BBC,
cùng với việc đăng bài nhăng cuội Quốc
hội ghi bàn 1-0 trước Đảng của Nguyễn Giang, cũng đã đăng một loạt ý kiến.
Loại thứ nhất là phủ nhận ý nghĩa cuộc lấy phiếu tín nhiệm, còn loại thứ 2 là
kích động dựa trên kết quả vừa công bố. Loại thứ nhất, BBC đăng ý của Nguyễn
Khắc Toàn cho việc lấy phiếu chỉ là
trò 'hình thức mị dân để xoa dịu
sự bức xúc và phẫn nộ của người dân đối với hàng ngũ lãnh đạo
quốc gia' (Lấy
phiếu tín nhiệm để xoa dịu dân?). Còn “Nghị Quốc” cũng tỏ thái độ
nghi kỵ: “Nói với BBC từ Hà Nội, …
nhà sử học Dương Trung Quốc… ‘rất lo lắng cho kết quả cuối cùng’”.
Vì ông ta cho: “‘Lợi
ích cá nhân có thể chi phối lá phiếu’”. Loại ý kiến thứ 2 là những
ý có tính kích động sau khi có kết quả như: “Lá
phiếu 'mở đầu cho thay đổi'?” và cũng lại “Nghị Quốc”, khi thừa nhận kết
quả trung thực: “Tôi thấy con số tương
đối phản ánh khá đúng với thực tiễn” thì ông ta lại trở giọng rất
nhanh, trên BBC: Kết
quả tín nhiệm là 'lời cảnh báo' và trên Tiền phong: “Đó
chính là một xu thế dân chủ ”.
BBC (xin hiểu là BBC tiếng Việt)
trước khi đăng bài Quốc
hội ghi bàn 1-0 trước Đảng của Nguyễn Giang, cũng từng hậu thuẫn cho ông
Nguyễn Minh Thuyết ngày nào trong vụ công kích chính phủ khi đăng bài của tay
Luật sư Trần Vũ Hải Kêu
gọi Thủ tướng hay Phó Thủ tướng từ chức và bài: Chính
phủ cảnh cáo quốc hội?
BBC
vì muốn kích động bạo loạn nên đã rất ngu là đã đồng nhất ông Thuyết và Quốc
hội. Một đại biểu quốc hội không thể là Quốc Hội cũng như một đảng viên không
thể là ĐCSVN. Có những đảng viên chống Đảng và cũng có những đại biểu quốc
hội chống Quốc Hội. Như ông Quốc theo tôi là đã có những ý chống Quốc
Hội, như trong việc ông Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Phan Trung Lý đã
đọc báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân: “đa số ý kiến đề nghị tiếp tục quy định tên
nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo đúng nguyên
lý của xã hội dân chủ, thì ông ta vẫn “chầy cối”: “Nhưng ta có thể nói đây là tất cả ý kiến nhân dân không?”; và
nghiêm trọng hơn, với một Quốc Hội hoạt động sôi nổi như vậy nhưng ông ta
thật liều lĩnh khi nói: “Bất kỳ lúc
nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả
thôi”.
Một
“nhà sử học”, đại biểu quốc hội
nước CHXHCNVN, lại rất dốt khi từng có ý kiến phản chính nghĩa, phản lịch sử,
khi cho Hoàng Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của VNCH. Một nhà chính trị, một
đại biểu quốc hội dám chất vấn một Thủ tướng về một điều đại hệ trọng có tầm
ảnh hưởng rất lớn trong dư luận xã hội là “văn hóa từ chức”, nhưng khi thấy không làm “khó” thủ tướng được,
biết mình ấu trĩ, thì giả lả ngay là "chất
vấn là để xem Thủ tướng trả lời ra sao, và với nội dung Thủ tướng vừa đối đáp
thì nhân dân yên tâm, tức là an dân". Bạn Dương Đại Việt đã phải
viết: Dương
Trung Quốc: “Nhà sử học” hay “kẻ cơ hội chính trị”? Về cuốn Bên
thắng cuộc, một cuốn ghi chép chuyện ngồi lê đôi mách, xuyên tạc và lộn
ngược lịch sử, coi VNCH là chính nghĩa, coi 30-4 miền Nam đã giải phóng miền
Bắc, nhưng theo bbc:
“Sử gia Dương Trung Quốc nhận xét cuốn
'Bên Thắng Cuộc' của nhà báo Huy Đức có những đóng góp về mặt phương pháp và tư
liệu, khắc phục được hạn chế của sử học chính thống ở Việt Nam và đóng vai
trò như một 'cú hích' để những ai quan tâm có thể nghiên cứu lịch sử đương
đại của đất nước một cách 'nghiêm túc' và 'thiện chí' hơn” và “ 'đánh giá cao' cuốn sách”!
Và những
ngày hôm nay đây, trên diễn đàn quốc hội, ông ta toàn đưa ra những ý
kiến cá
biệt, bị bác bỏ, nếu có tự trọng là phải lẩn đi, giấu cái mặt của mình
đi, vậy mà trên báo hình, báo viết lúc nào cũng chường mặt ra. Tiếc là
mấy
đứa phóng viên dốt, thích đưa tin câu khách, đã tiếp tay tô vẽ cho ông
ta mị
dân, lừa được sự cả tin của rất nhiều người.
Còn BBC tiếng Việt từ lâu đã thật sự là miếng đất dụng võ rân trủ cho Dương Trung Quốc
cùng với một loạt cái tên như Huệ Chi, Chu Hảo, Quang A, Công Định, Tiến
Trung, Bùi Hằng, Hà Vũ, v.v… và v.v…
Thật
tiếc và cũng thật lạ khi có những chuyện như trên trong khi Quan hệ Việt – Anh ngày càng phát
triển. Gần đây trong chuyến thăm của Phái
đoàn cấp cao của Việt Nam do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đến Anh, TBT và Thủ tướng Anh đã mong muốn thúc đẩy mối quan hệ trong
thương mại, đầu tư, giáo dục, quốc phòng và an ninh. Hai nước đã ra Tuyên bố
chung về quan hệ song phương.
TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã có cuộc gặp với Thái tử Charles tại tư dinh
hoàng gia Clarence House tại trung tâm London.
Trong dịp Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt-Anh, tối 10/1/2013, tại buổi
lễ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vương quốc
Anh, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết mối quan hệ đối tác chiến
lược giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực sẽ được củng cố, tăng cường trong
thời gian tới.
Vậy
tại sao trang BBC tiếng Việt lại
như một nơi cho những kẻ kiếm tiền bẩn và ô danh, như một căn cứ địa cho những hoạt động chống phá
VN nhân danh dân chủ và tiến bộ, và như vậy đã chống luôn mối quan hệ tốt
đẹp giữa hai nước!
13-6-2013
|