MỘT CHÚT VỀ ÔNG NGUYỄN DUY
DIỄN VIÊN CHÍNH TRONG MỘT TRÒ LỐ
Bài trước tôi có viết: “Nguyễn Duy, rồi Huy Đức nhai lại Nguyễn Duy cho trong các cuộc chiến “dù bên nào thắng thì nhân dân cũng thất bại”. Cả Nguyễn Duy và Huy Đức đều dốt khi trích dẫn câu triết lý này ám chỉ hai cuộc kháng chiến ở ta, vì các nhà hiền triết viết vậy là để nói về những cuộc chiến do những kẻ hiếu chiến gây chiến. Còn hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ của dân Việt Nam là sự tự vệ, đánh đuổi ngoại xâm, giành lại chủ quyền đất nước”.
Bây giờ là chiều chủ nhật, còn nghỉ cuối tuần, tôi viết thêm chút vào bài đã viết về Nguyễn Duy từ năm 2017, xin giới thiệu để giải trí tiếp văn chương cuối tuần.
12-3-2023
ĐÔNG LA
Trên mạng đang lan truyền bài hạ-bệ-võ-thị-sáu-sự-tởm-lợm-thay-cho-nhóm- “nhân sĩ trí thức” trên blog của Đại tá Nguyễn Biên Cương. Tại quán café Sỏi Đá ở phố Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Quang A là người trực tiếp quay clip, dẫn dắt câu chuyện cho ông nhà thơ Nguyễn Duy diễn trò trước đám Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng, Bùi Chát v.v…
Như vậy, những kẻ quấy rối chống phá đất nước đã không từ một thủ đoạn và trò đểu nào. Tiếp theo những chuyện bịa đặt, từ chuyện ở Hội nghị Thành Đô cho lãnh đạo nước ta đã xin được làm một tỉnh của Trung Quốc, cho chuyện Bác Hồ thực chất là một người lính Trung Quốc tên “Hồ Quang” do Đảng CSTQ dựng lên để “lãnh đạo” nhân dân Việt Nam, đến chuyện ông Trương Tấn Sang quay cop khi đi thi đã bị cô giáo bắt và đã cho người giết cô giáo đó, rồi lâu đài của bà Bhutto ở Pakistan là nhà ông Nguyễn Tấn Dũng, v.v… và hôm nay là chuyện chúng bôi bẩn hình ảnh nữ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu.
Đất nước ta còn nhiều chuyện không tốt, chúng ta cần những người phản biện có tâm sáng, trí cao, như người bệnh cần bác sĩ chẩn bệnh đúng và kê toa thuốc phù hợp, vậy với những kẻ đầy tính đểu cáng và dốt nát như bọn Nguyễn Duy trên thử hỏi chúng sẽ đưa đất nước ta tới đâu?
Nguyễn Duy là vai chính của trò đểu lần này. Không chủ ý nhưng do cơ duyên đưa đẩy, tôi từng gặp Nguyễn Duy nhiều lần. Hồi đó tôi còn trẻ và mới thập thò viết, Nguyễn Duy lớn tuổi hơn và đã nổi tiếng ngay từ hồi còn ở trong rừng. Tôi hoàn toàn không có một ấn tượng xấu nào về Nguyễn Duy, chỉ lạ là cả từ hai phía giữa tôi và ông này hoàn toàn dửng dưng, đúng là “Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Phía tôi, tôi tin là tôi có những tri thức mà Nguyễn Duy có học cả ngàn năm cũng không hiểu nên tôi không việc gì mà phải lụy người dốt hơn mình. Nhưng Nguyễn Duy lại là một siêu sao mà tôi thì còn vô danh. Có điều với Chế Lan Viên, ông thuộc hàng tổ sư của nền văn chương hiện đại VN mà danh vị Chế Lan Viên so với Nguyễn Duy thì đúng như trái núi so với bãi cứt trâu, nhưng lần đầu đọc chùm thơ tôi dự thi ông đã đề nghị trao giải, rồi ông còn khuyên tôi vào Hội Nhà Văn TPHCM mà chính ông đã chủ động đứng tên giới thiệu tôi. Có khi đến chơi nhà ông, tiễn tôi ra cổng, ông còn chuyện trò 5, 10 phút mới cho tôi về. Với anh Hoài Anh cũng vậy, một người trong giới văn chương cho là “Bách khoa toàn thư”, khi tôi đến chỗ nào đó mà anh đang ngồi với mọi người thì anh sẽ bỏ sang ngồi riêng với tôi. Rất lâu về sau thì tôi nhận ra, thì ra những người có tri thức, có tư duy bác học thường quý tôi, còn dạng như Nguyễn Duy, ngoài chút năng khiếu còn đầu óc rỗng không, thì không thích tôi. Văn chương chữ nghĩa của tôi là loại chữ nghĩa bác học còn thơ Nguyễn Duy là thơ tiểu nông. Nhưng chính Nguyễn Duy mới là người ăn may và thành đạt. Hồi Nguyễn Duy được giải thơ, nước ta còn chiến tranh, cỡ Chế Lan Viên, Xuân Diệu có nhiệm vụ phát hiện và tuyên truyền những bài thơ viết từ trận địa; rồi từ cái phao đó mà Nguyễn Duy nổi danh, và nước ta có đến 95% là nông dân, tư duy tiểu nông vẫn còn thấm đẫm trong gen người Việt, Nguyễn Duy lại hoạt ngôn, giỏi tếu táo, vì thế mà dễ dàng thành siêu sao. Tôi đã làm một bài thơ Bút Tre về điều này: “Thơ Duy đậm chất đồng quê/ Cua, ốc, rơm, rạ mang về vinh quang”!
