Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

PHẠM VIẾT BỪA + PHẠM VIẾT ĐẦN


ĐÔNG LA

PHẠM VIẾT BỪA + PHẠM VIẾT ĐẦN

Vừa rồi (1-5-2013) Phạm Viết Đào hí hửng đăng trên trang http://phamvietdao4.blogspot.com/ của mình bài lộ-hàng-mạng-xã-hội-do-chính-phủ-đầu-tư.html. Ngay việc dùng hai chữ  “lộ hàng” đặt tựa đề, Phạm Viết Đào đã tố cáo TT Nguyễn Tấn Dũng làm một việc mờ ám, cần phải che đậy. Đó là việc:

“Tháng 3 vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố trong một hội nghị của Trung ương Đoàn nhân lễ kỷ niệm ngày thành lập đoàn 26/3: Chính phủ sẽ chi 200 triệu USD ( khoảng 40.000 tỷ đồng) để Đoàn thanh niên CS phát triển mạng xã hội?”

Tiếp theo, đầu bài viết, Đào đã suy đoán và quy kết một dạng tội “tham ô mới” đối với TT Nguyễn Tấn Dũng:

“Rất có khả năng khoản 200 triệu USD mà Thủ tướng hứa cấp cho tổ chức Đoàn là một khoản tùy hứng, tiền trảm hậu tấu, của nhà Chính phủ theo lối "của Chính phủ phúc của Thủ tướng " vì con trai Thủ tướng là ủy viên BCHTW Đoàn”.

        Quả là liều lĩnh! Bởi với một người thường, khi việc chưa xảy ra và Đào biết chưa chắc chắn mà nghĩ về người ta như vậy cũng đã là sai. Huống hồ đây là hành động của một Thủ tướng, triển khai một công việc tối quan trọng. Đó là giữ gìn an ninh mạng, một mặt trận mới trong thời công nghệ cao, đang có sức công phá khủng khiếp sự ổn định xã hội, qua việc tác động vào ý thức người dân bằng những thông tin xấu, trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh!

Thực tế trên mạng, về chất lượng thông tin (tính logic của lý lẽ, cơ sở tri thức và đạo lý) của “lề phải” áp đảo phe “lề trái”; ngược lại, về số lượng thì phía “lề trái” áp đảo “lề phải”. Mà thời đại “dân chủ này”, chân lý cuối cùng lại phụ thuộc vào số lượng chứ không phải chất lượng. Bởi những chuyện quan trọng bây giờ, từ chuyện đại sự quốc gia cho đến chuyện một công ty, cũng đều phụ thuộc vào chuyện “bỏ phiếu”, “biểu quyết”. Ngay từ năm 2006, ông Phan Diễn, cựu Ủy viên BCT, đã phát biểu trong Đại hội Đảng là ta đã thua trên mạng. Nhiều bạn đọc comment cũng từng than thở trên trang của tôi là tại sao thông tin độc hại trên mạng lại có thể tự do sinh sôi lan tràn như nấm độc mùa mưa vậy?! Vì vậy rất mừng là, về chuyện an ninh mạng, chính Đào cho biết:

“Có kế hoạch từ Bộ Chính trị, đề án xây dựng đã triểu khai mấy năm ở các tỉnh thành cả nước, đến cấp phường, xã… Chế độ phụ cấp tuỳ địa phương”.

Vì vậy, hành động của TT Nguyễn Tấn Dũng nói trên không chỉ là trọng trách trên cương vị Thủ tướng của ông mà còn là nhiệm vụ chính trị trước Đảng, trước dân. Vậy mà thật là tức cười khi Đào nhìn gà hóa cuốc thành ra thế này:

“Chính phủ có tính đến việc tiếp tay cho tổ chức đoàn dấn sâu vào mạng xã hội sẽ đồng nghĩa với việc tiếp tay, "nối giáo cho giặc không"?”;

“Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lường trước các hệ lụy, tiêu cực, mặt trái... do mạng xã hội gây ra như hiếp dâm, cướp của, giết người, trò chơi điện tử trên mạng...một trong những tác nhân đó là do internet, do mạng xã hội mang lại đấy đấy thưa Thủ tướng?!”

