Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

HỒN THIÊNG VÕ THỊ SÁU-TUYÊN TRUYỀN HAY SỰ THẬT

HỒN THIÊNG VÕ THỊ SÁU-TUYÊN TRUYỀN HAY SỰ THẬT



Hôm nay tôi sẽ đăng lại bài để bạn đọc hiểu rõ hơn chút sự hiển linh của nữ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu để thấy bọn Nguyễn Duy, Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc điếc không sợ súng như thế nào?
15-3-2023
ĐÔNG LA
Ngày 3 - 3 - 2017, tại quán café Sỏi Đá đường Ngô Thời Nhiệm, Quận III, TPHCM, Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập (một hành động phạm pháp) tụ họp để phát “giải thưởng Văn Việt lần thứ hai”. Nguyễn Quang A là người chi tiền, kiêm việc quay phim và dẫn chuyện cho Nguyễn Duy diễn trò. Nguyên Ngọc cũng có mặt đã động viên: “Năm sau chúng ta sẽ trao giải thưởng tại Hội trường Dinh Thống Nhất”! Sau đó, Bọn họ chuyển sang trò diễu cợt nữ Anh hùng Liệt sỹ Võ Thị Sáu!
Sau khi Liên Xô tan vỡ 1991, những anh hùng chống phát xít cũng đã bị diễu cợt, như anh hùng Dôia bị cho là điên. Phan Huy Lê là người đầu tiên đã bắt chước, muốn hạ bệ tượng đài Lê Văn Tám. Ông ta cho rằng “Nhân vật Lê Văn Tám là hoàn toàn không có thật!” Tiếp theo, bọn xuyên tạc đã bịa ra câu chuyện Võ Thị Sáu bị “khùng”, đã bị cộng sản lợi dụng “diệt ác phá tề”, bị bắt chịu án tử hình mà trong ngục vẫn luôn miệng hát, và khi ra pháp trường vẫn hái hoa cài lên mái tóc…!
Việc giành lại chủ quyền đất nước là một công cuộc chính nghĩa thiêng liêng. Giả sử hình tượng Võ Thị Sáu có là hư cấu thì việc tuyên truyền với mục đích cao cả cũng hoàn toàn là chính đáng. Chỉ có những kẻ mất nhân tính mới mang những điều chính đáng ra bỡn cợt!
***
Có điều nhân vật Võ Thị Sáu không phải là hư cấu mà là sự thật. Sau khi chị bị quân Pháp tử hình mới 19 tuổi, đã xuất hiện nhiều hiện tượng tâm linh với những nhân chứng sống. Từ đó mới có sự tôn kính chị. Những kẻ phá mộ chị đã, hoặc bị chết “bất đắt kỳ tử”, hoặc bị khùng điên! Từ đó mà ở Côn Đảo đã xuất hiện lời thề: “Có cô Sáu chứng giám”.
Một độc giả đã gởi cho tôi bài của nhà báo Ngô Quỳnh Lan, in ở sách "Một thời làm báo" của Các Nhà Báo Cao Tuổi Tại TP. HCM, NXB Thanh Niên năm 2011, kể một câu chuyện huyền diệu liên quan đến chị Võ Thị Sáu.


Ngày 30-4-1998, huyện Côn Đảo là nơi đầu tiên tổ chức lễ dâng hương tại Côn Đảo. Chị Ngô Quỳnh Lan đã cùng phóng viên của VTV ra Côn Đảo quay buổi lễ. Chiều đó, mọi người được phổ biến là phải thắp nhang hết cho các mộ. Vậy là chị cứ lom khom thắp nhang, rồi bị cả đoàn bỏ rơi giữa đêm nghĩa trang mênh mông lúc nào mà không hay. Chị đã sợ hết hồn vì chẳng biết hướng đi ra cổng. Chị liền chắp hai tay vái lạy, khấn “Chú Lê Hồng Phong, cô Sáu và các ông, bà, cô chú liệt sĩ linh thiêng phù hộ cho con tìm được đường ra khỏi nghĩa trang…” Vừa dứt lời thì tự nhiên chị nhìn thấy từ dưới đất một tia lửa nhỏ phụt lên, rồi bay chầm chậm, dẫn đường cho chị ra khỏi được nghĩa trang.
***
Về ngôi mộ chị Võ Thị Sáu. Do cảm phục người con gái anh hùng, người ta cứ đắp mộ, đúc bia cho chị dù những tên chúa đảo nhiều lần lệnh cho lính đập nát bia và san bằng ngôi mộ. Chỉ một tấm sau cùng phía trước bên phải ngôi mộ chị tồn tại được bởi vì có ngày giải phóng.
Cũng phía trước, phía trái ngôi mộ chị Sáu, có một tấm bia chuyên chở một câu chuyện độc đáo. Một đôi vợ chồng mà người chồng là Tỉnh trưởng Côn Đảo, ông Tăng Tư, tức là người ở phía đối địch với chị Sáu:
Vì lòng cảm phục chị, họ đã bất chấp hậu họa, đã làm một tấm bia với hàng chữ “Liệt nữ Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại Bà Rịa, mất ngày 23/1/1952” từ Sài Gòn mang ra Côn Đảo, nửa đêm bí mật dựng tại mộ chị:


