Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

TRONG CUỐN BÓNG TỐI CỦA ÁNH SÁNG: CÓ BÀN VỀ THƠ NHÓM MỞ MIỆNG


TRONG CUỐN BÓNG TỐI CỦA ÁNH SÁNG:
CÓ BÀN VỀ THƠ NHÓM MỞ MIỆNG
Nhân chị Phùng Kim Yến có hỏi về cái luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên về thơ nhóm Mở Miệng. Tôi đã viết một bài chung về chủ nghĩa Hậu hiện đại, cái cơ sở lý luận mà nhóm này dựa vào. Khi kết luận, tôi không nói cụ thể, nhưng thực chất là nói về thơ nhóm Mở Miệng.
Tiện có bạn Giao quan tâm điều này, cũng có ý như chị Yến muốn tôi cho ý kiến, tôi đã nói với Giao về bài viết của tôi, Giao đã kiếm được và trích đăng trên blog của mình như sau:
22/07/2013
Đông La : "Thực chất chỉ là sự xả rác trí tuệ
mà thôi" (2006)
Lời dẫn: Nhờ đánh tiếng, rồi được chỉ dẫn của bác Đông La, tôi tìm lại được một bài viết từ năm 2006 của bác mang tiêu đề "Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta". Một bài viết gọn, sáng rõ quan điểm, và ở dưới có ghi rõ tư liệu tham khảo là: 
"Bài viết có tham khảo: Art of the Post Modern Era của Irving Salder (Như Huy dịch);Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn chương của Barry Lewis (Hoàng Ngọc Tuấn dịch); bài của Thụy Khuê và vài người khác về chủ nghĩa hậu hiện đại."
Quan điểm cơ bản của bác Đông La về hậu hiện đại trong văn chương có thể thấy ở đoạn cuối bài. Xin trích lại nguyên văn đoạn này, từ đây trở xuống.
DANH SÁCH ĐẶT MUA CUỐN
BÓNG TỐI CỦA ÁNH SÁNG
*Xin quý vị đặt mua sách theo email: donglasg@gmail.com.
Cám ơn quý vị rất nhiều!
Vừa nhận được sách mẫu gởi theo đường chuyển phát nhanh, thế là đứa con tinh thần của tôi thực sự chào đời:
*DJSF FHGD lenhuhienbmt@yahoo.com (Tue, Jul 23, 2013 at 8:08 AM):
Minh la Le Nhu Hien, o tai 15. Tran Quang Khai, TP. Buon Ma Thuot. DD: 0914061671. Cho minh dang ki mua 01 cuon sach cua Bac Dong La nhe. Co gi lien lac voi minh qua Email nhe. Cam on Bac Dong La nhieu lam!
*Pham Nam Thai thaiubds@gmail.com (Tue, Jul 23, 2013 at 8:08 AM) :
Chào anh Đông la. Tôi là Veryhart
Con tôi sắp lớn rồi. Mình phải có cái gì đấy để định hướng cho con.
Đặt anh 1 cuốn. Anh cho tôi xin giá tiền và tài khoản.
Sách anh gửi về:
Phạm Nam Thái
Phòng Công Nghệ Thông tin-Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
Đ/c: 530-Lý Bôn-Tp Thái Bình-tỉnh Thái Bình.
Cảm ơn anh!
*
Lương Chí Thành Tôi có đặt mua 5 cuốn theo gửi email.
Đề nghị anh Đông La cho biết hộ qua email nhé.
*
Nguyễn Đức Thuận Anh cho em đặt 2 cuốn anh nhé!
       (Xem tiếp)
" ....Các nhà phê bình cho rằng, tất cả những sự khác thường đó của bút pháp hậu hiện đại, cái triệu chứng rối loạn ngôn từ, là do trong sự rạn nứt của xã hội tư bản, chúng chính là biểu hiện, theo Lyotard: “hiện nay chúng ta đang ở trong một hình thức mới của bệnh thần kinh phân liệt".
Chủ nghĩa Hậu hiện đại cũng như mọi trào lưu đã xuất hiện khác đều có phần có lý. Tư tưởng chống giáo điều, chống khuôn mẫu xơ cứng, áp đặt; đấu tranh cho bình đẳng, dân chủ, vai trò cá nhân; phá vỡ những quy phạm nghệ thuật mòn cũ… là những mặt tốt. Nhưng ở ta, tiếp thu nó với ý thức mê muội, nô lệ, đề cao một cách phi lý, áp dụng một cách cực đoan thì khó mà được ủng hộ rộng rãi. Về mặt tư tưởng, sự cực đoan theo tinh thần hậu hiện đại sẽ dẫn đến sự hỗn loạn vô chính phủ.
Ngay Lyotard, nhà tư tưởng đã xây những tầng nền đầu tiên cho trào lưu hậu hiện đại, cũng rất cực đoan khi cho tất cả các lý thuyết đã có đều đổ vỡ, bởi trong thực tế chả có lý thuyết nào đổ vỡ hoàn toàn cả mà chúng chỉ chưa hoàn chỉnh, chúng đều góp phần như những viên gạch lát con đường tiệm cận đến chân lý; còn nếu tất cả là sai và đổ vỡ thì thế giới không thể có nền văn minh hôm nay. Trong văn chương nghệ thuật, sự cực đoan của chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ biến nó thành trò chơi lập dị, vô nghĩa.
