TRONG CUỐN BÓNG TỐI CỦA ÁNH SÁNG CÓ GÌ?
VIỆN TRƯỞNG MÁC-LÊ ĐẠI SAI; NHÀ ĐẠI PHÊ BÌNH ĐẦU GẤU!
Một vấn đề lớn trong cuốn Bóng tối của
ánh sáng của tôi là bàn về Chủ nghĩa Mác với cái nhìn của ngày hôm
nay, qua hai bài “Các Mác-một tình yêu bao la” và bài “Trần Mạnh
Hảo-sự sai trái vô giới hạn”.
Trước khi đi vào nội dung chính muốn viết
vài câu về chuyện nóng hổi có liên quan đến nhân vật chính, đó là chuyện Trần
Mạnh Hảo lại quậy rồi! Trên Quê
choa, Lập què mau mắn shô hàng cho “anh Hảo” nhưng đã bị Ngô Tiên Sinh vả
cho một cái méo miệng qua bài Trao
đổi với Trần Mạnh Hảo: “Quen thói
cũ, Trần Mạnh Hảo lại lên tiếng, thực chất là la lối, về đề văn Tuyển sinh
Cao Đẳng năm nay, rằng: câu "Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng
nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi" đã bị thừa một chữ
"thì" và thiếu ba chữ "cho người khác"”. Nghĩa là theo
Hảo phải viết: “"Khi có lỗi, người tử tế sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện
chỉ tìm cách đổ lỗi cho người khác".
Ngô Tiên Sinh đã phản bác rất hay bằng bài
trên, tôi chỉ nói thêm vài ý. Trong tiếng Việt thú vị ở chỗ có nhiều hư
từ, thán từ: rằng, thì, là, mà; ôi,
chao, lắm thay, v.v… để tác giả tạo ngữ điệu, nhấn nhá, để thể hiện tâm
trạng, làm nên cái rất cần và rất quý là giọng điệu riêng của mỗi tác giả.
Cái cần là người viết phải tỉnh táo, chặt chẽ, tránh trùng lặp thừa, khiến
cho câu văn lòng thòng, dây cà ra dây muống. Còn sửa như Trần Mạnh Hảo là dốt
bởi đã “thông tin hóa” câu văn, bỏ chữ “thì” đi như trên đã vặt trụi ngữ
điệu, làm câu văn chỉ còn là câu đưa tin.
Vậy mà thật kỳ lạ, đến tận hôm nay còn rất
nhiều người, kể cả những người tốt, vẫn đánh giá cao Trần Mạnh Hảo. Thì ra để
phân định được đúng sai trong những vấn đề tinh tế cao sâu của văn chương và
tri thức quả không dễ. Nếu hiểu được vấn đề thì chẳng có ai lại đi đề cao một
người trí thấp tâm tối cả.
***
Trong cuốn Bóng tối và ánh sáng, bài “Các Mác – một tình yêu bao la” là
một cách nhìn mới vượt qua cái nhìn thiên kiến của thời chiến tranh lạnh về Chủ
nghĩa Mác, đồng thời chỉ ra những ấu trĩ của Hoàng Minh Chính, Bùi Tín,
Hà Sĩ Phu, rồi sau này là Trần Độ về Chủ nghĩa Mác.
Hoàng Minh Chính, tại Đại học Harvard, ngày
28 tháng 9 năm 2005, nói: “Trước
hết, Marx và Engels tuyên bố rằng “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước
đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”, và cho rằng: “Luận điểm này đi ngược lại lịch sử phát
triển khách quan của xã hội loài người”, mà theo ông ta: “Trên cái nền tảng vật chất sản xuất và
thương mại, khoa học và công nghệ”, “xã hội loài người đã thăng trầm trải qua
các nền văn minh đồ đá, đồ kim khí, máy hơi nước, v.v”… Tôi đã viết,
Hoàng Minh Chính đã lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, không ngờ một ông cựu Viện
trưởng Mác - Lê lại ấu trĩ đến như thế. Mác nói “lịch sử xã hội” là nói lịch sử chính trị, lịch sử thay đổi các
chế độ, ông lại đi phân tích “lịch sử
phát triển văn minh” rồi chê Mác “đi
ngược”, giống như ông phân tích một bài văn nhưng không thấy các phép
toán cộng, trừ, nhân, chia đâu cả, nên chê là không hay! Trong lý luận, người
ta quy ước khái niệm về nền văn minh là
đồ đá, đồ đồng, văn minh nông nghiệp, công nghiệp, v.v... Còn khái niệm chế độ xã hội là cộng sản nguyên
thủy, phong kiến, tư bản, v.v... Ví dụ người ta chỉ có thể nói văn minh nông nghiệp chứ không ai nói
chủ nghĩa nông nghiệp; và chế độ
xã hội chủ nghĩa chứ không ai nói chế độ đồ đá chủ nghĩa!
