Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

PLANCK VÀ LƯỢNG TỬ?

*Có nhiều người phê phán tôi sao toàn viết những điều đứng đắn, cao siêu về khoa học, triết học, chính trị, xã hội, nhưng nhiều lúc tôi lại xưng hô mày, tao, gọi người này người kia bằng thằng, là sâu bọ, rắn rết, đầu gối, tai trâu, đầu không tích óc mà tích phân nên không biết phân tích. Các vị thử đọc comment của thằng Phước Vĩnh
 về bài tôi viết về khoa học: PLANCK VÀ LƯỢNG TỬ? mà nó viết thế này đây:
Hùng lợn gặp Điến (là tên Triệu Xuân) chó là hết nói phét liền.
Thì nó có phải là loài sâu bọ không cơm mà ăn cứt nên đầu không tích óc mà tích phân không biết phân tích không?
      *Trelang có bài hay quá:
Có bạn vannguyen hỏi tôi rất nhiều, rất sâu, rất hay về triết học và khoa học, trả lời hết mất nhiều thời gian, nên tôi sẽ trả lời tư từ, tôi sẽ đăng lên luôn cho mọi người cùng coi:
Kính bác Đông La,
Nghe danh bác đã lâu, giờ mới được biết, quả thật bác là con người đa tài. Bài viết của bác có nhiều thuật ngữ mà cháu, người rất kém, vẫn chưa hiểu. Mong bác có thể bỏ chút thời gian giải thích giùm được không ạ? Vì hai bài viết của bác cùng một chủ đề nên sau đây cháu viết gộp thành các điểm:
……………
5. Bác viết: “Max Planck phát minh ra lượng tử”. Vậy chữ “lượng tử” ở đây bác hiểu là gì? Và Max Planck “phát minh ra lượng tử” năm bao nhiêu?
Bác là bậc tiền bối, sau khi viết phản biện hay như vậy đối với bài của Từ Huy, thì bác sẽ dành chút thời gian để trả lời cho kẻ hậu bối này. Chân thành cảm ơn bác. Mong sớm nhận được hồi âm của bác.
Với khoa học nó cụ thể thì tôi trả lời ngay được. Trước Planck, người ta cho năng lượng phát xạ của một vật là liên tục, nhưng kết quả thực nghiệm nó vênh với lý thuyết, nên Planck cho sự phát xạ là gián đoạn, từng phần một (tức lượng tử), và ông đã đúng. Còn vào năm nào thì tôi không phải mọt sách nên o nhớ, muốn biết tra dễ thôi. Còn về triết học tôi sẽ gởi cho bạn một ít tài liệu mà qua đó tôi đã viết trong bài về Từ Huy, bạn xem xem có thể tự trả lời được không? Vì bạn hỏi nhiều mà tôi lại rất bận vì đang quan tâm điều khác.
Cảm ơn bác.
Cháu thắc mắc câu "Max Planck phát minh ra lượng tử". Vì mấy ông
thầy trên trường cháu nói rằng cái gì có sẵn thì không "phát minh" ra
được, chỉ là "phát hiện" ra thôi. Bác nói đúng rằng năng lượng phát
xạ của một vật là gián đoạn, đó là lượng tử. Cháu cũng thường nghe nói kiểu
như: Max Planck xây dựng, đặt nền móng hay thiết lập "thuyết lượng
tử" (quantum theory) hơn là câu "Max Planck phát minh ra lượng tử"…
Tại mấy ông thầy của cháu không hiểu phát minh cũng như phát hiện thôi. Người ta chỉ có thể tìm ra những cái có sẵn mà loài người chưa biết, những cái có ý nghĩa khoa học lớn lao thì gọi là phát minh, chứ o ai phát minh ra cái không có. Với Planck nên nói ông là phát minh ra lượng tử, là người đặt viên gạch đầu, còn thuyết lượng tử rất rộng, có rất nhiều bác học xây dựng, cùng với thuyết tương đối là 2 trụ cột của vật lý hiện đại. Còn Thuyết Tương đối thì chỉ một mình Einstein làm ra thôi, ông được coi là vĩ đại nhất là vì thế. Còn triết học nói chung không khó, nó khó vì người ta trình bầy không rõ, về những điều chính người ta cũng không rõ luôn, kể cả những nhà triết học như Kant. Triết học là quy luật chung cần suy ngẫm. Nên muốn hiểu triết học và giá trị của nó phải hiểu khoa học và cuộc sống, còn không thì chỉ như con mọt sách thôi, nhiều khi người ta huyên thuyên mà không hiểu gì. Như ông TMH viết “tương đối duy tâm”, “tương đối duy vật” là ông ta mù đặc. Từ từ tôi sẽ trả lời cháu từng ý 1, chứ mấy câu cháu hỏi có thể làm được mấy cái bằng TS đấy.
31-5-2013