Tính lập facebook để quảng cáo
cuốn Bóng tối của ánh sáng thì lại
gặp bạn Hoàng Công Cường, một giảng viên khoa Sinh ở trường ĐH Sư Phạm Hà
Nội, từng đọc bài thơ Mẹ đến thành phố
của mình mà phát khóc. Nên hôm nay muốn bàn về thơ một tí.
Cảm thụ thơ có cái khó là người
ta phải giàu tình cảm và nhạy cảm, đó là chưa kể thơ hiện đại có nhiều biểu
đạt tượng trưng, giàu tính ký hiệu, phải có tri thức về ngôn ngữ, về tu từ
học mới thấy được bề sâu dưới lớp vỏ chữ. Có dạo một tập thơ của Brodsky, nhà
thơ Mỹ gốc Nga được giải Nobel, in có 200 cuốn mà bán không hết. Chính vậy
với tôi người ta biết tôi là nhà phê bình nhiều hơn là nhà thơ. Có điều ai mà
đồng cảm được với thơ tôi thì họ cũng bốc lên tận mây xanh. Như ông Hoài Anh
một “bách khoa toàn thư”, một nhà phê bình tài năng được giải thưởng của Hội
Nhà Văn VN đã viết tôi là người được Chế Lan Viên “giao lại bí quyết tâm truyền”; Nhà thơ Hải Như, tác giả lời ca
khúc Thành phố hoa phượng đỏ nói “Thơ
anh hay nhất, tôi có quyền sẽ cho anh giải nhất trong cuộc thi này”; TS
Dung ở khoa Sử Đại học XH và Nhân văn TPHCM bảo: “Đọc thơ anh em không còn đọc thơ ai được nữa”; v.v… Nhưng bất ngờ
nhất với tôi chính là câu nói trong một bữa tiệc của một anh chàng trong nhóm
(hoặc bạn) với nhóm Mở Miệng, những “ông giời con” ngỗ ngược, muốn đập bỏ
tất: “Mấy đứa bạn em mãi mới thoát ra
được cái từ trường thơ của anh”!!!
Với tôi, làm được thơ hay là khó
nhất. Viết phê bình tranh luận có thể khó với rất nhiều người nhưng với tôi
là dễ nhất, vì nó chỉ cần một cái nền ổn định, đó là sự sắc sảo và tri thức,
có chuyện là tôi có thể viết ngay được. Với thơ thì lại khác, nó cần thi
hứng. Đó chính là cái tia sáng bật lên trên cái nền xúc động, khi ấy những
hình ảnh thơ mộng sẽ hiện ra bằng những câu thơ. Một chiều ở công viên bên
“ob” hồi ở Leningrat, tuyết trắng xóa, nhìn mấy đứa bé Nga mặc áo ấm tròn như
cái kẹo trượt trên cầu trượt, tôi nhớ đứa con gái hơn một tuổi đến đau cả
tim, tự dưng những câu thơ bật ra:
Anh xa em gần nửa vòng Trái Đất
Nỗi nhớ cũng cong theo dáng Địa Cầu
Khởi thủy là nhớ con mà viết ra
thành nhớ vợ, nhà thơ đúng là điêu thật!
Nhưng thi hứng lại hiếm, không
như tri thức có sẵn trong túi. Còn tâm trạng cứ bình thản, đi đều bước thì
khó mà lóe sáng thành thơ được. Chế Lan Viên đã viết (tôi nhớ có thể không
chính xác):
Đời vào tuổi năm mươi
Mong gì hương sắc lạ
Nở chùm hoa trên đá
Mùa xuân không chịu lùi
Với tôi thì tuổi tác không quan
trọng, cái chính là tình yêu. Có điều có tuổi là phải có vợ con, mà có vợ con
rồi thì khó có thêm tình yêu, có liều yêu thì phải yêu chui, mà yêu chui là
vi phạm đủ thứ. Đó là nỗi khổ thầm kín nhất của người thi sĩ. Với vợ con tình
cảm cũng là tình yêu, nhưng khi lớn tuổi nó chuyển thành tình nghĩa nhiều
hơn, mà cái thơ cần phải là tình yêu đắm say cơ, có đắm say mới đốt cháy lên
thi hứng được. Tôi đã làm mấy câu về cái trạng thái này:
Tưởng đã hóa củi mục nơi góc vườn lạnh cóng
Bỗng bất ngờ giữa một sớm tinh khôi
Em là nắng, là mưa, hay tiết xuân ấm áp?
Để mầm yêu lại cựa quậy sinh sôi!
Nhớ lại hồi trẻ, tôi đã đọc
truyện ngắn tuyệt hay của Stefan Zweig:
BẢN BI CA MARIENBAT viết về Đại thi hào Gớt (Johann
Wolfgang von Goethe), khi đã là ông lão bảy mươi tư vẫn si tình như một
chàng trai trẻ trước “cô cháu gái”
Unricke con của bà Phôn Lêvetzốp, mà mười lăm năm trước, chính ông đã yêu.
Trong đắm say tột cùng, rồi đau khổ tột cùng khi bị từ chối, Gớt đã trốn chạy
vào thi ca và viết nên một bản bi ca mà Zweig đã cho là “những khổ thơ trong vắt như pha lê”.
Sau đây là đoạn chat với bạn Hoàng Công Cường có chị
Phùng Kim yến tham gia, quá nửa đêm mãi mới dứt ra được:
|