Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

“XÉ” LỊCH SỬ HOẶC XÉ ĐỀ CƯƠNG MÔN SỬ CÁI NÀO NGUY HIỂM?

ĐÔNG LA 
“XÉ” LỊCH SỬ HOẶC XÉ ĐỀ CƯƠNG MÔN SỬ CÁI NÀO NGUY HIỂM?
Trên lại thể hiện trình độ quá kém khi đăng bài Tại cái nước mình nó thế! của Hà Văn Thịnh, một nhân vật rất nhiệt cuồng trong việc “lật pháp” thay đổi chế độ, đến nỗi nói theo ngôn ngữ của “nghị” Phước là “đại ngu” qua sự phê phán sau:  *Ông Hà Văn Thịnh đã "ăn ốc nói mò" về Hiến Pháp Mỹ ra sao?  Được biết Hà Văn Thịnh dạy ở Đại học Khoa học Huế  mà thằng bạn cùng lớp tôi làm lãnh đạo, chắc thằng bạn tôi dân KHTN nên ít hiểu biết về chính trị xã hội, nên mới để một giáo viên như Thịnh dạy ở trường nó như thế!
Trên trang  Mõ Làng có chỉ ra một thực trạng rất đúng đó là xã hội ta hiện có một cách nhìn của LŨ KỀN KỀN, và Hà Văn Thịnh đúng là một con bự. Qua chuyện học sinh trường Nguyễn Hiền xé đề cương môn sử, Hà Văn Thịnh đã có cách nhìn thật bậy bạ: “đó chính là sự phản kháng mãnh liệt đối với sai lầm của cha ông”!
Thực tế chuyện đó rất dễ hiểu, nó chỉ thể hiện thái độ vui mừng của học sinh khi thoát thi được một môn ngốn nhiều thì giờ mà không thiết thực cho hầu hết học sinh trong kỳ thi vào đại học. Còn chuyện quy mô và sự phấn khích là do hội chứng đám đông và tâm lý “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” thôi. Hình ảnh những mảnh giấy bay bay trắng xóa như tuyết rơi rất ấn tượng cũng góp phần kích động thêm.
Tình yêu quê hương đất nước thuộc bản năng con người như tình ruột thịt vậy, nên tự hào về một lịch sử oai hùng và vẻ vang của đất nước của một người hiểu biết và có lương tri cũng là một lẽ tự nhiên. Thái độ của các em học sinh hoàn toàn không phải là thái độ đối với lịch sử đất nước được thể hiện trong sách giáo khoa. Nếu nhìn sâu xa hơn, nó là một hiện tượng cảnh báo về những vấn đề hệ trọng của cả ngành giáo dục chứ không chỉ riêng về dạy và học môn sử. (Xin xem:  *Cần thay máu ngành giáo dục).
 Trước khi chỉ ra cái sai của Hà Văn Thịnh, xin nói thêm một ít về giáo dục.
Như tôi đã viết. Ngành giáo dục của ta là phản khoa học và phản nhân văn. Phản khoa học vì học nhiều biết ít. Phản nhân văn vì lối nhồi sọ không phù hợp với khả năng tiếp thu của học trò và kiểu thi cử không đánh giá đúng khả năng học sinh. Chương trình học thì nặng nề, rườm rà, lặp lại. Học sinh học để đối phó thi cử, xong là quên hết để dọn đầu óc học cái khác. Bởi cách thi cử không nhằm kiểm tra tri thức mà kiểm tra trí nhớ ở các môn xã hội và các kỹ xảo tính toán ở các môn tự nhiên.
Vì vậy, cần phải xây dựng khung tri thức chuẩn phổ thông, cần dạy các em phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, để một học sinh học xong phổ thông phải có nền tảng đó. Toàn bộ các kỳ thi phổ thông, các đề thi phổ thông nhằm để kiểm tra nhận thức khung tri thức đó, tránh cách hỏi lắt léo, gài bẫy, và khi người lớn vào đời làm việc với chuyên môn như thế nào thì cũng nên để cho các em làm bài y như thế, nghĩa là có thể mang tài liệu tra cứu. Chúng ta cần đánh giá khả năng nhận thức chứ không phải khả năng thuộc bài. Tôi vốn ngại học thuộc nên môn văn thường là điểm thấp, nhưng rõ ràng tôi không phải dốt văn, bởi vào đời có những GS văn phải sưu tập những bài phê bình văn học của tôi, có người còn nói toạc ra là "Tôi rất khâm phục anh"!
