ĐÔNG LA
TƯƠNG LAI LẠI GÂY TAI ƯƠNG RỒI!
(Về chuyện Tương Lai
“quậy” TBT Nguyễn Phú Trọng)
Tôi không ít lần được bạn đọc khen
dùng từ hay; tận từ năm 1986, Nhà thơ lớn Chế Lan Viên ngay lần đầu đọc những
bài thơ đầu tay của tôi đã đề nghị trao giải trong một cuộc thi thơ, rồi ông
còn trực tiếp đứng tên giới thiệu tôi vào Hội Nhà văn TPHCM nữa. Như vậy tôi
đúng là có tài nhất định trong việc dùng từ. Ấy vậy mà tôi vẫn phải bái phục
khả năng dùng từ của công dân mạng. Thực sự họ đều vô danh nếu so với những
người như Nguyên Ngọc, Huệ Chi, Chu Hảo, Quang A, Tương Lai, Quang Lập,
Xuân Nguyên v.v…, về danh nghĩa đúng là những bậc đại trí thức. Thanh
Tung chủ trang Đôi mắt đã gọi loại trí thức “quậy” như những người trên,
thay cho ngôn ngữ thông thường là nhân sĩ trí thức, là “rận sĩ,
chấy thức”. Quả là một sáng tạo ngôn ngữ rất hay, rất hay vì ví von rất
đúng. Nếu nhà nước luôn trung thành với lý tưởng của Đảng, Bác, với lợi
ích của nhân dân; ung nhọt tham nhũng được cắt bỏ, tắc nghẽn phát triển được
thông thoáng; thì hành động của mấy vị “rận sĩ, chấy thức” trên chỉ có
thể gây khó chịu như ta bị chấy rận nó cắn, chứ có thể làm được trò gì?
(Bùi Hằng)
(Tương Lai)
Trên trang Hiệu Minh có một bạn với nickname là Dove đã ví Bùi Tín như “miếng giẻ chùi máu” giày quân xâm lược
thật không ai có thể viết hay hơn. Nếu Chế Lan Viên còn sống chắc cũng sẽ
đứng ra giới thiệu bạn Dove này
vào Hội Nhà văn như tôi quá! Bạn Bảo Anh Thái cũng viết một bài về mấy người
biểu tình lăng nhăng với cái đầu đề cũng tuyệt hay “Đừng yêu nước bằng máu người khác!”. LangKinh nói
về bọn mà tôi gọi là sâu bọ, rắn rết, tai trâu, đầu bò ý là “đầu óc nên để phân tích chứ đừng để tích
phân”; Vokhanhlinh
viết: “Những kẻ "Biểu tình yêu nước"
cắn nhau vì tiền”.
Chế Lan Viên có lần bảo tôi với văn chương
không có từ nào là không hay nếu dùng đúng, kể cả từ “cứt”, như trong
hai câu ca dao:
Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như cứt bò khô
Chính vì thế khi Nguyễn
Quang Lập viết việc tra tấn tù binh ở các “Địa ngục trần gian” dười thời VNCH
không phải là ác mà chỉ là “khai thác thông tin” thì bạn Hoà Bình chửi tục thì không còn gì hay hơn! Theo
Hiến pháp, Lập có thể kiện Hoà Bình rũ tù. Nhưng ra trước tòa Lập trả lời thế
nào về việc mình nhuộm đen máu bao chiến sĩ kiên trung bị tù đày, trả lời thế
nào về cách nhìn mất nhân tính của mình?
Còn từ "tai ương" chỉ Tương Lai, nhân vật chính của bài này, thực ra không phải của tôi mà tôi mượn của một bạn comment về bài tôi đã viết về Tương Lai.
