Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

NHÂN CÁCH HUỆ CHI

Có người thích phê phán, lăng nhục người khác, nên nhiều khi lợi dụng cả những sơ suất, những hạn chế của người ta để đánh người ta; kẻ ác thì còn phóng đại, xiên xẹo để thỏa mãn dã tâm của mình. Còn tôi cũng đã phê phán rất nhiều người, nhưng phải là những cái sai lớn, chắc chắn, người ta sai không chỉ do dốt mà còn vì động cơ xấu. Nhưng mỗi lần viết xong tôi cứ buồn buồn vì nghĩ mình đã làm một người khác đau. Nhưng khi thấy cái sai, thấy thái độ và động cơ xấu cuả người ta, không viết thì tôi lại không chịu được. Hơn nữa, có những điều quá cao sâu về tri thức, không phải ai cũng viết được, tôi biết mà không viết ra thì ai sẽ viết đây?

ĐÔNG LA
NHÂN CÁCH HUỆ CHI

BÀI LIÊN QUAN:
Nguyễn Huệ Chi với bề dầy “thành tích” như vậy mà mới đây lại bàn về nhân cách qua bài “Nhân Cách Cá nhân và Nhân Cách Quốc Gia” (Báo Đại Đoàn Kết (27/3/2013) thì quả là da mặt ông này dầy thật!
Lần đầu tôi chú ý đến Huệ Chi là do (giờ thì không cần phải giấu nữa) chính Triệu Xuân đã gửi cho tôi cái email của Huệ Chi bịa đặt về tôi, được rải như truyền đơn trên mạng, sau khi tôi đăng bài Các Mác – một tình yêu bao la trên Talawas:
Vi.(vị) na`y co the la mot hinh nhan the mang cho Tran Manh Hao va MQL (Mai Quốc Liên) ma lau nay D (Đảng) su dung, nhung nay da khong con hieu luc (hiệu lực) nua”.
Vậy thực chất Huệ Chi là ai?
Huệ Chi đã 75 tuổi (sinh năm 1938), trong phạm vi gia đình thì có thể xếp vào hàng cô, chú của tôi, vốn học hành ở giai đoạn nền giáo dục đại học ở ta còn chập chững những bước đầu tiên. Phải chăng từ cái nhân đó nên cái quả tri thức của Huệ Chi cứ mãi bập bõm. Công trình nghiên cứu của Huệ Chi rất lèo tèo, chủ yếu là cần biết chữ nho và tính cẩn thận, rất ít tính sáng tạo. Không giống như tôi từng phải làm chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ, giải quyết những bài toán mà người ta không làm được. Về văn chương, tôi không chỉ sáng tác văn, thơ mà còn viết phê bình lý luận giàu tính thi pháp học, đến GS Trần Đình Sử, một trong vài người viết nhiều về thi pháp ở VN, còn phải sưu tập. Số Huệ Chi quả là đỏ vì với nền tảng học vấn đó, đóng góp chủ yếu là chủ biên, mà những công trình chính còn bị tố là cướp công, vậy mà vẫn được nhà nước phong phó giáo sư, rồi giáo sư! Rồi còn được làm Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn nữa (1988-1996)! Tôi không hiểu một Viện Văn với một ông Chủ tịch Hội đồng Khoa học mà đến những khái niệm cơ bản của tri thức cũng sai toét thì nghiên cứu cái gì?
Vậy mà hôm nay, bằng mọi trò, từ viết bài, trả lời phỏng vấn, xin chữ ký lập danh sách v.v… để từ việc bênh vực những cá nhân phạm pháp như Lê Công Định, Hà Vũ, Phương Uyên, v.v… đến việc đưa “Kiến nghị lật pháp” lật đổ chế độ…, Chi đều ở trên tuyến đầu kích động làm loạn, gây nguy cơ cho an ninh quốc gia. Đặc biệt lợi dụng dư luận chú ý đến dự án Bô-xít, Chi đã lập ra trang Bauxite Việt Nam nhân danh một trang phản biện, nhưng với trí thấp tâm tối, trang Bô-xít này đã nhanh chóng trở thành một đống rác, bốc mùi bọ xít. Phải chăng, như nhiều kẻ từng được hưởng nhiều danh lợi của chế độ nhưng tham vọng chưa thỏa, ghen ăn tức ở, Huệ Chi cũng là một điển hình của loại người ăn cháo đá bát?