Cũng bằng cách nhìn tâm thần như thế, Đào cho việc Bí thư Đoàn Tỉnh Đồng Nai thực thi chủ trương của Chính phủ là “bất hợp pháp”, là lập ra “Một tổ chức khủng bố mạng trá hình”, là “vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân”, là phạm tội: “lạm dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng người khác để trục lợi”: 

“-CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, HƯỞNG PHỤ CẤP CHO TỔ CHỨC DƯ LUẬN VIÊN-BÚT CHIẾN MẠNG CỦA THÀNH ĐOÀN TỈNH ĐỒNG NAI ?
(Một tổ chức khủng bố mạng trá hình)

-VIỆC LÀM NÀY CỦA BÍ THƯ TỈNH ĐOÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐÃ VI PHẠM QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA CÔNG DÂN ĐÃ ĐƯỢC HIẾN PHÁP 1992 QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 69; NHƯ VẬY BÍ THƯ TỈNH ĐOÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐÃ THÀNH LẬP RA MỘT TỔ CHỨC BẤT HỢP PHÁP, SỬ DỤNG TIỀN THUẾ CỦA DÂN ĐỂ DÌM DẬP NHỮNG VIỆC LÀM HỢP PHÁP CỦA CÁC CÔNG DÂN KHÁC: MỞ BLOG ĐỂ PHÁT BIỂU CHÍNH KIẾN CÁ NHÂN CỦA MÌNH-MỘT VIỆC LÀM ĐƯỢC HIẾP PHÁP, LUẬT BÁO CHÍ CHO PHÉP...

KIẾN NGHỊ: CƠ QUAN CHỨC NĂNG PHẢI TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ: TỘI LẠM DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN GÂY ẢNH HƯỞNG NGƯỜI KHÁC ĐỂ TRỤC LỢI ( ĐIỀU 283-LUẬT HÌNH SỰ)- THÀNH LẬP RA 1 TỔ CHỨC BẤT HỢP PHÁP TẠI ĐỒNG NAI CỦA BÍ THƯ TỈNH ĐOÀN ĐỒNG NAI ! ( * )
- KIẾN NGHỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CỦA TỈNH ĐỒNG NAI DƯƠNG TRUNG QUỐC NÊN TỐ GIÁC CHUYỆN NÀY TẠI KỲ HỌP QUỐC HỘI THÁNG 5/2013!”

Nhưng thực tế Bí thư Đoàn Tỉnh Đồng Nai đã “phạm tội” khi đưa ra văn bản “HƯỚNG DẪN” công tác như thế này đây: 


Như vậy, theo Đào, “đấu tranh phản  biện những tư tưởng phản động…” là “khủng bố”, là “phạm pháp”! Đúng là một cách nhìn lộn ngược, biến đúng thành sai, biến ta thành địch, hung hãn kết tội người vô tội. Còn việc không phân biệt được giữa “tự do ngôn luận” với viết bậy, nói bậy thì đúng là một thằng đần! Chỉ có điều hơi buồn cười là sao việc làm của Tỉnh Đoàn Đồng Nai lại phải “mật”? Cứ như ta đang bị mất nước ấy!

Theo tôi cái quan trọng nhất là “bút chiến” và “dư luận viên” phải viết cho đúng chứ không phải “mật” hay không “mật”. Mọi sự phải là đấu trí, đấu lý, chứ không phải cứ “mật”, cứ ẩn danh là có thể phán bừa; như thế sẽ đuối lý, và việc phản biện sẽ thất bại. Tôi đã nói với Thanh Tùng, chủ blog Đôi mắt, ráng học hỏi, viết cho đúng, bút sa gà chết đấy; blog viết tự do, nhưng rất dễ tự do trưng ra cái ngu dốt, đểu cáng của mình; đừng như bọn “nhà văng” lung tung, “nhà thơ” lẩn thẩn, “ráo xư rận sĩ ” dốt như Châu Pò, từng phán bừa sai toét, giờ có muốn sửa cũng không sửa được!

Nhưng tại sao Đào lại có cách nhìn lộn ngược đó? Bởi Đào đã hành động từ xa, bởi Đào sợ việc làm của Thủ tướng sẽ vạch mặt chính mình, sẽ chỉ cho mọi người thấy chính Đào đã phạm tội chống phá nhà nước khi viết các bài dạng thế này:



Vậy phải chăng Phạm Viết Đào cho viết vậy là phản biện nên mới liều mạng viết thế?

