Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Văn nghệ TPHCM số 286:NHÀ HÁN NÔM HUỆ CHI NGHIÊN CỨU VẬT LÝ



Báo Văn nghệ TPHCM số 286 lại cho đăng một bài của tôi bàn về những tri thức rất cao sâu về vật lý. 
 Tiếc là không chỉ người bình dân mà có không ít người có học đàng hoàng cho tôi là người hiểu khoa học như vậy sao lại bảo vệ các nhà ngoại cảm. Họ cho tin ngoại cảm là mê tín, là duy tâm. Có điều nghĩ vậy là người ta không biết duy tâm là gì. Duy tâm là ý thức quyết định vật chất; còn duy vật là vật chất quyết định ý thức. Vật chất là toàn bộ thế giới khách quan, kể cả những cái nhìn thấy và những cái không nhìn thấy. Khoa học từng khám phá ra vô vàn cái không nhìn thấy như sóng điện từ, nguyên tử, điện tử, hạt nhân, phản vật chất, vật chất tối, v.v… và các nhà vật lý hàng đầu thế giới vừa mới nhận diện hạt higgs vô cùng bé nhỏ. Ấy vậy mà thiết bị khoa học dù tối tân đến mấy vẫn không nhìn thấy thế giới vô hình, một thực tại khách quan mà từ hơn hai thiên kỷ rưỡi trước đây, Đức Phật đã thấy bằng khả năng lục thông siêu phàm. Kỳ diệu làm sao khi thực tiễn Việt Nam những ngày hôm nay lại xuất hiện những nhà ngoại cảm, có phần nào thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông của Đức Phật, họ thấy và giao tiếp được với các linh hồn, qua ngàn vạn chuyện tìm mộ liệt sĩ ly kỳ, chính xác. Họ là đại ân nhân của các gia đình liệt sĩ. Có lẽ sự đau khổ của các linh hồn liệt sĩ vất vưởng, hy sinh trong cuộc chiến khốc liệt để bảo vệ tổ quốc, đã thấu trời xanh, nên Đức Phật đã khai mở giác quan của một số người để có thể giúp đưa các liệt sĩ trở về quê hương.
Vậy mà gần đây VTV1 đã cho chiếu chương trình của cô Thu Uyên “vơ đũa cả nắm”, tố cáo kẻ lợi dụng ngoại cảm để lừa đảo ăn tiền đồng thời vu cáo luôn những nhà ngoại cảm chân chính, trong đó có nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa và Phan Thị Bích Hằng. Với Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa, tôi đã được gặp trực tiếp thì được biết, cô đã hoàn toàn xuất gia, đã đi tìm hài cốt liệt sĩ như thực hiện một sứ mệnh thiêng liêng. Nhiều thân nhân của liệt sĩ coi cô là đại ân nhân đã gởi đơn đến VTV và đăng trên mạng phản đối Thu Uyên. Nhưng VTV bất chấp dư luận, vẫn trao giải đặc biệt cho Thu Uyên. Dư luận một lần nữa lại dậy sóng. Và VTV vẫn tiếp tục bất chấp, Thu Uyên vẫn xuất hiện trên sóng truyền hình như là một sự thách thức. Ông Tổng Giám đốc VTV có cái tên Minh thật đẹp, nghĩa là ánh sáng, mà lại là ánh bình minh nữa chứ. Theo chữ nho, chữ Minh được ghép bởi hai chữ nhật, nguyệt. Nhưng thật tiếc, dường như ánh sáng ấy đã bị ám khí của đôi mắt cô Thu Uyên che khuất đi, e rằng tên ông sẽ lại trở thành Trần Bóng Tối mất. Tôi hơn ông vài tuổi, lại đồng hương Thanh Miện nữa, tôi chân thành khuyên ông hãy tỉnh ngộ. Bởi tôi đã tiếp xúc và tìm hiểu kỹ việc tìm hài cốt của cô Vũ Thị Hòa, tôi có thể thách ông và Thu Uyên có một chứng cớ về chuyện cô Vũ Thị Hòa lừa đảo, ngoài những lời khai bậy bạ của vài kẻ xấu. Tôi thấy các đệ tử của cô Hòa nên hợp sức kiện VTV và cô Thu Uyên ra tòa về tội vu cáo, xúc phạm người có công. Nếu quyền con người được bảo vệ đúng như Hiến pháp mới thông qua, tôi tin là họ sẽ thắng.