Quay lại bài Huệ Chi trả lời phỏng vấn về nhân cách:
“PV: “Người có nhân cách là người như thế nào, thưa Giáo sư?
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: - Người có nhân cách phải thể hiện nhân cách ấy ra ngoài bằng một thái độ sống nhất quán và bằng những hành động cho thấy chỗ đứng trước sau như một của anh trong xã hội; nó đóng góp một phần nào đó vào nền tảng đạo lý của cộng đồng. Người có nhân cách đòi hỏi phải tiếp nối và giữ vững được đạo lý truyền thống của dân tộc để không làm gì phức tạp thêm cho xã hội, trái lại làm điểm cố kết cộng đồng xã hội, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Đối với một trí thức thì điều đó là quan trọng hàng đầu, chứ không phải là kho kiến thức trong anh.
PV: - Loài vật cũng có những quan hệ với nhau rất tử tế, hòa thuận… Đấy có phải là chúng cũng có nhân cách?
 Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: - Bầy đàn trong loài vật có khác so với loài người. Là ở chỗ loài vật lấy sức mạnh làm chính. Con vật nào mạnh thì sẽ thắng con khác và đứng ra thống trị bầy đàn. Con người thì không thế. Ai có trí tuệ cao và đạo đức sống quy tụ được đông đảo người khác thì người ấy mới thắng. Chính cái trí tuệ vượt người gắn liền với đạo đức nhất quán ấy nó góp phần hình thành nên một xã hội sống có nguyên tắc, có đạo lý, và làm cho nhân cách trong xã hội nẩy nở và nhân rộng. Xã hội càng phát triển về mặt nhân văn thì nhân cách con người càng được tôn trọng”.
Nhân cách là phẩm chất của con người, có tốt có xấu, nhưng nhiều khi người ta dùng với nghĩa mặc định là tốt, và trong bài phỏng vấn trên, nhân cách được chỉ là tốt.
Nếu nói chung chung thì ông GS hót khá hay, vô vàn người cũng nói được như vậy. Có điều nếu hiểu được thế nào là “đạo lý”, “trí tuệ”, “đạo đức” thì những năm gần đây, ông GS đúng là đã “nhất quán”, “trước sau như một”, hành động ngược lại tất cả.
***
Theo ngôn ngữ shô-bit hiện nay, Huệ Chi đầu tiên là nổ, bằng việc vạch áo thầy Cao Xuân Huy cho thiên hạ xem lưng để đánh bóng tên tuổi, đã xuất bản những bản nháp với những nhận thức rất sai lầm về khoa học và triết học của cụ Cao Xuân Huy. Tiếc là trình độ về triết học và KHTN của giới khoa học xã hội ở ta rất hạn chế nên việc làm của Huệ Chi đã thành công rực rỡ. Lúc đầu tôi không quan tâm, vì một người bằng tuổi ông nội tôi như CXH thì có được tôn vinh sai một tí cũng không sao. Nhưng rồi chính Nguyễn Hòa, giờ làm khá to ở Báo Nhân Dân, đã nhờ tôi và Đỗ Kiên Cường (hai người biết về KHTN) “đánh” cụ CXH.
Với tôi, dù cụ CXH, Huệ Chi và bao ông GS, PGS khoa học xã hội khác sai về Thuyết Tương đối và triết học duy vật biện chứng thì cũng là lẽ thường. Cái bất thường ở đây chính là cái tham vọng và cái tâm đen của vị GS Huệ Chi nhân danh khoa học và triết học.
