Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

CHÊNH VÊNH SÁNG TỐI!


ĐÔNG LA
CHÊNH VÊNH SÁNG TỐI!
Ngẫm nghĩ một tí thấy tên của mấy đứa “lề trái” có vẻ hay hay. Phạm Viết Đào chuyên đào bới, moi móc, rồi suy diễn đểu, quy kết bậy bạ. Huy Đức Ôsin, kẻ đầy tớ cho đồng tiền, nhìn lịch sử qua lỗ đồng xu, từng cầm bút đi trước, Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo vòi tiền đi sau. Duy Nhất “nhìn khác” là mắt lác, có vẻ nhìn mọi phía nhưng đều duy về phía quyền chức, xôi thịt. Như chuyện cầm đèn chạy trước ô tô, tung tin tạo dư luận, dọn đường cho quan thầy mình làm vua khí sớm. Chuyện đại sự quốc gia, một thằng dân đen, tri thức không đong đầy cái vỏ hến mà dám phét lác: “Để cứu vãn tình hình kinh tế và chính trị lúc này, chỉ có một cách: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi”, giờ Nguyễn Bá Thanh tín nhiệm thấp lại kêu gọi Bá Thanh từ chức. Thật ngu xuẩn! Đất nước ta có thể ví như đội bóng của nước ta vậy. Dù có đa đảng, đổi tên nước, đổi hiến pháp, thay TBT, thay Thủ tướng… theo hướng tốt đẹp nhất tưởng tượng ở trong mơ thì cũng không thể một sớm một chiều mà thành Mỹ, thành Nhật, thành Tây Âu, Bắc Âu được. Cũng như dù có thuê được bất kỳ huấn luyện viên nào trên thế giới thì cũng không ai, không có gì có thể giúp đội bóng nước ta có thể đá ngang ngửa với đội của Tây Ban Nha, của Braxin, của Đức được!
 Ông Thanh ra TƯ làm Nội chính thì quyền chức còn nguyên đó, ông cứ làm tốt công việc của mình đi, đừng nghe thằng mắt lác nó xúi bậy! Nếu ông trở thành anh hùng chống tham nhũng, cái việc mà toàn đảng, toàn dân đang mong chờ, thì quan lộ của ông chắc chắn sẽ không chỉ dừng ở cái chức be bé đó đâu!
Còn “Dái lệch” Huỳnh Ngọc Chênh, Trong bài TÔI VÀ VIỆT CỘNG, Chênh kể đầy vẻ tự hào: “Nói về chống cộng, có lẽ tôi là người chống cộng từ rất sớm. Không biết có đạt được danh hiệu người chống cộng nhỏ tuổi nhất Việt Nam hay không, chứ hồi ấy mới khoảng 6,7 tuổi gì đó, tôi đã có âm mưu và hành vi chống Việt Cộng rất cụ thể rồi”. Nhưng rồi số phận éo le: “Nhà tôi là một gia đình Việt Cộng "toàn tòng" và tôi là thằng bé sinh ra đã là Việt Cộng rồi mà tôi nào có hay”; dù vậy, cái gốc gác đó cũng không thể gieo vào tâm trí Chênh một tí nào mầm mống cách mạng, nên “Cái sự học nó đẩy tôi đi luôn một mạch từ cấp hai ở Hòa Vang, Đà Nẵng lên đến cao học ở tận Sài Gòn để tôi không có dịp cầm súng cho phe nào”. Cả khi vào đại học, bị phong trào của sinh viên cuốn theo, Chênh cũng có “xuống đường” đấu tranh, nhưng giờ đây Chênh đã xổ toẹt, còn có ý chối “tội” để tỏ ra là mình hoàn toàn “trong sáng” trên con đường đấu tranh “rân trủ” hôm nay: “dù lúc ấy tôi biết rằng nhóm sinh viên chống Mỹ mà tôi tham gia thuộc đường dây an ninh T4, cụm tình báo  A 10 gì gì đó.  Tôi dính líu với an ninh tình báo của Việt Cộng đấy, mà tôi cũng nào có hay và có thiết gì”.