Còn sau đây là bài viết bàn về vật lý để chỉ ra thực chất trí tuệ của ông Huệ Chi như thế nào, nếu thể chế này sụp đổ và quyền lực rơi vào tay những người có trình độ như ông Huệ Chi, hoặc ác như cô Thu Uyên, thì họ sẽ dẫn đất nước chúng ta đi đâu?

ĐÔNG LA
BÀI II: NHÀ HÁN NÔM HUỆ CHI
NGHIÊN CỨU VẬT LÝ

Trong cuộc Hội thảo Khoa học “Vật lý học hiện đại - Văn hóa và phát triển” do Tạp chí Tia sáng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ban sáng lập Trường Đại học Phan Châu Trinh (Quảng Nam), Nguyễn Huệ Chi từng đọc bài tham luận: Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein. Điều bất thường là tại sao một cuộc Hội thảo được tổ chức bởi một tạp chí của Bộ Khoa học và một trường đại học, với ban cố vấn và ban lãnh đạo là những nhà khoa học và nhà trí thức hàng đầu VN, lại cho tham luận một “công trình” phản khoa học, phản triết học, phản thực tiễn đến thế?!
Nhưng nhìn vào danh sách 72 vị đòi “lật pháp” thay đổi thể chế thời gian gần đây ta sẽ không còn thấy bất thường nữa; vì nó có Giáo sư Hoàng Tụy, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Đại học Phan Châu Trinh; GS Chu Hảo, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, cố vấn; Nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường.
Bản tham luận của Huệ Chi nói trên là một mớ những mâu thuẫn. Từ việc đề cao Thuyết Tương đối, Huệ Chi cho mìnhthật may mắn” được “thầy Cao Xuân Huy” cho biết: “có một nhà vật lý người Đức là Einstein từ lâu đã tìm ra một học thuyết hết sức thâm viễn gọi là thuyết tương đối hẹp và rộng”, nhưng rồi Huệ Chi lại ca ngợi Cao Xuân Huy cho Einstein “sai lầm cơ bản trong tư tưởng logic”; rồi lại dựa vào Einstein đưa ra tuyên ngôn: “học thuyết tương đối của Einstein rọi sáng cho cả một thời đại mới: thời đại “giải lý tính””. Đây là một tuyên ngôn đại sai lầm cả về thuật ngữ triết học lẫn nội dung khoa học. Bởi “lý tính” theo triết học là nhận thức của loài người nói chung và Einstein thì chẳng có một Học thuyết Tương đối nào lại “giải lý tính” như thế cả.
Đặc biệt, trong bản tham luận đó, Huệ Chi công bố một “công trình” nghiên cứu buồn cười như sau: 
 “Một hôm… đi xe ô tô… tôi… bỗng để ý thấy một chú ruồi đậu trên ve áo một người ở hàng ghế bên ấy cất cánh bay sang đậu vào vai áo tôi Tôi hết sức kinh dị. Bởi vì tôi biết xe ô tô đang chạy với một tốc độ rất nhanh, năm sáu chục kilômét một giờ là ít. Vậy thì tại sao khi chú ruồi cất cánh bay khỏi vai người bạn của tôi nó không bị chiếc xe đẩy tụt lại phía sau ngay lập tức mà thung dung như đang bay trong một nơi yên tĩnh…? Lực vô hình nào đã giữ nó yên ổn vị trí trong khoảng không của ô tô? Cứ giả thử như chúng ta có cách gì nhích người lên khỏi ghế lơ lửng giữa không trung thì thế nào? Tất nhiên ta sẽ bị vận tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau là cái chắc Tò mò, tôi làm thêm một thí nghiệm…: tôi xé một mảnh giấy… vo viên lại và cầm nó giơ cao lên rồi thả xuống. Kỳ dị thay, viên giấy rơi thẳng xuống sàn ô tô mà không rơi xéo ra phía sau như tôi tưởng, dù rằng khi viên giấy chạm sàn, ô tô đã chạy được ít nhất cũng một mét. Nói rõ hơn, trong khi ô tô đang chạy, điểm rơi của viên giấy xuống sàn xe vẫn như trong một căn phòng không có gió.