Đất nước cũng như con người luôn có bệnh, con người cần bác sĩ, còn đất nước thì cần những nhà phản biện. Những nước phát triển, có những cái họ làm từ hàng trăm năm trước nhưng nước ta vẫn còn lâu mới làm được, vậy mà xã hội họ cũng còn bao chuyện, thì nước ta còn những sai trái, yếu kém là lẽ tất nhiên. Nhưng phản biện phải có tâm và có tầm. Cái tâm trong sáng sẽ viết vì sự phát triển chung. Cái tầm buộc phải cao hơn đám đông mới nhìn ra được và đưa ra được cách giải quyết vấn đề. Còn ngược lại, trí thấp tâm tối viết vì sự ích kỷ thì sự phản biện rất dễ thành phản bội, phản đối dễ thành phản động. Còn chuyện tham nhũng, nếu không có nghiệp vụ điều tra, không hiểu luật, không đủ chứng cớ thì chuyện tố cáo cũng rất dễ thành tội xuyên tạc, vu cáo! Đã có quá nhiều "chiến sĩ rân trủ" phạm tội này. Vừa rồi Hoà Bình qua bài Tôi phục anh Vinh Khiếu rồi, CACC* ơi !!! như một cái tát nổ đom đóm mắt vào danh dự “lề trái”, nếu “lề trái” có danh dự, khi vạch ra sự ngô nghê của chiến hữu Vinh Ba Sàm. Còn Phạm Viết Đào xem chừng cũng không hơn gì Vinh Ba Sàm qua những “dư luận” dưới đây:

Phạm Viết Đào đã có một bài tố cáo “âm mưu” của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ket-luan-thanh-tra-da-nang-am-muu-nham-giu-ghe-cua-ong-nguyen-xuan-phuc, Hành Sơn, trên http://nguyentandung.org/, đã viết:

“Dưới bút danh Phúc Lộc Thọ, ông Phạm Viết Đào đã từng viết và đăng nhiều bài nhằm tấn công trực diện vào các đồng chí lãnh đạo cấp cao của đất nước, chửi bới chế độ, đòi đa nguyên đa đảng, chửi bới Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, nay lại chửi bới tiếp phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc… Phạm Viết Đào là một đảng viên. Nhưng đọc những gì ông ta đưa lên mạng thì chẳng khác gì một thằng cực kỳ phản động muốn lật đổ chế độ này”.

Trên trang http://doandaodapneo.com/, có tựa đề rất lạ là: “Than ôi, ông Phạm Viết Đào, Nhà văn giở giọng hàng tôm hàng cá”, viết: “Trước đó, tháng 7-2010. nhà văn-blogger Phạm Viết Đào làm rùm beng về "trận đánh Lão Sơn (điểm cao 1509, Thanh Thủy, Hà Giang) trên biên giới Việt - Trung năm 1984, tại đó "có 3.700 bộ đội Việt Nam bị chôn chung một hố, nhiều người bị chôn sống"… Mấy hôm nay, blogger Giao đã đưa ra bằng chứng cho thấy sự thật về hai chuyện trên… Nhà văn-blogger Phạm Viết Đào sau mấy ngày im tiếng, đang lồng lộn”. Một bạn comment: “Ông Phạm Viết Đào là nhà văn … nhưng viết blog theo kiểu nói lấy được, nhập nhằng thật giả. Ông này thường nhắc đến chuyện có người em hy sinh ở biên giới Hà Giang năm 1984 … Nhưng, có bạn cựu chiến binh ở mặt trận Thanh Thủy, Hà Giang 1984 đã nhận xét: "Ông Đào đã phỉ báng linh hồn em trai ông".

Về trận đánh trên, trong mục Hồ sơ Tư liệu của trang http://reds.vn/, ngày 4-5-2013, đăng bài Sự thật về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang 1984, viết:

“Trên mạng có thể các bạn sẽ gặp các tài liệu của "nhà văn" Phạm Viết Đào về "bí mật trận chiến Núi Đất", được ngụy tạo khá tinh vi để đưa ra những thông tin bịa đặt về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang”.

 Trần Thiên Lương trên http://vnca.cand.com.vn/, trong bài Nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong đã vẽ “chân rung” của Phạm Viết Đào: “phát ngôn bừa phứa”; “thông tin sai bét”; “ẩu tả, vô trách nhiệm”; “nhà văn Văn Chinh, trong "Thư ngỏ gửi trannhuong.com và nhà văn Phạm Viết Đào", sau khi phê phán những người "hay dạy khôn người khác, hay đòi phạt người khác", đã cho rằng ông Phạm Viết Đào "hiểu về các khái niệm pháp luật sơ sài như thế, nguy lắm"; “Còn nhà thơ Trường Giang… cũng đã phản bác lại ý kiến phản hồi của ông Phạm Viết Đào như sau: "tôi cho rằng ông là người thật khó hiểu về sự bao biện, ôm đồm việc của người khác, trong khi những người trong cuộc chưa ai nói gì!" và "Nguy hiểm hơn, ông cứ "bơm phồng" vấn đề lên”.

