ĐÔNG LA
VỀ HAI LÁ THƯ CỦA ĐẠI TÁ NHÀ THƠ ĐỖ TRUNG LAI PHẢN ĐỐI NHỮNG TUYÊN BỐ CỦA BCH HỘI NHÀ VĂN VN, VÀ XIN RA KHỎI HỘI NHÀ VĂN VN CỦA ÔNG
Ngày 1 tháng 12 lúc 16:54, Đỗ Trung Lai, một cựu chiến binh, Đại tá Nhà thơ, Hội viên Hội Nhà Văn VN, Hội viên Hội Nhà báo VN, đã đăng trên trang facebook của mình: THƯ NGỎ GỬI BAN CHẤP HÀNH (MỚI) HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM. Trong thư anh nêu rõ nguyên do và mục đích anh ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam. Khi lá thư được đăng lên, Chủ tịch Hội Nhà Văn VN Nguyễn Quang Thiều đã gọi điện cho anh với nội dung mà theo anh “71 tuổi đời, 32 năm quân ngũ, 40 năm viết báo; kể cả bố mẹ mình, chưa ai mắng tôi “Nghe hơi nồi chõ” như vậy cả!” Và, ngày 03 tháng 12 năm 2021 anh đã phải viết: “THƯ NGỎ THỨ HAI”.
***
Hội Nhà Văn Việt Nam đúng nghĩa là hội của những danh nhân Việt Nam, từng có những tên tuổi lừng danh như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Anh Thơ, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, v.v… Được mang danh “Nhà Văn VN” là một vinh dự lớn lao bởi nó là một danh thơm, hàng năm vẫn có hàng ngàn người xếp hàng xin vào nhưng chỉ được kết nạp rất ít. Rất tiếc, trong thực tế, Hội Nhà Văn VN đã dần thoái hoá và những ngày hôm nay, cơ cấu tổ chức mới của Hội, đứng đầu là Nguyễn Quang Thiều, đã tập hợp những người có quan điểm trái luân thường đạo lý, phản thẩm mỹ, phản tiến bộ, nói gọn là phản văn chương, đã lộn ngược tất cả các chuẩn giá trị văn chương, đã lãnh đạo Hội Nhà Văn theo khuynh hướng để rác rưởi, xú uế, độc hại lên ngôi. Có lẽ do nó bốc mùi hôi thối khủng khiếp nên Đại tá Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã không chịu nổi, buộc phải ra khỏi Hội.
Đỗ Trung Lai là tác giả bài thơ tình “Đêm sông Cầu” rất hay, rất nổi tiếng, đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, trong đó bài hát “Tình yêu trên dòng sông quan họ” của Nhạc sĩ Phan Lạc Hoa có lẽ được nhiều người biết nhất, và riêng tôi cũng rất thích nghe. Từ năm 2000, tôi đã viết bài TRÊN CÁNH ĐỒNG KÝ ỨC (sau in vào tập “Biên độ của trí tưởng tượng”) viết về những câu thơ hay và độc đáo tự nhiên neo lại trong ký ức tôi. Trong đó tôi đã viết và đã trích những câu thơ trong bài “Đêm Sông Cầu” của anh Đỗ Trung Lai, người mà đến tận giờ tôi chưa gặp mặt:
“… bằng một ẩn dụ, con mắt thi sĩ của Đỗ Trung Lai đã thấy những hạt nước rơi từ lưới chiếc vó bè như những chùm sao lung linh:
Tiếng một con tôm búng nước
Vó bè ai cất sau lưng
Sao trời lọt qua mắt lưới
Rơi đầy xuống cả mặt sông”
Có lẽ do là một tác giả viết những câu thơ lung linh như vậy, Đỗ Trung Lai đã không thể tiếp tục ở lại cái Hội mà người lãnh đạo là Nguyễn Quang Thiều cũng viết về lưới như anh, nhưng không phải là lưới để lọt qua những chùm sao lung linh mà là lưới xã hội VN giam hãm những người phụ nữ “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” một cách quái dị như thế này:
“Những người đàn bà thụ thai suốt mùa đông cùng gió lạnh
Rồi ngồi khóc sự hiện hình của mình trong đáy lưới
Lấy khăn vuông bọc những ổ trứng ung không thể nở…”
Và làm sao Đỗ Trung Lai có thể chấp nhận cái sự “đổi mới” thơ như thế này của Nguyễn Quang Thiều:
“Ngáp ngủ đã đêm qua.
Chửi tục đã đêm qua.
Gạ gẫm làm tình đã đêm qua.