Ngoài những sai lầm mà tôi đã kể trong HUỆ CHI VÀ RUỒI, BÒ, nay xin*VỀ MỘT SỰ SO SÁNH KHIÊN CƯỠNG GIỮA EINSTEIN VÀ LÃO TỬ (TRAO ĐỔI VỚI NGUYỄN HUỆ CHI).
Nguyễn Huệ Chi khi ca ngợi Cao Xuân Huy đã viết: “Nếu từ trước tới nay chúng ta phân triết học thành duy vật và duy tâm… thì dưới con mắt Cao Xuân Huy, cách phân chia như vậy… chưa đạt tới tầm cao trong nhận thức bản chất vũ trụ, và xét cho cùng không tránh khỏi vi phạm lô-gic. Trên bình diện nhận thức luận mà nói, nhà triết học phải hiểu biết thế giới như một thực thể toàn vẹn không chia tách, trong “tâm” có “vật”, trong “vật” có “tâm”. Nếu tách “vật” ra khỏi “tâm” thì làm sao “tâm” biết được “vật”…?”
Đây là quan niệm sai hoàn toàn, phản cả triết học Mác nói chung và Chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng; phản cả khoa học và phản cả thực tế.
Ngày nay khi người ta có thể sáng chế ra các sản phẩm điện tử có thể tắt mở được bằng ý nghĩ đã chứng tỏ “tâm” là ý nghĩ được sinh ra từ não, đã rời khỏi não, có vậy mới tới và tác động được vào con mắt quang điện của vật dụng.
Còn chuyện “tâm” biết được “vật” như Huệ Chi nghĩ ở trên cũng sai hoàn toàn. Các cụ đã nói “Dao sắc không gọt được chuôi”, giống như dù tinh đến mấy ta cũng không thể nhìn thấy gáy của mình, việc cho “tâm”, “vật” phải nhập vào nhau thì “tâm” mới thấy “vật” là nói ngược. Trong thực tế, muốn nhìn thấy bất cứ vật gì phải có khoảng cách nhất định, tùy thuộc thủy tinh thể điều tiết tiêu cự của mắt sao cho ảnh của vật hiện đúng võng mạc, tế bào thần kinh thị giác mới nhận được và chuyển thành ý thức về hình ảnh, tức là “tâm”. Còn cái lập luận của Cao Xuân Huy cho chúng ta chỉ có thể “trực giác được sự tồn tại của một vật nào đó là vì cái bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong vật đó cũng chính là cái bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong ta” thì tại sao trong tối cái bản thể còn nguyên đó, sao ta vẫn không “trực giác” thấy gì? Và chắc những người bị khiếm thị sẽ là chứng nhân sống động nhất phản bác cái quan niệm đó!
Chính vì trí thấp, không hiểu được những tri thức khoa học phức tạp nhưng lại giàu ảo tưởng, tự tôn, nên Huệ Chi đã tuyên bố: “học thuyết tương đối của Einstein rọi sáng cho cả một thời đại mới: thời đại “giải lý tính” (dérationnel) của nhận thức khoa học”.  Với tôi, nói vậy thì Huệ Chi thực là đại ngu theo nghĩa đen chứ không phải như ý nghị Phước nói nghị Quốc một cách chữ nghĩa!
Theo Từ điển Triết học, lý tính là cấp độ nhận thức cao hơn lý trí, có tính sâu sắc và toàn diện hơn về sự vật và sự việc. Với Kant, nhà triết học Đức, mà các công trình chính của ông chủ yếu là phê phán (Kritik-tiếng Đức;  Critique – tiếng Anh) lý tính (Vernunft- tiếng Đức;  Reason- tiếng Anh). Reason theo từ điển Anh – Việt là lý trí, lý, lẽ phải.