Nay trước vụ Nguyễn
Đắc Kiên bị lãnh đạo Tòa báo
GĐ&XH đuổi việc sau khi viết Vài
lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng phản bác những ý kiến của TBT Nguyễn Phú Trọng trên VTV1; cũng mau mắn
như việc bênh vực cô sinh viên Phương Uyên trong vụ cô rải truyền đơn và âm
mưu đặt bom tượng đài Bác Hồ để lấy tiền mua laptop bị bắt; như việc soạn “Kiến nghị” lật pháp; Tương Lai cũng ở trên
tuyến đầu bênh vực Đắc Kiên và công khai chống lại TBT Nguyễn Phú Trọng.
Lẽ
ra việc phản bác những sai trái của Tương Lai và “bầy đàn” là của các nhà chính
trị tư tưởng, các nhà phê bình lý luận, các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu
được Đảng, Nhà nước trọng dụng, từng được vinh danh bằng những giải thưởng
cao quý: Giải Hồ Chí Minh, Giải Nhà nước, Giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt
Nam v.v… Các vị không trổ tài trong lúc nước sôi lửa bỏng này thì còn đợi khi
nào? Nhưng xem chừng đợi các vị nghiên cứu, cân nhắc thì lâu, và thường thì
thôi luôn, nên tôi, “một nhà văn xóm”, không giữ được bình tĩnh, đành lại “ăn
cơm nhà vác tù và hàng tổng" vậy!
Trước
hết ta hãy xem ý chính của Kiên trong bài trên:
“Bằng tất cả sự tôn trọng dành cho người
đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng
vài lời như sau:
Đầu
tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân
cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách”!
Trước mắt tôi VTV4 đang chiếu lại phim “Long thành cầm giả ca”, thật e ngại
khi xem cảnh “nạn kiêu binh”, và còn e ngại hơn nữa khi thấy Nguyễn
Đắc Kiên đúng là một “kiêu binh” trên
mặt trận chính trị tư tưởng trong những ngày hôm nay!
Nguyễn
Đắc Kiên tiếp: “Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp … mà tôi
muốn … lập một Hiến pháp mới”; “Tôi
ủng hộ”: “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập”,
“phi chính trị hóa quân đội”; “Tôi khẳng định mình có quyền tuyên
bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như
thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do
ngôn luận, tự do tư tưởng”
ĐCSVN hiện đang lãnh đạo không chỉ các cơ
quan báo chí mà còn lãnh đạo tất cả Nhà nước VN. Chỉ khi nào về lý thuyết
Hiến pháp VN xóa điều 4, trong thực tế ĐCS từ bỏ quyền lãnh đạo thì Nguyễn
Đắc Kiên viết như trên là có lý. Đúng là ai cũng có quyền tự do ngôn
luận, tự do tư tưởng, nhưng nếu “tự do”
ấy làm loạn, làm mất ổn định xã hội, có nghĩa là xúc phạm tự do của gần 100
triệu người VN khác thì “tự do” ấy
là phạm pháp, “tư tưởng” ấy là phản
động. Các nhà chức trách tất nhiên phải có trách nhiệm bảo vệ lợi ích chung của
toàn xã hội, “xử lý” thứ “tự do” ấy.
Nên Nguyễn
Đắc Kiên đang bú “con bò” nhà nước mà viết vậy bị “cắt sữa” là đúng, nếu
có bị bắt nữa thì cũng chẳng oan, nói chung là dốt không hiểu gì.
Lẽ ra Kiên phải xin nghỉ việc trước rồi mới
“đấu tranh” thì đúng là có khí phách. Và cần phải hiểu đã làm cách mạng lật
đổ quyền lực nói chung thì không thể chỉ viết vài chữ là giành thắng lợi mà
còn phải biết chấp nhận như khổ thơ Tố Hữu: “Dấn thân vô là phải chịu tù đầy/ Là gươm kề cổ súng kề tai/ Là thân
sống chỉ coi còn một nửa”. Nguyễn
Đắc Kiên mới bị đuổi việc mà đã cuống lên thì làm được trò gì. Và Nguyễn
Quang A hung hăng vận động các phóng viên bảo vệ Kiên cũng rất ngu, đếch biết
gì về pháp luật! Đếch hiểu gì về cuộc đời!
