Nếu pháp luật nghiêm, Ông Trọng, bà Ngân, ông Tô Lâm, ông Bình, ông Đương kiện, Khoa chắc chắn bị tù! Chưa hết, Khoa còn xuyên tạc cơ quan điều tra Long An đánh Hải để ép nhận tội giết hai cô gái, trong khi thực tế Hải đã tự nguyện viết nhận tội và chỉ bị Nguyễn Công Đỉnh đánh sau 2 tháng khi khai về chuyện cướp tài sản.
Còn ý tôi nói chung về vụ Hồ Duy Hải, như đã viết, các quan toà kết tội Hồ Duy Hải là có lý, là đúng luật pháp. Nhưng độc giả cần chú ý, “có lý” vẫn chưa chắc là “hoàn toàn đúng” vì vụ án còn những chuyện chưa rõ ràng. Như dấu vân tay không phải của Hồ Duy Hải trên vết máu ở cần đóng mở vòi nước lavabo; hồ sơ cho vụ án xảy ra đã hơn 10 tiếng mà khám nghiệm vẫn thấy vũng máu chưa đông hết.
***
Còn bài của Nguyễn Quang Thiều về Hồ Duy Hải? Thiều viết thì phải khôn hơn Khoa rất nhiều, nhưng có 8 ý nhỏ thì tôi thấy vẫn có những sai lầm lớn.
Thiều viết: “Trong vụ án Hồ Duy Hải, một số vật chứng quan trọng nhất lại bị thay thế”. Viết vậy Thiều đã bị bọn xuyên tạc chống phá thể chế VN dắt mũi vì thực tế không có chuyện thay thế vật chứng. Việc mua đồ vật về không phải để thay thế vật chứng mà là để hung thủ và nhân chứng định dạng hung khí đã mất để hoàn chỉnh hồ sơ. Còn thực tế vật chứng hung khí là cái thớt, cái ghế là có thật, có ảnh chụp làm chứng; hung khí là con dao cũng có thật, những người dọn dẹp làm chứng.
Thiều viết: “Người nhận tội chưa chắc có tội và ngược lại”. Viết vậy thì đúng về cái chung còn riêng về vụ Hồ Duy Hải là sai, vì Hải nhận tội là tự nguyện, nhiều lần chính Hải khai không bị mớm cung, ép cung và bị cực hình, Hải bảo khai “tùm lum tà la” nhưng khai gì thì thực tế có cái nấy chứng nhận.
Thiều viết: “Vì những yếu tố xét xử không hợp lý cũng như những sai sót trong tố tụng”. Chuyện có sai sót trong tố tụng là đúng nhưng viết xét xử không hợp lý là sai. Kết án một người dựa vào lời tự thú có đầy đủ chứng cớ xác nhận thì hoàn toàn có lý.
Cuối cùng Thiều viết: “Nhân vụ án này lại lẩn thẩn nghĩ tới một số nhà ngoại cảm Việt Nam Họ có thể nói chuyện được với các linh hồn. Vậy sao cơ quan chức năng không “bí mật” trưng dụng họ gọi hồn hai nạn nhân để “tham khảo” trong việc điều tra vụ án”.
Tôi là người đã gặp một số người có khả năng ngoại cảm giỏi nhất VN, đã nhiều lần trực tiếp chứng kiến và còn là đối tượng trải nghiệm khả năng ngoại cảm, từng học và nghiên cứu khoa học tự nhiên, nhưng tôi xác nhận khả năng ngoại cảm là có thật. Vì vậy ý trên của Thiều là có cơ sở. Tất nhiên phải tỉnh tin chứ không mê tin vào ngoại cảm. Nếu các nhà ngoại cảm nói có lý mới tin. Như chuyện cô Vũ Thị Hoà nói với Tướng Nguyễn Ngọc Doanh, các liệt sĩ trong trận đánh Cần Lê bị lính Mỹ ủi xuống một đoạn hào rồi lấp đất, chôn theo các di vật, trong đó có mấy cái bình tông khắc tên liệt sĩ. Tướng Nguyễn Ngọc Doanh đã kinh hoàng khi về Quân đoàn 4 (?) tra cứu danh sách liệt sĩ thì thấy, trận Cần Lê đúng là có tên những liệt sĩ đó. Khi quân đội khai quật với sự chỉ dẫn của cô Hoà đã tìm được mấy cái bình tông khắc đúng tên liệt sĩ như thế. Hơi buồn cười ở chỗ Thiều nói về ngoại cảm vậy nhưng gần đây lại tâm giao toe toét với con Thu Uyên, kẻ vu khống điên cuồng các nhà ngoại cảm chân chính, trong đó ác nhất là nó tìm mọi cách diệt cô Hoà. Tôi còn biết và có lần đã nói thẳng với Thiều là thằng Nguyễn Quyến, một đàn cháu thân tín của Thiều, đã mượn danh ra báo kiếm cơm, đã sai khi đăng những bài đánh cô Vũ Thị Hoà để câu khách.
