VỀ HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM
Bữa
trước trong một lần trò chuyện, mấy người bạn hỏi tôi sao không chú ý chuyện ra
đời “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”?
Không
biết nước ta đã có bao nhiêu tổ chức ra đời nhân danh những điều cao cả, tiến
bộ; những nhóm, những danh sách tụ họp để thể hiện chính kiến trước một vụ việc
nào đấy rồi? Rất đa dạng, rất phong phú nhưng thực chất đều có mục đích chống
đối và lật đổ chế độ Việt Nam
hiện tại. Ví dụ như: “khối” (8406); “Con đường” (Con đường Việt Nam); “Viện”
(Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (Institutes of Development Studies - IDS); “Diễn
đàn” (Diễn đàn xã hội dân sự); “Nhóm”
(Nhóm kiến Nghị 72 Sửa đổi Hiến Pháp); “Danh sách” (Danh sách ủng hộ Phương
Uyên, Nhã Thuyên); “Đảng” (đảng Dân chủ Xã hội); “Hội” (Văn đoàn độc lập
Việt Nam) và gần đây nhất “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”.
Quả
là khi thấy Phạm Chí Dũng là “Chủ tịch” cái hội nhà báo trên tôi đã không quan
tâm. Vì bao hội, nhóm với những tên tuổi khét tiếng và quan chức to đùng như
Hoàng Tụy, Nguyên Ngọc, Ngô Bảo Châu, Trần Phương, Nguyễn Đình Lộc, Chu Hảo,
Huệ Chi, Tương lai v.v… còn chưa “ăn” ai huống chi hạng kỳ nhông, cắc cé như
Phạm Chí Dũng!
Xã hội
Việt Nam hiện có nhiều tệ nạn, yếu kém, các nhà lãnh đạo cũng cho đang đứng
trước “nguy cơ tồn vong”, vậy tại sao quá nhiều tổ chức và “băng nhóm” với
những tên tuổi khét tiếng như trên vẫn không làm rụng nổi “một cái lông chân”
của chế độ?
Nhớ lại
cách mạng Việt Nam hồi còn trong trứng nước, lực lượng vũ trang ngày đầu thành
lập chỉ có 34 người với mấy khẩu súng
thô sơ nhưng 10 năm sau đã trở thành Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến thắng Đế
quốc Pháp tại ĐBP chấn động địa cầu.
Thì ra với cách mạng xã
hội, chỉ có chính nghĩa và những con người tài đức thực sự mới có thể làm cách
mạng thành công mà thôi. Còn ngược lại, dù có huyên thuyên mỹ miều đến mấy cũng
chỉ như những trò hề!
Thử điểm lại những vụ lớn.
***
Vụ KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP của 72 vị nhân sĩ trí thức.
Tôi đã viết cái kiến nghị của mấy vị “là một văn bản lật đổ chế độ quyết liệt
nhất”. Nhưng trước phản ứng của xã hội, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình
Lộc trên VTV1 đã phải sượng sùng thanh minh về vai trò trưởng đoàn, nói mình
không tham gia soạn thảo, cũng không phải là người chủ chốt mà chủ yếu bị lôi
kéo, bị lợi dụng!
Về Viện nghiên cứu phát triển (IDS)? Một viện với những tên tuổi như Hoàng Tụy (Chủ tịch Hội đồng Viện), Nguyễn Quang A
(Viện trưởng), Phạm Chi Lan
(viện phó), thành viên: Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Tương Lai,
Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên,
Trần
Việt Phương, Vũ
Quốc Huy, Nguyên Ngọc và Nguyễn
Trung, Phan Đình Diệu,
Vũ Kim Hạnh, Phạm
Duy Hiển, Huỳnh
Sơn Phước…
Một viện được thành lập theo mô
hình think-tank của nước ngoài. Với những bài viết nhân danh vì dân, vì nước,
đấu tranh cho dân chủ tiến bộ, nhưng thực chất lại ngược lại, khiến cái viện
không phải là “thùng chứa tư duy” mà hóa thành cái xe tăng bắn phá chế độ. Vì
vậy nó đã bị giải tán.
