Tội nghiệp ông Đào Duy Quát
Qua vụ ông Đào Duy Quát bị kỷ luật, tôi vẫn thấy Nhà văn
Phạm Viết Đào quy tội ông có hành động phản lại lợi ích của dân tộc là quá
đáng, bởi chỉ từ những suy diễn vô căn cứ.
Như tôi đã viết “đưa tin một kẻ giết người, không bình luận, hoàn toàn không có nghĩa là người đăng tin ủng hộ hành động giết người ấy”… “Nếu có lỗi ông Quát chỉ chưa chu toàn chứ không sai trái, nếu ông dẫn một vài câu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói về chủ quyền làm “mũ” cho 2 bài viết đó là hay nhất. Còn việc một tờ báo đại diện cho quốc gia lại đi đôi co với cá nhân hay một tờ báo không đồng cấp không phải là việc hay. Hơn nữa một tờ báo thể diện quốc gia có ý kiến về một quốc gia khác không được tuỳ tiện mà còn tuỳ thuộc vào sách lược cũng như thực tế đối ngoại giữa hai nước”.
Vậy mà ông Phạm Viết Đào khẳng định: “Từ điểm xuất phát ngày 29/8 này, Bộ Biên tập Báo điện tử ĐCSVN tiến xa hơn về lập trường trong bài báo ngày 4/9/2009: đứng hẳn về phía Trung Quốc, khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc ?!”.
Không chỉ thế, khi bàn về vấn đề nhạy cảm về quan hệ giữa hai nước, ông Đào còn không khách quan, đã để tình cảm chi phối, suy diễn phóng đại bản chất sự việc. Từ tin: "Theo ông Tiết Lực, mặc dù vấn đề biển Đông hiện nay không thể giải quyết bằng vũ lực, nhưng Trung Quốc vẫn phải có một lực lượng quân sự đủ mạnh để có thể giải quyết tranh chấp khi cần thiết…" Như vậy, căn cứ vào văn bản, họ đã nói rõ là “mặc dù vấn đề biển Đông hiện nay không thể giải quyết bằng vũ lực” nên việc “vẫn phải có một lực lượng quân sự đủ mạnh” chỉ có thể là việc tạo thế để đàm phán, nhưng ông Đào không chỉ một lần đã phóng lên thành: “họ sẽ sử dụng vũ lực?”. Trong thực tế, ngư dân của ta đã bị tấn công, nhưng chỉ là tự phát, đánh lén, hoàn toàn khác việc các quốc gia tuyên bố chính thức sử dụng vũ lực trong tranh chấp.
Các cụ nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, vậy mà bàn về những vấn đề tối quan trọng cần tính chính xác và bản lĩnh tỉnh táo, ông Đào lại toàn suy diễn bẳng cảm xúc kẻ sĩ, e rằng đã gây ra tác hại rất lớn trong dư luận về việc nhận thức đúng đắn bản chất sự việc.
Với riêng ông PVĐ, quả thực tôi mới biết qua blog, hoàn toàn không có “ân oán giang hồ” gì với nhau, viết ra những điều này cũng ngại va chạm, nhưng không viết cũng cứ áy náy không yên.
ĐL
SG, 14-10-09
*Trên địa chỉ
Như tôi đã viết “đưa tin một kẻ giết người, không bình luận, hoàn toàn không có nghĩa là người đăng tin ủng hộ hành động giết người ấy”… “Nếu có lỗi ông Quát chỉ chưa chu toàn chứ không sai trái, nếu ông dẫn một vài câu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói về chủ quyền làm “mũ” cho 2 bài viết đó là hay nhất. Còn việc một tờ báo đại diện cho quốc gia lại đi đôi co với cá nhân hay một tờ báo không đồng cấp không phải là việc hay. Hơn nữa một tờ báo thể diện quốc gia có ý kiến về một quốc gia khác không được tuỳ tiện mà còn tuỳ thuộc vào sách lược cũng như thực tế đối ngoại giữa hai nước”.
Vậy mà ông Phạm Viết Đào khẳng định: “Từ điểm xuất phát ngày 29/8 này, Bộ Biên tập Báo điện tử ĐCSVN tiến xa hơn về lập trường trong bài báo ngày 4/9/2009: đứng hẳn về phía Trung Quốc, khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc ?!”.
