VIẾT THÊM VÀ RÕ HƠN VỀ NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ KHỎI BỆNH DO ÁP DỤNG NHỊN ĂN VÀ ĂN CHAY
Ông Đại tá Trịnh Lê Hoài Nam lại mới gởi cho tôi hai đoạn video với băn khoăn sao phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch nước lại giống “nhà sử học” Dương Trung Quốc? Bạn Bảo Ngọc cũng lại mời tôi nghe và góp ý video cô nói về thằng San “hô” (Huy Đức) xúc phạm Bác Hồ. Rất có thể tôi sẽ có ý kiến nhưng tôi “vác tù và hàng tổng” đã 30 năm rồi, nên tôi giành thời gian tuần này viết tiếp về y học, để góp ý tiếp cho người nhà tôi bị bệnh, để họ hiểu rõ hơn những kết quả kỳ lạ, có vẻ phi lý nhưng lại là sự thật, đã có cơ sở khoa học, của việc nhịn ăn, kết hợp với ăn chay để chữa các bệnh, trong đó có ung thư.
Tôi không chỉ viết suông mà tôi đã nhịn ăn luôn để làm mẫu, đến nay đã được 4 ngày, không ăn cơm, thịt, cá, dầu mỡ, những dinh dưỡng cơ bản: đường, đạm, chất béo. Chiều nay ăn tiếp vì sắp tới tôi có việc, xong tôi sẽ lại nhịn tiếp.
***
Tấm hình dưới đây cô cháu út vừa gởi cho tôi là đại gia đình tôi ở Bắc mới du lịch Cát Bà, thiếu 3 người, trong đó có “nhân vật” bị bệnh mà tôi muốn góp ý, “tê chân” đếch đi được, nghĩa là phải chịu thiệt thòi vì bệnh. Sắp tới không chịu nghe bác sĩ, không nghe tôi thì chắc chắn sẽ còn khổ hơn vì bệnh sẽ nặng hơn, kể cả cái chết cũng có thể sẽ đến!
***
Khi bị bệnh mãn tính, lâu dài, sẽ dần thành nặng ở gan như xơ gan, ung thư gan. Trước mắt phải cắt ngay những yếu tố gây bệnh, như thôi ngay rượu bia với xơ gan, thôi ngay ăn đạm động vật (thịt, cá, trứng sữa) đối với ung thư gan. Gan là nhà máy chuyển hoá các chất, khi bị bệnh yếu đi, công suất tất nhiên sẽ giảm đi, nên cần phải ăn ít để gan được giảm tải, nó sẽ dần hồi phục. Tích cực hơn, cần tập nhịn ăn từ ít thời gian đến lâu nhất có thể, cơ thể có cơ chế “tự thực”, tái chế, thanh lọc, đổi mới tế bào, tự chữa lành những tổn thương, dần dần bệnh sẽ khỏi.
***
Với khoa học cơ bản, như vật lý lý thuyết, chỉ từ những hiện tượng khác với suy nghĩ bình thường nảy sinh trong những thí nghiệm nhỏ, nhưng các nhà bác học đã nghiên cứu, mở ra cả những chân trời khoa học mới. Như sự phát xạ năng lượng của một vật bị nung nóng. Các nhà khoa học vẫn nghĩ năng lượng sẽ phát ra liên tục với công thức tính toán tương ứng, nhưng kết quả đo thực tế lại không đúng. Max Planck đã “mò” ra cách tính với sự phát năng lượng từng phần một (lượng tử) cho khớp với thực nghiệm, kết quả là một trong hai cột trụ của vật lý hiện đại đã ra đời từ đó: Cơ học Lượng tử. Còn cột trụ kia là Thuyết Tương đối, đầu tiên là Tương đối hẹp, được Einstein phát minh từ thí nghiệm mà các nhà nghiên cứu cho là sai khi thấy vận tốc ánh sáng bằng hằng số.