Âm hộ đã đêm qua.
Dương vật đã đêm qua...”.
Đỗ Trung Lai cũng không thể chấp nhận Nguyễn Quang Thiều chọn một người làm Chủ tịch Hội đồng thơ HNV VN như Inrasara, mà theo Nhà Văn Trúc Phương:
“Tôi xin phép được trích và đăng lên trang FB của tôi mấy đoạn thơ được bình và được tuyển từ nhà thơ Inrasara, in trong tập sách có tên THƠ NỮ... INRASARA - chủ soái của thơ ca Hậu Hiện Đại, chủ Tịch Hội Đồng Thơ Việt Nam, cùng nhóm lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam với Nguyễn Quang Thiều:
“Bố con biết tự sướng thân,
vác cặc đi đụ tứ phương thiên hạ
Còn lồn mẹ, cứ ủ kín để dành hiến dâng bố con
Đêm động phòng”;
“...Con gái tuổi trăng rằm
Ba lần bị
Chín giống đực xịt tới tấp tinh khí vào âm hộ-hậu môn-mắt-mũi-miệng-tóc-tai-bụng-đùi-ngực...”
***
Trong một bài tâm sự, Đỗ Trung Lai cho biết, bài “Đêm Sông Cầu” anh viết tặng người yêu. Anh kể: “Tháng Chạp năm ấy, tôi nhận tin dữ: người con gái tôi yêu bị tai nạn ô tô … bác sĩ cho biết, nàng bị chấn động sọ não, gãy vụn xương đòn phải, mẻ côn quay tay phải và rạn xương chậu phải… Nàng vừa tỉnh… Tôi bảo: “Em đừng khóc! Ra viện, nếu em thành thương binh nặng, ta cũng sẽ cưới nhau ngay”… Mồng hai Tết năm ấy, theo kế hoạch, chúng tôi sẽ làm lễ cưới”.
Một người nặng tình, nặng nghĩa, nhân hậu, chung thuỷ như Đỗ Trung Lai tất không thể chấp nhận những kẻ điêu trá, cơ hội, lật mặt, phản bội như Nguyễn Quang Thiều. Với tư duy khoa học, lý tính của một người từng học Sư phạm Lý, giống như tôi, Đỗ Trung Lai dễ dàng nhận ra những lời phi lý, sai trái, ba hoa của Nguyễn Quang Thiều.
Trong lá thư thứ nhất, anh viết:
“Sau Đại hội Hội Nhà văn vừa rồi, tôi nghe các anh các chị tuyên bố, Đại hội này đã đánh dấu “một cuộc chuyển giao thế hệ thành công chưa từng có”! Nhưng theo anh, thế hệ được chuyển giao “vốn đã nằm mấy khóa trong BCH cũ! Vì suốt mấy khóa trước, tôi thường thấy các anh chị trong BCH mới bây giờ, vẫn luôn “thống nhất”, “vâng dạ” với “bác” Thỉnh và “bác” Huân mà!” Trong lá thư thứ hai, anh viết: “Thế thì suốt 10 năm qua, các anh chị “Ngậm miệng ăn tiền”, “Náu mình chờ thời” ư? (Hình như tiếng Việt có một cách nói ngắn hơn : “Cơ hội”?). Nếu nhóm anh Thỉnh, anh Huân có gì sai dọc 10 năm ấy, các anh phải đấu tranh chứ, sao lại làm thế? Trách nhiệm để đâu, tiết tháo để đâu trong 10 năm ấy? Bây giờ các anh chị phủi tay, để các anh chị “mới”, còn các “bác” kia “cũ”!”
Còn tôi thấy thật tội nghiệp cho anh Hữu Thỉnh, chỉ thấy được Thiều “vâng”, “dạ”, còn viết bài ca ngợi thơ của thuộc cấp trung thành nữa chứ. Hữu Thỉnh không thể biết cái lần, trước cả anh Trúc Phương, tôi đã viết về cái chuyện Thiều bỏ sinh hoạt Đảng, Thiều đã gọi điện hỏi tôi: “Có phải thằng Thỉnh nói cho ông biết chuyện này không?” Về cái khao khát giành ghế Chủ tịch Hội Nhà Văn VN của Hữu Thỉnh, Thiều nói với tôi: “Liệu ông Hữu Thỉnh có 14 năm để đấu với tôi không?” Về phương pháp, Thiều nói: “Tôi sẽ làm theo cách Phạm Xuân Nguyên ở Hội Nhà Văn HN”. Hồi đó tôi vẫn hoàn toàn ủng hộ Thiều, vì chuyện ham quyền chức cũng là lẽ thường tình. Tôi luôn nghĩ Thiều viết và nói nhiều sai trái chỉ là diễn để lấy lòng đám đông, để khi nắm được quyền rồi, sẽ lãnh đạo HNV đổi mới đích thực, hướng về phía tiến bộ, văn minh. Nhưng đến nay tôi, một người mà Vũ Quần Phương từng đùa rằng “ngồi bên Đông La tý để lây chút thông minh” thấy mình thật là ngu trước sự gian xảo của Nguyễn Quang Thiều!