Về Văn đoàn độc lập?
Nguyên Ngọc là chủ trò vận động thành lập với những lời lừa mị lung linh bảy
sắc cầu vồng của bong bóng xà phòng như sau:
“Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là
thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội… chúng tôi… vận động thành
lập một tổ chức độc lập của các nhà văn …lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt
Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học
Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể
đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa,
phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi”.
Nói lừa mị vì chính Nguyên Ngọc khi còn “ghế” trong Đảng từng
“hót” hay như thế này: “…văn học…
trước hết tập trung … vào con người… Con người mới ấy, như Đảng đã chỉ rõ, sẽ
là kết quả tổng hợp cả 3 cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng
khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá”.
Như vậy là câu trên đã chửi cha câu dưới. Viết vậy nhưng thực
tế Nguyên Ngọc lại luôn ủng hộ những thứ văn chương lộn ngược luân thường đạo
lý. Như mới đây ông ta cũng đã ủng hộ cô Nhã Thuyên ca ngợi thứ thơ bẩn thỉu và
cổ vũ lật đổ. Còn các thành viên thì có những người như Nguyễn Quang Lập, không
chỉ cho chuyện đóng đinh vào đầu những chiến sĩ bị địch bắt là “có gì đâu” mà văn
tài thì cũng sáng tác ra những áng văn nhầy nhụa. Viết về kỷ niệm tuổi học trò
lại kể chuyện cùng lũ bạn “bảy, tám tuổi góp tiền lại xử sờ bướm bạn gái”
và chuyện “đít thằng Thanh đang nhoáy trên bụng thím L”!
Đó phải chăng chính là “một nền văn học Việt Nam
đích thực, nhân bản, dân chủ” của Nguyên Ngọc?
Vì vậy, chỉ cần có chút tỉnh táo suy xét sẽ chẳng có nhà văn
chân chính nào lại đâm đầu vào cái hố rác nhầy nhụa ấy!
***
Còn Hội Nhà báo độc lập?
“Chủ tịch” Phạm Chí Dũng theo
blogger Beo:
“Dũng
tham gia vào một cuộc đấu đá nội bộ bằng cách viết bài cho trang mạng Quan làm
báo, một phe tống Dũng vào tù. Cha Dũng chạy vạy các cửa, cứu Dũng ra. Dũng
được trả công bằng một cái ghế công chức quèn hiện ngồi chơi xơi
nước cuối tháng lĩnh lương tại Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM. Rảnh, Dũng trả hận bằng cách…đấu
tranh”
Bài đầu tiên tôi đọc Phạm Chí Dũng viết là về nhân quyền: “Hà
Nội đã ghi dấu như một trong những tưởng niệm đáng hổ thẹn nhất trong lịch sử
Hội đồng nhân quyền LHQ” vì họ “diễn đạt bằng hình thức đọc báo cáo
thuần túy”.
Chỉ có ngu dốt, sai sót thì mới hổ thẹn chứ sao “đọc báo cáo”
lại hổ thẹn? Cán bộ ta ra nước ngoài thường đọc các bài viết sẵn chứ không ứng
khẩu chứng tỏ mọi việc đều có sự thống nhất, việc đọc là sự tuân thủ kỷ luật.
Có thể với những kẻ vọng ngoại thấy ngượng, nhưng đó là đặc sản của ngoại giao
VN. Cũng như trong hai cuộc kháng chiến có nhiều sáng kiến tưởng như buồn cười nhưng
lại làm nên sức mạnh của VN, đã chiến thắng tất cả quân thù. Ngày 3/2, Dũng
đã gửi thư tới Hội đồng Nhân quyền LHQ:
"Ngay trước thềm UPR, hành động các cơ quan an ninh
Việt Nam ngăn chặn việc xuất cảnh đối với tôi đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự
do đi lại của công dân... vi phạm các cam kết về nhân quyền của LHQ, vi phạm
Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đồng thời vi phạm hiến pháp của chính
nhà nước này"
Việc ngăn Dũng tại sân bay, Nhà nước
VN đã chứng tỏ cho thế giới biết Dũng là kẻ xấu, có tiền án, tiền sự, cần phải
kiểm soát, không cho ra ngoài nói lăng nhăng. Đó không phải là vi phạm nhân
quyền mà là giữ nghiêm kỷ cương phép nước, chính là vì nhân quyền và dân chủ
chung cho xã hội VN.