Ngoài khung tri thức phổ thông đó, cần biên soạn các tài liệu nâng cao cho từng chuyên ngành, để các em tùy theo khả năng và thiên hướng vào đời sẽ tùy ý lựa chọn để tích lũy tri thức riêng, để em nào có năng lực sẽ tham gia các kỳ thi học sinh giỏi, với các đề thật khó để chọn nhân tài; cũng từ đó để trong các kỳ thi đại học, tùy từng trường, có đề thi nhằm phân hóa để chọn sinh viên phù hợp với trường của mình.
Nếu làm đúng như vậy, tôi tin ngành giáo dục sẽ lột xác, học sinh của chúng ta sẽ học như chơi, học ít biết nhiều, có thời gian học nhiều hơn những cái mình cần học, để thi vào đại học, để vững bước vào đời. Còn học tùm lum như bây giờ, thi cử tùm lum như bây giờ; đề thi lại thật lắt léo để học sinh buộc phải học thêm v. v... việc học của con cháu ta quả đúng là bị tra tấn!
Tất nhiên thay đổi một ngành trong phạm vi toàn quốc liên quan đến bao người, bao thói quen, bao quy chế là một việc rất khó, cần phải có quyết tâm của Bộ Giáo dục và sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị mới may dần thay đổi được.
Trái lại, với một cá nhân, như Hà Văn Thịnh chẳng hạn, sự thay đổi sẽ dễ hơn vô vàn lần nếu có chút thông minh và không cố chấp; ngược lại cũng sẽ khó thay đổi, có khi còn hơn cả ngành giáo dục!
Hà Văn Thịnh đã cho ngành Giáo dục VN đã biến Lịch sử VN thành “đá và gạch vụn trên cái bàn ăn của nhận thức và nhân cách”; “Một khi lịch sử chỉ là sự chấp nhận một chiều thì nó hủy hoại và đe dọa mọi sự sáng tạo, mọi sự nhận chân thực tại. Sao lại không phải là bệnh giả dối khi người lớn chúng ta dạy cho lũ trẻ một bộ môn khoa học xã hội, nhưng lại thiếu sự tôn trọng lịch sử khách quan?”.
Theo tôi, môn sử cũng như tất cả các môn khác trong nền giáo dục còn những yếu kém như đã bàn nhưng hoàn toàn không phải Lịch sử VN trong chương trình giáo dục là “đá và gạch vụn”; cách dạy sử có thể có khiếm khuyết nhưng cũng không phải là “một chiều”; không phải là “giả dối” và “thiếu sự tôn trọng lịch sử khách quan” như ý của Thịnh.
Nếu ý ông Thịnh đúng, xin TT Nguyễn Tấn Dũng hoặc ai có thẩm quyền cách chức ngay Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, tước bằng cấp và đuổi việc ngay những ai biên soạn sách giáo khoa LS, in sách giáo khoa LS! Chứ có đâu cả ngành giáo dục lại cố công giả dối trong một môn liên quan đến tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc là môn sử! Ngược lại, nếu ông Thịnh nói bậy, đề nghị ông Luận kiện ông Thịnh ra tòa về tội xuyên tạc, và tòa nên xử nghiêm để giữ nghiêm kỷ cương phép nước!
Cũng như chuyện góp ý sửa đổi và ký tên đưa Kiến nghị thay đổi Hiến Pháp, Hà Văn Thịnh lại lấy nước Mỹ làm chuẩn về sự trung thực lịch sử: “Họ đã xây Đài Kỷ niệm chiến tranh Việt Nam ngay giữa thủ đô Washington … như một nấm mồ…Vết đen ô nhục bằng đá là điều phải nhận chân; lối lên nhọn hoắt với hình chữ V đâm thẳng vào trái tim nước Mỹ (Nhà Trắng và nhà Quốc hội) chính là do Lầu Năm Góc gây ra (phía sau phần nhọn của chữ V, bên kia sông Potomac)... là những thông điệp mà hai cánh của chữ V có chiều dài 247 feet chuyển tải.
