Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022

SỰ HIỂU SAI VÀ TAI HOẠ CỦA SỰ LỢI DỤNG SỰ HIỂU SAI VỀ TRIẾT HỌC MÁC

 SỰ HIỂU SAI VÀ TAI HOẠ CỦA SỰ LỢI DỤNG SỰ HIỂU SAI VỀ TRIẾT HỌC MÁC

Sự kiện Thiều “bắt tay” làm lành với Hảo, người chê thơ mình mấy chục năm, chứng tỏ Thiều làm mọi cách để giữ ghế, đích thực là một tín đồ của Chủ nghĩa Thực dụng, cái gì có lợi cho ta cái đó là chân lý, điều mà Đặng Tiểu Bình đã nói một cách dân giã "Bất kể mèo vàng hay mèo đen, phương pháp nào có lợi thì áp dụng”. Câu nói này có nguồn gốc từ Liêu trai chí dị: “Hoàng li hắc li, đắc thử giả hùng” (Bất kể mèo vàng mèo đen, bắt được chuột là tốt”, về sau “mèo vàng” biến thành “mèo trắng” và câu nói đã trở thành nổi tiếng trên toàn thế giới. Như vậy, Đặng Tiểu Bình chính là tiền bối triết học của Thiều, cũng chính là kẻ chủ mưu, kẻ thù lớn nhất của dân Việt Nam trong cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Biên giới Việt Nam 1979, chứ không phải như Thiều viết bậy bạ trong một bài thơ cho cuộc chiến đó do nước ta có những kẻ phản bội. Nói chuyện đúng sai với một tín đồ của Chủ nghĩa Thực dụng như Thiều thì đúng là “nói với đầu gối còn hơn”, nhưng hiểu thế nào về triết học lại là một điều vô cùng quan trọng. Chính hiểu sai về Triết học Mác, về Chủ nghĩa Cộng sản, rồi lợi dụng điều đó, sau Đại chiến Thế giới thứ II, thế giới đã chia phe trong cuộc Chiến tranh Lạnh, và Việt Nam ta, tệ nhất, đã trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh nóng do Mỹ thế chân Pháp xâm lược Việt Nam theo Thuyết Domino của Tổng thống Eisenhower nhằm ngăn chặn sự phát triển của Chủ nghĩa Cộng sản tại châu Á.

Cuộc chiến tranh Việt Nam mà Mỹ đã làm mọi cách, kể cả dùng B52 ném bom trải thảm Thủ đô Hà Nội, nhưng vẫn thất bại cay đắng. McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, "kiến trúc sư trưởng" của Chiến tranh Việt Nam, đã phải thú nhận: “Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp”, ông đã viết thành sách: “Chúng ta đã không nhận ra rằng cả nhân dân lẫn lãnh đạo của chúng ta đều không sáng suốt”; “Chúng ta không có quyền tối cao để định hình mọi dân tộc theo hình ảnh của chính chúng ta, hoặc theo hình ảnh mà chúng ta chọn”. Maxwell Taylor, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại VNCH đã nói “Tất cả chúng ta đều có phần trong đó (thất bại của Mỹ ở Việt Nam), và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Không hề có một anh hùng nào mà toàn những kẻ ngu xuẩn. Chính tôi cũng nằm trong số đó”. (We all have a share in it, and none of it is good. There are no heroes, just bums. I include myself in that). Còn phía VNCH, Nguyễn Văn Thiệu, trong diễn văn từ chức 4-1975, đã chửi thẳng Mỹ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo".
Như vậy, cuộc chiến ở VN tất cả đã rõ ràng, hai nước Việt-Mỹ cũng đã khép lại quá khứ, vượt qua khác biệt, tiến tới tương lai, vì lợi ích song phương. Mấy TT Mỹ đã thăm VN, các chủ tịch nước VN, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã được Mỹ tiếp đón tại Nhà Trắng. Nhiều cựu binh Mỹ đã trở lại chiến trường xưa, mảnh đất hình chữ S, đúng như câu thơ mà Nhà thơ Đông La đã viết: “Một đất nước đến những người từng là kẻ thù cũng đem lòng yêu mến”. Riêng tôi, Nhà thơ Đông La, cũng đã ngao du khắp các trung tâm của nước Mỹ.
Vậy mà thật là kỳ quái ở chỗ, “Bên thắng cuộc” lại xuất hiện không ít những kẻ cơ hội, do đủ thứ tham vọng, đã “đón gió, trở cờ”, muốn “chiêu hồi bên thua cuộc”, trong đó có “đôi bạn mới thân nhau” Nguyễn Quang Thiều-Trần Mạnh Hảo. Bằng nhiều cách thể hiện, từ sáng tác cho đến các kiểu thể hiện quan điểm, chúng tỏ lòng sám hối khi Việt Nam đánh Mỹ, chúng không vui mà buồn khi Việt Nam thắng Mỹ. Chúng như muốn lấy lại danh dự cho Mỹ, muốn lấy lại chính nghĩa cho VNCH, vậy phải chăng chúng muốn Việt Nam lại có chiến tranh? Mà chiến tranh xảy ra thì vô cùng khốn nạn, cả “ta”, cả “địch” đều khốn nạn tất, gia đình tôi cũng khốn nạn, chính vì thế mà tôi dù không Đảng viên, không công chức, từ vài chục năm nay đã viết như điên chống lại bọn trí thức lưu manh, bọn phản trắc, bọn muốn đất nước lại có tai hoạ đó. Chúng đã không phê phán, góp ý, phản biện những gì còn yếu kém của thể chế mang tính xây dựng, mà luôn kiếm cớ, phóng đại, xuyên tạc những mặt còn yếu kém của xã hội VN, chống lại lịch sử cách mạng, chống lại tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến, chống lại cả nền tảng tư tưởng của chế độ, chống lại Triết học Mác.