Hồi đó, giải nhất thơ trên Báo Văn nghệ “trung ương" to như trái núi. Có điều thực lòng tôi thấy nhiều bài lại “đéo hay"! Nhưng tôi vô danh, mới tập tẹ viết, thấp cổ bé họng thì nói ai nghe? Riêng cái bài “Hơi ấm ổ rơm” từng được giải nhất của Nguyễn Duy đến hôm nay thì tôi đủ bản lĩnh để chỉ ra là nó không xứng đáng được giải vì cái đoạn kết này:
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người
Ý Nguyễn Duy là ca ngợi tình quân dân như bây giờ bọn xấu gọi là “văn nô” đấy, nhưng khen thế bằng mười chửi nhau, tức chửi cái tính vô cảm, ích kỷ của bà mẹ, nhân vật trong bài thơ , bởi cái hơi ấm ổ rơm có gì quý giá đâu mà chỉ dành cho bộ đội lỡ đường thôi, còn người khác lỡ đường thì “đâu dễ chia cho” sao? Nguyễn Duy tỏ ra làm thơ có tư tưởng, nhưng vì tâm địa ích kỷ, hạn hẹp nên nó đã ngấm vào trong thơ, đúng như các cụ nói “văn là người". Thật tiếc, giải nhất của cuộc thi ở báo Văn nghệ, Hội Nhà Văn VN, lại trao cho một bài thơ mà trong nghề văn gọi là “chưa sạch nước cản” như vậy!
Trong ban giám khảo chấm thi hồi đó chắc chắn có Chế Lan Viên, không biết do ông sơ sót hay ông phải “bó đũa chọn cột cờ", cho giải theo nhiệm vụ tuyên truyền. Tôi quen thân và suốt mấy năm cuối đời ông tôi thường đến chơi với ông, trong một lần chuyện trò nhắc đến Nguyễn Duy, ông chỉ cười không nói tên Nguyễn Duy mà nói ý, ông luôn mở rộng cửa đón các thi sĩ sau ông đến chơi, tiếc là có những tên láu cá trà trộn mà ông không nhận ra. Phải chăng, khi chấm Nguyễn Duy được giải thơ hồi ấy, ông cũng đã mở cánh cửa của đền đài thi ca nhầm lẫn như thế?
Trong bài thơ “Hơi ấm ổ rơm" có hai câu:
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Bao “nhà phê bình” đã xuýt xoa khen trí tưởng tượng của tài thơ Nguyễn Duy, còn tôi thì thấy Nguyễn Duy tả rất thực chứ có tưởng tượng gì đâu. Bởi thực tế loài trâu bò đúng là nhận thấy rơm rạ có mùi mật ong thật nên chúng mới chén say sưa như thế!
Và hôm nay cũng vậy, chỉ có đầu óc như trâu, bò bọn Nguyễn Duy mới bầy trò bôi bẩn, diễu cợt nữ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu để quấy rối, chống phá như trên mà thôi!
Có điều bọn bất nhân thất đức không hiểu thế giới tâm linh là có thực, nhiều người dân ở Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo đã chứng thực chị Võ Thị Sáu đã hiển thánh. Theo luật nhân-quả của Nhà Phật mà luật thánh thần thì không thể đôi khi có thể lách như luật của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gieo nhân ác sẽ gặp quả xấu. Quả thật đã có tai họa khủng khiếp xảy ra.
***
Ở trên tôi đã viết là đã làm một bài thơ Bút Tre về Nguyễn Duy, tiếc là “quên bố nó mất", chỉ nhớ khúc đầu, nay lại cặm cụi trổ tài làm thêm một khúc, xin giới thiệu với các bạn:
Thanh Hóa có một Nguyễn Duy
Nổi danh từ một cuộc thi văn nghề (nghệ)
Thơ Duy đậm chất đồng quê
Cua ốc rơm rạ mang về vinh quang
Có lần Duy đã viết rằng
Một đêm lỡ bước qua làng ngủ nhơ (nhờ)
Một bà trải ổ rơm to
Như chui tổ kén Duy mơ như tằm
Rơm thơm như tẩm mật ong
Làm Duy xúc động tấm lòng quân dân
Nhưng mà chỉ với quân nhân
Người dân lạc bước đừng hòng được ngu (ngủ)
Thế là Duy được tung hô
Tài năng xuất chúng của thơ Việt Nàm (Nam)
Vậy mà chưa thoả lòng tham
Nên nay quay bút muốn làm Việt gian
(12-3-2023)
14-3-2017
Sửa chút 12-3-2023
ĐÔNG LA