Không chỉ thế, khi bàn về vấn đề nhạy cảm về quan hệ giữa hai nước, ông Đào còn không khách quan, đã để tình cảm chi phối, suy diễn phóng đại bản chất sự việc. Từ tin: "Theo ông Tiết Lực, mặc dù vấn đề biển Đông hiện nay không thể giải quyết bằng vũ lực, nhưng Trung Quốc vẫn phải có một lực lượng quân sự đủ mạnh để có thể giải quyết tranh chấp khi cần thiết…" Như vậy, căn cứ vào văn bản, họ đã nói rõ là “mặc dù vấn đề biển Đông hiện nay không thể giải quyết bằng vũ lực” nên việc “vẫn phải có một lực lượng quân sự đủ mạnh” chỉ có thể là việc tạo thế để đàm phán, nhưng ông Đào không chỉ một lần đã phóng lên thành: “họ sẽ sử dụng vũ lực?”. Trong thực tế, ngư dân của ta đã bị tấn công, nhưng chỉ là tự phát, đánh lén, hoàn toàn khác việc các quốc gia tuyên bố chính thức sử dụng vũ lực trong tranh chấp.
Các cụ nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, vậy mà bàn về những vấn đề tối quan trọng cần tính chính xác và bản lĩnh tỉnh táo, ông Đào lại toàn suy diễn bẳng cảm xúc kẻ sĩ, e rằng đã gây ra tác hại rất lớn trong dư luận về việc nhận thức đúng đắn bản chất sự việc.
Với riêng ông PVĐ, quả thực tôi mới biết qua blog, hoàn toàn không có “ân oán giang hồ” gì với nhau, viết ra những điều này cũng ngại va chạm, nhưng không viết cũng cứ áy náy không yên.
ĐL
SG, 14-10-09
*Trên địa chỉ
Nhà văn Phạm Viết Đào viết:
“...Báo Điện tử ĐCSVN đã có cách đưa tin kỳ lạ… trong bài báo ngày 4/9/2009: đứng hẳn về phía Trung Quốc, khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc?!”
Nếu đúng vậy thì “kỳ lạ” thật, sao một người giữ trọng trách, một ông PGS TS về lý luận như ông Đào Duy Quát lại có hành động phản lại lợi ích của dân tộc như vậy? Tôi quá băn khoăn nên đã lọ mọ lần tìm ra 2 bài báo mà ông Quát đã đăng, xin xem tại:
“...Báo Điện tử ĐCSVN đã có cách đưa tin kỳ lạ… trong bài báo ngày 4/9/2009: đứng hẳn về phía Trung Quốc, khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc?!”
Nếu đúng vậy thì “kỳ lạ” thật, sao một người giữ trọng trách, một ông PGS TS về lý luận như ông Đào Duy Quát lại có hành động phản lại lợi ích của dân tộc như vậy? Tôi quá băn khoăn nên đã lọ mọ lần tìm ra 2 bài báo mà ông Quát đã đăng, xin xem tại:
Nhưng xem xong tôi lại thấy ông Quát chẳng có “khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của
Trung Quốc ?!” gì cả . Tôi còn thầm cám ơn ông vì ông có đăng tin tôi mới biết
bên Tàu có những nhân vật có những ý đồ nguy hiểm như vậy.
Tôi tìm hiểu tiếp thì thấy nhà văn PVĐ đã phê phán và đề nghị phạt ông ĐDQ trên cơ sở lập luận như thế này:
“Vậy đưa những thông tin như trên của Báo Điện tử ĐCSVN đã vi phạm các quy định pháp luật nào về báo chí của Việt Nam?
Tại Điều 6 Luật Báo chí quy định quyền hạn và nghĩa vụ của báo chí như sau:
"1.Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân;
2.Tuyên truyền phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa..."
Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật kể trên, việc đưa tin trên về hoạt động của hải quân Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Báo Điện tử ĐCSVN là: " Không phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân", là: " Không xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ?!"
Vậy việc đưa thông tin trên của Báo Điện tử ĐCSVN sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về báo chí, thông tin?...
Theo chúng tôi điều khoản phù hợp để xử phạt Báo Điện tử ĐCSVN đó là áp xử theo Mục 5 của Điều 10 của Nghị định 56 quy định về mức độ xử phạt: Vi phạm các quy định về nội dung thông tin; Mục này quy định việc: Đăng phát nội dung không được phép thông tin nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ chịu mức xử phạt từ 20 tới 30 triệu đồng! Kèm theo mức xử phạt hành chính này, Bộ Thông tin Truyền thông cần áp dụng thêm Hình thức xử phạt bổ sung … theo quy định tại khoản b, mục 6 Điều 10 của Nghị định 56: Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo không thời hạn đối với những nhà báo có liên quan tới việc dịch, biên tập, duyệt đưa tin này lên mạng của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam...”
Tôi cứ nghĩ sự sai phạm của ông ĐDQ chỉ là sự suy diễn của riêng ông PVĐ như trên mà thôi, không ngờ lại được sự đồng tình của nhiều người, đặc biệt ông Đào Duy Quát đã bị phạt 30 triệu đồng, còn bị Ban Tuyên giáo TW, cái Ban ông từng là “sếp” phó, quyết định kỷ luật khiển trách cá nhân. Ông GS Nguyễn Huệ Chi còn thấy chưa đã, đòi cách chức Tổng Biên tập báo Đảng và cho rằng hình phạt 30 triệu đồng dành cho ông Đào Duy Quát chưa thượng tôn mà mới chỉ là “trung tôn pháp luật”.