Cả Kiên và A cần phải biết:
Khoản
1, điều 8 trong Luật cán bộ, công
chức: "Trung thành với Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh
dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia" và khoản 1 điều 16 Luật Viên chức: "Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam và pháp luật của Nhà nước".
Còn Tương Lai?Trên quechoa của Nguyễn Quang Lập đăng Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng, trong đó Tương Lai viết: “Vì chưa lúc nào vận mệnh của đất nước lại bấp bênh, chao đảo như hiện nay khi mà bàn tay của Trung Quốc đã thọc quá sâu vào mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước,của đời sống đất nước ta”. Rồi kết luận: “Chính vì thế, chưa bao giờ uy tín của Đảng xuống thấp đến vậy”.
Đây hoàn toàn là sự
phóng đại, thổi phồng một cách chủ quan không đúng thực tế.
Nếu so với toàn bộ
lịch sử thì chưa bao giờ nước ta có vị thế độc lập như những ngày hôm nay,
không chỉ với riêng Trung Quốc mà với tất cả các nước. Nếu nói giai đoạn ta
chịu chi phối và ảnh hưởng từ TQ thì phải nói đó là giai đoạn kháng chiến
thống nhất đất nước, lúc ta phải ngửa tay xin họ từ bánh lương khô, quân
trang quân dụng đến vũ khí đạn dược, và giai đoạn chịu ảnh hưởng nhiều nhất
chính là lúc xuất hiện Chủ nghĩa Xét lại tại Liên Xô với tư tưởng “chung sống
hòa bình” của Khơrutsov, bởi như vậy chỉ còn có TQ viện trợ cho ta mà thôi.
Nhưng rồi lãnh đạo của nước ta đã tài tình cởi bỏ được cái nút thắt ấy.
Còn rắc rối trong quan hệ với Trung Quốc hôm
nay chủ yếu là về biển đảo, vì biển đảo ngày càng quan trọng hơn vì có dầu,
vì giao thông biển, vì vị trí chiến lược. Đó chính là hậu quả để lại của lịch
sử, là một trong những cái giá phải trả cho sự thống nhất, độc lập ngày nay.
Ông Đại tá Trần Đăng Thanh có khái quát rất hay về quan hệ hiện tại giữa ta
và Trung Quốc: Ta và TQ vẫn đang bắt tay nhau, nhưng thỉnh thoảng chân họ vẫn
đá chân ta, ta phải tránh, chỉ khi nào ta không tránh được thì buộc phải đá
lại.
Trong thực tế Đảng và nhà nước đã thực hiện
đúng như vậy, một mặt mềm mỏng với TQ, ta vẫn tăng cường ngoại giao đa phương
và vẫn trang bị vũ khí hiện đại, còn xây nhà giàn, đồn biên phòng canh giữ
trên biển.