Lịch sử không nhắm mắt của người ta là như thế; và vì thế, nó hấp dẫn mọi trái tim, khối óc của con người. Vì nó phải tôn trọng sự thật khách quan”.
Sự tưởng tượng của Thịnh quả là phong phú. Tôi chưa tìm hiểu nên không nói kỹ, có điều chữ V với tiếng Mỹ cũng có thể là viết tắt của chữ Victory (chiến thắng). Cụ thể hơn, Tổng thống Obama, trong diễn văn nhậm chức lần đầu, cũng đã nhắc tới những lính Mỹ tử nạn ở Khe Sanh, nhưng không phải là lời xin lỗi mà là những lời ca ngợi họ là những chiến sĩ hy sinh cho tự do! Tất nhiên ta không thể quy kết ông là phản động vì ông là TT Mỹ thì phải ca ngợi LS nước Mỹ! Sau Chiến tranh VN, Mỹ còn tiến hành nhiều cuộc chiến và cũng chịu nhiều tổn thất và sa lầy nữa. Các cuộc biểu tình của dân chúng Mỹ vẫn nổ ra y như những cuộc biểu tình chống Chiến tranh VN ngày nào. Vì vậy Thịnh nghĩ Đài Kỷ niệm trên như là một sự hối lỗi của nước Mỹ thì đúng là ngớ ngẩn, tâm thần hơi bị lẩn thẩn!
Hà Văn Thịnh cũng thật ngớ ngẩn khi viết tiếp thế này: “Làm sao học sinh có thể tiêu hóa nổi khi năm nào cũng thế, cứ lặp đi lặp lại mãi hoài "ta thắng, địch thua; ta sáng suốt, địch dại khờ"”.
Lịch sử là khách quan, dù có những khám phá mới nhưng bản chất của nó là bất biến, không lẽ Thịnh muốn mỗi năm dạy một lịch sử khác. Cũng như tri thức về thành tựu khoa học là bất biến, không lẽ mỗi năm dạy một khác. Thịnh cũng hiểu không đúng về chuyện cũ mới. Dù bài cũ, nhưng mỗi năm là lớp học sinh mới, nên với học sinh, bài vở luôn luôn mới. Còn Thịnh cho học sinh không “tiêu hóa nổi” chuyện “ta thắng, địch thua”, vậy theo Thịnh cho “ta thua, địch thắng” thì chúng sẽ tiêu hóa nổi sao. Không lẽ dạy sử mà Thịnh không hiểu cái giá của “ta thắng địch thua” và ý nghĩa của nó? Lại ngại nói ra cái sự thực khách quan vĩ đại ấy? Có lẽ nên im đi và tự đuổi việc mình đi là hơn, còn dạy sử mà nghĩ như vậy thì thật là nguy hiểm cho học trò!
Việc sai lầm về chiến lược giáo dục dẫn đến chuyện học sinh được điểm 0 môn sử, rồi chuyện học sinh vui mừng khi bỏ thi môn sử quả là buồn nhưng thực ra không quan trọng lắm. Bởi mục tiêu của học sinh, của cả cha mẹ học sinh là làm sao học sinh phải thi đậu vào đại học, để có được tấm bằng vào đời, có thể tạm gác mọi thứ cho chuyện đó. Ngay bản thân tôi cũng vậy. Tôi còn từng tự luyện thi môn lý cho thằng con để đảm bảo nó chắc thắng khi thi vào ngành lấy điểm cao nhất của ĐH Bách khoa là Công nghệ Thông tin. Còn nếu sau này khi cần tìm hiểu lịch sử, các em sẽ dễ dàng biết được nhất là đã có kho tri thức khổng lồ trên internet. Như tôi chỉ cần hiểu những nét chung nhất về LSVN, nhưng khi cần, tôi có thể viết về bất cứ chuyện gì thuộc về LSVN.