Thật tiếc với nền y học, dường như các nhà nghiên cứu không thông thái bằng các nhà khoa học cơ bản, nên có rất nhiều hiện tượng những bệnh nhân, nhất là ung thư giai đoạn cuối, bệnh viện đã bó tay, lại khỏi bệnh khi áp dụng phương pháp nhịn ăn và ăn chay. Tại sao các nhà y học không nghiên cứu để tìm ra cơ chế, chỉ ra bản chất của những hiện tượng đó, để có thể xác định chính xác khả năng trị bệnh, cứ để các cuộc tranh cãi liên miên, đầy cảm tính chủ quan, không phân thắng bại. Nhưng dù thế nào, thực tế vẫn là thước đo quan trọng nhất, không ai có thể phủ nhận những trường hợp bệnh nhân đã khỏi bệnh ung thư khi áp dụng nhịn ăn kết hợp với ăn chay.
Hôm nay tôi sẽ nhắc lại và kể thêm, viết rõ hơn những trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh điển hình, vừa kỳ lạ về khoa học, vừa kỳ diệu trong đời sống, mỗi chuyện lại có những tình tiết độc đáo, éo le, bất ngờ mà những tác phẩm văn học, nghệ thuật hay nhất cũng không thể có được.
***
Đầu tiên tôi mua cuốn sách của tác giả Phạm Thị Ngọc Trâm “Phương pháp ăn uống để phòng chống bệnh ung thư” để tặng và góp ý cho một người bị ung thư gần 20 năm trước. Cuốn sách chỉ dạy phương pháp nhịn ăn kết hợp với thực dưỡng (chế độ ăn chay "macrobiotic" OHSAWA) để trị bệnh, nhưng chắc họ không đọc, vì tôi thấy bữa ăn của người bệnh có đĩa lưỡi lợn to tướng, nên một thời gian sau đã mất. Người thứ hai tôi góp ý là chú ruột bà xã tôi. Ông là một linh mục bị siêu vi B rồi ung thư gan. Sau mấy ngày ông chỉ ăn cơm gạo lứt muối mè, vui mừng khoe BS khám thấy men gan bắt đầu giảm xuống, nhưng mấy bà sơ (soeur) thấy cha khổ quá đã nấu gà ác với thuốc Bắc bồi dưỡng cho cha. Thật ghê gớm, ăn xong ông phải đi cấp cứu ngay, và thời gian sau thì ông đã mất. Người thứ ba tôi góp ý là anh bạn Nguyễn Khắc Kế, từng ở cùng LX với tôi. Từng học giỏi được du học bên Nga nên Kế hiểu được ngay lời góp ý của tôi, đã quyết tâm thực hiện và khỏi bệnh được 3 năm. Sau đó Kế chủ quan nên đã bị di căn, nguyên nhân như Kế nói: “Thỉnh thoảng em có uống bia”. Tôi bảo: “Bia không phải thịt nhưng là sản phẩm của lên men, mà men cũng là protid. Như loài nhai lại trâu bò, dạ dầy chúng có hai ngăn, một ngăn chứa thức ăn rơm cỏ thô, một ngăn chứa thức ăn sau khi nhai lại để lên men. Chính men này cung cấp axit amin cho cơ thể chúng tồn tại”. Cuối cùng, Kế điều trị theo hoá xạ trị ở bệnh viện được sáu tháng thì mất.
***
Trong cuốn sách của tác giả Phạm Thị Ngọc Trâm có những câu chuyện rất hay như là những nhân chứng bệnh nhân ung thư nặng đã khỏi bệnh, khi áp dụng phương pháp nhịn ăn kết hợp với ăn chay.