Cũng cần phải nhắc lại để Tương Lai biết. Theo Tướng Nguyễn Thanh Tuấn, chuyện đối đáp trực tiếp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào tuyệt hay. Khi ông Đào nói "Đường chữ U là sự nghiệp của Quốc dân đảng để lại, nếu xóa bỏ thì nhân dân TQ sẽ không chấp nhận sự lãnh đạo của ĐCSTQ". TBT Nguyễn Phú Trọng nói: "Các đồng chí nói vậy là chưa đúng, Quốc dân đảng để lại 11 khúc trong đường chữ U, thì các đồng chí đã xóa đi 2 khúc. Mặt khác, Quốc dân đảng để lại Đài Loan, nhưng các đồng chí đã không chấp nhận và muốn xóa bỏ sự độc lập của Đài Loan, nhưng nhân dân vẫn ủng hộ, như vậy, không phải vì lý do này mà nhân dân không ủng hộ ĐCSTQ". Khi ông Đào đề nghị VN ngưng hoạt động khảo sát tiềm năng kinh tế trên Biển Đông thì TBT Nguyễn Phú Trọng nói thẳng: “Chúng tôi hoạt động trong phạm vi 200 hải lý, thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của VN, phù hợp với Công ước quốc tế về Luật biển của LHQ năm 1982 có chữ ký của các nước liên quan đến Biển Đông, trong đó có chữ ký của các đồng chí. Quan điểm của VN là như thế đấy! Nếu TQ có quan điểm không đồng ý, thì đem ra Tòa án Công lý Quốc tế phân xử, rồi Tòa án quốc tế phán quyết thế nào thì chúng tôi sẽ chấp nhận như thế đấy."Như vậy, cách ứng xử với TQ từ lãnh đạo cao nhất đến các hành động cụ thể tưởng không gì còn có thể tốt hơn. Còn nếu ta làm hết cách mà chiến tranh vẫn xảy ra thì đúng là tai họa. Năm 1979 họ tấn công có kế hoạch, đã chủ động rút khi “đạt được mục đích”, còn một cuộc chiến tổng lực như Mỹ với VN thì sẽ thế nào? Dù ta có chiến thắng chăng nữa thì kết quả cũng sẽ là khủng khiếp. Vì vậy, Tương Lai, rồi Lê Hiếu Đằng cùng bao người đang hung hăng chống TQ với khí phách kẻ sĩ trói gà không chặt, khí khái tiểu nông, tự ái vặt, nên im đi là hơn. Chuyện lớn để người có đầu óc lo!
Tương Lai tiếp: “hai điều trực tiếp nhất và gần đây nhất đã
làm trầm trọng thêm sự mất uy tín của Đảng, gây bức xúc trong lòng dân:
Một là
phát biểu tùy tiện của Tổng Bí thư tại Vĩnh Phúc gây phẫn nộ trong công luận,
và hai là sự câm lặng của Đảng, Nhà nước và cả Hệ thống chính trị trong ngày
17 tháng 2!”
Bàn điều thứ 2 trước.
Cần phải hiểu cuộc chiến 1979 là việc ta trả
giá để thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, để rồi sau 10 năm, ta bình
thường hóa quan hệ với TQ ở một tư thế khác. Trước đây TQ viện trợ cho ta
trong chiến tranh tất nhiên họ phải muốn ta hành động theo ý họ. Chúng ta đã
dũng cảm vượt lên trên toan tính của TQ, đã quyết tâm giải phóng MN; rồi ta
cũng không theo TQ chống LX, và khi bị uy hiếp ta đã buộc phải nghiêng hẳn
sang LX để phòng thủ; ta đã phản công tiêu diệt luôn chế độ PonPot do TQ dựng
lên; cuối cùng, khi Mỹ đồng tình, TQ mới chính thức tấn công VN, và khi “đạt
yêu cầu”, họ chủ động rút quân theo kế hoạch “một cuộc tấn công có giới hạn để dạy VN một bài học”. Như vậy về
tổng thể ta đã có lợi hơn, thoát ra được sự ảnh hưởng trực tiếp của TQ, tiêu
diệt được chế độ PonPot, giúp Cămpuchia xây dựng lại đất nước với một chế độ
tiến bộ, thân thiện với VN. Với TQ ta cũng thắng lợi bởi sau khi ta đánh “vỗ
mặt”, giữ được ý mình, lại bình thường hóa quan hệ để xây dựng đất nước.
Vì vậy bây
giờ ta im lặng hay gào toáng lên về cuộc chiến 1979 là căn cứ vào chuyện có
lợi hay hại cho đất nước. Với tôi, ta cũng có thể viết đàng hoàng về cuộc
chiến 1979, tức là ta phải viết một cách toàn diện, chân tình, luôn nhớ ơn sự
giúp đỡ quý báu của “bạn” nhưng cũng thẳng thắn chỉ ra cái sai của “bạn”.
