ĐÔNG LA
HUY ĐỨC TRONG VÒNG TAY
“CHIẾN HỮU”
Thế là Huy Đức đã trở về trong sự
chào đón nồng nhiệt xen lẫn niềm tự hào của các chiến hữu rân trủ.
Qua hiện tượng Snowden và Huy Đức,
ta thấy trình độ dân chủ của xã hội Mỹ so với VN quả là một trời một vực.
Snowden chỉ nói ra sự thật để bảo vệ quyền tự do riêng tư theo đúng lý tưởng tự
do dân chủ của xã hội Mỹ, nhưng anh vẫn biết trước đó là hành động phạm pháp
nên đã phải chạy trốn trước khi hành động. Anh đã tâm sự: “Tôi biết mình không làm gì sai nhưng với
chính phủ Mỹ muốn điều tra hình sự về vụ rò rỉ này, tôi không hy vọng được nhìn
thấy quê hương một lần nữa". Còn Huy Đức và nhiều chiến hữu rân trủ
khác ở VN, từ dân thường cho tới đại trí thức, đều hành động như thể mù điếc về
luật pháp, điếc không sợ súng, phạm pháp kỳ được thì thôi. Huy Đức không chỉ
lời nói gió bay mà còn viết sách; với khoa học công nghệ ngày nay thì sự lưu
trữ sẽ là vĩnh cửu. Huy Đức cũng không chỉ đơn giản tiết lộ một “mánh” làm việc
của chính phủ như Snowden mà hành động của Huy Đức gây hậu quả lớn hơn rất
nhiều. Đó là lộn ngược cả lịch sử, lộn ngược cả hệ giá trị, xúc phạm danh dự
công dân.
***
Trong bài Chia tay nước Mỹ, Huy
Đức viết: “Khi xe
chạy qua một khu mua sắm nhỏ, tôi nhìn thấy… “Phở 75″. Những bảng hiệu sặc sỡ
khác bỗng chốc lu mờ. Bụng không đói mà tự nhiên cồn cào, tất cả các giác quan
của tôi đều rạo rực. Tôi bảo Vicky dừng xe.
Vicky ngồi đợi tôi. Chị lịch sự cầm
tờ báo cao lên, dán mắt vào đó để tôi tự nhiên. Không biết chị có đọc được chữ
nào trong khi tôi xì xoạp húp. Không phải bao giờ cũng có dịp để nhận ra, một
giọt nước mắm cũng khiến ta nôn nao…”.
Khi xa đất nước nhớ thèm những món
ăn ở nhà là lẽ thường, nhưng có gì đó bất thường với một người có tham vọng
mang sứ mệnh chữ nghĩa khi nỗi nhớ ăn lại là lớn nhất, nó có vẻ heo quá! Giống
như nó cũng vật quá khi kỷ niệm tuổi học trò của “nhà văn” Nguyễn Quang Lập là
cùng lũ bạn “trẻ
con bảy, tám tuổi góp tiền lại xử sờ bướm bạn gái”; kể chuyện “đít thằng Thanh đang
nhoáy trên bụng thím L”; còn “nhà báo” Chênh khoe từ thời “chim chưa mọc lông”,
đã được “đê mê”
trên bụng một bà chị họ, được “thò tay vào trong bẹn
bà chị”, được chị Q “ôm mông hắn ru lên ru
xuống nhấp nha nhấp nhổm, và hắn ngất ngây và tột đỉnh”. Phải chăng đây
chính là tàn dư của thời Nguyên Ngọc phất cờ đuôi nheo đổi mới văn chương, với
tuyên ngôn “Cái
cốt lõi của văn nghệ là tính nhân đạo”, nhưng lại ca ngợi những tác phẩm có
những chi tiết mất nhân tính, như Tướng về hưu cho việc
nấu xác thai nhi cho chó ăn là “chả quan trọng gì”,
như Không có vua
cho việc loạn luân cha chồng nhìn trộm con dâu tắm là “đàn ông chẳng nên xấu
hổ vì mình có con buồi”!
