Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

CÔNG HIỆU HƠN ĂN CHAY, NHỊN ĂN KHOA HỌC CÓ THỂ CHỮA KHỎI NHIỀU BỆNH, TRONG ĐÓ CÓ UNG THƯ

 CÔNG HIỆU HƠN ĂN CHAY, NHỊN ĂN KHOA HỌC CÓ THỂ CHỮA KHỎI NHIỀU BỆNH, TRONG ĐÓ CÓ UNG THƯ

Đến nay thì tôi không chỉ có một mà hai người thân mới đi khám ở bệnh viện về và đều bị bệnh nặng về gan. Góp ý mấy câu thì không thể nói rõ được ý mình vì vậy mà tôi cần phải viết. Có điều, liên quan đến tri thức, người đọc hiểu thì góp ý của tôi sẽ là vô giá, không tiền nào mua được, còn đọc không hiểu thì cũng vô giá, nhưng là vô nghĩa, vô giá trị. Vì vậy, trước khi viết, tôi đã nói vắn tắt, người bệnh đang yếu thì đừng có nghĩ như xưa là cần phải bồi dưỡng thức ăn béo bổ. Vì cơ thể đang yếu, không tiêu hoá và chuyển hoá được thức ăn thì sẽ chỉ tạo ra nhiều chất độc cho cơ thể, giống như đun bếp mà thiếu oxy thì củi sẽ không thể cháy tốt được, sẽ tạo khói mù mịt, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nên cho người bệnh ăn ít thôi, ăn chất dễ tiêu, chỉ ăn khi đói, khi thấy thích ăn thì ăn. Với bệnh ung thư thì tuyệt đối không ăn đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa) để giảm thiểu cung cấp axít amin thiết yếu cho khối u, khi có thể nhịn ăn được thì tập nhịn ăn để bỏ đói khối u, kết quả chữa trị sẽ tốt hơn. Tập nhịn từ từ, từ ít đến nhiều thời gian, nhịn đến khi cơ thể không thể chịu được nữa thì thôi, rồi lại ăn chay tiếp, và khi nhịn được sẽ lại nhịn tiếp. Sau một thời gian nên đi tái khám, nếu có kết quả tốt sẽ là động lực để tiếp tục duy trì cách điều trị.
Có điều, nhiều bác sĩ lại phản đối chuyện ăn chay, nhịn ăn để chữa bệnh, dù hàng ngày bệnh viện vẫn bất lực để mấy trăm bệnh nhân ung thư chết. Nhớ lại chuyện anh bạn bị u gan, nghe tôi góp ý ăn chay tuyệt đối đã hết bệnh 3 năm, sau không giữ gìn nên đã bị di căn. Hôm tái khám, anh bạn gặp tôi nói: “Kỳ này em phải nghe bác sĩ, bồi dưỡng đủ chất để có sức khoẻ điều trị”. Tôi nghĩ, ung thư gan đã di căn thì bệnh viện cũng bó tay thôi nên nghĩ thầm: “Vậy là ông chuẩn bị chết rồi”, nhưng làm sao có thể góp ý cho một người bệnh không nghe lời bác sĩ? Quả thực 6 tháng sau, anh bạn viết facebook: “Chuẩn bị lên bàn thờ”, và vài hôm sau thì mất.
***
Đến hôm nay thì tôi đã có đủ hiểu biết trên cơ sở thực tiễn cũng như cơ sở khoa học để có thể viết rằng còn công hiệu hơn cả ăn chay, nhịn ăn khoa học có thể chữa khỏi nhiều bệnh, trong đó có ung thư.
Nhịn ăn để thải độc, thanh lọc, đổi mới, bồi bổ cơ thể theo lẽ thường như một nghịch lý, nhưng với các nhà thông thái, các nhà phát minh thì có những nhận thức mới, lý thuyết mới lại nảy sinh từ những nghịch lý. Như Thuyết Tương đối hẹp của Einstein đã xuất phát từ tiên đề cho vận tốc ánh sáng là không đổi. Lẽ thường, đã là vận tốc thì phải có phép cộng, nhưng các nhà nghiên cứu làm thí nghiệm thấy vận tốc ánh sáng luôn không đổi. Họ cho rằng mình làm sai, nhưng Einstein cho rằng họ đúng, có điều như vậy, không gian thời gian sẽ phải biến đổi theo chuyển động, một điều bất thường. Nhưng rồi các nhà nghiên cứu đã kiểm chứng và thấy Einstein đúng, ông đã được ca ngợi vĩ đại là vì thế.
Với chuyện hạn chế ăn uống, nhịn ăn lại có thể chữa bệnh và “bồi bổ” cơ thể cũng tương tự như vậy, thú vị là đã có ba nhà nghiên cứu được giải Nobel vì những công trình của họ liên quan đến điều đó. Nhưng trong giới Y học VN có những người có địa vị lại chưa biết, hoặc biết thì chưa hiểu những lý thuyết trên. Tôi đã viết, và nay xin nhắc lại.