Đúng theo tinh thần của cựu PTT Vũ Khoan, cắt cầu thì dễ, giữ cầu để đàm phán
mới khó. Nhưng cái dễ là dễ đẩy dân ta vào tình trạng đối đầu, dễ dẫn tới
nguy cơ rơi vào vực xoáy của cuộc chiến, còn cái khó là giữ được tình hữu
nghị, hòa bình, ổn định, phát triển. Vậy người có trí nên chọn cái nào? Còn
như Tương Lai và những người luôn “thùng
rỗng kêu to”, “đánh giặc miệng”, to mồm kích động thù hận thì đúng là hại
dân, hại nước, vô trí, như Thanh Tùng viết, đúng là “rận sĩ, chấy thức”!
Còn điều thứ nhất?
Tương Lai lại lấy Nguyễn Đắc Kiên làm cớ
“đấu tranh” chống phá nhà nước như việc lợi dụng vụ “SV Phương Uyên” và vụ “Sửa
đổi Hiến Pháp”.
Tương Lai viết: “Quả thật, tôi quá sửng sốt khi nghe anh nói: “Vừa rồi đã có các luồng
ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không?
Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn
‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không?
Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại
chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào?
Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì?
Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”.
Tương Lai đã cho TBT
Nguyễn Phú Trọng là “tùy tiện quy kết
một cách hồ đồ”, là “đánh tráo khái
niệm”.
Theo tôi, người “hồ
đồ” ở đây lại chính là Tương Lai, bởi Tương Lai đã vơ đũa cả nắm. Báo hàng
ngày và hàng tối hiện tại VTV1 vẫn phản ánh rất nhiều và rất phong phú các ý
kiến góp ý cho Hiến Pháp mới, kể cả những ý kiến rất thẳng thắn về “lỗi hệ
thống” mà tôi thấy hay nhất vẫn là tăng cường sự giám sát và luật hóa đầy đủ
các hoạt động của thể chế, kể cả luật hóa sự lãnh đạo của Đảng; có như vậy
mới khoét bỏ được khối u tham nhũng. Vậy TBT Nguyễn Phú Trọng có nói họ “suy
thoái” không? Như vậy đúng là có tật giật mình, Tương Lai đã tự vận vào mình,
vào nhóm của mình.
Phản biện là dùng lý lẽ biện luận
bác bỏ sai trái giúp chế độ ổn định phát triển, như bác sĩ chữa bệnh là dùng
thuốc “phản bệnh” để cơ thể khỏe mạnh. Ngay trong cấu tạo vật chất, sự đối
lập điện tích giữa hạt nhân và điện tử là tạo nên cân bằng điện, giúp vật
chất tồn tại ổn định, chứ sự đối lập đó không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau.
Chỉ có phản ứng dây chuyền trong bom nguyên tử thì U235 mới bị phá
hủy thành chất khác kèm theo lượng năng lượng khổng lổ theo đúng công thức
E=mc2 của Einstein. Việc
nhóm của Tương Lai mà Tương Lai kể là do cựu Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình
Lộc dẫn đầu đưa “Kiến nghị” đòi
thay thế Hiến pháp, bỏ điều 4, phản đối ca ngợi công ơn Đảng Bác thì là phản
bác chứ không phải phản biện, đối kháng chứ không phải đối lập, và như tôi đã
viết là “lật pháp” chứ “lập pháp” cái nỗi gì. Nguyễn Đình Lộc
nếu chuẩn bị nhận chức Bộ trưởng ngày nào mà hành động như vậy, sai thì vẫn
sai nhưng về khí phách thì đúng là đáng nể, nhưng giờ hưu rồi mà hành động
như vậy thì đúng là một kẻ phản trắc, ăn cháo đá bát!
