ĐÔNG LA
Trước khi đưa ra khái niệm tham nhũng chính trị tư tưởng, tư cách đạo đức trong cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng 26-11-2020, sáng 9-10-2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XII:
“Hội nghị lần này cần thảo luận, ra Nghị quyết về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ"; “… tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường”.
Nói vậy, ông như tiên tri về việc mới đây trong Hội nghị Hội nhà Văn VN với số phiếu rất cao đã bầu Nguyễn Quang Thiều làm chủ tịch. Và theo ông, đúng là đã “gây ra những hậu quả khôn lường”.
Trong đơn tôi viết ngày 27-10-2021đã gởi TBT Nguyễn Phú Trọng và các vị lãnh đạo, chắc hôm nay đã tới nơi, có ý: “Nguyễn Quang Thiều đã được thể chế Việt Nam vinh danh, đã đoạt được quyền chức trong thể chế, bây giờ đã và đang dùng danh vị để thực hiện sự chống phá thể chế một cách bài bản, quy mô, kể cả chống phá một cách “nên thơ”, biến sự phản bội, phản động thành hành động của hiệp sĩ, là sự dấn thân dũng cảm”.
***
Trước những câu hỏi đầy âu lo của TBT Nguyễn Phú Trọng, tôi không phải là đảng viên, nhưng nếu thể chế sụp đổ, đất nước lại hỗn loạn tan nát như các nước Trung Đông hiện tại thì cả nước ta sẽ lại khốn khổ, tôi và gia đình tôi cũng khốn nạn. Nên với tư cách một công dân, một nhà văn đã viết chính luận, phản biện 20 năm trời, tôi muốn trình bầy đôi điều suy nghĩ mà tôi đã viết rải rác trong các bài viết, các cuốn sách.
Trong chiến tranh gian khổ, hy sinh, đói khát, nhưng vì nước mất nhà tan, người ta sẵn sàng xả thân vì mục tiêu chung là giành lại nền độc lập của đất nước. Trong hòa bình lại ngược lại, khi xã hội đã “có của”, nhiều người vào Đảng là để có tiêu chuẩn tiến thân, thăng quan tiến chức, kiếm lợi, kiếm danh. Thăng quan tiến chức là lý tưởng sống của nhiều người. Nguyễn Quang Thiều từng bỏ sinh hoạt Đảng, nhưng khi lên chức Phó Chủ tịch Hội Nhà Văn VN thì lại cần cái thẻ Đảng. Nhưng với đất nước VN chưa đủ cho tham vọng của Nguyễn Quang Thiều nên mới thể hiện đủ kiểu chiêu hồi bên thua cuộc để hướng về phía Mỹ và phương Tây!
***
Nếu suy xét kỹ nỗi lo của TBT Nguyễn Phú Trọng về những nguy cơ tồn vong của thể chế, ta thấy tham nhũng có thể làm nghèo đất nước nhưng đất nước ta vẫn giầu hơn xưa, mức sống nói chung của người dân vẫn hơn xưa rất nhiều. Hiện có những lực lượng chống phá, những người trở cờ, nhưng không thể nào mạnh bằng những đội quân từng xâm chiếm nước ta thời chiến. Nhớ lại thời trứng nước, năm 1944, đội Vũ trang Tuyên truyền Giải phóng quân khi được thành lập chỉ có 34 người với vài khẩu súng thô sơ. Năm 1946, sau khi thành lập nước, Pháp quay lại, cả Bác Hồ và chính phủ non trẻ phải bỏ Hà Nội về rừng lập Thủ đô Kháng chiến. Vậy mà năm 1954 đất nước ta vẫn làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động Địa Cầu”; rồi 20 năm sau, chúng ta đã giành lại được nền độc lập, thống nhất đất nước.
Như vậy gian khổ, hy sinh, đói kém, sự chống phá của thế lực chống VN bên ngoài vẫn chưa phải nguy cơ lớn nhất của sự tồn vong. Mà nguy cơ lớn nhất của sự tồn vong chính là sự thoái hóa, biến chất của chính con người, y như biến đổi gen vậy. Đầu tiên là sự thay đổi các hệ giá trị, từ đó cái xấu sẽ biến thành cái tốt, cái ác sẽ thành cái thiện và vì thế mà người xấu sẽ thành người tốt. Thật e ngại là cái điều tệ hại này đã xảy ra trong Hội Nhà Văn Hà Nội thời bầu Phạm Xuân Nguyên làm chủ tịch, và nay ở tầm cao hơn chính là việc Hội Nhà Văn VN vừa mới bầu Nguyễn Quang Thiều làm Chủ tịch.
Nhớ lại, khi Liên Xô tan vỡ cũng chính là vào lúc sự thoái hoá lên đến người giữ vị trí lãnh đạo cao nhất. Từ Khơrutsop đến Goocbachov, chính họ đã làm tan vỡ Liên Xô chứ không phải là những quan chức tham nhũng hay những kẻ bất hảo quấy rối, chống phá.
***
Để chống lại sự thoái hoá trong nhận thức của người dân toàn xã hội, lĩnh vực tuyên giáo là lĩnh vực nghiên cứu và định hướng chính trị tư tưởng cần hành động để cho người dân hiểu về những kẻ thoái hoá biến chất như Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Tương Lai, Huệ Chi, Quang A, Chi Lan, v.v...