Như câu chuyện tôi đã kể nay xin nhắc lại, chuyện của BS Anthony Sattinaro. Chuyện rất hay vì ông là giám đốc của một bệnh viện lớn ở Philadelphia, Mỹ, nơi có nền Y học tiên tiến nhất thế giới. Ông biết theo y học hiện đại mình chỉ có thể sống thêm được ít ngày. Nhưng do tình cờ, ông đã gặp hai “cậu bé” gốc Á mới học xong một lớp nấu ăn. Họ đã khuyên và gởi tặng ông cuốn sách viết về khả năng chữa bệnh ung thư bằng chế độ ăn chay "macrobiotic" OHSAWA (ở Nhật). Vì cùng đường, ông đã thử áp dụng, như ông tâm sự, mình đã phó thác tính mệnh cho một phương pháp “lang băm” ở một xứ Phương Đông xa xôi y học còn lạc hậu nhiều so với Mỹ. Ông đã ăn 50-60% ngũ cốc còn vỏ cám, 25% rau, 15 % đậu và rong biển, phần còn lại là miso và gia vị, và sau 13 tháng, ông đã khỏi bệnh ung thư hoàn toàn!
Chuyện thứ hai tôi cũng xin nhắc lại là chuyện ông NGUYỄN MINH TUẤN mà trong bài trước, BS Quách Văn Mích là người chứng kiến đã kể lại. Ông Nguyễn Minh Tuấn là nhân viên của Viện Quân Y 108 mà chính cha ông là Giám đốc. Năm 1983, ông Tuấn bị ung thư giai đoạn cuối ở phổi. Cha ông và các GS đã lên phương án phẫu thuật cho ông, nhưng ông đã không nghe, lại đi nghe theo BS Lê Minh, Trưởng khoa Đông Y cũng ở viện 108, điều trị ung thư bằng phương pháp "tuyệt thực" và ăn chay Macrobiotic của Oshawa. Ông đã nhịn ăn 20 ngày rồi ăn cơm gạo lứt muối mè hơn ba tháng. Bà vợ thấy ông gầy quá cứ van lậy, nhưng ông vẫn quyết tâm, cuối cùng các bác sĩ khám bằng X-quang thấy khối u trong phổi ông đã biến mất hoàn toàn. Cả 4 bệnh bám theo ông 20 năm: loét dạ dầy, thấp khớp, trĩ, táo bón cũng khỏi luôn. Sau đó đến lượt vợ ông bị u vú, con ông bị thần kinh phân liệt cũng đã áp dụng theo ông và đều khỏi bệnh.
Chuyện thứ ba trong cuốn sách là bà Nguyễn Thị Tuất sinh năm 1934 ở HN, bị u mọc trong lỗ mũi, theo lời bà kể: “Tôi nhịn 7 ngày không ăn và gần như không uống… ngày thứ 8 ăn nước cháo loãng, rồi ăn đặc dần lên đến ngày 11 thì ăn lại bình thường… (nhịn) đến ngày thứ 4 thì u vỡ chảy máu lẫn mũi, đến ngày thứ 10 cái u tự rụng ra ngoài bằng đốt ngón tay”. Cuối cùng bà đã khỏi bệnh và duy trì ăn chay, khoẻ mạnh.
Chuyện thứ 4, chị Vũ Xuân Anh sinh năm 1962 ở HN, bị u ở tuỵ, di căn nổi u ở vai, nách, vú, cổ, chỗ gần đầu gối, và ăn cả vào gan. Chị đã ăn cơm gạo lứt muối mè kết hợp nhịn ăn 10 ngày, và chị đã khỏi bệnh và cũng duy trì ăn ngoài gạo lứt muối mè và các món chay khác, đã khoẻ mạnh.