Hiện tượng “ruồi bay”, “giấy rơi” được như trên là do xe chạy gần như thẳng với vận tốc đều, không gian trong xe coi như một hệ quy chiếu quán tính. Mà theo Nguyên lý Quán tính: “Nếu một vật không chịu một lực nào thì nó sẽ đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động không đổi”. Tương tự như ta trong xe lửa hoặc trên máy bay (lúc không rung, không xóc, không tăng tốc) thì việc đi lại, rót nước vào cốc và mọi chuyển động sẽ xảy ra y như lúc xe lửa, máy bay đứng yên. Vì thế, ông Nguyễn Huệ Chi nghĩ “Cứ giả thử như chúng ta có cách gì nhích người lên khỏi ghế lơ lửng giữa không trung thì thế nào? Tất nhiên ta sẽ bị vận tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau là cái chắc” là sai hoàn toàn. Bởi nguyên lý quán tính là như nhau với mọi vật trong hệ quy chiếu, nó không phân biệt ông với con ruồi; không chỉ ông mà nếu có cả con bò trong xe “nhích lên lơ lửng” được thì nó cũng không bao giờ bị “vận tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau” như ông nghĩ đâu. Các vật trong xe chỉ bị tác động khi nguyên lý quán tính bị vi phạm, như khi xe quẹo hoặc có gia tốc tăng hoặc giảm.
Huệ Chi kể tiếp, đến khi: “đọc đến cuốn Thuyết tương đối là gìmới lờ mờ cảm nhận rằng những việc “lạ” mình không lý giải được chắc có liên quan xa gần đến phát kiến “động trời” của nhà vật lý người Đức hơn 50 năm trước. Có thể không phải lúc nào lực hấp dẫn cũng có một tác động như nhau lên mọi vật đang chuyển độngĐối với con người ngồi trên ô tô thì vận tốc năm sáu mươi kilômét chẳng ảnh hưởng gì, nhưng với một vật nhỏ như con ruồi thì vận tốc ấy ít nhiều đã tạo nên một trường hấp dẫn mới mà con ruồi sẽ tùy thuộc vào đó…”

Như đã viết, chuyện “ruồi bay” và “giấy rơi” như ông Huệ Chi thấy do chịu tác động của lực quán tính chứ không có chuyện tương đối tương điếc gì ở đây cả. Nói như vậy Huệ Chi hoàn toàn không hiểu Thuyết Tương đối nói riêng và về khoa học nói chung. Thuyết Tương đối của Einstein có hai, thường được dịch ở ta là Thuyết Tương đối hẹp (Special theory of Relativity) và Thuyết Tương đối rộng (General theory of relativity). Thuyết Tương đối hẹp, từ việc công nhận vận tốc ánh sáng là hằng số, Einstein đã phát minh ra không gian, thời gian không phải tuyệt đối, bất biến mà là tương đối, phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc theo chuyển động. Còn Thuyết Tương đối rộng, Einstein đã phát minh ra những tính chất mới của không- thời-gian phụ thuộc vào lực hấp dẫn. Nó chỉ ra chính vật chất đã làm “cong” không-thời gian. Vì thế một tia sáng đi qua vùng không gian “cong” đó nó cũng sẽ bị “bẻ cong”. Cái điều tưởng chừng quá kỳ lạ này đã được kiểm chứng đúng. Như vậy lực “hấp dẫn” ở Thuyết Tương đối rộng cũng chẳng dính dáng gì đến chuyện “không bị đẩy lại sau” của con ruồi và viên giấy trong câu chuyện của Huệ Chi. Lực hấp dẫn cũng tác động như nhau với mọi vật. Vì vậy trong thực tế, dù nhỏ như con ruồi, hay to như ông Huệ Chi, hoặc to như con bò thì gia tốc trọng trường là luôn như nhau.

***
Cũng vì không hiểu khoa học, trong bài tham luận trên ta còn thấy Nguyễn Huệ Chi có những gán ghép khiên cưỡng tư tưởng Lão Tử với phát minh của Einstein, khi cho khái niệm Đạo của Lão Tử là trạng thái Big Bang của vũ trụ. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi một phía Lão Tử cho Đạo “Chu lưu cùng khắp”, còn Big Bang lại là một điểm vô cùng nhỏ; trong khi Lão Tử hình dung Đạo “lớn, đi mãi, xa tắp, quay trở lại”, còn Big Bang từ một điểm, sau khi nổ, giãn nở, dần sinh ra các hạt cơ bản, các chất, các thiên thể,…, rồi đến cả loài người chúng ta… với khoảng thời gian 13,7 tỷ năm, và đến hôm nay nó vẫn đang giãn nở chứ chưa “quay trở lại” theo ý Lão Tử!