Thật buồn khi phải viết những dòng này, vì có thời tôi từng viết bênh vực Nguyễn Quang Thiều y như bênh vực cô Vũ Thị Hoà vậy!
8-7-2020
ĐÔNG LA

VÀI CHUYỆN “BÍ SỬ” CỦA TÔI VỚI NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ TRẦN ĐĂNG KHOA


Những người trong giới nhà văn biết quan hệ của tôi với Nguyễn Quang Thiều chắc xì xào ghê lắm khi thấy tôi viết về chuyện Nguyễn Quang Thiều nhận định sai về vụ HDH. Miệng lưỡi người thường đã ghê thì miệng lưỡi bọn nhà văn đểu phải khủng khiếp lắm, chắc chắn chúng sẽ cho tôi là loại người không ra gì, là kẻ phản bội bạn bè. Vì vậy mà hôm nay tôi viết đôi dòng trần tình.
Cả Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà Văn VN, đối với tôi là vô nghĩa nhưng lại giật mình nghĩ, so với các bậc cha chú mà giờ đã được đặt tên đường như Chế Lan Viên, Xuân Diệu… “chúng nó” đã “to” hơn các ông ngày xưa. Cao nhất hình như các ông chỉ được là “trong Ban Thư ký” của Ban Chấp hành Hội Nhà Văn VN. Nói theo ngôn ngữ Đạo Phật, cả Khoa và Thiều đều có duyên nợ với cuộc đời tôi, nhưng Khoa chỉ phất phơ qua đường, còn Thiều thì rất sâu, rất đậm, và rất dài. Nhưng sao hôm nay tôi lại “đánh” Thiều? Như hồi còn thân thiết thì chắc chắn không có chuyện này bởi tôi cũng có tính xấu là không khách quan mà có thiên vị khi đàn đúm với bạn bè.
Thiều là người có tài, đã may mắn thành thanh rất sớm trong văn chương, nhưng ngay từ những ngày đầu gặp tôi, Thiều đã đón tiếp tôi rất trân trọng, thân tình. Hồi ấy, văn chương của Thiều, do ganh ghét, đã bị đánh tơi bời. Vì sự thân tình của Thiều đó, dù Thiều không nhờ, tôi vẫn nai lưng ra “chiến đấu”, bảo vệ Thiều. Bây giờ Thiều và Khoa “cùng mâm” trong ban lãnh đạo HNV VN, không biết đối với nhau như thế nào? Nhưng thực sự, Khoa luôn chê văn chương của Thiều. Về văn, Khoa từng cho Thiều đạo văn khi viết truyện ngắn thành công nhất của Thiều là “Mùa hoa cải bên sông”. Oái oăm ở chỗ, lúc đó chính là lúc Khoa muốn làm quen với tôi, qua bạn bè ở Viện Văn, đã mời tôi đến nhà chơi. Vậy là giữa Thiều và Khoa tôi đã phải chọn một, dù Thiều không nhờ, nhưng bạn bè ở đẳng cấp ấy tôi phải tự biết, tôi đã “đánh” Khoa để bảo vệ Thiều. Thực sự tôi đã có cảm giác như tay phải cầm roi đánh vào tay trái mình vậy. Sau đó tôi đã viết một bài có cài một câu xin lỗi Khoa như thế nào đó, Thiều dậm doạ: “Ông, với một cái đầu như ông thì không được phép xin lỗi thằng Khoa như thế!” Chưa hết, sau chuyện đó rất lâu, xuất hiện Đỗ Hoàng, “kẻ sát thủ thơ Nguyễn Quang Thiều”. Trần Đăng Khoa cũng rất ủng hộ Đỗ Hoàng khi cho thơ Nguyễn Quang Thiều là thứ thơ “Vô lối”, như nấm độc, khi trao giải thơ cho Thiều đã làm chúng bùng phát như mọc sau mưa. Nhưng Đỗ Hoàng vẫn chưa phải nhân vật chính mà Trần Mạnh Hảo mới là người phủ nhận thơ Nguyễn Quang Thiều dữ dội nhất. Trần Mạnh Hảo cho thơ Thiều là thứ thơ “Tây giả cầy nhí nhố”, như “xổ ra từ bản nháp”! Tôi cũng đã hết mình “chiến đấu” bảo vệ thơ Nguyễn Quang Thiều. Ngược lại, từ phía Thiều, Thiều cũng đối xử thân tình với tôi hết nấc, còn nói những câu khiến tôi phải nhớ đời là, quan