Phê phán lý tính theo ý của Kant có nghĩa là chỉ ra giới hạn của nó. Theo Kant, cái "vô điều kiện" (das Unbedingte) và cái "tuyệt đối (das Absolute) trong những quan niệm siêu nghiệm (transzendentale Ideen) như sự  bất tử (Unsterblichkeit) của linh hồn; sự vô tận của  vũ trụ (Kosmos) và  Thượng Đế (Gott) thì ngoài tầm với của lý tính. Kant cũng cho lý tính, về bản chất, có tính antinomi, tức là tách đôi thành các mặt đối lập (theo từ điển triết học), vì vậy ông cho : “…có những vật nằm ngoài chúng ta như những đối tượng của các giác quan; chúng ta không biết được gì về việc chúng có khả năng tự thể là gì, mà chỉ biết được các hiện tượng của chúng (Kant, ̀i nói đầu (1783), p.62-63).
[… es sind uns Dinge als außer uns befindliche Gegenstände unserer Sinne gegeben, allein von dem, was sie an sich selbst sein mögen, wissen wir nichts, sondern kennen nur ihre Erscheinungen (Kant, Prolegomena (1783), S.62-63)]
 Vậy theo Huệ Chi, phát minh của Einstein đã rọi sáng cho thời đại “giải lý tính” thì là thời đại gì?
Rồi theo sự dẫn lối đưa đường của cái tà đạo đó, Nguyễn Huệ Chi đã rút ra “Ý nghĩa của cuộc đấu tranh phát huy tương đối luận” như sau:
 “Chúng ta đã từng rút được không ít bài học thấm thía về sự cả tin vào ý chí của một thời vốn được mệnh danh là “thời đại cách mạng lay trời chuyển đất” … khi ta mơ ước chân thành mà cũng có phần nông nổi về lý tưởng tối hậu của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giàu và nghèo … Nhưng kết cuộc … Cái giàu bị tiêu diệt nào ngờ cái nghèo càng nghèo thêm”
Nếu đối chiếu với thực tế, từ năm 1945 ta 2 triệu người chết đói đến những năm trước đổi mới bo bo cũng thiếu ăn, chúng ta được như hôm nay mà Huệ Chi viết “nào ngờ cái nghèo càng nghèo thêm”, nói cho gọn là một sự xuyên tạc trắng trợn!
***
Nói về nhân cách Huệ Chi không thể không tham khảo ý kiến của những người cùng lứa, cùng nghề, hiểu rất rõ tông tích Huệ Chi. GS Mai Quốc Liên  đã cho Huệ Chi là Vu cáo chính trị, mập mờ học thuật. Còn GS Nguyễn Đình Chú qua bài  GS Nguyễn Đình Chú tranh luận về học thuật với Nguyễn Huệ Chi đã cho Huệ Chi với tư cách chủ biên đã lờ đi “công phu sưu tầm dịch thuật Thơ văn Lý – Trần của nhạc phụ tôi” là cụ Nguyễn Ðức Vân.
***
Với tôi, nếu có những chuyện trên, nếu ai có khả năng chỉ dạy cho tôi biết tôi sai như tôi đã chỉ cho Huệ Chi, tôi sẽ bỏ bút ngay. Như Huệ Chi tôi sẽ lui ngay về ở ẩn, giấu cái mặt lem luốc của mình đi, còn kiếm sống thì có thể mở lớp dạy chữ nho cho những đứa trẻ nào có ý muốn làm nghề đọc văn bia, hay thư tịch cổ. Lượng người biết chữ nho xem chừng sắp tuyệt rồi. Còn với tầm như vậy, tâm như vậy, lại muốn làm những chuyện động trời về chính trị xã hội ví như dời non lấp biển thì thật là liều mạng. Với nhân cách đúng là “trước sau như một”, từ việc xả rác tri thức đến những hành động quấy rối, thành tích gây bất ổn xã hội của Huệ Chi xem chừng đến Hà Vũ cũng phải gọi bằng bố!
3-7-2013