Trên http://googletienlang.blogspot.com/ trong bài pham-viet-ao-tuyen-tu-cho-bau-kien, viết: “ông Đào từng là viên chức Thanh tra của của 1 cơ quan cấp bộ. Khi copy lại 1 bài viết về pháp luật, 1 người từng là 1 cán bộ pháp luật nhưng lại không hề biết về cái sai của tác giả thì chứng tỏ ông Đào cũng chả hiểu gì về pháp luật”.

Còn cái vấn đề tôi có tên trong cái danh sách mà theo con mắt của Phạm viết Đào là “Danh sách đen”, thì thực tế tôi đã đi trước rất lâu rồi!

Hơn chục năm về trước, tôi đã in cuốn Biên độ của trí tưởng tượng, trong đó đã có không ít bài bút chiến. Tiếp theo trên talawas, Đức, tôi đã viết bài “Các Mác – Một tình yêu bao la”, trong đó có những ý phê phán Hoàng Minh Chính, Hà Sĩ Phu, v.v… “đếch” biết gì về Triết học Mác. Một hôm, Đại tá Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm ở TC Văn nghệ Quân đội đưa tôi một bản photo bài “góp ý cho đại hội Đảng” của một người hoàn toàn xa lạ với tôi: GS Trần Chung Ngọc, nói: “Trong bài này có ý khen bài Các Mác của ông đấy”. Một bài viết về Chủ nghĩa Mác, đăng bên Đức, lại được một ông GS, cựu sĩ quan Ngụy sống bên Mỹ khen, thì quá là bất ngờ. Tuyệt hơn nữa, từ bài đó tôi đã biết thêm được một người quá thú vị, với tư duy của một GS Vật lý, cái tâm phá chấp của một Phật tử, với tuổi đời trên 80 và sống tại Mỹ, ông có điều kiện tiếp cận cái kho tư tiệu khổng lồ của những học giả nước ngoài viết về VN hoàn toàn khách quan, nên ông thực sự là một nhà “bách khoa toàn thư” về Lịch sử Việt Nam, cỡ như Tương Lai, Hà Văn Thịnh thì không đáng xách dép cho ông. Cũng trên Talawas, tôi đã phản bác Bùi Tín không chỉ một lần. Ngoài ra, tôi cũng đã phê phán Dương Thu Hương trên Đàn chim Việt (Ba lan), phê phán Trần Mạnh Hảo trên Giao Điểm (Mỹ). Vì vậy, từ "hoạt động du kích" gần như đơn lẻ như vậy, tôi rất mừng khi thấy nhà nước đã thấy việc bút chiến trên mạng là một mặt trận. Và tôi cũng thật vinh dự khi thấy cùng “thằng cháu” Nguyễn Thanh Tùng, với  blog Đôi mắt, được cư dân mạng xếp vào hàng đầu trong Danh sách các blogs có khuynh hướng Lề phải, trong đó có những trang đã trở thành thân thiết với tôi:


để :


theo như “VĂN BẢN MẬT” của “BÍ THƯ TỈNH ĐOÀN TỈNH ĐỒNG NAI” mà Đào ta đã hí hửng công bố. Mà nếu có tiền “bồi dưỡng” nữa thì càng tốt, càng nhiều càng tốt. Mỹ Tâm hát vài bài giải trí mà còn đòi 6000 đô, còn bút chiến, phản bác từ GS Viện sĩ cho đến Nhà văn, Nhà thơ “tai tiếng và to tiếng” trên mạng để giữ bình yên cho đất nước, đâu phải ai cũng làm được? Đồng tiền đó cũng không có gì chính đáng hơn. Và không gì vui hơn khi tâm và tài của mình được nhà nước trả công; vợ, con cũng mát mặt khi thấy chữ nghĩa của chồng, của cha mình không chỉ vô giá mà cũng còn có giá!

Còn Phạm Viết Đào, theo như những nhận định trên, quả không hổ danh là PHẠM VIẾT BỪA mà công dân mạng đã tặng cho, nhưng tôi thấy nên thêm cái danh PHẠM VIẾT ĐẦN nữa thì đầy đủ hơn!

TPHCM

5-5-2013

ĐÔNG LA