Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

VỀ SỰ XUYÊN TẠC QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA HUY ĐỨC


ĐÔNG LA
VỀ SỰ XUYÊN TẠC
QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
CỦA HUY ĐỨC

Viết thêm:
Mình đúng là tiên tri, vài bài gần đây nhắc đến ông Trương Minh Tuấn và VietNamNet hoàn toàn không quan tâm đến chuyện khác. Vậy mà viết và đăng xong bài này, vào VNExpress đọc thấy tin này: “Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kết luận nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Bộ trưởng đương nhiệm Trương Minh Tuấn đã có vi phạm "rất nghiêm trọng".
       (ĐL)
Như đã viết, Huy Đức đã mặc nhiên coi “truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước” là “ngôn luận”, luật ngăn chặn sự chống phá này có nghĩa là xúc phạm quyền tự do “ngôn luận” của công dân.
Huy Đức cũng hoặc đần độn không hiểu hoặc cố tình không hiểu để đồng nhất sự “chống phá” với sự phản biện và phê phán chân chính, nên đã viết thế này:
“Khi ngồi viết Dự luật này, những người soạn thảo nghĩ rằng … VN vẫn còn khoảng trống cho quyền tự do chỉ trích chính quyền – quyền mà bất cứ nhà nước nào thực sự của dân đều bảo vệ – hay sao”.
Viết vậy cũng là xuyên tạc bởi trong thực tế, VN hoàn toàn không có chủ trương ngăn cấm phản biện, phê phán đúng, kể cả tố cáo quan chức, công chức sai trái. Thực tế có thể có nhưng cũng là chuyện sai trái. Chính tôi đây, với tư cách một nhà văn, nhà phê bình, có thể là một ví dụ điển hình về thực thi tốt quyền tự do ngôn luận. Hơn ba mươi năm về trước, tôi đã vào đời viết văn của mình bằng một loạt truyện ngắn chỉ ra một loạt những sai trái của hệ thống công chức và công tác cán bộ. Gần hơn, khi ông Nguyễn Tấn Dũng lên nắm “Thủ tướng”, trả lời trực tuyến, tôi đã viết ngay bài phản biện; tôi cũng viết bài phê phán ngành giáo dục; v.v… Tất cả đã được đăng trên trang Talawas, từng đốt nóng dư luận ngày nào; Phong Uyên (ở Pháp) từng bình luận “đọc Đông La như được uống rượu vang Pháp được định “niên hạn” năm “con heo vàng”! Và suốt mấy năm vừa qua, để bênh vực cô Vũ Thị Hoà, tôi đã viết rất nhiều, kể cả giúp cô làm đơn tố cáo không chỉ cô nhà báo “mắt lác, mồm ác” Thu Uyên mà còn cả những cơ quan và công chức cao cấp ở Bộ Quốc Phòng, QK7, VTV, v.v…, trong đó có viết đích danh Uỷ viên BCT, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và tố cáo đích danh Ủy viên TƯĐ, TGĐ VTV Trần Bình Minh. Vậy tôi có bị “công an”, “tuyên giáo”, “thông tin” ngăn cản và bắt đi tù đâu? Tất nhiên để dám làm và làm được vậy mà không sao cả tôi phải viết đúng sự thật; tôi phải có đủ trình độ về những vấn đề liên quan, đủ trình độ về luật để tự bảo vệ được mình và dân oan. Tiếc là trình độ nói chung và trình độ pháp luật nói riêng của nước mình còn kém, nên kết quả phản biện xã hội của tôi không được tốt, các đơn tố cáo tôi viết giúp người ta không được xử lý đến cùng. Và đó cũng là một cái may cho Huy Đức, vì nếu trình độ pháp luật nước ta cao và nghiêm minh thì Huy Đức bị tù từ lâu rồi khi viết cuốn “Bên thắng cuộc”! Đó cũng chính là điều mà một số vị đại biểu băn khoăn khi thảo luận về Dự thảo luật An ninh mạng: “Thế nào là thông tin xấu?”
Về điều 15: "Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế", Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y, hỏi: "Vậy ai là người quy định, đánh giá nội dung thông tin được coi là vi phạm? Một cá nhân, một phòng ban hay một cục, vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Công an?" Bấm nút tranh luận, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc Công an Nghệ An nói Điều 15 cần “thông qua một cơ chế, đó là trưng cầu giám định”; nếu tài liệu liên quan đến ngành chuyên môn nào thì nơi đó giám định.
Riêng tôi, qua thực tế thấy, dù là ai, dù nơi nào, để sử dụng được đúng luật cũng đều phụ thuộc vào trình độ, trách nhiệm, lương tri và lương tâm của người thực thi luật. Như vụ cô Thu Uyên, để vu khống Phan thị Bích Hằng và Vũ Thị Hoà lừa đảo trong lĩnh vực ngoại cảm, đã mời được cả cán bộ của Viện Pháp Y Quân đội lên tận tivi chứng thực cho cô ta; nhưng chính tôi đây đã chỉ ra ý kiến của cán bộ thuộc Viện Pháp Y cũng sai, thái độ của họ cũng không khách quan. Vì vậy, để tránh lạm quyền và lợi dụng quyền khi sử dụng luật, luật phải có điều khoản thế nào đó xử lý ngược lại những người lạm dụng, sử dụng sai luật. Tránh trường hợp như cô Vũ Thị Hoà, đến tận những ngày hôm nay, có nơi, có người vẫn nhân danh thực thi luật, cấu kết, tìm mọi cách để đổ cho cô những tội mà cô không làm. Nhà văn Đông La đã la rất to, viết rất nhiều, nhưng pháp luật VN đã điếc và mù trong trường hợp này!
         Vừa qua có chuyện thú vị là ông Trương Minh Tuấn mới lên Bộ trưởng thông tin đã xử phạt rất nghiêm, rất đúng nhiều báo, nhiều người, được dư luận đồng tình, nhưng có những việc VietNamnet, thuộc bộ của ông, sai sao ông không xử lý? Như vài bài tôi mới viết và tệ hơn là chuyện mà VietNamNet cũng tự thấy sai, đã tự gỡ khi đăng mấy bài của Huỳnh Phan phỏng vấn một cán bộ ngoại giao liên quan đến các nhà lãnh đạo, đến lịch sử. Vậy ông Trương Minh Tuấn không xử lý thì có sai không? Nếu ông sai ai xử phạt ông? Và hôm nay giả sử Luật An ninh mạng trao cho ông quyền, ông có lạm quyền phạt tôi viết đúng về VietNamNet của ông không?
         Đó cũng là một vấn đề mà quốc hội cần thảo luận về Dự thảo Luật An ninh mạng.
         Viết hơi kỹ như vậy để chứng tỏ rằng Huy Đức cũng như bọn đấu tranh dân chủ nhố nhăng cho VN không có tự do ngôn luận là nói bậy! Hãy viết đúng thì tha hồ viết; còn viết sai, tệ hơn là cố tình sai, xuyên tạc, coi chừng bị tù!
         (Còn tiếp)
         Los Angeles
         2-6-2018
         ĐÔNG LA