PGS.TS Trần Văn Thuấn khi làm Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Bệnh viện Ung Bướu) cho biết:
"Thực dưỡng hay thực dưỡng Ohsawa, tức là ăn chay ... Người bệnh ung thư không ăn thịt, đường, sữa để không nuôi tế bào ung thư khiến chúng không phát triển; điều này không có cơ sở khoa học".
GS.TS Nguyễn Bá Đức (nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam), cho rằng nhịn ăn, không ăn đạm để tiêu u là quan điểm phản khoa học và rất nguy hiểm cho người bệnh… Bất kể người bệnh có nhịn ăn hay không, tế bào ung thư vẫn phát triển. Thậm chí, khi người bệnh nhịn ăn, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm sẽ khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
PGS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng người bệnh cần bồi bổ vì : "Chúng ta cần một cơ thể khỏe mạnh để tạo ra một hệ thống miễn dịch tốt; chúng ta khỏe mạnh để có các tế bào miễn dịch khỏe mạnh có khả năng phát hiện, ức chế và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả tế bào ung thư. Bản thân tế bào ung thư cũng cần dinh dưỡng và chúng sẽ lấy dinh dưỡng từ chính người bệnh".
PGS. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Đừng nghĩ rằng nếu người bệnh không ăn thì khối u sẽ không phát triển. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm, khối u vẫn phát triển và lấy đi các chất của cơ thể bạn dù bạn có ăn uống hay không”.
Tôi có thể khẳng định các bác sĩ trên nói nếu người bệnh không ăn thì khối u vẫn phát triển từ các chất dinh dưỡng của cơ thể thì họ đã nói sai về khoa học cơ bản, về cơ chế dị hoá, đồng hoá trong cơ thể người. Khối u sinh rất nhiều mạch máu để lấy dinh dưỡng từ máu. Dinh dưỡng đó là đường để tạo năng lượng cho khối u hoạt động, là axít amin để tạo ra các loại protein cho chính khối u phát triển. Không có chuyện người bệnh không ăn, khối u “ăn” các tế bào bình thường để sống và phát triển. Trong thực tế đã có nhiều người ăn chay làm ngưng và giảm sự phát triển của khối u, và quyết liệt hơn, có những người nhịn ăn làm khối u chết, rơi ra luôn. Ngay bản thân tôi có thể là một nhân chứng vì đã từng 10 ngày không ăn, chỉ uống nước dừa, đã làm cái nốt ruồi dưới mắt trái rất ngứa và đang lớn nhanh phải rơi ra.
Khi viết cuốn sách trình bầy cơ sở khoa học của việc ăn chay chống ung thư, tôi dựa vào quá trình tổng hợp protein của tế bào, nhận thấy đạm thực vật chứa ít axít amin thiết yếu, không cung cấp đủ cho sự phát triển nhanh bất thường của tế bào ung thư, nên điều đó chính là nguyên nhân có thể chữa được bệnh ung thư. Tôi chưa biết đến quyển sách của Tiến sĩ John Kelly "Ngừng Nuôi Ung thư (Stop Feeding your Cancer)", cuốn sách bán chạy nhất của tờ The New York Times năm 2014.

