ĐÔNG LA
NHÁP 3: THIỀU CHỌN INRASARA LÀM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƠ, HNV VN
Hội nhà Văn VN là một tổ chức siêu nghề nghiệp, vì theo tiêu chí là phải xét kếp nạp những hội viên không chỉ có trình độ cao mà chủ yếu là phải có tài năng sáng tác văn chương. Vị trí Chủ tịch Hội tất nhiên cần phải có tài năng sáng tác, nhưng tài tổ chức, tài lãnh đạo còn cần hơn. Trong đó, việc tối quan trọng là chọn được các nhà văn xứng đáng giữ các vị trí lãnh đạo các hội đồng chuyên môn như Thơ, Văn xuôi, lý luận phê bình. Họ phải là những tên tuổi có tài năng nổi bật, có trình độ uyên thâm, mới có thể không chỉ thẩm định chính xác những thành tựu và còn định hướng sáng tác cho cả nền văn chương. Vừa qua, tiếc là Nguyễn Quang Thiều do không có phẩm chất chính trị tư tưởng, tư cách đạo đức, trình độ và tài năng xứng đáng với chức Chủ tịch HNV VN, nên đã chọn những người vào Hội đồng Thơ, Hội đồng Lý luận Phê bình theo khuynh hướng sai trái của mình, nên họ hoàn toàn không xứng đáng, gây nguy hiểm cho sự hoạt động và phát triển lành mạnh của nền Văn chương VN.
***
Thứ nhất, Nguyễn Quang Thiều chọn Inrasara làm Chủ tịch Hội đồng Thơ.
Việc Inrasara trở thành một Nhà thơ của Hội Nhà Văn VN đã thể hiện sự mù quáng, phi lý của khâu kết nạp hội viên của Hội, Inrasara lại còn được tùm lum giải thưởng nữa thì thật buồn cười, thể hiện sự bất công, loạn chuẩn trong việc thẩm định giá trị của lĩnh vực văn chương. Vậy thực chất Inrasara là người như thế nào?
Inrasara, khi tự vẽ chân dung mình trong bài thơ “Thằng hoang”, đã tự hào về những thành tích bất hảo của mình: bỏ học, đi bụi đời vì ngông cuồng cho: trường học, gia đình, quê hương, tổ quốc, ý thức hệ, văn chương, triết lý “quá chật”, “không chứa đủ hắn”; Inrasara cũng tự khoe mình là kẻ bất nhân khi đã “tặng cho hoa hậu lớp Msa một bụng rồi bỏ đi mất tăm… mười năm chờ hết nổi nàng chửi gió đợi nó cho mệt cái lồn vụt cưới chồng Hamu Crok”.
Có sự tự khoe quái dị, tục tĩu như thế bởi Inrasara đã viết theo tinh thần Hậu hiện đại, lộn ngược tất cả các giá trị từ đạo lý, thẩm mỹ cho đến nhân tính. Chỉ những kẻ thiếu bản lĩnh tri thức, vô văn hoá mới mê cuồng bắt chước, “nhai bã mía” đủ thứ các chủ nghĩa ở nước ngoài như vậy.
Jean François Lyotard triết gia Pháp, gắn bó chặt chẽ nhất với chủ nghĩa hậu hiện đại, cho thời đại ông là thời hậu hiện đại, cho tất cả những lý thuyết đã có đều đã bị đổ vỡ. Tinh thần hậu hiện đại sinh ra là để chống lại sự độc tài của các chủ thuyết lớn mà ông gọi là các siêu văn bản (métarécit). Như mọi trào lưu, Hậu Hiện đại có phần có lý, đóng góp cho sự hoàn thiện quá trình nhận thức, nhưng cho tất cả các lý thuyết đã có đổ vỡ là tư tưởng cực đoan, sai trái.
Ở ta, một số văn nghệ sĩ hải ngoại, nhóm Mở Miệng, rồi Inrasara… vì có tư tưởng chống chế độ nên đã mê muội bắt chước, coi Hậu Hiện đại là nền tảng triết lý của mình, đã sáng tác theo tinh thần quấy rối, diễu cợt, chửi bới, văng tục, để chống tất cả những gì thuộc về truyền thống, chính thống, và chế độ.
Về sáng tác, Inrasara đã làm thơ tố cáo chế độ ở VN để nhân dân đói ăn, nghèo khổ với cái nhìn thiển cận, hạn hẹp, không thấy được cái tổng thể, tốc độ phát triển kinh tế của VN ở hàng đầu thế giới, mức sống của người dân nói chung so với ngày xưa cao hơn rất nhiều. Về cuộc chiến chống covid 19 của VN, Inrasara cũng chỉ nhìn thấy những khổ đau tang thương, không hiểu được bản chất vấn đề, để thấy được đúng thực trạng VN trong bối cảnh toàn nhân loại trong đại dịch. Với nước Mỹ giầu nhất thế giới, khoa học công nghệ về y học cũng nhất thế giới, nhưng số người chết vì covid 19 ở Mỹ đã gấp khoảng 40 lần VN. Thì ra qua cuộc chiến chống covid-19, chính chế độ chính trị ở VN mà bọn Inrasara và Hậu Hiện đại luôn chống phá chửi bới lại là chế độ đã hết lòng lo cho tính mạng người dân. Chả có nước nào mà lực lượng y tế, quân đội, công an của nhà nước lại chiến đấu, cứu chữa, bảo vệ người dân như ở VN.
