Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

THẾ VÀ LỰC ĐÔNG LA TO CỠ NÀO?

 THẾ VÀ LỰC ĐÔNG LA TO CỠ NÀO?

Sau khi tôi “quăng bom” trên diễn đàn Hội nghị Lý luận Phê bình của Hội Nhà Văn VN ở Tam Đảo, lập tức có dư luận, cả ủng hộ lẫn “suy diễn đểu”.
Họp xong, về khách sạn, tôi gặp lại ở hành lang trước cửa phòng tôi một nữ nhà thơ mà tôi đã gặp trong cuộc Hội thảo Văn Thơ nữ tổ chức tại TPHCM. Chị đúng là một “nàng thơ” của Hội Nhà Văn VN, dù đã đứng tuổi, từng nói với tôi là rất hay đọc và thích đọc tôi viết. Thấy tôi, nữ thi sĩ nói:
-Em rất phục anh, chiều nay anh rất bản lĩnh.
-Ai nhỉ? Gặp ở Sài Gòn rồi mà quên tiêu mất tên!
-Em là Nguyễn Thị Mai.
-À, Nguyễn Thị Mai.


Hôm sau, Đại tá Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm, đang ở nhà sáng tác của Hội Nhà Văn bên Hồ Đại Lải, gọi:
-Ông phát biểu hay lắm!
-Ông có đi dự đâu mà biết.
-Cần gì phải đi dự, mạng lưới thông tin của tôi ở khắp nơi mà.
- Nhưng tôi còn viết lại cơ, chứ lời nói gió bay thì ăn thua gì.
- Đúng rồi, ráng viết sớm nhá, tôi chờ đấy.
Khi tôi viết và đăng, ông Đại tá Nhà Văn lại gọi:
-Tôi đã đọc rồi, được lắm, ông viết về thằng Sương Nguyệt Minh đích đáng lắm.