Nguyễn Huệ Chi cũng mâu thuẫn, khi khúc trên viết “vũ trụ vốn …khối lượng bằng vô cùng”; đoạn sau lại viết: “vũ trụ ban đầu có thể trống rỗng không chứa một vật chất hấp dẫn nào cả”. Rồi người ta chỉ phát hiện vũ trụ đang “giãn nở gia tốc” chứ vũ trụ không phảigiãn nở rồi ổn định rồi lại giãn nở gia tốc” như Huệ Chi nói.
Nguyễn Huệ Chi cũng sai khi nói về sai lầm của Einstein. Lúc đầu, Einstein quan niệm vũ trụ là tĩnh, nhưng nghiệm mô tả vũ trụ rút ra từ phương trình hấp dẫn của ông lại giãn nở, ông đã chống đỡ” bằng cách đưa vào phương trình một hằng số vũ trụ (cosmic constant) để “kéo lại” cho cân bằng. Rồi sau đó, khi người ta xác định được vũ trụ không tĩnh như ông nghĩ, ông đã quẳng cái hằng số mà ông cho là “cái ngu ngốc lớn nhất của đời tôi” (biggest blunder) ấy đi. Chứ không phải nghĩ ngược như Nguyễn Huệ Chi: thấy người ta phát hiện vũ trụ giãn nở “buộc ông phải đưa thêm vào hằng số vũ trụ”, nghĩa là Einstein thấy sai rồi mới làm sai, như một hành động ngớ ngẩn! Có điều Einstein là bác học thiên tài chứ không phải ngớ ngẩn, chỉ có người nghĩ về ông như vậy mới ngớ ngẩn mà thôi!
***
Khi bàn về nhận thức chân lý, Huệ Chi viết:
“Chân lý mà nhất là chân lý tối thượng … Nó không phơi ra những đường, nếp, hình, khối... để cho giác quan chúng ta dễ dàng bám lấy. Thế nên thay vì giác quan, con người phải dùng đến một thứ siêu giác quan là lương năng để mặc khải chân lý. Mà lương năng chỉ thật sự sáng lên khi giác quan cùn lụt đi. Cho nên, phải làm ngược lại với quy trình thông tục của sự suy nghiệm, phải bắt cái tâm của mình (là cơ quan chỉ huy, điều khiển mọi giác quan) trở nên tối tăm, ngu độn (Ngã ngu nhân chi tâm dã tai, độn độn hề! Tục nhân chiêu chiêu, ngã độc hôn hôn. Tục nhân sát sát, ngã độc muộn muộn - Lão Tử, chương XX).
 “…triết học phương Đông lại đạt đến cái mà triết học Hy Lạp cơ hồ không thể đạt đến, đó là sự tưởng tượng siêu thăng về vũ trụ ẩn chứa trong nó rất nhiều hạt nhân hợp lý, ngày càng được vật lý học chứng minh. Từ trong điều kiện của một tâm thế vô vi, tịch lặng và trống rỗng, không bị vướng vào trạng thái đã “thành” của tâm, nhà hiền triết lại có nhiều cơ hội tiếp thu được một nguồn sáng kỳ diệu, giúp cho sức mạnh của trực giác trong mình bừng dậy, và bỗng “ngộ” ra cái không thể nhìn thấy bằng tri giác thông thường”.
Triết học phương Đông, ngoài tư tưởng mơ hồ, có đôi nét tương đồng về “vỏ ngôn ngữ” với khoa học hiện đại, nó  không còn gì nữa. Từ những tư tưởng này, loài người không làm ra được bất kỳ một phát minh nào góp phần xây nên nền khoa học công nghệ và nền văn minh nói chung hôm nay. Còn trong thực tế, chính tư duy lý tính của phương Tây cổ đại nói riêng và của loài người ngày nay nói chung, từ việc coi thế giới xây nên bằng những “nguyên tử” theo Đê-mô-crit người ta đã thám hiểm sâu vào cõi cùng tận của cấu tạo vật chất, xây nên toàn bộ nền văn minh cả vật chất, trí tuệ lẫn tinh thần và cuộc sống tiện nghi hôm nay. Huệ Chi cũng cần phải hiểu phát minh của Einstein không phải từ ngồi thiền, mà dựa trên nền tảng tri thức được xây nên từ vô vàn thí nghiệm “khổ công thực chứng”, đặc biệt là việc xác định được vận tốc ánh sáng là hằng số tuyệt đối (absolute constant), ông mới đưa ra được Thuyết Tương đối hẹp. Và để làm được vậy, ông hoàn toàn không cần phải làm “tâm tối tăm ngu độn” đi theo “phương pháp Nguyễn Huệ Chi” mà buộc phải nhìn bằng tư duy tỉnh táo, minh mẫn, sắc bén nhất.