Inrasara cũng làm thơ cho đất nước VN không có tự do: “Thế hệ chúng tôi/ Tự do là đám mây trắng phất phơ/ Không rơi nổi giọt mưa cho cuộc tiệc trần”; thiếu dân chủ: “Dân chủ là món nhắm cuối ở bàn rượu sắp tàn”. Quả thật, đất nước VN thiếu tự do, dân chủ thật, nhưng là thiếu những thứ tự do, dân chủ mất dạy, thứ tự do, dân chủ quấy rối, chống phá, phản động. Còn việc cấm tự do, dân chủ chân chính sẽ là phạm pháp, có thể bị tố cáo.
Với tư tưởng như vậy, Inrasara đã khao khát trả thù qua bài thơ mang đích danh “Trả thù”: “Cho các người tự cầm tù/ Cho các người tách biệt khỏi nhau/ Nghi kỵ nhau/... Cho các người biết thế nào là tù tội/…”
Inrasara nhân danh yêu dân tộc Chăm, trở thành kẻ chống cộng thứ thiệt khi viết: “… dưới thời đại Cộng Sản, Cham đang phải đối phó với nguy cơ khác kinh khiếp không kém, đó là sự đánh mất tinh thần sáng tạo”. Và khi tự hào về dân tộc Chăm, Inrasara trắng trợn chê bai sự sáng tạo của người Việt và tin rằng chế độ cộng sản của người Việt sớm muộn cũng đổ: “... Sáng tạo, người Việt chả làm gì ra hồn, ngược lại với tình chất “quật khởi” của họ Dân tộc này (tức Việt) được cấu trúc bằng bộ gien kì lạ! Triều đại thay đổi vùn vụt, Đinh Lý Trần Lê hay Mạc Trịnh Nguyễn Tây Sơn, hoặc Cộng Sản gì gì sớm muộn cũng đổ...”
Dân tộc Chăm đã về với đại gia đình người Việt từ lâu, chỉ có là kẻ phản động mới viết những dòng chia rẽ dân tộc, khơi dậy hận thù dân tộc, muốn chống phá lật đổ thể chế như vậy.
Trên trang vanchuongviet.org/, Inrasara từng viết về “thực tiễn sáng tác” Hậu hiện đại của người Việt để giới thiệu, bảo vệ, cổ suý những tác giả làm thơ Hậu Hiện đại, trong đó đòi sự bình đẳng cho việc sử dụng ngôn ngữ thô tục, dơ dáy, phản luân thường đạo lý: “… ngôn ngữ đời thường, … thi sĩ hậu hiện đại xử sự bình đẳng với chúng. Vú là vú… Tại sao trong khi thơ đầy “tóc, môi và mắt”, đầy bàn tay, bờ vai,… còn vú lại phải xuất hiện sau tấm voan “đôi gò bồng đảo”? Nó cần được bình đẳng…” Inrasara cũng tán dương những câu “thơ” xuyên tạc cả Kinh Thánh, báng bổ cả Chúa: “… nếu Jesus không hỏi: trong các người ai chưa từng Đụ thì hãy ném vào chị ta?! (Sự hổ thẹn của họ đã cứu Magdalena khỏi trận mưa đá). Sao không có sự hổ thẹn nào để trả lại công bằng cho Lồn, Cặc, & Đụ?” Inrasara cũng ủng hộ những “câu thơ”viết đích danh khủng bố : “KHỦNG BỐ là tên TAO/ là việc làm của tao, sứ mạng của tao, tình yêu và thù hận của tao, trò chơi và cuộc chiến của tao, miền đất hứa của tao, hữu thể và hư vô của tao, niềm tin và đam mê của tao, thiên đường của tao… tao khủng bố tao khủng bố tao khủng bố”.
Một người như Inrasara lại được ông Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chọn làm Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà Văn VN thì nền thơ ca VN sẽ như thế nào, và sẽ đi về đâu?
***
Để đăng tấm ảnh cho sinh động, tôi sẽ không đăng nữa những bộ mặt liên quan bài viết sẽ làm bẩn trang của tôi. Hôm nay, ngày Chúa giáng sinh, tôi sẽ đăng một tác phẩm hội hoạ của Akiane, một nữ họa sĩ trẻ Mỹ, mà từ khi mới mấy tuổi, cô không học bất kỳ thầy nào, nhưng đến nay đã vẽ rất nhiều tuyệt tác và lừng danh. Cô cho biết cô đã được gặp Chúa Jesus và chính Chúa đã dạy cô vẽ ra những tác phẩm như mẫu mực về cái đẹp, như để chỉnh lại những quan điểm thẩm mỹ, mà vì cái tôi, loài người đã có những quái dị, mê cuồng, lầm lạc, trong đó có lĩnh vực thơ ca.
24-12-2021
ĐÔNG LA