Đỗ Trung Lai đã kết lá thư thứ nhất như thế này:
“Nghe “Tuyên bố” của BCH mới và nội suy một chút, tôi thấy Hội càng ngày càng không nhiều tính “Nghề nghiệp”… mà càng ngày càng giống với cái “Sàn chứng khoán Chính trị - Xã hội”!
Vì những việc vừa nói, lại bằng sự hiểu biết riêng của mình trong nhiều năm qua đối với khá nhiều cá nhân trong BCH mới, tôi thấy thật ra, Hội không còn sứ mệnh văn chương nào, mà chỉ còn là nơi của những “cái tôi” trong các anh các chị và do đó, tôi không còn thấy mình đủ tự trọng để thừa nhận các anh chị là người lãnh đạo của mình!
Vậy tôi xin các anh các chị coi bức thư này là lá đơn ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam của tôi!”
***
Đỗ Trung Lai cho biết:
“Ngay sau khi tôi công bố bức “Thư ngỏ” thứ nhất trên mạng xã hội, anh Nguyễn Quang Thiều gọi điện cho tôi. Anh ấy nói với tôi hai ý chính:
- Em và Trần Đăng Khoa kính trọng bác thế, mà giờ bác phá chúng em!”
Như vậy, Nguyễn Quang Thiều đã bộc lộ sự luồn lách tiến thân của mình bằng cách ứng xử chứ không phải bằng việc làm. Nhưng Đỗ Trung Lai thể hiện mình là bậc sĩ phu, hành động vì việc chung lớn lao chứ không phải vì quan hệ cá nhân, băng nhóm:
“Tôi nói, việc ngày thường giữa tôi với chú và chú Khoa là việc riêng. Việc Hội, tức là việc nước, to hơn việc riêng nhiều! Tôi không đừng được”.
Nguyễn Quang Thiều tiếp: “Em và BCH mới có ai nói gì về việc “chuyển giao”, “bàn giao” đâu!” và
chụp ảnh anh Võ Văn Thưởng đang phát biểu trên diễn đàn Hội Nhà văn gởi và nói với anh Đỗ Trung Lai là: “người nói “chuyển giao”, “bàn giao” là anh Thưởng chứ không phải BCH Hội Nhà văn!”
Với tư duy khoa học, Anh Đỗ Trung Lai đã trích dẫn một loạt lời Nguyễn Quang Thiều trên các báo để chứng tỏ sự lấp liếm, hèn hạ, nói mà không dám nhận của Thiều.
Còn ông Võ Văn Thưởng phát biểu với tư cách lãnh đạo chỉ đạo, và ý chính của ông không phải là ca ngợi “sự chuyển giao thế hệ” mà là “mong muốn ban lãnh đạo HNV mới thực hiện thành công các nhiệm vụ về xây dựng, phát triển văn hoá và con người VN”.
Có điều, ông Võ Văn Thưởng không biết Nguyễn Quang Thiều từng viết cho “cố hương” của mình lạc đường trong “cánh rừng” thể chế chính trị “đầy quỷ”: “Cố hương buồn rã cánh/ Cố hương mê mẫn và lạc đường/ Trong những cánh rừng đầy quỷ”, nên ông Võ Văn Thưởng không biết thực sự Thiều làm tất cả chỉ để đón gió trở cờ, mong danh lợi từ những thế lực chống chế độ VN ở nước ngoài. Thiều thực sự hoàn toàn không muốn HNV VN hoàn thành được nhiệm vụ như ông Võ Văn Thưởng mong muốn, mà hiện tại như viết ở trên, Nguyễn Quang Thiều, đã tập hợp những người có quan điểm trái luân thường đạo lý, phản thẩm mỹ, phản tiến bộ, nói gọn là phản văn chương, đã lộn ngược tất cả các chuẩn giá trị văn chương, đã lãnh đạo Hội Nhà Văn theo khuynh hướng để rác rưởi, xú uế, độc hại lên ngôi!
4-12-2021
ĐÔNG LA