Một số nhà phê bình người Việt ở hải ngoại đã tuyên truyền hậu hiện đại một cách phi lý: “Cuộc đấu tranh lớn nhất của giới cầm bút Tây phương trong khoảng gần một nửa thế kỷ vừa qua chính là để thoát ra khỏi bóng ma của tham vọng thể hiện cái tôi và tái hiện hiện thực”. “Cái tôi và hiện thực” là toàn bộ cuộc sống loài người, văn chương không thể hiện nó thì thể hiện hư không chăng? Rồi: “Chỉ còn lại hai mối quan hệ chính: quan hệ giữa tác phẩm văn học với chính nó và quan hệ giữa tác phẩm văn học này và những tác phẩm văn học khác”. Có lẽ nên viết cần cắt đứt mọi áp đặt chủ quan lên văn chương thì đúng hơn, còn viết như trên khác gì cho tác phẩm có thể tự sinh ra rồi tự thưởng thức nhau! Có người khi đề cao hậu hiện đại đã rất cao ngạo khi nhìn văn chương trong nước, nhưng chỉ bằng con mắt thô thiển nông cạn: “Mọi người cầm bút dường như có một cái khuôn chung được đúc sẵn… người ta chỉ làm mỗi một công việc đơn giản là "rót" câu chuyện của mình vào”.
Giống như ca nhạc, mỗi loại nhạc đều có nét hay riêng nếu nhạc sĩ làm ra nó có tài và ca sĩ hát nó hay. Văn chương hậu hiện đại cũng vậy, nếu nhà văn có tài cũng có thể viết hay. Nhưng hình thức nghệ thuật luôn chỉ là cái vỏ, cái tạm thời, nay là mới mai đã là cũ rồi. Chỉ có sự độc đáo và sâu sắc là những cái bất biến, là những thuộc tính vĩnh cửu làm nên giá trị đích thực của văn chương. Sự độc đáo thuộc về tài văn, sự sâu sắc thuộc về trí tuệ của mỗi tác giả. Bản chất muôn đời của văn chương mãi mãi phản ánh tinh thần và cuộc sống con người, không cần đến sự đổ khuôn của các chủ nghĩa cực đoan nó cũng luôn biến đổi, bởi tinh thần và cuộc sống của con người luôn biến đổi.
Tinh thần hậu hiện đại đã và đang phảng phất đâu đó trong văn chương Việt Nam cũng là lẽ thường tình, nhưng không có tài, không hiểu biết đến nơi đến chốn mà mê muội bắt chước, thì chỉ làm ra được những bản sao tồi mà thôi. Cũng đã có những nhóm cực đoan đúng là đã làm ra được văn chương hậu hiện đại thứ thiệt nhưng tiếc là chỉ mới ở dạng thấp nhất của nó. Ví dụ như tính phản kháng, phản kháng cao cấp tức là phải có khả năng phân tích sự yếu kém của cái cũ và đưa ra được cái mới tốt hơn thay thế, còn chỉ chống đối suông thì quá đơn giản. Có người đã mạnh miệng tuyên bố chúng tôi viết thế là để chống đối đấy.
Có điều, sự chống đối đó không phải là phẩm chất cao quý để vượt qua chủ nghĩa hiện đại mà chỉ đơn giản là “quậy”, cái thái độ không cần đến nghệ sĩ mà những kẻ bất hảo vô học còn làm tốt hơn. Có quá nhiều sự thô bỉ, bẩn thỉu, nhầy nhụa và hằn học, thậm chí lưu manh, trong văn chương “hậu hiện đại” này. Trong văn chương có hỗn loạn, thô tục, bẩn thỉu, bởi cuộc sống có phần như thế, nhưng coi chúng là “đặc trưng”, là “thi pháp” thì đã phi lý, phi mỹ, phi luân và cuối cùng là phi nhân hóa những đặc tính của văn chương.
Bởi đã là con người bình thường ai cũng biết phân biệt tốt với xấu, sạch sẽ với bẩn thỉu, lịch sự với thô tục… người ta chỉ để thùng rác chỗ khuất lấp chứ có ai lại trưng ra trong phòng khách, mà văn chương như phòng khách của tinh thần, không thể quăng bừa rác, uế tạp và thô bỉ lên đó được. Đã có những nhà phê bình, những trang web mang danh ở xã hội hậu hiện đại văn minh đề cao loại văn chương đó, cố công độc đáo hóa cái lập dị, nghiêm túc hóa cái bông phèng, sâu sắc hóa cái vô nghĩa, cao siêu hóa cái tầm thường, và cuối cùng là nhân bản hóa cái phi nhân tính, bởi đã kỳ công đi phân tích mùi thơm của thối rữa, tô vẽ màu sắc cho rác rưởi; cả hai, cả sự sáng tạo và thẩm định, hoàn toàn có thể nói thực chất chỉ là sự xả rác trí tuệ mà thôi.
Đông La"