Còn Hà Sĩ Phu viết: “Không thể có cái thứ vật chất không có tinh thần, cũng không có cái
thứ tinh thần ngoài vật chất: Tách thành vật chất và tinh thần để rồi cho
rằng cái này có trước, cái kia có sau tức là tách "vật chất" ra
khỏi chính thuộc tính của nó thì vô nghĩa biết chừng nào! Thử hỏi thanh nam
châm và cái thuộc tính hút sắt của nó thì cái nào có trước? Vật chất và tính
phản ánh của nó cũng vậy”. Tôi đã viết, về mối liên quan giữa vật chất
và ý thức, Chủ nghĩa Mác quy ước vật
chất đó là bộ não người, ý thức đó là ý thức người. Dùng tính chất vật lý của nam châm để phản bác như
trên là hoàn toàn khập khễnh và vô lý. Bởi tính chất vật lý luôn luôn có, nam
châm không bao giờ ngừng hút sắt, còn bộ não người có lúc có, có lúc không
sinh ra ý thức. Như những lúc gây mê phẫu thuật, ý thức cấp thấp nhất là cảm
giác đau cũng bị mất; và khi người ta bị chấn thương sọ não bất tỉnh, cũng bị
mất ý thức, sống thực vật. V.v…
Tôi đã viết trong Bóng tối của ánh sáng:
“tinh thần chống đối của các vị trên đây tôi thấy dường như xuất phát từ
tính kiêu ngạo tiểu nông, khí khái phong kiến, chưa biết mình, biết người,
nên chẳng khác gì hành động muốn lấy gang tay đo cao rộng của trời đất, lấy
bát ăn cơm đong nước của biển cả, để cuối cùng thân làm tội đời”.
Với bài “Trần Mạnh Hảo- sự sai trái vô
giới hạn”, tôi đã ví TMH kiếm được vài tai nấm độc, vài củ cải ở bìa rừng
đã tưởng vớ được cổ Linh chi, Sâm quý ngàn tuổi, mà lẽ ra phải đến tận rừng
sâu núi thẳm cơ. Tôi đã phản bác một loạt bài của Trần Mạnh Hảo viết từ mấy
năm trước, với trình độ của một kẻ mù tri thức và thái độ của một kẻ đầu gấu
du côn, đã công kích Chủ nghĩa Mác và phỉ báng cá nhân Các Mác. Với Mác, một người mà đến nhiều người có
tư tưởng đối lập với ông cũng phải vị nể, nhưng TMH liều lĩnh viết: “thậm ngu dốt tức cười, vớ vẩn”;
“Marx mới dám nói liều lĩnh nhất trong những người nói liều lĩnh”; “chống lại
nhân loại”; “phản động vô cùng tận”…
Tôi nói Trần Mạnh Hảo mù tri thức vì TMH đã
không hiểu gì cả, chỉ xin chỉ ra vài ý. Về đấu tranh giai cấp, TMH
viết: “Cái sai lớn nhất của Mác... bắt
đầu từ cái sai lớn nhất của nhà tự nhiên học Darwin... Darwin giải thích sự tiến hoá trong
tự nhiên chỉ bằng đường duy nhất là sự “đấu tranh sinh tồn”, Mác đã cho “quy
luật của tự nhiên cũng chính là quy luật của xã hội loài người, để biến học
thuyết “đấu tranh sinh tồn” của Darwin thành học thuyết “đấu tranh giai cấp”...
Viết vậy, Trần Mạnh Hảo không chỉ dốt
về Thuyết Tiến hóa mà còn ngu ở chỗ nói ngược về triết, bởi “đấu tranh sinh tồn” là kẻ mạnh ăn thịt
kẻ yếu còn Học thuyết của Mác lại đứng về phía những “kẻ yếu”, tức những người bị nô dịch, bị bóc lột v,v…
Tóm lại cái nhìn Chủ nghĩa Mác trong Bóng tối của ánh sáng là một cách
nhìn mới vượt qua cái nhìn thiên kiến của thời chiến tranh lạnh, coi Chủ
nghĩa Mác là một Học thuyết Khoa học Triết học, một thành tựu của
nền văn minh. Trong thời đại mà Vật lý lý thuyết đã chỉ
ra, bản chất sâu xa của vật chất mang tính
nhị nguyên sóng - hạt; Đức Thích Ca, Lão Tử, dù chỉ tương đồng ở vỏ ngôn ngữ, cũng đã cho vạn vật và mọi hiện tượng đều được tạo nên và tồn tại bởi hai
cái ngược nhau: sắc và không; vô và hữu.
Nếu các nhà chính trị hiểu điều này, hiểu xã hội loài người chẳng có gì hoàn
toàn đúng, chẳng có gì hoàn toàn sai, chắc thế giới đã không có những cuộc
chiến ý thức hệ. Vì thế cả “ta” và “địch” ngày nào đều có thể vận dụng Chủ
nghĩa Mác trong hôm nay và mai sau. Thực tế cho thấy có những cái “địch”, với
ưu thế phát triển về mọi mặt, lại vận dụng Mác tốt hơn “ta”, xã hội phát
triển hơn, lợi ích công cộng tốt hơn. Chính vì thế trong các cuộc thăm dò ở
ngay trong lòng “địch”, Các Mác vẫn được coi là nhà tư tưởng số 1. Nhiều nhà
tài phiệt ở các nước phát triển nhất đã công nhận là Mác đúng. Trong thực tế,
nhiều hiện tượng xã hội diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng chứng tỏ tư tưởng
cơ bản của Mác là mãi đúng, khi ông cho rằng sự bất công trong hưởng thụ
thành quả lao động và sự nô dịch hóa chính là nguyên nhân cơ bản của các cuộc
đấu tranh. Còn Chủ nghĩa Duy vật biện chứng với Quy luật
Thống nhất và Đấu tranh của các mặt Đối lập (Quy luật Mâu thuẫn); Phủ
định của phủ định; những cặp phạm trù như: Vật chất quyết định
ý thức, Lượng đổi chất đổi, v.v… cũng sẽ mãi mãi đúng.
Vậy rất mong quý bạn đọc, những ai có lòng
yêu tri thức, văn chương, ghét cái xấu, hãy đặt mua cuốn Bóng tối của ánh
sáng, để tôi có điều kiện in cuốn khác, khi mà tôi còn tồn kho đến cả
chục cuốn, cả văn, thơ và phê bình.
Xin đặt theo email: donglasg@gmail.com. Xin cám ơn các bạn
rất nhiều.
ĐÔNG LA
|