***
Cũng xin nhắc lại BS Mích kể các chuyện: anh Lê Trí Dũng sinh năm 1965 ở HN, 2004, bị ung thư phổi giai đoạn 4B, sau khi phẫu thuật, sang Singapor hoá trị 6 lần, hết 1 tỷ 2. Bệnh viện bảo chuẩn bị làm tiếp 6 lần nữa, nhưng chị Hằng là vợ quyết không truyền nữa, quay về VN, đã biết áp dụng nhịn ăn 37 ngày và thực dưỡng, và đã khỏi bệnh; Rồi chuyện cô Kim Thị Lụy bị ung thư phổi, vì được gặp vợ chồng anh Dũng, chị Hằng, đã áp dụng theo phương pháp nhịn ăn và thực dưỡng khỏi bệnh; Chị Kim Châu sinh năm 1967 ở TP HCM, 2013 bị ung thư phổi, đã điều trị ở Singapore suốt 6 năm, mỗi một ngày dùng một viên hoá chất 500 USD/ 1 viên. Cuối cùng vẫn di căn, bệnh viện cũng bó tay. Sau đó, tháng 6-2019 đã biết áp dụng tiết thực, thực dưỡng, “sức khoẻ đã OK”.
***
Có câu chuyện được lan truyền trên báo về ông Vũ Văn Đãng (Khu 8, thị xã Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) cũng rất ly kỳ và bất ngờ, tôi đã viết thành bài một người bị ung thư quá đau đớn, tuyệt vọng, “nhịn ăn cho chết lại sống”. Ông đã vô tình thực hiện phương pháp tiết thực kết hợp nhịn ăn để chữa khỏi ung thư, Y học chính thống chưa thừa nhận, nhưng nhiều nghiên cứu, có công trình được giải Nobel, đã nhận thấy nó có cơ sở khoa học.
Năm 2005, ông Vũ Văn Đãng bị ung thư phổi, bác sĩ ở bệnh viện đã bất lực cho về nhà. Cơn đau luôn hành hạ ông, khiến ông chán nản nghĩ mình sắp chết, nên ông không thiết ăn uống gì, thiếp đi. Tưởng mình sẽ chết luôn nhưng không ngờ, sau 3 ngày không ăn đói quá khiến ông tỉnh dậy, ông nhận ra mình không chỉ vẫn còn sống mà còn thấy lại khoẻ ra, cơn đau dịu dần, không hành hạ ông như trước. Ông không thể hiểu đó chính là kết quả của quá trình mà khoa học gọi là Autophagy (tự thực).
Ông kêu đói, người nhà rất vui mừng đã cho ông ăn cháo. Ông ăn hết 2 bát, uống thêm một cốc sữa và cảm thấy vô cùng sảng khoái, bảo con trai đưa ông ra cửa để ngắm bình minh. Nhưng sau hơn một giờ, cơn đau lại ùa về khiến ông quằn quại, nôn ra tất cả. Đến tận chiều, ông mới dám uống một ngụm nước nhỏ, rồi kiệt sức, ngất đi. Gần sáng hôm sau, ông tỉnh dậy, chợt nhớ ra một bác sĩ từng khuyên ông nên nhịn ăn, nhịn trong thời gian tối đa mà cơ thể có thể chịu được. Lúc đó, ông thấy vô lý, nhưng sau một vài lần chết đi sống lại, ông thấy dường như ông BS nói đúng, ông không ăn, dù rất đói, nhưng lại thấy bớt đau và khỏe mạnh hơn.
Rạng sáng, cô con dâu lại mang bát cháo cho ông, tuy nhiên, vừa ăn chưa đầy nửa bát, ông đã cảm thấy khó chịu trong bụng, nên ông sợ, không dám ăn nữa, chỉ dám uống một lượng nước lọc nhỏ để sống sót. Sau 4 ngày ông nhịn tiếp, ông vẫn không chết, thấy cơ thể thoải mái hơn.
Sau đó, ông chỉ ăn một nhúm cơm nhỏ rồi tiếp tục nhịn ăn trong 3 ngày tới, rồi cứ tiếp tục như vậy, mặc dù cơ thể ông rất đói và gầy hơn, nhưng ông không đau và khoẻ dần lên. Ông đã vô tình mà thực hiện đúng phương pháp ăn tối thiểu, ăn đủ để mình sống, nhưng không đủ cho khối u phát triển để gây đau và giết chết ông.