Ngoài những người đồng tình như vậy cũng có người không đồng tình với những phát biểu của tôi, đó chính là Inrasara. Hôm nay lại cuối tuần, tôi sẽ đăng lại bài vui vui tôi viết về cái chuyện Inrasara đã “suy diễn đểu” về tôi như thế này: “Thế lực Đông La to cơ nào?”
20-4-2024
ĐÔNG LA
Inrasara, người đã làm thơ và cổ suý làm thơ theo “tinh thần Hậu hiện đại”: nổi loạn, chống phá, giễu nhại, chửi bới, văng tục, thô tục; đã lộn ngược tất cả các giá trị từ đạo lý, thẩm mỹ cho đến nhân tính; đã mê cuồng bắt chước, “nhai bã mía” đủ thứ các chủ nghĩa ở nước ngoài. Khi Inrasara tuyên ngôn, giới thuyết về Chủ nghĩa Hậu Hiện đại, đã làm bài thơ “Thằng hoang”, đòi sự bình đẳng cho ngôn ngữ, đồng thời tự khoe mình là kẻ bất nhân, đã “tặng cho hoa hậu lớp Msa một bụng rồi bỏ đi mất tăm… mười năm chờ hết nổi nàng chửi gió đợi nó cho mệt cái lồn vụt cưới chồng Hamu Crok”. Inrasara nhân danh yêu dân tộc Chăm, trở thành kẻ chống cộng thứ thiệt khi viết: “… dưới thời đại Cộng Sản, Cham đang phải đối phó với nguy cơ khác kinh khiếp không kém, đó là sự đánh mất tinh thần sáng tạo”, và tin rằng chế độ cộng sản của người Việt sớm muộn cũng đổ: “... Sáng tạo, người Việt chả làm gì ra hồn… Dân tộc này (tức Việt)… Triều đại thay đổi vùn vụt, Đinh Lý Trần Lê hay Mạc Trịnh Nguyễn Tây Sơn, hoặc Cộng Sản gì gì sớm muộn cũng đổ...” Inrasara cũng ca ngợi những “câu thơ” khủng bố : “KHỦNG BỐ là tên TAO/ là việc làm của tao, sứ mạng của tao, tình yêu và thù hận của tao, … tao khủng bố tao khủng bố tao khủng bố”.
Tôi đã viết: “Một người như Inrasara sao lại được ông Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chọn làm Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà Văn VN thì nền thơ ca VN sẽ như thế nào, và sẽ đi về đâu?”
***
Về chuyện tôi “quăng bom” trong Hội nghị LLPB, Inrasara viết: “Chuyện về Hội nghị LLPB của HNVVN ở Tam Đảo, đăng ở blog cá nhân trong ba ngày: 3, 7 & 13-7-2016, có giá trị “tư liệu” đáng kể. Trích, không để phê bình hay tranh luận với Đông La, mà là để hiểu thêm nhà văn VN hôm nay”.
Inrasara giới thiệu và trích dẫn những ý tôi đã phát biểu nhưng diễn giải không đúng, chủ quan theo ý mình. Ngoài ra, “chủ đề” chính của bài lại chính lại là đoạn Inrasara “PS” như thế này:
“Cuối Hội thảo của Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương tại TPHCM năm 2013, ngồi bàn tiệc 10 người toàn nhà xịn, tôi có đề nghị anh Đông La:
- Mấy tháng nay ông múa gậy vườn hoang trên Văn nghệ TP, đánh hết ông trí thức này đến nhà văn kia, mỗi tuần chiếm hết 3-4 trang to cồ; còn ở ngoài Hà Nội ngày qua ngày, nhà thơ Nguyễn Hoàng Đức một mình một cõi công phá “văn học quốc doanh” trên một trang web. Thử đề nghị vậy nhé: Tôi sẽ tổ chức bàn tròn… cho 2 ông tranh luận…
- Không, tôi chỉ trao đổi trên mặt giấy thôi… - Đông La trả lời…
Một hồi vậy thôi, Đông La đánh trống lảng, bỏ đồng đội đi qua bàn khác… ngồi.
Vậy mà hôm nay, vừa vào Hội Nhà văn VN năm ngoái (2015), tại diễn đàn lớn này (Hội nghị LLPB của HNV VN ở Tam Đảo, 2016), mà Đông La đã dũng cảm nhảy lên “cướp diễn đàn” (chữ của anh), đủ biết thế Đông La cứng cỡ nào, và biết kẻ chống lưng anh To cỡ nào!]”
Tôi nhớ hôm ấy tôi bỏ đi vì trông thấy Nhà thơ Hữu Thỉnh chứ không phải như Inrasara nghĩ. Chơi với Nguyễn Quang Thiều, từng đến báo Văn Nghệ nhiều, nhưng tôi chưa một lần gặp Hữu Thỉnh, ông lại mới chủ động gọi điện thoại khen cuốn “Bóng tối của ánh sáng” của tôi. Tôi thấy cần phải ra chào ông cho phải phép , và rất thú vị, ông Trần Quốc Toàn đã chụp và gởi cho tôi tấm ảnh cuộc gặp gỡ này (xem ảnh). Đến nay, gặp và nói chuyện trực tiếp với Hữu Thỉnh lần đó vẫn là duy nhất của tôi.