TBT
Nguyễn Phú Trọng dùng từ “suy thoái”
chỉ những hành động như vậy là quá nhẹ và chưa chính xác, mà hành động đó
chính là hành động công khai lật đổ chế độ, gọi như trước đây thì gọn hơn là
“bọn phản động”. Mọi lý sự quanh co
của Tương Lai chỉ là ngụy biện che đậy sự gian xảo của mình.
Tôi
đã nhiều lần viết, tôi không Đảng viên, không công chức, nghĩa là sắp đến
tuổi hưu rồi sẽ chẳng có lương hưu. Nhà nước của tôi bây giờ chính là “ông
con” của tôi, tôi đã cả đời phục vụ “nhà nước” của tôi. Vừa rồi tôi đã viết
thư cho nó: “Ba đã từng bán một cái nhà
to lo cho con du học, nếu con cùng đường ba sẽ lại bán nhà tiếp. Ba mẹ sẽ
không bao giờ đòi con số tiền đó. Nhưng bây giờ con đi làm có tiền, mẹ con
thì có lương hưu, ba làm tự do không có lương hưu, nên nếu ba già yếu không
làm được nữa thì con phải trả lương hưu cho ba”. Thằng con tôi trả lời: “OK”!
Xã hội hiện
tại như chính TBT Nguyễn Phú Trọng nói còn có những quốc nạn khiến chế độ
đứng trước nguy cơ tồn vong, bản thân tôi cũng từng là nạn nhân của những gì
còn chưa hoàn thiện của chế độ. Vì thế nếu các vị “lật pháp” lật đổ chế độ hiện tại mà dựng lên được một chế độ tốt
đẹp hơn thì quá tốt với tôi. Trong chế độ ấy tôi hoàn toàn có thể giữ được
một vị trí quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo
dục; như có một bạn từng comment, kể tôi làm TBT một tờ báo thì sẽ tốt biết
bao! Có điều tôi quá e ngại khi các vị với trí thấp tâm tối, lại ảo tưởng xây
lâu đài trên cát, thì cái đích các vị đưa nước ta không phải đi lên mà là đi
xuống, là tới xáo trộn bần hàn, là tới không phải Anh, Pháp, Mỹ; Đức, Ý,
Nhật; Bắc Âu mà là Irắc, Ly bi; Pakixtan; Apganixtan!
Thấy các vị chăm chỉ đi xin chữ ký mà buồn
cười. Bây giờ với hiệu ứng bầy đàn, vì được các vị gãi đúng chỗ ngứa, không
ít người dân đồng tình với các vị. Nhưng giả sử thực tế chua chát diễn ra thì
họ sẽ nghĩ gì? Như dân Đức nghĩ gì sau khi theo Hít-le gây ra Đại chiến thế
giới II? Những người Hồng vệ binh nghĩ gì sau Cách mạng Văn hóa? Vì vậy, với
những vấn đề hệ trọng, đám đông không phải chỗ đi tìm chân lý. Với khoa học
thì ghê gớm hơn, có khi chỉ một người làm thay đổi nhận thức của toàn nhân
loại như Einstein phát minh ra Thuyết Tương đối chẳng hạn. Từ xa xưa, Khổng
Tử cũng từng nói: “Đức của người quân tử như gió, đức của kẻ
tiểu nhân như cỏ, gió thổi thì cỏ rạp xuống" (Quân tử chi đức phong,
tiểu nhân chi đức thảo, thảo thượng chi phong tất yển - Luận ngữ, XII, 18).
Vì vậy, với những vấn đề hệ trọng, cần có
những người có trí cao tâm sáng định hướng dư luận; các nhà lãnh đạo trí cao
tâm sáng quyết định; ý kiến của quần chúng chỉ để tham khảo. Đến nền dân chủ
Mỹ cũng chỉ là dân chủ đại diện. Thật e ngại khi chưa bao giờ xã hội ta có
tình trạng “chó con liếm mặt”, “cá mè
một lứa”, dốt nát nhưng dám công kích công khai đích danh Tổng Bí thư.