Về cái lĩnh vực nhân quyền tiếc là Mỹ và các tổ chức nhân
quyền trên thế giới không chịu thấy rằng VN luôn tôn trọng những quyền cơ bản
nhất của con người, như quyền sống và mưu cầu hạnh phúc. Còn quyền tự do ngôn
luận cũng được tôn trọng, nhưng đó phải là việc nói ra cái tốt, là sự phê phán
cái xấu, chứ không phải là quyền nói bậy, làm bậy. Còn những vụ việc xâm phạm
nhân quyền, nếu có, đều là chuyện phạm pháp. Hiến pháp VN không thể nào lại
khuyến khích. Tôi đã viết Mỹ cứ hay mang chuyện nhân quyền ra “quậy” VN, thực
chất chỉ vì họ “yêu” nước ta quá thôi, họ muốn ta “trong vòng tay họ”,
họ ghen với anh Ba Tầu! Cái chính là ta luôn phải kiên định đường lối độc lập,
ngoại giao đa phương, mặc kệ họ nói gì thì nói! Còn nếu đi theo đuôi mấy thằng
“rân trủ” nghe theo họ thì nước ta sẽ loạn!
“Chủ tịch” Phạm Chí Dũng còn là người từng bị cơ quan
an ninh “sờ gáy”, bị điều tra hai tội danh “Âm mưu lật đổ chính quyền” và
“Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Sau sáu tháng điều tra, công an đã
quyết định đình chỉ vụ án. Nhưng gần một năm sau, 1 tháng 4, 2014, trên
BBC tiếng Việt, Phạm Chí Dũng quả là “dũng cảm” khi vẫn “dám” viết bài ““Kịch bản Putin” cho chính khách Việt?”.
Bài này Phạm Chí Dũng đã công kích trực diện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
“…ẩn số cuối
cùng và có vẻ được cố ý xem là đáp số duy nhất cho phương trình chính trị tương
lai của Việt Nam, nghiễm nhiên đang mở ra gương mặt mang tính “cải cách thể
chế” lộ liễu nhất… Song cứ cho là chính khách cuối cùng ấy - người có cùng xuất
xứ “an ninh” như Vladimir Putin - đang được tô vẽ bởi một thế lực truyền thông
ẩn hiện nào đó và có thể trở thành nhân vật “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” như
thông điệp đầu năm 2014 của ông ta phác họa, thì liệu cái gì sẽ chứng thực cho
điều được xem là “lòng thành chính trị” của chính khách này?... với những xảo
thuật tủn mủn nhất về chính trị. Dù luôn được mô tả như “người cầm lái vĩ đại”,
nhưng không một lãnh đạo nào bên khối chính phủ có đủ đức hạnh và trí tuệ để
trở thành lãnh tụ sáng suốt đưa nền kinh tế thoát khỏi bóng đêm suy thoái”.
Về nền báo chí Việt Nam, Phạm Chí Dũng cho “Phản tuyên truyền” hay “tuyên truyền theo định hướng” là thuật
ngữ được phổ biến và triển khai trong toàn bộ hệ thống và công tác tư tưởng văn
hóa. Ba chủ đề chính mà công tác phản tuyên truyền trọng tâm hóa là bảo vệ an
ninh chính trị, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh tôn giáo.