Tôi tìm hiểu tiếp thì thấy nhà văn PVĐ đã phê phán và đề nghị phạt ông ĐDQ trên cơ sở lập luận như thế này:
“Vậy đưa những thông tin như trên của Báo Điện tử ĐCSVN đã vi phạm các quy định pháp luật nào về báo chí của Việt Nam?
Tại Điều 6 Luật Báo chí quy định quyền hạn và nghĩa vụ của báo chí như sau:
"1.Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân;
2.Tuyên truyền phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa..."
Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật kể trên, việc đưa tin trên về hoạt động của hải quân Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Báo Điện tử ĐCSVN là: " Không phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân", là: " Không xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ?!"
Vậy việc đưa thông tin trên của Báo Điện tử ĐCSVN sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về báo chí, thông tin?...
Theo chúng tôi điều khoản phù hợp để xử phạt Báo Điện tử ĐCSVN đó là áp xử theo Mục 5 của Điều 10 của Nghị định 56 quy định về mức độ xử phạt: Vi phạm các quy định về nội dung thông tin; Mục này quy định việc: Đăng phát nội dung không được phép thông tin nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ chịu mức xử phạt từ 20 tới 30 triệu đồng! Kèm theo mức xử phạt hành chính này, Bộ Thông tin Truyền thông cần áp dụng thêm Hình thức xử phạt bổ sung … theo quy định tại khoản b, mục 6 Điều 10 của Nghị định 56: Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo không thời hạn đối với những nhà báo có liên quan tới việc dịch, biên tập, duyệt đưa tin này lên mạng của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam...”
Tôi cứ nghĩ sự sai phạm của ông ĐDQ chỉ là sự suy diễn của riêng ông PVĐ như trên mà thôi, không ngờ lại được sự đồng tình của nhiều người, đặc biệt ông Đào Duy Quát đã bị phạt 30 triệu đồng, còn bị Ban Tuyên giáo TW, cái Ban ông từng là “sếp” phó, quyết định kỷ luật khiển trách cá nhân. Ông GS Nguyễn Huệ Chi còn thấy chưa đã, đòi cách chức Tổng Biên tập báo Đảng và cho rằng hình phạt 30 triệu đồng dành cho ông Đào Duy Quát chưa thượng tôn mà mới chỉ là “trung tôn pháp luật”.
Riêng tôi
thì thấy, việc đưa tin của ông ĐDQ không phải "Không phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân",
" Không xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa"
như ý của ông PVĐ và của nhiều người, mà ngược lại, chính việc đưa tin đó đã
cho chúng ta thấy được tham vọng bành trướng của ông láng giềng, từ đó mới nâng
cao tinh thần cảnh giác và tìm cách đối phó cho phù hợp, vậy là đã mang lại “lợi ích” và có tinh thần “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” rất lớn. Bởi
tôi thấy đưa tin một kẻ giết người, không bình luận, hoàn toàn không có nghĩa
là người đăng tin ủng hộ hành động giết người ấy. Ngay trong lý luận sáng tác
văn chương cũng có lối viết khách quan theo kiểu “ý tại ngôn ngoại”, dành phần tự khám phá, tự cảm thụ cho độc giả.
Có thể với ông PVĐ và nhiều người thì ông ĐDQ phải giải thích những hành động
trong 2 tin đó là xấu thì mới biết là xấu, còn tôi thì không cần.
Với vụ ông ĐDQ, phải chăng do tham nhũng nhiều, hình ảnh
những người cán bộ xấu đi trong lòng nhiều người, nên dư luận dễ hả hê với việc
một ông quan cách mạng bị xử lý. Ngay tôi đây khi thấy trên ti vi một ông quan
nào đó mặt bóng mỡ huyên thuyên những lời trái với thực tế, kiểu vì dân nhưng
lại toàn vì mình, để cho con cháu dựa quyền thế kinh doanh làm giàu thành tư
bản, tôi chuyển kênh ngay.
Có điều, là những người biết suy xét, cần phải công bằng và khách quan, không nên cực đoan, bởi đã cực đoan sẽ dẫn đến những sai lầm, với quy mô một quốc gia sẽ rất nguy hiểm. Nếu có lỗi, ông Quát chỉ chưa chu toàn chứ không sai trái, nếu ông dẫn một vài câu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói về chủ quyền làm “mũ” cho 2 bài viết đó là hay nhất. Còn việc một tờ báo đại diện cho quốc gia lại đi đôi co với cá nhân hay một tờ báo không đồng cấp không phải là việc hay. Hơn nữa một tờ báo thể diện quốc gia có ý kiến về một quốc gia khác không phải tuỳ tiện mà còn tuỳ thuộc vào sách lược cũng như thực tế đối ngoại giữa hai nước.