Một người với bản chất chênh vênh như thế rất dễ rơi xuống vực thẳm của sai trái. Với thành tích quấy rối, Huỳnh Ngọc Chênh đã lọt được vào “mắt xanh” của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) và được họ trao giải “công dân mạng” (Netizen) năm 2013. Cái tổ chức này với mục đích nghe rất kêu: “bảo vệ tự do báo chí trên thế giới” nhưng ngay trên http://vi.wikipedia.org/ cũng có ý phê phán sự thiên lệch của nó: “Những nhà phê bình cáo buộc tổ chức Phóng viên không biên giới đã tường trình về việc phân biệt đối xử nhà báo một cách có chọn lọc trước”. Như “Việc 16 nhà báo bị giết chết trong lần NATO không kích đài truyền hình Nam Tư RTS cũng không được nhắc đến trong bất cứ một bản tường trình hằng năm nào của tổ chức”, v.v…
Thời hiện đại quả nhiều chuyện lạ, quấy rối, bịa đặt, lật lọng cũng là một cái nghề, lại còn được vinh danh và “nổi tiếng thế giới” nữa. Trước Chênh rất nhiều, Dương Thu Hương sau 30-4 viết truyện ngắn “Loài hoa biến sắc” ví sự phồn vinh của Sài Gòn chỉ như váng dầu ngũ sắc trên mặt nước ao tù, nhưng sau đó lại dõng dạc tuyên bố: Ngày 30-4 đã khóc như cha chết vì phía bại trận là “văn minh” và phe chiến thắng của mình lại là “man rợ”. Vậy mà nhiều cá nhân, nhiều tổ chức đã ca ngợi người đàn bà tráo trở này, có kẻ còn đề nghị trao giải Nobel cho Dương Thu Hương! Phải chăng 38 năm hòa bình trên đất nước ta là lâu quá, đủ loại tổ chức ngoài biên giới đã không chịu được nên đã phải bỏ tiền ươm mầm những hạt giống đen để mong hoa lửa, trái bom rồi sẽ lại rơi tiếp như ngày nào xuống dải đất chữ S thân yêu này. Xem chừng họ học tập việc tuyên truyền của ta thời chiến tranh rất tốt, mọi cá nhân, mọi chuyện đều được khai thác triệt để; từ việc cấp tiền, kết hợp đưa tin, đến vinh danh, trao giải thưởng. Còn ta hình như ngược lại. Ta có cả gần ngàn tờ báo chính thống, chuyện ca sĩ “lộ hàng”, sao siếc này sắm xe, sắm nhẫn kim cương ra sao thì đua nhau đưa tin; nhưng trước các hiện tượng sai trái, nhất là về chính trị tư tưởng, rất ít có sự phản biện, phân tích cụ thể để chỉ mặt, vạch tên, lên án; có tờ, có người còn tiếp tay cho cái sai trái. Những bài viết của tôi mà nhiều bạn đọc viết comment trông chờ từng ngày, nếu không có blog thì không biết đăng ở đâu? Về chuyện xuất bản thì cuốn Bóng tối của ánh sáng của tôi nộp đã cả năm rồi, nhiều người xuýt xoa, có bạn đọc là công an ở quận 3 còn coi như tài liệu giúp họ đấu tranh với những hành động sai trái nhân danh tri thức. Vậy mà không biết bao giờ nó mới được chào đời, và rất có thể biệt tăm luôn. Phải chăng vì tất cả những tình trạng như thế mà gần đây không chỉ dư luận mà cả những người có trọng trách đã thấy là “ta đã thua trên mạng” và đã phải lập ra “mặt trận” bút chiến bằng blog và dư luận viên. Mà dù có là blogger, là dư luận viên thì cũng là những con người cụ thể, những hành động cụ thể, chứ không phải đám đông vô hình. Họ cũng cần được tôn trọng và sự quan tâm như những nhà báo chính thống, mà trong tình trạng “nước sôi lửa bỏng này” thì họ còn phải được coi trọng hơn mới đúng. Có vậy công việc mới có thể tốt đẹp được.
Quay lại với Huỳnh Ngọc Chênh. Gần như tôi không đọc blog của Chênh, chỉ riêng bài Bất an của Chênh tôi lại đọc trên quehuongta cơ thì lại làm tôi rất chú ý. Bởi nếu trâu bò mà biết đọc thì chúng cũng có quyền tự hào là chúng thông minh hơn giống người. Vì có là trâu bò thì khi thấy bom rơi đạn nổ, thịt nát xương tan cũng phải khiếp vía mà chạy cong đuôi, chúng cũng biết chiến tranh ngày xưa phải là bất an hơn những ngày hòa bình hôm nay.