Những đứa trẻ trai thì ở đâu cũng
vậy, đồng hành với sự phát triển của cơ thể là sự phát triển giới tính. Tò mò,
khao khát khám phá giới tính khác phái là sự thể hiện cái bản năng duy trì nòi giống.
Hồi nhỏ ở quê tôi cũng từng cùng lũ bạn đi rình những cặp yêu nhau, khi thấy
chàng trai thám hiểm bộ ngực cô gái, chúng tôi hét toáng lên: “Bầu luộc! Bầu luộc!”
rồi chạy biến. Nhưng khi viết cuốn Những dấu vết không
phai tôi không viết chuyện đó mà viết về những ước mơ khám phá tri thức. Tôi
cũng từng xa nhà, xa nước, tôi cũng nhớ các món ăn, nhưng khi viết tôi chỉ làm
thơ về nỗi nhớ những người thân yêu:
Anh xa em gần nửa vòng Trái Đất
Nỗi nhớ cũng cong theo dáng Địa Cầu
Rồi:
Khi những hạt nắng hiếm hoi rớt
xuống thành Len
Anh nhớ em
Đi trong những cơn mưa tuyết như hoa
bay
Anh nhớ em…
Thì ra thích viết cái gì là chứng tỏ
thiên hướng của mỗi người, hướng lên làm người hay hướng xuống làm vật.
***
Tôi tin là những người có lương tri
không ai chào đón Huy Đức trở về. Nhưng qua những ý kiến ca ngợi Huy Đức, cũng
có không ít người tay bắt mặt mừng gặp lại Đức. Trong đó có những người từng là
con cưng, là hạt giống đỏ của chế độ này. Họ muốn hơn người nhưng khả năng của
họ thực tế là kém người nên cấp tiến thành ra hãnh tiến, phản biện thành ra
phản bội. Hôm nay ta thử xem lại đôi nét những gương mặt thuộc bên Huy Đức.
Ý đầu tiên và trang trọng nhất, đề
từ của cuốn Bên
thắng cuộc, Huy Đức dùng ý của Nguyễn Duy (thực ra cũng copy thôi): bên nào thắng thì dân
cũng thua. Ở đây cả Huy Đức và Nguyễn Duy đều dốt bởi VN ta không phải cố ý
gây chiến để mong giành chiến thắng, để rồi nhân dân phải chịu thất bại. Nguyễn
Duy là một nha thơ có chất dân dã, dễ được đồng cảm trong một đất nước hồi
Nguyễn Duy lập danh có đến 95% là nông dân; thêm nữa thời chiến thì thơ còn là
vũ khí tinh thần nên rất được chế độ sủng ái, đề cao. Tôi đã viết một bài Bút
Tre về Nguyễn Duy:
Thanh Hóa có một Nguyễn Duy
Nổi danh từ một cuộc thi văn nghề
(nghệ)
Thơ Duy đậm chất đồng quê
Cua ốc rơm rạ mang về vinh quang…
Bài thơ Hơi ấm ổ rơm của
Nguyễn Duy được giải nhất ở báo Văn nghệ giờ coi lại thấy bài thơ muốn ca ngợi
tình quân dân nhưng lại bằng sự ích kỷ của nhân dân. Cái hơi ấm ổ rơm làm gì
quý giá đến nỗi “đâu
dễ chia cho tất cả mọi người” mà chỉ dành cho các chiến sĩ thôi. Bây giờ
nhiều người ngạc nhiên khi thấy Nguyễn Duy có tên trong danh sách những người
“lật pháp”, còn tôi thì không.