hệ giữa chúng tôi còn cao hơn cả tình bạn, tức tình anh em. Tôi cứ nghĩ là thật, cảm động lắm, nhưng rồi đến một giai đoạn hình như việc gia nhập HNV VN của tôi như một nhiệm vụ chính trị. Một người trong Ban Chấp hành HNV VN đã vào TPHCM, qua ông bạn là Đại tá Nhà Văn Đỗ Viết Nghiệm, đã gặp, khuyên và chuyển cho tôi một bộ hồ sơ xin gia nhập HNV VN. Theo thủ tục, phải có hai nhà văn giới thiệu, thực sự tôi có thể nhờ rất nhiều người, nhưng tôi nghĩ đến Nguyễn Quang Thiều, tôi muốn giành cho Thiều cái vị trí đặc biệt trong sự kiện quan trọng của cuộc đời tôi. Nhưng rồi tôi đã ngã ngửa khi Thiều không đồng ý. Vốn là người thông minh mà, tôi đã nhận ra ngay thực chất “tình anh em” giữa tôi và Thiều. Tôi nhớ lại, thì ra Thiều chỉ trân trọng tôi nhất là thời Thiều bị công kích nhiều nhất, và khi Thiều chỉ là một biên tập viên, tức nhân viên thường, của báo Văn nghệ. Còn khi Thiều “leo” lên được cái chức Phó Chủ tịch HNV VN, Giám đốc Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn, không còn ai đánh nữa mà chỉ có người nịnh bợ thì hình như Thiều không còn “cần” tôi nữa. Thiều không còn gọi điện thoại, không như xưa, đã gọi rất nhiều. Vậy thì việc gì tôi phải thiên vị Thiều nữa, việc gì tôi phải tìm mọi cách ca ngợi cái hay của Thiều và lờ đi những cái sai? Với sứ mệnh của người cầm bút, tôi đã sai, nên không được phép sai tiếp nữa! Như về cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Thiều đã “hót” như thế này: “đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại”.
Cuốn “Nỗi buồn chiến tranh”, sau khi trao giải thưởng cho nó, Ban Chấp hành HNV VN hồi ấy đã phải viết bản kiểm điểm. Nhưng rồi bọn trở cờ như Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên, Lại Nguyên Ân, v.v… đã lăng xê hết cỡ một cách sai trái và dắt mũi được dư luận cho đến tận hôm nay. Ban lãnh đạo HNV đương nhiệm (có Thiều và Khoa) cũng sai trái khi đã đề nghị xét thưởng Giải thưởng Nhà nước cho “Nỗi buồn chiến tranh”. Tôi đã chống quyết liệt từ trước và liên tục, kết quả đến nay nhà nước không chấp nhận, tức tôi đúng. Biết Nguyễn Quang Thiều đã “hót” về cuốn “Nỗi buồn chiến tranh”: “đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại” từ lâu, tôi rất khó chịu, nhưng lại “há miệng mắc quai”, vì cứ nghĩ Thiều là “người anh em”! Đến nay đã tháo “quai miệng” thì tôi sẽ thoải mái viết. Bảo Ninh hoàn toàn nói ngược khi viết “Nỗi buồn chiến tranh” cho chiến thắng vĩ đại của dân ta trong cuộc chiến chống xâm lược và tay sai, giành lại chủ quyền và thống nhất đất nước, mang lại hoà bình, là “nỗi buồn”. Trong “Nỗi buồn chiến tranh” cũng toàn chuyện ngược đời và xuyên tạc sự thật. Con “lên đường chiến đấu” thì bố dặn một cách “phản động” là đừng ngu, nghe xui dại mà chết vì lý tưởng! Đội quân chiến thắng thì toàn chuyện hiếp dâm dân lành, sex tập thể, hút ma tuý, trốn chạy, chôn sống tù binh, v.v… Chính Bảo Ninh cũng thừa nhận mình viết không đúng sự thật. Vậy Nguyễn Quang Thiều bảo “Nỗi buốn chiến tranh” đã “chạm vào mẫu số chung của nhân loại” thì là mẫu số gì?
10-7-2020
ĐÔNG LA