Như vậy có nghĩa là tôi đã không chú ý đến cả Inrasara lẫn không chấp cái điều mà Inrasara “khiêu khích” tôi.
Còn với Nguyễn Hoàng Đức, vì thân với Nguyễn Quang Thiều nên tôi đã gặp Đức từ lâu. Thời anh Nguyễn Quang Hà làm TBT Tạp chí Sông Hương, Đức có chân chạy bài vở thế nào đó nên bảo tôi gởi bài khá nhiều, còn thư từ tâm sự, tâm giao nữa. Đức rất ngông nghênh, cho “văn chương quốc doanh" như “cái ống bơ”, nhưng vẫn quý trọng tôi, cho tôi là “đứng đầu phía Nam”. Tôi cho cuộc sống là tương đối, không chấp tất cả được, nên nhiều bạn thân, bạn quen nói, viết sai nhiều, nhưng tôi không để ý. Tôi chỉ viết về những nhân vật quan trọng, lời nói có trọng lượng, vì thế những quan điểm sai trái của họ sẽ làm mất ổn định xã hội, nguy hiểm cho cuộc sống bình yên của nhân dân, trong đó có gia đình tôi. Còn với Nguyễn Hoàng Đức, đã từng chơi với nhau như thế thì dù đúng sai thế nào tôi mặc kệ, tôi cũng không bao giờ đọc Đức viết. Thực tế là như vậy chứ không có chuyện tôi “đánh trống lảng” như Inrasara suy diễn.
Còn ý Inrasara viết thế này:
“Vậy mà hôm nay, vừa vào Hội Nhà văn VN năm ngoái, tại diễn đàn lớn này, mà Đông La đã dũng cảm nhảy lên “cướp diễn đàn”, đủ biết thế Đông La cứng cỡ nào, và biết kẻ chống lưng anh To cỡ nào!”.
Viết vậy chứng tỏ Inrasara đúng là “suy diễn đểu”, và dốt về luật pháp. Viết một điều không có thật để làm mất danh dự người khác là vi phạm nhân quyền, phạm pháp. Nhưng để người như Inrasara hiểu như vậy là phạm pháp thì khó quá, vì thực tế cũng đã có những nhà văn, nhà báo, những chiến sĩ “rân trủ”, bị bắt rồi vẫn chưa hiểu mình phạm tội gì, kêu gào cầu cứu nước ngoài là bị công an đàn áp!
Tôi thường viết chống lại bọn quấy rối, cơ hội, đón gió, trở cờ, chống thể chế, nếu có người chống lưng nghĩa là họ sẽ đỡ tất cả cho tôi dù tôi có viết sai. Vậy khi tôi phê phán những người rất nổi tiếng, rất to mồm, nếu họ kiện thì những người chống lưng có thể đỡ cho tôi được không? Như ông Nguyên Ngọc luôn kiếm cớ để chống những ông to, khi Đài truyền hình HN quay một nhóm nói là “phản động”, không nói tên Nguyên Ngọc, vậy mà Nguyên Ngọc vẫn vơ vào, kiếm cớ kiện ông Phạm Quang Nghị, đương chức Bí thư HN thời đó! Vậy tôi đã phê phán Nguyên Ngọc rất nhiều, cỡ Phạm Quang Nghị Nguyên Ngọc còn coi không ra gì, vậy Nguyên Ngọc kiện tôi thì ai có thể chống lưng được cho tôi?
Trước Inrasara cho tôi có ông “TO” chống lưng, ông Đại tá Mai Nam Thắng, cũng Hội viên HNV VN, ở báo Quân đội nhân dân, nói với tôi trực tiếp khi cùng dự một Hội nghị là có tin đồn “Có cả một tập đoàn viết mang danh Đông La thì mới viết nổi tất cả các lĩnh vực như thế”. Võ Khánh Linh cũng có mấy lần than với tôi: “Em đến là khổ, vì biết em quen bác, người ta cứ hỏi bác thuộc phe nào? Quân của ai?”. Có ông bạn ở Viện Văn học tếu: "Tôi dọa mấy đứa ở viện tôi, ông Đông La mới được phong thiếu tướng công an đấy", tôi bảo: "Đừng đính chính, cứ để thế cho mấy đứa đố kỵ, ganh ghét đau đớn!"
***
Thực tế, tôi đúng là viết hoàn toàn tự do. Nhưng tôi vốn là dân nghiên cứu khoa học tự nhiên, nên tôi nhìn mọi chuyện một cách lý tính chứ không cảm tính, viết hoàn toàn khách quan, vì cái chung chứ không vì cái riêng. Còn đúng là để viết được nhiều như tôi tất thế và lực của tôi phải rất mạnh, trình độ cỡ như Inrasara thì có nghiên cứu mấy thế kỷ nữa cũng không thể hiểu được. Thế và lực đó chính là “cái đầu” của tôi, tri thức của tôi! Thú vị là, có rất nhiều độc giả đọc tôi viết, trang blog của tôi lập chỉ sau vài năm đã có cả 1 triệu người theo dõi, nhưng lạ là tôi toàn viết “bảo vệ đất nước” mà không hiểu sao nó lại bị chặn. Ngoài ra còn có những cá nhân, cơ quan có trọng trách thấy những bài tôi viết có giá trị, nên họ đã quan tâm. Một lần tôi ngạc nhiên khi có người gởi email cho biết “Em có trách nhiệm đọc trang của anh”. Có mấy người bạn cho tôi biết, họ dự các cuộc giao ban báo chí, các hội nghị, người ta hay nhắc đến các bài viết của tôi, trong đó có cả những vị tướng.
Vì vậy thế và lực của tôi xem chừng vững mạnh thật, nhưng hoàn toàn không phải như những “suy diễn đểu” kiểu Inrasara.

8-8-2016
ĐÔNG LA