***
Một người là kẻ địch như Tỉnh trưởng Côn đảo Tăng Tư trước đây còn tin tưởng và tôn kính hồn thiêng chị Võ Thị Sáu, vậy mà những ngày hôm nay Nguyễn Quang A, Nguyễn Duy, Nguyên Ngọc… những kẻ đã giầu có, thành danh, được hưởng cuộc sống thanh bình, lại bầy trò bôi bẩn bình tượng chị, hàm ý cho việc tuyên truyền của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp là ba xạo.
Với Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy làm vậy chẳng khác gì tự vả vào mồm mình.
Việt Nam, một nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu, để có được một sức mạnh chiến thắng đã phải biết kết hợp nhiều nguồn sức mạnh, trong đó có sức mạnh của tuyên truyền. Văn chương từng được coi là một trong những mũi chủ công, nhà văn được gọi là những chiến sĩ cầm bút, và trong đội quân trùng điệp ấy có Nguyên Ngọc và Nguyễn Duy.
Nguyên Ngọc thời chiến tranh đã viết những tác phẩm “người tốt, việc tốt”, những tùy bút giọng điệu còn hơn cả hô khẩu hiệu. Còn Nguyễn Duy, khi múa môi chê bai sự tuyên truyền, ông ta đã quên béng, chỉ với những câu thơ cua ốc rơm rạ vụn vặt, nếu không vì tuyên truyền, Nguyễn Duy không thể thành danh.
Rồi Nguyễn Duy cũng tự nhận ra sự vụn vặt, tầm thường, đã “đổi mới” theo xu hướng mới sau ngày giải phóng. Điển hình là Nguyễn Duy làm bài “Đánh thức tiềm lực” để “Tiễn đưa anh S.D đi làm kinh tế”. S.D. chính là viết tắt hai chữ Sáu Dân, ông Võ Văn Kiệt. Bài thơ mang tính “hiện thực phê phán”, ngược với thời “thơ hô khẩu hiệu” trước của Nguyễn Duy:
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
Vì vậy mà bài thơ đã “gãi đúng chỗ ngứa” của độc giả nên khá nổi tiếng. Có điều viết vậy Nguyễn Duy lại quay về thời Nam Cao, Ngô Tất Tố, đã đổi khác chính mình chứ không phải đổi mới. Nguyễn Duy liệt kê những yếu kém của xã hội, rồi cũng hô hào “đánh thức tiềm lực”, nhưng dân Việt nếu toàn những trí tuệ như Nguyễn Duy, Nguyên Ngọc thì lấy đâu ra “tiềm lực” mà “đánh thức”?!
Thời đó cũng chính là thời tôi bắt đầu dấn thân vào văn chương. Nhưng không như Nguyễn Duy là anh nông dân đi lính, làm thơ, tôi là một người nghiên cứu khoa học làm thơ. Gần như tôi không làm một bài nào thuần ca ngợi, hô khẩu hiệu. Tôi đã viết không phải chỉ chỉ ra những cái xấu của xã hội mà còn phải chỉ ra được cái bản chất và hướng khắc phục những vấn đề đó.
Đất nước chúng ta không phải như ý Nguyễn Duy có tiềm lực nhưng ngủ quên mà ai học khoa học sẽ thấy, so với các nước phát triển, chúng ta còn thua họ rất xa về tiềm lực, tiềm lực về sáng tạo tri thức và vận dụng tri thức vào đời sống. Tôi đã làm bài thơ “Ơi đất nước mang hình dấu hỏi” có đoạn:
Bây giờ con đã là kỹ sư có lớn khôn hơn
Nhưng con luôn nhớ cả tuổi thơ mình đã nhúng trong nước ruộng chua đọng váng mầu gỉ sắt
Đi qua cuộc chiến tranh con đến với giảng đường
Con từng lơ ngơ như chú bé cưỡi trâu đi tìm thuyết Tương đối của Einstein ở chín tầng mây
Con mắt từng quen nhìn khoai nướng, ngô bung thật khó hình dung đâu “không gian lồi”, đâu “không gian lõm”?
Nên dù đã gần 20 năm xa quê con vẫn luôn thầm nhắc
Máu giội trong buồng tim mình vẫn là máu nông dân
Ôi giai cấp nông dân giai cấp của Tổ Tiên làm sao ta không yêu, không kính!
Nhưng khi đất nước đã ngàn ngàn năm nghèo đói
Khi đất nước đang quặn mình trong câu hỏi
Cái trí truệ nông dân lại khó trả lời
Tính nông dân nhỏ lẻ, xuê xoa, cả nể, đại khái, thiếu chính xác, v.v… là những yếu tố chính làm nên cái “lỗi hệ thống”, gây ra tất cả những yếu kém, tệ nạn của xã hội chúng ta hôm nay.
***
Đến với văn chương, bước đầu tôi đã “kiểm nghiệm” tác phẩm của mình bằng cách đưa tận tay những nhà thơ, nhà văn được coi là tài năng và thông minh nhất làng văn VN như Chế Lan Viên, Nguyễn Khải. Thú vị là họ đều khen hết lời. Đến nay thì chẳng ai quen biết tôi mà không cho tôi là có tài cả, nhưng so với Nguyễn Duy, Nguyên Ngọc thì chính họ mới là người thành công, thành danh, còn tôi thì không. Nguyên Ngọc từng được đề cử Giải thưởng cao nhất là giải Hồ Chí Minh nhưng từ chối; Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước. Nếu có trí cao, tâm sáng, hai người này sẽ nhận ra, so với biết bao người tài đức hơn họ nhưng lại thua thiệt hơn họ, họ chính là những người được quá nhiều may mắn, quá được thể chế ưu ái. Vậy tại sao bây giờ cả Nguyên Ngọc và Nguyễn Duy lại như chó phản chủ, quay cổ “cắn” thế chế!
3-4-2017
ĐÔNG LA