Nguyên Ngọc là nhà văn lão làng, nổi
danh từ lúc tôi mới đẻ, đã ca ngợi Huy Đức viết Bên thắng cuộc
là: “rất trung
thực”. Nhưng chỉ riêng chuyện về gia đình anh Lưu Đình Triều, con nhà báo
kỳ cựu Lưu Quý Kỳ, anh đã phản bác Huy Đức trên Tuổi trẻ: “Huy Đức đã viết không
đầy đủ, nên làm sai lệch bản chất. Anh đã “vẽ” ra một “hố sâu thực sự” giữa hai
cha con và cả gia đình tôi nữa”. Như vậy Nguyên Ngọc đúng là người trước
sau như một, tức luôn có cái nhìn lộn ngược. Trước đây, về cuốn Nỗi buồn chiến tranh,
để khách quan xin trích nhận xét của người nước ngoài, ông Dennis Mansker (theo
Phạm Xuân Nguyên): “Đây
là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc về bi kịch của một người
lính Bắc Việt bị tê liệt hết nhân tính”; nhưng Nguyên Ngọc lại nhìn ra
thành thế này:
"Đây là cuốn tiểu thuyết về một cuộc chiến đấu của một con người tìm lẽ
sống hôm nay. … Hiện thực ở đây là hiện thực bên trong của một tâm hồn quằn
quại và đầy trách nhiệm, quằn quại vì đầy trách nhiệm. Trách nhiệm lương tâm”. Có lẽ vì vậy,
dưới con mắt Tố Hữu, Nguyên Ngọc chỉ là bản nháp tồi của ông; còn với tôi, có
thể Nguyên Ngọc biết viết văn nhưng không hiểu gì về văn chương, hoặc ông đã
dùng văn chương làm chính trị nên luôn nói ngược!
Chu Hảo, GSTS, nguyên thứ trưởng Bộ
Khoa học Công nghệ, hiện là Giám đốc nhà xuất bản Tri Thức, cũng có cái nhìn
lộn ngược như Nguyên Ngọc khi cho Huy Đức viết Bên thắng cuộc với:
“lương tâm trong
sáng”. Trong Bên
thắng cuộc, Huy Đức đã cho những tướng lĩnh VNCH tự sát khi bại trận là
chết vì nghĩa lớn thì lương tâm là tối đen chứ không thể trong sáng như ý ông
Hảo được.
Nguyễn Quang Lập, nhà văn, để bênh
vực Huy Đức, cũng thật liều lĩnh khi cho chuyện đục răng, đục đầu gối, đóng
đinh vào đầu tù binh Việt Cộng ở các địa ngục trần gian chỉ là chuyện khai thác
thông tin bình thường của thời chiến! Thật kinh hoàng! Không hiểu sao lại có
một thằng nhà văn mất nhân tính đến thế!
v.v…
***
Tóm lại, Huy Đức, một nhà báo, tôi
chỉ nêu những dư luận chính thống, theo Hoàng Linh: nhận tiền hối lộ; từng bị
đuổi việc khi viết bài Bức tường Berlin;
viết cuốn Bên
thắng cuộc đã lộn
ngược lịch sử, lộn ngược cả hệ giá trị, xuyên tạc và xúc phạm đời tư công dân,
v.v… Nay vẫn ung dung trở về trong vòng tay đón chào nồng nhiệt của các “chiến
hữu” rân trủ thì VN mình quả là tự do dân chủ nhất thế giới! Có điều thật e
ngại khi cái tự do này sẽ dẫn đến tình trạng như GS Trần Thanh Đạm nói: “Trắng đen lẫn lộn,
thiện ác bất minh”. Chính nó là mầm mống sẽ đưa VN dần đến tình trạng như
Sy-ri, Ai Cập hôm nay. Như vậy thì thật khốn nạn, khốn nạn cho tất cả không trừ
một ai, kể cả những người bên Huy Đức và
cả chính bản thân Huy Đức! Bởi khi đã loạn thì khốn nạn tất chứ đâu có trừ một
ai?
9-7-2013