Nhưng thời đại internet đã “Mở lối chính trị lại tiếp sức cho thoáng đạt thông tin. Người dân và
nhiều trí thức trong đảng đã dần biết đến những tin tức tổng hợp của các đài
báo quốc tế về một số tình hình được xem là thực chất hơn nhiều so với thông
tin một chiều trên báo đảng, liên quan đến “triều chính”, quan điểm đối ngoại,
những phong trào và cá nhân bất đồng, đối kháng, kể cả hiện tình của văn nghệ
nước nhà hoặc nhiều khuất tất về tài chính”.
Vì thế Phạm Chí Dũng thấy lực lượng phản tuyên truyền
đã xuất hiện dấu hiệu “mỏng” dần rồi đến tình trạng “nguồn nhân lực phản tuyên truyền của đảng đã gần như cạn kiệt”. Khi
những cuộc biểu tình đầu tiên chống Trung Quốc can thiệp vào Biển Đông chớm nở
ở Hà Nội, chủ đích phản tuyên truyền đã được xem như một trọng điểm nặng gánh
đối với ngành tuyên giáo, bắt buộc phải tích cực “nhân bản” đối tượng tuyên
truyền viên và dư luận viên, trong đó đặc biệt quan tâm “bồi dưỡng” những cây
viết phản tuyên truyền được xem là “cao cấp”.
Trước bối cảnh như vậy, với chuyến viếng thăm Hà Nội
vào tháng 2/2014 của nữ thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và lời hứa
hẹn “sẽ giúp đỡ” của Ngoại trưởng John Kerry cũng tại Hà Nội vào tháng 12/2013,
từ nhận xét của bà Sherman “Xã hội dân sự
là một trong những điểm thú vị nhất trong quan hệ giữa hai quốc gia”, Phạm
chí Dũng nhận ra: “Chính vào lúc này,
giới dân chủ nhân quyền và cả những người quan tâm đến vận mạng chính trị nước
nhà lại có thể cảm nhận về một giai đoạn mới có thể đang hình thành. Có thể một
lần nữa sau thời điểm tháng 7/2013 với cuộc tái giao thoa Việt – Mỹ tại Nhà
Trắng, xã hội dân sự có cơ hội để nở hoa”.
Có điều Phạm Chí Dũng đã quên mất tiêu bài học Mỹ bỏ
rơi VNCH, không che đậy thái độ lệ thuộc Mỹ. Phạm Chí Dũng cũng như những người
muốn được làm nô lệ cho Mỹ cần phải hiểu quan hệ Việt Nam với Mỹ có tốt đẹp hay
không thực ra không phải do phía Việt Nam muốn hay không mà tùy thuộc vào sự
phát triển và sức mạnh của chính Việt Nam, quan hệ với VN có mang lại lợi ích
cho Mỹ hay không? Còn dù có thần phục đến mấy mà vô tích sự, ăn hại thì Mỹ nó
cũng “đá đít” như VNCH ngày nào thôi!
Lợi dụng tình thế trên Phạm Chí Dũng, như một công dân
Mỹ tại Việt Nam,
tuyên bố:
“Một làn gió
mới của mùa xuân đang mơn man trên mái đầu non trẻ của xã hội dân sự. Vào đúng
ngày kỷ niệm Bản tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776, Hội nhà báo độc
lập ra đời”.
***
Tôi đã viết ở VN hiện không có bên nào, phía nào đấu tranh
cho nhân quyền, dân chủ cả, chỉ có những kẻ xấu nhân danh những điều cao cả để
quấy rối kiếm ăn mà thôi. Bài học “dân chủ” của Irắc, Lybi, Ai Cập, Thái lan,
Ucraina, v.v… đã đang và sẽ còn phải trả giá đắt.
Vì vậy, sự phát triển của xã hội chúng ta không cần những
người, những tổ chức loạn xà ngầu đó, mà cái chính là chúng ta cần phải học lại
những bài học của cha ông trong những ngày đầu làm cách mạng, những bài học đã
giúp chúng ta từ một nước nô lệ được như hôm nay. Bằng chính vũ khí đó tiến
hành một cuộc chiến chống lại những gì còn yếu kém, những gì là tệ nạn.
24-7-2014