Thú vị là khi tôi viết bài để góp ý cho người thân, tôi hay giải thích với bà xã là axít amin thiết yếu cần cho khối u phát triển như người ta cần gạch để xây nhà, thì John Kelly cũng viết: “Bạn không thể xây dựng một ngôi nhà gạch mà không có gạch”. Tế bào ung thư cần loại “gạch” nào?... món ăn ưa thích của tế bào ung thư là protein động vật. Dừng cung cấp protein động vật, ung thư sẽ không có “gạch” để tiếp tục phát triển”. Vì vậy, Tiến sĩ Kelly cũng đề nghị bệnh nhân ung thư thực hiện một chế độ ăn không đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa). (https://kingfucoidan.vn/che-do-bo-doi-te-bao-ung-thu)
***
Đã có ba nhà nghiên cứu được giải Nobel mà các công trình của họ đã nghiên cứu những vấn đề về trao đổi chất, về những hoạt động trong tế bào liên quan đến bệnh tật, trong đó có ung thư.
Christian de Duve, nhà khoa học người Bỉ đã đưa ra khái niệm autophagy (tự thực) vào năm 1963, và năm 1974, ông đã được trao giải Nobel Sinh lý học vì đã phát hiện ra lysosome. Lysosome là một ngăn chuyên biệt trong các tế bào, giống như dạ dày, chứa các enzym để tiêu hóa lipid, carbohydrate và protein. Nó có chức năng tái chế (recycling) các thành phần hư hỏng của tế bào. Tế bào có thể thu thập các thành phần cũ của chính nó trong màng để tạo thành các túi vận chuyển đến lysosome. Tại đây, chúng được tái chế tạo thành nguồn dinh dưỡng mới, cung cấp năng lượng và các axít amin cho hoạt động của tế bào. Như vậy cơ thể đã "tự ăn" chính nó, vì vậy Christian de Duve đã gọi đó là quá trình tự thực (autophagy). Trong tiếng Hy Lạp auto-, có nghĩa là "tự", và phagein, có nghĩa là "ăn".


Tiếp theo, vào đầu năm 1990, Yoshinori Ohsumi, người Nhật, đã công bố công trình nghiên cứu sâu hơn về autophagy, xác định các gene điều khiển quá trình “tự thực”, và ông đã được trao Giải Nobel Y học 2016. Khám phá của ông đã mở đường dẫn đến sự hiểu biết về nhiều quá trình sinh lý. “Tự thực” chính là cách thức tế bào tự cung cấp năng lượng và vật liệu mới để xây các thành phần của tế bào, để đáp ứng những khủng hoảng như “cái đói” hoặc các stress khác như sự nhiễm trùng. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, nhờ “tự thực” mà tế bào loại bỏ các vi khuẩn hoặc siêu vi xâm nhập gây bệnh. Vì vậy, khi người bệnh chủ động nhịn đói sẽ kích thích quá trình “tự thực” (autophagy), tức chủ động khởi phát quá trình tự chữa bệnh.

