Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

CHÚNG NÓ VẪN CỐ TÌNH NÉM BÙN VÀO CÔ BÉ THU THẢO

 CHÚNG NÓ VẪN CỐ TÌNH NÉM BÙN VÀO CÔ BÉ THU THẢO


Tính không viết chuyện cô Hoa hậu Ý Nhi bị ném đá, nhưng mới xem lại bộ phim Thiên hạ Đại Minh, thấy cô Dư Sảnh Nhi có nét hay hay tìm xem là ai thì lại vào trang
https://vietgiaitri.com/ thấy ngay cái “thằng mắt trâu” lại huyên thuyên trong bài này:
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét Ý Nhi: "Cô ấy là người chưa được dạy dỗ kỹ lưỡng, thiếu hụt văn hóa". Ý Nhi quả là quá non kém về trình độ văn hoá, nhưng lại là sản phẩm của một nền giáo dục đến Bộ trưởng, thứ trưởng cũng bị kỷ luật, nhiều GS mất dạy, nhiều nhà sử học thì xuyên tạc và những nhà văn nhà thơ bất tài thất đức lưu manh thì được tôn vinh, vì vậy mọi người nên phê phán Ý Nhi ít thôi, đối tượng cần ném đá chính là những gì đã tạo nên một thế hệ trẻ VN như vậy. Có thể tôi sẽ viết mấy câu, nhưng hôm nay đăng lại bài này.
4-8-2023
ĐÔNG LA

Đúng ra phải gọi là “HH Đặng Thu Thảo” vì danh hiệu HH là danh hiệu rất to, là một biểu tượng cho sắc đẹp và lòng nhân ái của một quốc gia trong một “nhiệm kỳ”, nhưng tôi lại gọi Thảo là “cô bé” thôi, vì tôi viết với danh nghĩa một nhà văn bảo vệ một cô gái cùng lứa với con tôi.
Những tưởng chuyện về Thu Thảo đã xong nào ngờ hôm qua vô VietNamNet lại thấy đăng lại của Giaoduc.net.vn bài ĐH Tây Đô thừa nhận sai sót vụ đặc cách cho Hoa hậu Thu Thảo. Tôi bị bất ngờ nhưng xem qua thì thấy lại là lối đặt đầu đề giật gân, thể hiện thái độ chủ quan xấu của tác giả muốn lái dư luận theo ý mình. Thực tế ông quyền Hiệu trưởng ĐH Tây Đô chỉ thừa nhận: “Trong vấn đề đặc cách cho Thu Thảo thi sớm và liên thông lên cao đẳng, có thể có sai sót, nhưng chỉ là những sai sót nhỏ, nằm trong phạm vi kiểm soát và nằm trong quy chế”. Và ông đã giải thích cụ thể hơn: “Sai sót của nhà trường là đã không hỏi ý kiến Bộ giáo dục & Đào tạo. Lẽ ra, chúng tôi phải có một công văn xin phép mấy ông ở ngoài Hà Nội về trường hợp đặc biệt của Thu Thảo”. Một người đã cho biết: “trong quy định của Bộ về quy chế hoạt động của các trường đại học, kể cả Trung cấp thì có một câu: “Trong những trường hợp đặc biệt, hiệu trưởng phải quyết định”…”. Như vậy, ĐH Tây Đô không sai trong việc thi cử trước của Thu Thảo, vì rõ ràng trường hợp của Thu Thảo đúng là “đặc biệt” và Hiệu trưởng có quyền “quyết định”! Nếu có gì đó chưa tốt thì chỉ là sơ suất mà ông quyền HT đã thừa nhận là “sai sót nhỏ”. Ấy vậy mà Giaoduc.net.vn/ lại đặt cái tên như tòa tuyên án vậy: ĐH Tây Đô thừa nhận sai sót vụ đặc cách cho Hoa hậu Thu Thảo!

Trường hợp Thu Thảo nếu có lòng vị tha thì chẳng ai đi săm soi những điều vặt vãnh và không quan trọng làm gì. Là báo giáo dục cái lớn nhất chính là cần phải chỉ ra được cái yếu kém của nền giáo dục VN, một nền giáo dục ông nào cũng cho ngành mình là quan trọng, thi nhau hàn lâm hóa môn học, tra tấn các thế hệ học trò; một nền giáo dục học nhiều biết ít; học đủ thứ trên đời nhưng vào đời lại không làm được việc; v.v…
Là báo giáo dục cũng cần phải chỉ ra sự phản giáo dục của cả ngành truyền thông hiện thời, đó là việc hướng thế hệ trẻ đến lối sống ích kỷ, tranh đoạt danh lợi. Từ việc săm soi sinh hoạt cá nhân của ca sĩ, từ chuyện tốt đến chuyện xấu, từ những cái vớ vẩn cũng biến thành sự kiện, như từ một câu nói vặt vãnh nào đó, báo chí đổ xô vào đưa tin rồi bình luận tràn ngập; cuộc thi Vietnam's Next Top Model, ai cũng rõ chỉ một người thắng cuộc, xác suất bị loại rất cao thì khi kết quả không như ý làm gì mà phải khóc lóc khổ sở thế; rồi cuộc thi Giọng hát Việt thi hát thì ít mà thi hét thì nhiều, v.v… Tất cả các hoạt động dạng đó đều chủ chương kích động, lôi kéo sự quan tâm công chúng để làm tiền. Tất nhiên để kiếm tiền, kiếm quảng cáo, VTV và những bên ăn chia làm rất tốt, rất đình đám, xem cũng rất vui rất cuốn hút, có điều với cách làm ấy chúng dần bào mòn nhân tính làm cho con người ích kỷ hơn, thực dụng hơn, cố chấp hơn, những gì thuộc về đạo lý, tình cảm thì bị cho là “sến”! Cả một lớp trẻ trở thành nông cạn, tầm thường, thần tượng những thứ vớ vẩn, như vừa qua có chuyện có những đứa hôn cái ghế thằng ca sĩ Hàn Quốc nó ngồi, bầy đàn dẫm đạp nhau nghe Hàn Quốc nó hát đến nỗi bị ngất xỉu v.v… Thật buồn thay! Những sự kiện điên khùng xả súng vô cớ giết người hàng loạt ở Mỹ chính là sản phẩm của văn hóa đề cao cái tôi, lối sống ích kỷ và tự do cực đoan của "lối sống Mỹ".
Là báo giáo dục nghĩa là báo của ngành “có học” nhất, trình độ cao nhất, vì thế những vấn đề sai trái về tri thức báo này cũng phải có nhiệm vụ uốn nắn mới phải chứ. Bao nhiêu vấn đề về lịch sử, về văn chương bị “lộn ngược” v.v… nhưng những vấn đề này có lẽ nó cao sâu quá, nằm ngoài tầm với của không chỉ mấy đứa phóng viên mà của cả lãnh đạo báo Giáo dục, thậm chí của cả lãnh đạo Bộ Giáo dục nữa, những người có trọng trách nhưng cả tâm và tài đều kém.

TPHCM
19-9-2012
ĐÔNG LA