Chứ đâu có như Chênh, dù thấy “đại bác bay lạc vào nhà dân gây ra cảnh tang thương chết chóc thế nhưng không hiểu vì sao tôi vẫn không cảm thấy bất an” và “Bây giờ sống trong hòa bình, mà hòa bình đã gần 40 năm rồi sao trong lòng cứ thắc thỏm bất an. Do tuổi già ư? Không phải như vậy”.
Chênh đã giải thích như thế này: “Làm sao mà yên ổn được khi bước ra đường phải lo sợ trước bao nhiêu điều hiểm nguy đang rình rập: kẹt xe, khói bụi ô nhiễm, tai nạn giao thông, đinh tặc, cướp giật… Hầu như mọi thứ thức ăn đều có nguy cơ chứa chất độc hại do dư lượng thuốc trừ sâu, dư lượng kháng sinh, do chất kích thích hoặc do làm ra gian dốiChuyện an ninh quốc phòng thì được nghe nói đã có đảng và nhà nước lo nhưng người dân hoàn toàn thấy bất an. Ngư dân ra khơi là bị Trung cộng đuổi bắt hoặc đâm chìm tàu… Cơ quan chức năng và ban bệ rất nhiều, người dân phải è lưng ra đóng thuế để nuôi một bộ máy nhà nước vô cùng cồng kềnh, nhưng bộ máy ấy hoàn toàn không làm cho người dân an tâm ”. Và rồi Chênh đã huỵch toẹt ý đồ của mình ra: Một nhà nước yếu kém, bất lực và vô trách nhiệm như vậy mà sao vẫn tồn tại lâu vậy nhỉ?”.
Thì ra để chống chế độ hiện thời, hết cách hay sao mà Huỳnh Ngọc Chênh đã phải đưa ra cái nhìn thiên lệch như trên?
Nếu hiện tại nước ta bất an đúng như Chênh viết thì làm sao có chuyện Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống VNCH, người quyết tâm tử thủ đến cùng, chỉ khi bất lực hoàn toàn mới chạy trốn bằng chiếc trực thăng ra biển, vậy cái gì đã khiến ông trở về tổ quốc và trở thành biểu tượng của sự hòa giải? Nhạc sĩ Phạm Duy viết trong hồi ký về ngày 30-4-1975: “Trong lòng tầu chật cứng người tị nạn, bay từ vùng trời Saigon qua Căn Cứ Clark ở Phi Luật Tân, suốt trong không trình dài năm tiếng đồng hồ, không ai nói với ai một câu nào cả! Mọi người ngồi im lặng và buồn rầu như trong một đám táng. Một đám ma không có ai khóc ai vì mỗi người tự đưa đám ngay chính thân xác của mình”. Nhưng rồi theo BBC: “Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, bạn tâm giao của nhạc sỹ Phạm Duy, nói ông "quá khiếp" hận thù ở Mỹ và thấy "sướng hơn" khi về VN”. Ông Nguyễn Phương Hùng, theo http://en.wikipedia.org/wiki/User:KBCHaiNgoai: “Thân phụ ông, Thiếu tá Nguyễn Văn Vân Sư tùng sự tại Sư đoàn 18 Bộ Binh … người anh ông Đại uý Nguyễn Phương Thành… (đã tử trận tại Quảng Đức)… Em ông Nguyễn Phương Cường … Trung sĩ Nhất trinh sát Hắc Báo … đã tử trận tại Gò Dầu Hạ, Tây Ninh năm 1974. Mặc dù có sự vận động của thân phụ về Sư đoàn 18 để làm việc văn phòng, nhưng ông vẫn tình nguyện vào binh chủng BĐQ để thoả chí “Tang bồng hồ thỉ nam nhi chí””. Một người như vậy căm thù Việt cộng là lẽ thường; khi sang Mỹ, tích cực tham gia các hoạt động chống cộng cũng là lẽ thường. Nhưng cái gì đã khiến ông khóc đến gần chục lần khi quay trở lại tổ quốc, rồi tự thấy mình là kẻ có tội với quê hương đất nước; và cho rằng ông Phạm Duy hạnh phúc hơn ông Nguyễn Cao Kỳ vì được chết trên tổ quốc, còn ông cuối đời cũng chỉ mong được chết như Phạm Duy, tro xác ông rải ở đâu cũng được miễn là trên đất nước Việt Nam thân yêu này!