***
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phải nhìn lại ý tưởng của Otto Warburg, một nhà khoa học người Đức, năm 1931, đã được trao giải Nobel vì phát minh ra một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư là do hô hấp hiếu khí bình thường của tế bào chuyển sang hô hấp kỵ khí. Khi tế bào thiếu oxy, hô hấp kỵ khí diễn ra bằng cách lên men đường sinh ra axít lactic tạo môi trường axít biến tế bào bình thường thành ung thư. Vì vậy các tế bào ung thư “ăn” nhiều đường, khiến Otto Warburg trở thành người đầu tiên nảy ra ý tưởng điều trị ung thư bằng cách cắt đứt nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho các khối u. Đây là một vấn đề đã gây ra tranh cãi suốt cả 100 năm qua. Nhưng gần đây, sau 80 năm, một số nhà nghiên cứu ở Mỹ đã có những kết quả nghiên cứu ủng hộ lý thuyết của Otto Warburg.
Theo Bệnh viện Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ, các phương pháp điều trị ung thư chính thống như hóa trị, xạ trị có thể gây độc và tiêu diệt tế bào ung thư nhưng cũng gây độc và phá huỷ các tế bào và cơ quan bình thường của cơ thể. Chúng cũng làm hỏng hệ thống miễn dịch nên đã gây ra sự kháng thuốc của các khối u nếu điều trị lặp lại. Với phẫu thuật, các bác sĩ cũng không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư nếu khối u đã phát triển, vì vậy sau phẫu thuật, các tế bào ung thư vẫn có thể di căn. Do đó, họ nhớ tới Otto Warburg và nghĩ cách tốt nhất để điều trị ung thư là dựa vào quá trình trao đổi chất ngăn chặn việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các khối u, khiến chúng chết đói.
Theo tài liệu nghiên cứu mà Bệnh viện Johns Hopkins đã công bố để trả lời câu hỏi “Những tế bào ung thư sống bằng gì?”, họ viết: "Đường là một chất gây ung thư - cắt đường là cắt một nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho các tế bào ung thư".
Một số xét nghiệm xác định khối u trên máy quét PET, các nhà nghiên cứu đã sử dụng glucose phóng xạ và thấy rằng các tế bào ung thư hấp thụ glucose nhanh hơn tế bào bình thường. Từ đó họ đã đề xuất và làm thí nghiệm một chế độ ăn giảm thiểu tối đa tinh bột và đường, thay thế chúng bằng các chất béo tốt như dầu ôliu và các dầu thực vật khác (Chế độ ăn KETO).
Tuy nhiên, phương pháp bỏ đói khối u, đồng nghĩa với việc bỏ đói chính bệnh nhân. Tai hại hơn, bỏ đói khối u cũng phá hủy những tế bào lympho xâm nhập (TIL) mà hệ miễn dịch gửi vào trong khối u để góp phần giết chết khối u ung thư từ bên trong. Năm 2012, Giáo sư Valter Longo đến từ Đại học Nam California, Mỹ và cộng sự đã đưa ra một chế độ ăn uống có thể làm suy yếu các khối u ung thư, đồng thời vẫn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho các tế bào TIL là vitamin D, kẽm và các axit béo, trong khi đó, giảm protein và đường đơn để bỏ đói khối u. (https://genk.vn/che-do-an-uong-ki-dieu-bo-doi-khoi-u-ung...)

***
Tại Hội thảo hằng năm Phòng chống Ung thư TPHCM lần thứ 25 do Hội Ung thư Việt Nam, Hội Ung thư TPHCM và Bệnh viện Ung Bướu TPHCM tổ chức vào ngày 1/12/2022, GS.TS. Moiseenko V.M. (Nga) đã có báo cáo nghiên cứu về lợi ích của chế độ dinh dưỡng Keto với bệnh nhân ung thư. Nhóm nghiên cứu của ông đã theo dõi trên 2 nhóm bệnh nhân ung thư vú ở Anh ăn uống bình thường và ăn chế độ Keto (ít bột, đường và nhiều chất béo tốt), thấy chế độ ăn kêto đình trệ sự phát triển của khối u, khiến nó chết dần.



Chủ tọa TS.BS. Phạm Xuân Dũng – Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TPHCM nhận định đây là những thông tin hết sức thú vị: “Với những thông tin mới này, vấn đề dinh dưỡng trong ung thư đã được làm sáng tỏ hơn, hứa hẹn sẽ có thêm liệu pháp điều trị từ những nghiên cứu về chuyển hóa của cơ thể. Dinh dưỡng sẽ là một hướng đi giúp cho việc phòng ngừa bệnh lý ung thư hiệu quả hơn”. (https://alobacsigioi.vn/he-lo-cach-thuc-bo-doi-te-bao.../)
***
Không chỉ có lý thuyết như trên về chuyện sử dụng ăn uống để trị bệnh mà còn trong thực tế đã có rất nhiều nhân chứng thành công khi áp dụng những lý thuyết trị bệnh trên.
16-6-2023
ĐÔNG LA