Trước tất cả những hiện tượng không phải phản biện mà là phản bác, đối kháng
chứ không phải đối lập, trong triết học chỉ ra là cần phải sử dụng bạo lực,
cần phải chuyên chính, chứ cải lương là sẽ loạn. Tất nhiên bạo lực trong thời
bình là kiên quyết giữ nghiêm kỷ cương phép nước, thưởng phạt công minh, chứ
không phải đối thoại bằng súng ống như thời chiến. Thời hiện tại có hiện
tượng thế giới có quá nhiều tổ chức nhân quyền sống bằng nghề chõ mõm vào
chuyện nhà người khác, nhà nước không cần phải quan tâm loại dư luận này. Bởi
khi các địa ngục trần gian mọc lên khắp nơi, họ có đỡ đòn được cho bao chiến
sĩ cách mạng từng bị tra tấn tàn khốc không? Họ có ngăn được chất độc da cam
tàn phá thiên nhiên Việt Nam
không? Họ có ngăn được bom rơi trên bầu trời Hà Nội ngày nào không?
Những người “lật pháp” thường vin cớ đòi
quyền làm chủ cho nhân dân để họ hành động. Ai cũng hiểu một nền dân chủ luôn
phụ thuộc vào dân trí. Có những nước cho tự do ma túy, tự do mại dâm, nhưng
xã hội của họ vẫn ổn định, bởi dân trí họ đúng là cao, ai cũng ý thức được về
hành động đúng sai, cũng làm chủ được mình. Còn ở ta, bao ngăn chặn, cấm đoán
vậy mà người ta vẫn tự do phạm pháp, tự do sai trái mà cũng không biết. Lại
nhớ chuyện “nghị” Thuyết vin vào câu nói của “nghị” Phước cho ở ta “dân trí thấp” để vu oan cho “nghị”
Phước coi thường quần chúng. Theo tôi tranh luận kiểu như vậy là không đàng
hoàng vì thực tế dân trí nước ta đúng là thấp thật. Nếu không thấp sao ta
không chế ra tàu vũ trụ, tàu ngầm, các vũ khí hiện đại để tạo thế áp đặt ý
chí của ta lên toàn thế giới đi; nếu không thấp sao ta không tiến hành một
nền kinh tế tri thức đi! Với tôi, thực tế nước ta không chỉ dân trí thấp mà
quan trí, trí thức trí cũng thấp luôn. Vì vậy mới có chuyện “xin lỗi” lặp đi
lặp lại trên nghị trường, có những đại trí thức bị gọi là “rận sĩ, chấy thức”, là “ngu như bò”!
Càng hiểu được dân trí ta còn thấp thì ta
mới càng biết trân trọng hơn mỗi thành tựu mà xã hội ta đã đạt được.
Đoạn
kết, Tương Lai mang Hégel và Ph. Angghen nói về biện chứng của sự phát triển để
“bắt bí” Tổng Bí thư và biện hộ cho mình: “mỗi bước tiến mới sẽ tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tới cái
thiêng liêng, là một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ, đang suy đồi nhưng
được tập quán thần thánh hoá”.
Có điều một người đến khái niệm “đấu tranh giai cấp” cũng hiểu sai như
hận thù cực đoan và đố kỵ giàu nghèo mà đòi bàn về biện chứng phát triển thì
thật là buồn cười. Thực tế việc Đảng, nhà nước đang chỉnh đốn mới đúng là
“chống lại trạng thái cũ, đang suy đồi để tiến bộ” theo đúng nguyên lý
trên; còn việc “lật pháp” của các vị là xóa bỏ, đạp đổ, một sự thay thế chứ
không phải là một quá trình phát triển của một hệ thống!
TPHCM
4-3-2013
ĐÔNG
LA
|