Ông bảo các con tìm cho ông những tài liệu viết về cách nhịn ăn. Càng đọc, ông càng cảm thấy phương pháp nhịn ăn đúng như những gì mà ông đã trải qua. Ông đã quyết tâm áp dụng và duy trì cách ăn uống và tin rằng mình sẽ vượt qua được ung thư phổi.
Khoảng 2 tháng sau, khi cơ thể đã quen với cơn đói liên tục, ông Đãng có thể đi lại. Ông chỉ còn nặng 39kg, như bị gió thổi bay, đổi lại, cơn đau gần như biến mất hoàn toàn, tinh thần ông rất sảng khoái.
Rồi ông bắt đầu ăn chay theo tài liệu, nhưng cũng ăn rất ít, mỗi ngày chỉ có khoảng 2 nhúm cơm. Mỗi tháng, ông dành vài ngày để nhịn ăn. Và chính nhờ chế độ ăn uống như vậy mà bệnh viện K cho ông về nhà chờ chết, ông vẫn sống sót cho đến ngày nay.
***
Tôi muốn kết thúc bài viết bằng việc nhắc lại chuyện cô Kim Thị Lụy, vì có những chi tiết rất đáng chú ý có thể rút ra những ý nghĩa quý giá. Câu chuyện của cô cũng đã được lan truyền trên báo.
Cô Kim Thị Lụy sinh năm 1959 ở Hà Đông, năm 2008 bị ung thư phổi, đã phẫu thuật nhưng cô quyết không xạ hoá trị, chuyển sang ăn phương pháp thực dưỡng bài số 7 (chỉ cơm gạo lứt muối mè) và nhịn ăn 11 ngày. Cô đã ghi lại nhật ký.
Ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), cô bắt đầu nhịn ăn 11 ngày đầu tiên, rồi ăn theo số 7 liền trong hơn 2 tháng. Ngày 8/8/2009 (18/6 âm lịch), cô đi cắm răng giả để nhai cơm gạo lứt, nhưng một tháng rưỡi sau, răng lợi bị viêm nặng, phải phá ra, bác sĩ dùng thuốc kháng sinh nhưng không tác dụng. Lợi sưng rất to, miệng lở loét, không ăn được cơm gạo lứt muối mè, chỉ uống nước cháo. Sau một ngày quỳ ở chùa làm lễ quy y, hai chân bỗng nhiên sưng tím kheo, phù dần lên, không đi được nữa, hai bàn chân chạm xuống đất thì “như có triệu mũi kim đâm buốt vào tim óc”. 10-9 âm lịch, cô nhịn 4 ngày hết 13/9, đến 14/9 ăn lại nước gạo rang. 15/9, ăn cháo gạo lứt loãng. Đến 21/9 ăn lại sau 8 ngày, lợi vẫn sưng, chân phù, không đi được. 22/9: ăn bột sắn dây, củ sen, chân cứng, kheo đau, vẫn không đi được. 1/10: bắt đầu ăn bí đỏ thấy “như ăn linh đan ngon ngọt quá!” Ăn ngày 2 lần bí đỏ, cà rốt. Lợi vẫn sưng, chân cứng không đi lại được, ngậm dầu vừng 3 lần/ngày. 2/10: ăn bí đỏ 2 lần/ngày, “ăn cháo với miso, tamari ngon quá!”
8/10 âm lịch: chân vẫn phù, nhẹ hơn, vẫn đau, lần lần được ra cửa tắt đèn, tắt vô tuyến. Tối ăn củ sen, củ cải, cà rốt. Ngày ăn bột sắn, mơ muối và tương, chiều từ 4h chiều – 6h chiều ăn bí đỏ. 9/10: tự nhiên sáng dậy thấy chân hết phù, teo lại, đi lại được, thấy nhẹ nhõm, người đỡ mệt. Ăn củ cải + bí đỏ + cà rốt + bột sắn, tương cổ truyền.