Với riêng ông ĐDQ, dù là con ông cháu cha, thời chiến hoàn toàn có điều kiện trốn sang nước ngoài du học thành một “hạt giống đỏ”, nhưng theo một tờ báo: “1963: 17 tuổi đi bộ đội pháo binh. Từ binh nhì pháo thủ được bồi dưỡng làm khẩu đội trưởng, rồi dần chuyển ngạch sang chính trị viên. Tham gia các chiến dịch ở khu IV, Thượng Lào, Nam Lào, bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh.
1983: thiếu tá Phó phòng Tuyên huấn Quân chủng phòng không, chuyển ngành sang Ban Lý luận trung ương”.
Với tư cách một cựu chiến binh, tôi rất khâm phục ông, mà trong chiến tuyến khốc liệt, một người đi lính trước và lâu hơn tôi 1 ngày thôi (bởi 1 ngày đã biết bao người chết), tôi đã khâm phục rồi, vậy mà ông đi lính trước tôi cả chục năm. Có lẽ ông là nạn nhân của một giai đoạn đã đến hồi trì trệ, người ta có tâm lý muốn phá vỡ, muốn làm ngược lại tất cả, bất kể đúng sai, phía trước là sự tốt đẹp hay tai họa. Trước đây có ai nghĩ đến chuyện kiện thủ tướng, mà theo tôi, chỉ kiện được khi TT lợi dụng quyền mưu lợi riêng, còn thừa hành chức trách theo luật định, không thể bị kiện. Chuyện một người như ông Quát bị kỷ luật “vô duyên” cùng vụ “kiện thủ tướng” phải chăng là dấu hiệu tốt đẹp của dân chủ, hay chỉ là sự chuyển từ cực đoan này sang một cực đoan khác! Mầm mống của những tai họa!
Có điều, là những người biết suy xét, cần phải công bằng và khách quan, không nên cực đoan, bởi đã cực đoan sẽ dẫn đến những sai lầm, với quy mô một quốc gia sẽ rất nguy hiểm. Nếu có lỗi, ông Quát chỉ chưa chu toàn chứ không sai trái, nếu ông dẫn một vài câu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói về chủ quyền làm “mũ” cho 2 bài viết đó là hay nhất. Còn việc một tờ báo đại diện cho quốc gia lại đi đôi co với cá nhân hay một tờ báo không đồng cấp không phải là việc hay. Hơn nữa một tờ báo thể diện quốc gia có ý kiến về một quốc gia khác không phải tuỳ tiện mà còn tuỳ thuộc vào sách lược cũng như thực tế đối ngoại giữa hai nước.
Với riêng ông ĐDQ, dù là con ông cháu cha, thời chiến hoàn toàn có điều kiện trốn sang nước ngoài du học thành một “hạt giống đỏ”, nhưng theo một tờ báo: “1963: 17 tuổi đi bộ đội pháo binh. Từ binh nhì pháo thủ được bồi dưỡng làm khẩu đội trưởng, rồi dần chuyển ngạch sang chính trị viên. Tham gia các chiến dịch ở khu IV, Thượng Lào, Nam Lào, bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh.
1983: thiếu tá Phó phòng Tuyên huấn Quân chủng phòng không, chuyển ngành sang Ban Lý luận trung ương”.
Với tư cách một cựu chiến binh, tôi rất khâm phục ông, mà trong chiến tuyến khốc liệt, một người đi lính trước và lâu hơn tôi 1 ngày thôi (bởi 1 ngày đã biết bao người chết), tôi đã khâm phục rồi, vậy mà ông đi lính trước tôi cả chục năm. Có lẽ ông là nạn nhân của một giai đoạn đã đến hồi trì trệ, người ta có tâm lý muốn phá vỡ, muốn làm ngược lại tất cả, bất kể đúng sai, phía trước là sự tốt đẹp hay tai họa. Trước đây có ai nghĩ đến chuyện kiện thủ tướng, mà theo tôi, chỉ kiện được khi TT lợi dụng quyền mưu lợi riêng, còn thừa hành chức trách theo luật định, không thể bị kiện. Chuyện một người như ông Quát bị kỷ luật “vô duyên” cùng vụ “kiện thủ tướng” phải chăng là dấu hiệu tốt đẹp của dân chủ, hay chỉ là sự chuyển từ cực đoan này sang một cực đoan khác! Mầm mống của những tai họa!
SG
12-10-09
ĐL