Vậy mà thật là phi lý hay là sự tráo trở có chủ đích một cách trắng trợn của một kẻ cơ hội khi Huỳnh Ngọc Chênh, một người có nhiều liên quan đến cách mạng, sau hòa bình làm ở báo Thanh niên, đoàn thể thuộc “cánh tay phải của Đảng”, giờ hưu lĩnh “một cục” xong, lại thấy xã hội bất an hơn thời chiến và mong chế độ cưu mang mình sớm sụp đổ!
Nước ta đang phát triển, còn nhiều yếu kém và sai sót, từ khoa học công nghệ cho đến kinh tế, văn hóa xã hội, kể cả trình độ chính trị, tức cái cơ chế vận hành cả xã hội này. Một người có tâm có tầm không khó gì khi viết những bài phản biện, như bài CẦN THAY MÁU NGÀNH GIÁO DỤC của tôi chẳng hạn. Còn với cái nhìn thiên lệch như Chênh, chỉ nêu ra những mặt xấu, để rồi cho rằng cuộc sống hòa bình hôm nay bất an hơn thời chiến tranh xưa thì đúng là đến trâu bò cũng thấy là phi lý! Giống y như chuyện nhà Chênh có thùng rác, một người đến chơi chỉ căn cứ vào thùng rác đó mà cho là nhà Chênh quá bẩn thỉu vậy. Làm như chỉ nước ta hôm nay mới có những điều xấu như Chênh liệt kê ở trên, còn Sài Gòn “hòn ngọc Viễn Đông” ngày xưa không có cướp giật, ma túy, đĩ điếm, và trên kinh rạch không có những khu nhà ổ chuột. Việc “hồi sinh” dòng kênh chính Nhiêu Lộc – Thị Nghè của TPHCM vừa qua chính là bằng chứng cụ thể và sinh động nhất vả cho Chênh sưng mồm về cách nhìn thiên lệch.
Kênh Nhiêu Lộc hôm qua:
Và hôm nay: 
 
Nước ta 38 năm sau chiến tranh với hận thù ngút trời nhưng chưa có một lần bom nổ mà Chênh thấy bất an, còn nước Mỹ, hết nổ bom của bọn khủng bố đến những vụ xả súng giết người hàng loạt của chính dân Mỹ tàn sát đồng bào mình thì Chênh có thấy bất an cho họ không?
Nhớ lại Hội nghị APEC Việt Nam 2006. Trong cả 3 ngày có mặt tại Hà Nội, sáng nào Thủ tướng Úc John Howard cũng dậy sớm để đi bộ hai vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Nhiều người dân Hà Nội đã nhận ra và vẫy tay chào ông, ông cũng chào lại họ. Cái sinh mạng của một ông TT phải rất quan trọng với nước người ta, vậy mà sao ông ta chẳng có bất an gì cả:
 
 TT Bush, cũng tham dự Hội nghị APEC 2006, và sáng 19/11, ông đã cùng phu nhân tới cầu nguyện tại nhà thờ Cửa Bắc, HN. Vợ chồng ông cũng chẳng thấy bất an gì cả:
Trước đó, sau khi tuyên bố thiết lập bang giao đầy đủ với Việt Nam, năm 2000, TT Clinton cũng đã cùng với vợ con thăm Việt Nam và từng nói một câu nổi tiếng: “Việt Nam là đất nước có vị trí đặc biệt trong trái tim tôi”:
Phải chăng những nguyên thủ quốc gia đó có thái độ cởi mở và thân thiện như vậy bởi họ đã được đến một thành phố mà UNESCO đã trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 17 tháng 6 năm 1999:
 
Đặc biệt, không chỉ phía “lề phải” chê bai nhân cách, trình độ cũng như hành vi của Huỳnh Ngọc Chênh mà một người sống dưới chế độ cũ là Hàn Giang Trần Lệ Tuyền trên http://www.tinparis.net/ cũng đã cho: “Huỳnh Ngọc Chênh đã bịa đặt ra những câu chuyện trong bài viết: “Bất An”” và: “Huỳnh Ngọc Chênh đã viết những điều hoàn toàn LÁO”!
TPHCM
19-5-2013
      ĐÔNG LA