CHUYỆN ĐẠO VĂN VÀ CHUYỆN TIỀN
Tôi viết hay quá cũng có cái dở là người ta cứ trích dẫn, nhưng văn mình họ lại cho là của người khác. Thoạt đầu nghĩ là chuyện nhỏ cho qua, nhưng nghĩ lại, với những người tin thông tin sai này thì khi đọc bài của mình, họ sẽ cho là mình đạo văn. Đạo văn với danh dự của một nhà văn thì không nhỏ rồi.
Mới đây, thấy Văn Tùng có vào “còm”, tôi bấm xem lướt trang Văn Tùng xem dạo này bạn này quan tâm cái gì, thấy có đưa hình đôi bạn thân Lê Kiến Thành-Trần Đăng Khoa, đọc bình luận thì thấy ngay đoạn này:
Hung Temple:
“Mọi người có thể cho e biết động cơ nào để tụi nó có tư tưởng và động cơ phá hoại như vậy ko?”
Văn Tùng:
“Hung Temple, Bạn đọc kỹ cái này nhé :
"Có những kẻ sau giải phóng lại đi tìm mọi cách đầu hàng phía thua trận. Đầu tiên tôi rất ngạc nhiên, nhưng rồi đã nhận ra, nếu phía thua Việt Nam mà nghèo đói như các nước Châu Phi thì chắc chắn sẽ không bao giờ có chuyện ngược đời đó. Nhưng phía thua Việt Nam lại là Pháp, là Mỹ, những nước rất giầu có từ đô hộ, xâm lược nước khác, vì vậy mà đã có những kẻ cơ hội, đón gió, mà muốn vậy, chúng phải trở cờ, chúng phải đổi giọng, đổi những thứ vô giá thiêng liêng như niềm tự hào dân tộc, sự chính nghĩa, cái thiện… để mong lấy những cái có giá cụ thể hơn, đó là tiền!...". (Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm).
***
Trước Văn Tùng, có bạn cũng mời tôi vào đọc một bài của bạn ấy, bạn ấy cũng viết y như Văn Tùng, tôi phải nhắn tin ngay: “Đoạn văn đó là của tôi, tôi có nhắc tên ông Trần Thanh Đạm thôi chứ không phải ổng viết cả đoạn ấy. Sửa ngay đi. Nếu không, tôi có nguy cơ thành người đạo văn đấy”.
***
Thực tế, đoạn văn trên, tôi đã viết trong cuốn Bóng Tối Của Ánh Sáng của tôi là:
“Sau chiến tranh, có thể có những chấn thương thần kinh về bệnh học, còn chấn thương tinh thần mang tính ý thức hệ để rồi tuyệt diệt niềm vui sống, như Bảo Ninh viết, chỉ là vô cùng hãn hữu. Bản thân cựu lính chiến Bảo Ninh cũng còn rất khôn ngoan, chẳng có “tê liệt” cái quái gì hết, không hiểu vì cái gì mà ông ta viết để cho người ngoài hiểu đồng đội của mình “tê liệt hết nhân tính” như một lũ súc vật vậy?!” Đến hôm nay thì tôi có thể tự trả lời, đó là “vì tiền””.
Sau đó, tôi viết bài “Những kẻ chiêu hồi bên thua cuộc” có nhắc lại đoạn trên, và viết thêm:
“GS Trần Thanh Đạm viết về cái quái gở của cuốn “Nỗi buồn chiến tranh”: “Nỗi buồn chiến tranh ở đây mang màu sắc của một sự sám hối của những người anh hùng đã lỡ gây nên một sự nghiệp anh hùng”, còn tôi (Nhà Văn Đông La) thì cũng thấy cái chuyện kỳ quái, có những kẻ sau giải phóng lại đi tìm mọi cách đầu hàng phía thua trận. Đầu tiên tôi rất ngạc nhiên, nhưng rồi đã nhận ra, nếu phía thua VN mà nghèo đói như các nước Châu Phi thì chắc chắn sẽ không bao giờ có chuyện ngược đời đó. Nhưng phía thua VN lại là Pháp, là Mỹ, những nước rất giầu có, vì vậy mà đã có những kẻ cơ hội, đón gió, mà muốn vậy, chúng phải trở cờ. Chúng phải đổi giọng, đổi những thứ vô giá thiêng liêng như niềm tự hào dân tộc, sự chính nghĩa, cái thiện… để mong lấy những cái có giá cụ thể hơn, đó là tiền!”
Văn Tùng có cái hay là tích cực, nhưng dở là chưa chính xác, đã mấy lần tôi phải góp ý chuyện Tùng bình luận. Như bài tôi viết về Lê Kiên Thành, có nhắc tới lá thư của bà Bảy Vân, nhưng “chưa xác định được tác giả bức thư đúng là vợ ông Duẩn”, Tùng lại “còm” coi tác giả đúng là “vợ ông Duẩn” luôn. Tôi bảo: “Sửa đi, nó kiện là đi tù đấy”. Văn Tùng: “ E sửa thành: nếu bà ấy làm việc đó với BBC nhé”. Đông La: “nó gởi TW Đảng chứ o phải BBC, BBC có phỏng vấn bà Vân nhưng nội dung khác”. Văn Tùng: “Bác viết là bà ấy gửi 16 trang qua BBC mà”. Đông La: “Mày đọc không hiểu. Thằng Lê Quỳnh ở BBC là người đọc lá thư, rồi đi xác nhận, chứ nó o gởi cho BBC”. Văn Tùng: “E hiểu rồi. Thư đăng trên mạng, còn BBC hỏi ông Thành…”
***
Cụ thể chuyện tiền bạc, đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Mỹ đã trao giải cho “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh khoảng 40.000 USD, một số tiền đúng như “trái núi” so với thu nhập của dân VN hồi ấy. Sau đó Nguyễn Huy Thiệp in tập truyện ngắn bên Pháp, trong đó có truyện ca ngợi Gia Long, một hành động “rửa mặt” cho Pháp. Ông Thiệp khoe được Pháp trả 80.000 USD. Còn Nguyễn Quang Thiều, từ biên tập viên báo Văn nghệ, lương chính thức có thể vào hàng thấp nhất VN, có được “anh” Hữu Ước ưu ái mời cộng tác báo công an thì cũng chỉ có thể “đủ sống” tạm. Sau đó Thiều vẽ tranh, có lần khoe tôi bán gần trăm triệu, rồi làm ăn với Nguyễn Quyến… Cứ cho mọi chuyện đúng cả thì Thiều đã nộp thuế thu nhập bao nhiêu để có thể có thu nhập chính đáng làm nhà lầu, mua xe hơi, cho hai con du học Mỹ? Còn không thì sự thực tiền của Thiều từ đâu mà ra?