Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

TUYÊN TRUYỀN QUÁ?

ĐÔNG LA
TUYÊN TRUYỀN QUÁ?
Trên trong bài Tiếp thu Hiến pháp: 'Dân sẽ nghĩ ta chưa tin dân' lại đăng tin buồn cười:
     “Phó trưởng đoàn ĐBQH Thái Bình Phạm Xuân Thường phàn nàn “…có một nghịch lý là các cơ quan thông tấn tuyên truyền chính thống suốt thời gian qua đã hơi “đi quá” khi liên tục phát thanh, truyền hình về sự cần thiết phải giữ điều 4… Theo ông Thường, không nên vì xuất hiện một vài ý kiến, quan điểm trái chiều mà sau đó làm cả một đợt tuyên truyền để khẳng định quan điểm phải giữ điều 4.
“Dân sẽ cho là chúng ta không tin dân, dân sẽ hoài nghi về điều này”, ông Thường phân tích”.
Nói vậy ông “nghị" này có lẽ không lên “mạng” bao giờ, không hiểu thực tế và chính trị là cái gì.
Vấn đề bảo vệ điều 4 hiện tại không phải là chuyện tâm lý phụ thuộc vào chuyện nói nhiều hay nói ít mà thực ra là một cuộc chiến trên “mạng”, mà mạng tuy là ảo nhưng người viết, người đưa ra quan điểm là người thực, và không phải chỉ là “một vài ý kiến” mà là cả một thế lực hoạt động công khai, chính danh. Cái dở của tuyên truyền hiện tại không phải là nhiều mà còn nhiều tính khẳng định, áp đặt, và còn chung chung, chưa dám nói thẳng tên người chống Hiến pháp, và đặc biệt đã có phân tích nhưng còn yếu. Như một ý có lý lẽ của một ông tướng đả phá ý phi chính trị hóa quân đội sẽ có tính thuyết phục hơn rất nhiều: nếu vậy là đội quân rô bốt, không chính nghĩa, phi nghĩa, đâm thuê chém mướn à?
Về “Hội đồng Hiến pháp”, trong bài Hội đồng Hiến pháp không thể chỉ 'kiến nghị' nguyên Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Phạm Xuân Hằng cho dự thảo sửa đổi chỉ quy định thẩm quyền “kiến nghị” của Hội đồng Hiến pháp chứ không có thẩm quyền “phán quyết” đối với các luật … thực chất, đây chỉ là cơ quan tư vấn của QH... Ông Hằng đề xuất phải có thẩm quyền phán quyết. Nguyên Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Lê Truyền cũng đề xuất, Hội đồng Hiến pháp phải có vị thế độc lập, được trao quyền hẳn hoi chứ không chỉ thuần túy đóng vai tư vấn. GS Nguyễn Lang cho dù có tên Hội đồng Hiến pháp, Tòa án Hiến pháp hay bất cứ tên gì thì phải dựa trên tinh thần cơ quan này phải có chức năng phán quyết chứ không phải nêu kiến nghị chung chung v,v…
     Theo tôi, Hiến pháp là đạo luật gốc, là xương sống chính trị của một thể chế, không thể giao quyền phán quyết cho một nhóm người, bởi nhóm người này sai hoặc móc ngoặc thì sao? Vậy “Hội đồng Hiến pháp” chỉ nên có quyền kiến nghị, còn tùy chuyện lớn nhỏ, quyền quyết định là quyền của Quốc hội chứ không chỉ là cá nhân các vị lãnh đạo hay Ủy ban Thường vụ.
            14-3-2013