Vì vậy, việc xé đề cương môn sử của các em học sinh khi biết không thi sẽ chẳng nhằm nhò gì nếu so với những người có danh tiếng, từng giữ những trọng trách, nhưng lại “xé” cả LSVN theo kiểu Hà Văn Thịnh!
Trước Hà Văn Thịnh, cũng trên Tuanvietnam, trong bài Gs-tuong-lai-lua-chon-van-hoa-giai-quyet-bi-kich-su, Tương Lai cho:
mặc dầutriều Nguyễn đã để lại một di sản khổng lồ, vĩ đại mà không triều đại nào trong lịch sử có thể sánh được” nhưng ngót một thế kỷ qua, sự thật lịch sử đó đã bị vùi lấp. Đó là một bi kịch lịch sử lớn”, bởi: “Nguyên nhân của bi kịch ấy có nhiều, song đúng như phân tích của Gs. Phan Huy Lê “về sử học thuần túy, đó là thời kỳ mà nền sử học Macxít đang hình thành, nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi”.
Với lịch sử, di sản vĩ đại nhất của mỗi triều đại chính là chiến thắng chống ngoại xâm, giành lại cái quý giá nhất cho mỗi dân tộc, đó chính là nền độc lập. Triều Vua Quang Trung rất ngắn nhưng đã hai lần đại thắng quân Xiêm và quân Thanh nên LSVN đã coi Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc. Với Nhà Nguyễn, ban đầu để tồn tại tránh truy sát của Chúa Trịnh đã dạt xuống phía Nam. Quá trình đó đồng thời đã lập công mở cõi. Đó là công lao lớn nhất nhưng rồi chính Nhà Nguyễn lại ký hiệp ước làm cái cớ cho Pháp xâm lược, và 1887 đã làm mất nước. Nếu coi Bảo Đại vẫn thuộc triều Nguyễn thì Nhà Nguyễn không chỉ làm mất nước mà còn có tội lớn khi là quân bài cho hết Pháp đến Nhật rồi lại Pháp lập ra các chính thể cai trị dân ta, làm máu của dân ta đổ thêm thành sông trong công cuộc giành lại nền độc lập! Lịch sử khách quan là vậy. Có lẽ nào lại như lời ông Tương Lai nói như trên và Gs. Phan Huy Lê, đương kim Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cũng có ý như ông TL đã trích dẫn như trên?
Đặc biệt, việc “xé” lịch sử không chỉ có vài người đã nhắc, tiếc là tuy không là gì nếu so với nhân dân cả nước nhưng cũng rất phong phú, có hệ thống. Như thuộc “đời” đầu có chị Hương khóc như cha chết trong ngày chiến thắng; có "miếng giẻ chùi máu giày" là anh Tín; gần đây có anh Vũ cho ta xâm lược Cămpuchia; anh Hảo ca ngợi Phát xít Nhật, anh Lập ca ngợi địa ngục trần gian, anh Đức ca ngợi VNCH, anh Dũng, anh Giang, anh Hảo (Chu) ca ngợi anh Đức; v.v… Quả là những tay anh chị khét tiếng trong giới giang hồ chính trị. Gần đây nhất thật là e ngại khi có cuộc "đồng khởi" của những người "lật pháp", họ đưa Kiến nghị thay Hiến Pháp, trong đó cũng có một ý chính "xé" LSVN, khi họ phủ nhận công ơn của Đảng, Bác và loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng!
 Xã hội VN hôm nay rất cần sự phản biện chính xác để nhận ra những căn bệnh để điều trị để khỏe mạnh để phát triển! Còn những tay anh chị giang hồ chính trị thì tuyệt đối không cần, bởi chỉ làm rối thêm! Tiếc là VietNamnet vẫn kiên trì tiếp tay cho những phần tử đó, không chỉ một lần mà có hệ thống. Nếu ông TBT Bùi Sĩ Hoa cố tình thì ông Bộ trưởng thượng cấp của ông Hoa cần xem xét việc cách chức ông Hoa; còn nếu ông Hoa do trình độ mà để thế thì nên từ chức là hơn!
TP HCM
12-4-2013
ĐÔNG LA