Sáng 9/10 âm lịch (25/11/2009) chính là thời khắc kết thúc giai đoạn hiểm nghèo nhất đối với cô Kim Thị Lụy. Cô dần nhai cơm gạo lứt được trở lại, kiên trì ăn theo "số 7" thêm 4 tháng nữa, rồi chuyển sang các cấp độ ăn đa dạng hơn.
Như vậy, sau 11 ngày nhịn ăn và hơn 2 tháng chỉ ăn gạo lứt muối mè, khi cô Lụy đi trồng răng đã bị viêm, sưng lợi, phù chân không đi được. Điều này chứng tỏ sau nhịn ăn và ăn quân bình âm dương của “gạo lứt muối mè”, cơ thể vẫn không chống được viêm nhiễm. Cô đã phải ăn thêm bột sắn, củ sen, rồi thêm bí đỏ, cà rốt, củ cải, miso, tamari, tương, kết quả là dần dần lợi hết viêm, chân hết sưng, và cô đã đi lại bình thường.
Từ đó ta có thể rút ra kết luận, việc ăn gạo lứt muối mè bản chất là hạn chế tối đa (sau nhịn ăn) việc cung cấp axít amin, trong đó có axít amin thiết yếu, để cắt nguồn dinh dưỡng cho khối u ung thư phát triển. Đó là cách ăn giảm thiểu, sao cho giữ cho người bệnh còn sống mà khối u sẽ chết. Vì vậy, sau một thời gian chỉ ăn gạo lứt muối mè, bệnh nhân cần đi khám bệnh, khi hết u, cần ăn uống phong phú hơn để cung cấp đủ chất cần thiết cho cơ thể. Quân bình âm dương thực chất là đủ chất, cân đối chất, nên chỉ các chất của gạo lứt muối mè thì không thể đủ để quân bình âm dương cho cơ thể người.
***
Nhớ lại chuyện anh bạn Kế bị u gan đã quá tin tưởng “tiên sinh Ohsawa”, như quên mất chính tôi đã tặng sách cho anh bạn. Tôi bảo cần phải hiểu bản chất khoa học của thực dưỡng Ohsawa. Kế bảo: “Tiên sinh cũng khoa học chứ”. Có lẽ Kế nghĩ ăn gạo lứt muối mè khỏi ung thư do gạo lứt muối mè như là thuốc có thể giết được tế bào khối u, nên đã “thỉnh thoảng em có uống bia”. Kế đã sai vì như vậy đã cung cấp axít amin cho khối khu tái phát và di căn. Vì vậy, xin nhắc lại, ăn gạo lứt muối mè mục đích giống như nhịn ăn, là giảm tối đa nguồn dinh dưỡng axít amin cho khối u phát triển. Bản chất khoa học là ở chỗ đó, còn ăn gạo lứt muối mè lại uống thêm bia, ăn thêm thịt, cá, trứng, sữa cho đủ chất thì vô ích đối với việc trị bệnh ung thư.
Còn những chuyên gia hàng đầu VN về dinh dưỡng và ung thư cho rằng dù người bệnh không ăn thì khối u ung thư vẫn lấy dinh dưỡng từ cơ thể để phát triển, tức nó có thể “ăn” các tế bào bình thường. Điều này thì họ đã không thuộc bài dạy của GS Nguyễn Ngọc Lanh, chắc chắn thuộc thế hệ thầy của họ, vì GS là thầy dạy ở Trường Đại học Y HN, viết bộ sách “Hỏi đáp về sinh lý con người” tận từ 1971-1977. Không hiểu sao tôi chỉ đọc chơi, đọc lướt từ rất lâu rồi, nhưng lại rất nhớ cái ý có thể là cơ sở khoa học cho việc nhịn ăn kết hợp ăn chay chống được ung thư, mà tôi đã viết sách và viết lại hôm nay: “… Protid không có dự trữ… Protid của tế bào là những sản phẩm cần cho sự sống và hoạt động của nó, mà những tế bào khác không có quyền được coi là thức ăn dự trữ của mình”.
22-6-2023
ĐÔNG LA