Hôm nay tôi muốn làm rõ hơn chút bài trước, về chuyện Trần Mạnh Hảo chửi Các Mác.
***
GS Trần Chung Ngọc, một Việt kiều Mỹ, cựu sỹ quan Ngụy, bạn đồng khoá với Nguyễn Cao Kỳ, nhưng với tư duy khách quan của một GS Vật lý và cái tâm phá chấp của một Phật tử, đã viết TMH “phê bình láo lếu về Marx”, là “ngu xuẩn và ngô nghê”; “chuyện phê bình triết học không phải là chuyện để cho những người có trình độ như Trần Mạnh Hảo có thể tùy tiện viết bậy”!Ðỗ Minh Tuấn đã vẽ nên chân dung Trần Mạnh Hảo là “một tín đồ công giáo đã bỏ đạo theo Ðảng, sau đó bỏ Đảng theo hải ngoại, rồi lại bỏ hải ngoại trở về theo cách mạng, bây giờ lại bỏ Ðảng để hùa theo phong trào dân chủ”. Vì thế, TMH vốn có một thời kỳ dài “yêu Mác”, hay lấy Triết học Mác ra “đánh” người ta, dù không hề hiểu bản chất các khái niệm. TMH quy cho GS Lê Ngọc Trà là: “duy vật chủ quan”. Điều này rất buồn cười vì Triết học Mác không có khái niệm “duy vật chủ quan”. Chủ nghĩa Duy vật coi vật chất là bản nguyên sinh ra tất cả thì làm sao còn có loại tinh thần “chủ quan” nào sinh ra nó nữa?! TMH cũng dõng dạc: “Chúng ta đều biết, văn học là hình thái ý thức xã hội. Mà ý thức, theo quan điểm duy vật biện chứng là hình thức phản ánh cao cấp nhất của con người”; rồi: “Phản ánh luận Mác-xít của Lê-nin đã chỉ ra rằng con người không thể nhận thức được thế giới khách quan nếu không thông qua con đường phản ánh”, v.v… từ đó TMH đã quy kết Lê Ngọc Trà “rơi vào duy tâm chủ quan”. Đọc lại những dòng này không sao mà nín cười được, bởi như vậy có khác gì ông Hảo năm 1998 đã vả gãy hết răng, thậm chí đập vỡ sọ ông Hảo theo kiểu “cộng sản” Pôn Pốt khi “góp ý cho Đại hội Đảng lần thứ X”, 2006, đã ngông cuồng vận động: “chúng tôi (Trần Mạnh Hảo) kêu gọi tất cả những nhà khoa học trong ngành khoa học nhân văn (người Việt Nam) ở trong nước và nước ngoài... hãy vì dân tộc đau thương, bi thảm và nước Việt buồn của chúng ta mà bỏ qua sĩ diện không thèm đối thoại với “nhà cầm quyền Hà Nội độc tài, độc quyền chân lý…” đặng cùng nhau lên tiếng, xem rằng: chủ nghĩa Marx rốt cục LÀ PHÚC HAY HỌA CỦA DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI”!Cụ thể, TMH đã phê phán Các Mác: “Cái sai lớn nhất của Mác... biến học thuyết “đấu tranh sinh tồn” của Darwin thành học thuyết “đấu tranh giai cấp”.
Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn cho các điều kiện sống chính là tác nhân chọn lọc, những cá thể biến dị thích nghi sẽ tồn tại. Như vậy TMH đã nói ngược. Không phải Mác mà chính những người theo thuyết Đác-uyn xã hội coi đấu tranh sinh tồn là động lực của phát triển, cho kẻ mạnh sẽ tồn tại, kẻ yếu sẽ chết, chính là mầm mống của sự phân biệt chủng tộc, tư tưởng phát-xít. Còn học thuyết của Mác lại đứng về phía những “kẻ yếu”, tức những người bị nô dịch, bị bóc lột. Động lực phát triển xã hội theo Mác là đấu tranh giai cấp, mà nguyên nhân của đấu tranh giai cấp không phải do mạnh yếu mà do sự thống trị, sự nô dịch, sự bất hợp lý trong hưởng thụ thành quả lao động. Đó là thực tiễn, chưa có Mác, xã hội loài người đã có đấu tranh giai cấp rồi. Ngay thời hiện tại, tại nước Mỹ vẫn xảy ra phong trào biểu tình “Chiếm Phố Wall” chống lại cái cơ chế xã hội “của 1%, do 1% và vì 1%”, cái “hệ thống được dựng lên để 1% những người giàu nhất nhận 40% chiếc bánh”. Bill Gate, một trong vài người giàu nhất thế giới cũng thấy tính bất hợp lý của CNTB, đã viết: “Phúc lợi không giành cho tất cả mọi người… CNTB đã gây dựng và phát triển lợi ích bản thân theo chiều hướng không những có lợi mà còn có khả năng duy trì cho tương lai, nhưng chỉ giành cho những cá nhân có khả năng thanh toán”.