Về lĩnh vực truyền thông
Những đài, báo là công cụ truyền tải những thông tin đến từng người dân. Lẽ ra phải là mặt trận, là đất dụng võ cho các nhà tư tưởng, các nhà lý luận phê bình để giáo dục, định hướng cho dư luận. Nhưng ngay VTV, cơ quan truyền thông lớn nhất, mạnh nhất đã lột xác gần như hoàn toàn thành một thứ truyền hình lá cải, tràn ngập những games show để biến những diễn viên hề Hoài Linh, Trấn Thành, Trường Giang… thành những siêu sao, thần tượng của quần chúng. Các báo, nhất là báo điện tử mà đứng đầu là VietNamNet của Bộ “4T”, tràn ngập những tin cướp, giết, hiếp; chuyện các mỹ nữ sang chảnh thi nhau nâng vòng 1, vòng 3, sắm đồ hiệu, đọ độ giầu. Tệ hơn nữa là lại luôn tiếp tay, từng là đất dụng võ cho những kẻ mị dân, làm loạn xã hội như Tương Lai, Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Phạm Xuân Nguyên, và nay hay đưa hình ảnh và ý kiến của hai nhân vật phản sử và phản văn chương là Dương Trung Quốc và Nguyễn Quang Thiều!
VietNamNet cũng hay ca ngợi Phan Đình Diệu, Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, Ngô Bảo Châu… là những người từng ký tên đòi thay đổi Hiến pháp, đòi xoá công lao của Đảng, Bác, đòi tước quyền lãnh đạo của Đảng. Riêng Ngô Bảo Châu còn rất láo xược dám xúc phạm cả Bác Hồ khi viết ý hãy để Bác siêu thoát đừng bắt Bác phải “sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”! Sự sai trái của truyền thông tác động mạnh nhất đến nhận thức của người dân trong toàn xã hội. Đó cũng chính là vũ khí công phá hiệu quả nhất làm tan vỡ Liên Xô ngày nào.
Tại Liên Xô, từ 1986 đến 1988, các cơ quan truyền thông lớn của Liên Xô, một loạt cán bộ chủ chốt được thay thế bởi những người có tư tưởng ủng hộ phương Tây. Mặt trận báo chí của Đảng Cộng sản Liên Xô dần bị "đánh chiếm". Từ đó, báo chí Liên Xô chỉ trích lịch sử cách mạng, trong khi lại tán dương chủ nghĩa tư bản phương Tây tạo những ảo tưởng trong tâm trí người dân LX về cuộc sống “thiên đường” ở phương Tây.
Năm 1994, nhà văn Yuri Boldarev đã nói: “Trong sáu năm, báo chí Liên Xô đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội Đức Quốc xã với hàng triệu quân tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta, đó là đánh đổ Nhà nước Liên Xô. Quân đội Đức có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ, đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi khuẩn hủy diệt tư tưởng của nhân dân Liên Xô”.
Thật e ngại chuyện đã và đang diễn ra ở Hội Nhà văn Việt Nam với Nguyễn Quang Thiều giống hệt những ngày chuẩn bị tan vỡ ở Liên Xô.
***
Tôi đã viết những dòng này khi đang ở Mỹ khi các cuộc biểu tình đang diễn ra:
“Trong những ngày đất nước hỗn loạn hôm nay, ở nơi xa xôi này, bỗng nhớ da diết về Chế Lan Viên và những câu thơ trong bài “Người đi tìm hình của nước” của ông viết về Bác Hồ:
Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tầu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh mầu sứ sở
Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương
Tưởng chỉ có chiến tranh mới đau thương, Chế Lan Viên chắc không thể ngờ những ngày hoà bình hôm nay cũng lại có đau thương. Những chiến sĩ công an đang bị đổ máu vì họ muốn ngăn chặn những người dân cứ nghĩ mình biểu tình chống Trung Quốc mà không hiểu sự thực là họ đang chống lại chuyện làm ăn của đất nước, nghĩa là họ gián tiếp đập niêu cơm của chính mình.
Cần phải vạch mặt, truy tố những kẻ “làm luật” nhưng lại phạm luật như Dương Trung Quốc và Trương Trọng nghĩa. Chính hai kẻ này đã góp phần lớn trong việc kích động bạo loạn trong những ngày hôm nay vì đã xuyên tạc “Dự luật Đặc khu”!”
***
Một trong những mục tiêu của những thế lực chống thể chế VN chính là TBT Nguyễn Phú Trọng. Việc ông chỉ đạo chống những sai trái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống luôn bị cho là bảo thủ, lú lẫn. Nhưng không có công cuộc chỉnh đốn do ông chỉ huy đã và đang thực hiện hiệu quả thì đất nước ta thực sự đứng trước nguy cơ tồn vong. Sự thoái hoá đã lên tới cấp Uỷ viên Bộ Chính trị. Nếu thể chế sụp đổ đất nước ta sẽ lại ngàn lần tệ hại, cuộc sống thanh bình những ngày hôm nay sẽ thay bằng sự hỗn loạn như những tấm gương tày liếp đang hiển hiện ngay trước mắt chúng ta. Đất nước chúng ta sẽ ra sao khi lãnh đạo chính trị là những người “tài đức” như Nguyên Ngọc, Huệ Chi, Quang A, Chu Hảo, Mạnh Hảo, Thị Hảo, Lập “què”, Chênh “dái lệch”, Nhất “lác”, Bùi Hằng, v.v…, lãnh đạo Hội Sử là Dương Trung Quốc, lãnh đạo Hội Văn là Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Phạm Lưu Vũ?
1-11-2021
ĐÔNG LA