TMH đã rất dốt khi đồng nhất khái niệm “chế độ tư hữu” với “tính tư hữu”, một đằng chỉ hình thái kinh tế - xã hội, một đằng chỉ về bản tính con người. Vậy mà từ cách hiểu đó TMH dám kết án Mác một cách rất hung hãn như: “Việc chủ trương xóa bỏ triệt để tính tư hữu con người của Marx là hành vi xóa bỏ chính con người, chống lại nhân loại phản động vô cùng tận của học thuyết Marx”.
Chỉ là một kẻ ngông cuồng, vĩ cuồng mới dám viết bậy bạ như vậy. Bởi với Mác, một người mà đến những người có tư tưởng đối lập với ông cũng có những người phải vị nể. Trên nước Đức, quê hương ông, tên ông vẫn được vinh danh trên các đại lộ:
Karl-Marx-Allee, Berlin; Karl-Marx-Allee, 15320 Neuhardenberg, BB; Karl-Marx-Allee, 19061 Schwerin, MV; Karl-Marx-Allee, 52066 Aachen, Koln, NRW; Karl-Marx-Allee, 07747 Jena, TH; Karl-Marx-Allee, Chorweiler 50769 Koln, NRW; Karl-Marx-Allee, 07548 Gera, TH; Karl-Marx-Allee, Zerpenschleuse 16348 Wandlitz, BB.
Có vậy bởi trong những cuộc bình chọn nhà tư tưởng, có cuộc ở ngay trên nước Đức, bình chọn 100 nhân vật vĩ đại nhất lịch sử Đức, Marx đứng thứ 3, chỉ sau Konrad Adenauer (thủ tướng Tây Đức giai đoạn 1949-1963) và Martin Luther, người sáng lập ra đạo Tin Lành. Theo Barbara Supp, Marian Blasberg và Klaus Brinkbäumer, trong bài Con lật đật: “Theo thăm dò dư luận mới đây của tạp chí Đức Der Spiegel, cụ được dân chuộng một cách đáng ngạc nhiên, mà không phải chỉ ở Đông Đức: 50 phần trăm dân Tây Đức nói rằng sự phê phán chủ nghĩa tư bản của Karl Marx “ngày nay vẫn mang ý nghĩa của nó”. Thậm chí 56 phần trăm thấy rằng chủ nghĩa xã hội là “một tư tưởng hay nhưng được thực hành tồi” - trong giới trẻ, sự đồng tình còn cao hơn nữa”. (http://www. talawas.Org).
Năm 1999, Đại học Cambridge (Anh) công bố bình chọn nhà tư tưởng số một thiên niên kỷ, kết quả là Marx đứng đầu, còn Einstein, nhà khoa học lớn đứng thứ hai. Năm 2005, với câu hỏi tương tự, 27.9% thính giả của BBC đã chọn Marx là nhà tư tưởng đứng đầu, David Hume, nhà triết học Scotland đứng thứ hai chỉ đạt 12,6% số phiếu.
Nhà tỷ phú đầu cơ chứng khoán George Soros viết: “Marx và Engels đã cho một phân tích rất tốt về hệ thống tư bản cách đây 150 năm” (Marx and Engels gave a very good analysis of the capitalist system 150 years ago); John Cassidy (tờ The New Yorker) cho rằng các nhà kinh tế đang “bước theo dấu chân của Marx mà họ không biết” (without realising that they are walking in Marx's footsteps). Franz Müntefering, Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Đức: “Tại sao một ông chủ ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ lại để người ta trích lời mình rằng “Marx có cái nhìn chính xác nhất về chủ nghĩa tư bản”, và “càng hoạt động lâu ở Wall Street thì tôi càng đoán chắc rằng Marx có lý”.
Như vậy, có rất nhiều học giả ở cả hai phe XHCN và TBCN đã công nhận sự phân tích của Marx về CNTB là đúng và thực tế cũng đã chứng tỏ như vậy. Vậy mà ở VN ta có “nhà đại phê bình”, đúng hơn là “nhà phê bình đại” TMH viết về Các Mác như thế này: “sai lầm chết người rất vĩ đại”; “thậm ngu dốt”; “thô thiển và ngu ngốc”; “liều lĩnh nhất trong những người nói liều lĩnh”; “một sự tối ngu dốt”; v.v…
***
Một người như vậy lại được Nguyễn Quang Thiều, đương kim Chủ tịch, Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn Việt Nam “bắt tay” làm lành, đơn giản là vì cả nhân cách, cả tài năng và trình độ của hai con người này tệ hại và dốt ngang nhau.
12-8-2022
ĐÔNG LA