Còn tư tưởng phương Đông cổ đại không lấy giới tự nhiên làm đối tượng mà chỉ đưa ra những khái niệm trừu tượng, chung chung, nên không  phát triển. Nguyễn Huệ Chi viết như trên là lộn ngược thực tế.
***
Kể cả việc nếu Nguyễn Huệ Chi viết về Đạo Phật như trên thì cũng không đúng. Đức Thích Ca đúng là qua tu luyện bằng thiền định, đã chứng được tứ thiền, đạt lục thông. Từ đó các giác quan của ngài mới có được những năng lực siêu phàm, thấy được các cõi, các kiếp, nguyên nhân của khổ và con đường diệt khổ, v.v… chứ không phải là chuyện “lương năng chỉ thật sự sáng lên khi giác quan cùn lụt đi”, hoặc là những “tưởng tượng siêu thăng” như Huệ Chi viết.
Chính cũng bằng năng lực siêu phàm ấy, cách nay hơn hai thiên kỷ rưỡi, Đức Phật đã thấy những điều mà nhiều nhà khoa học, với trí tuệ xuất chúng và những phương tiện nghiên cứu tối tân nhất, mới thấy lại. Đức Phật thường khuyên các đệ tử trước khi uống nước hãy niệm chú để phổ độ cho các vi chúng sinh có trong bát nước, nghĩa là ngài đã nhìn thấy vi trùng. Kinh Phật cũng cho thấy thế giới chúng ta đang sống không phải là duy nhất. Kinh Hoa Nghiêm viết: "Thế giới hải có nhiều hình tướng sai khác, hoặc tròn... hoặc hình như nước xoáy... hoặc hình như hoa ... có vi trần số hình sai khác như vậy”. Những điều này đã được chứng thực bởi những kính thiên văn hiện đại nhất. Vì vậy, Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã nói: “Nếu có bất cứ một tôn giáo nào đó có thể đương đầu được với những nhu cầu của khoa học hiện đại thì nó sẽ là Phật Giáo”. (If there is any religion that could cope with modern scientific needs it would be Buddhism).
***
Tư tưởng cổ đại là báu vật trong kho tàng văn hóa chung của nhân loại, chủ yếu có ý nghĩa về mặt văn hóa, giúp cho con người những bài học rèn luyện nhân cách, tu thân tích đức, còn vì hiểu sai, rồi gán ghép cho chúng những ý nghĩa khoa học cụ thể mà chúng không có thì không nên. Vì vậy đề nghị của ông Nguyễn Huệ Chi: “thiết tưởng một câu hỏi đã đến lúc phải đặt ra mạnh bạo và dứt khoát hơn: tại sao không thể xem Đạo của Lão Tử là dự báo sáng suốt về cõi thiên hà muôn hình vạn trạng đang vận động với quy luật giãn nở gia tốc mà vũ trụ học hiện đại đã và đang tìm ra cách nhận dạng?” thì e rằng không phải ông lấy ánh sáng Einstein chiếu sáng tư tưởng Lão Tử mà chính là đã lấy bóng tối lầm lẫn của mình phủ lên tri thức khoa học, vốn đã quá rắc rối với nhiều người, trở nên mù mịt thêm!
Thật tiếc, không chỉ dừng lại ở sự lầm lẫn trong việc tìm hiểu khoa học, còn coi chúng là kim chỉ nam cho mọi nhận thức và hành động của mình. Qua đoạn văn đã dẫn ở trên ông đã “ngộ” ra: hòn đá tảng quan trọng của một phương pháp tư duy hiện đại: sự chối bỏ logique thông thường để tiếp cận với những chân lý tưởng chừng siêu nghiệm đang tồn tại hiển nhiên trên thế giới này.
Rồi theo sự dẫn lối đưa đường của cái “đạo” đó, trong cuối bài tham luận, Nguyễn Huệ Chi còn rút ra “Ý nghĩa của cuộc đấu tranh phát huy tương đối luận”, phóng chiếu tư tưởng mình vào các hiện tượng xã hội cụ thể:
Chúng ta đã từng rút được không ít bài học thấm thía về sự cả tin vào ý chí của một thời vốn được mệnh danh là “thời đại cách mạng lay trời chuyển đất”, cả tin vào lẽ phải của lý trí, khi ta mơ ước chân thành mà cũng có phần nông nổi về lý tưởng tối hậu của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giàu và nghèo là cốt triệt đi một vế - vế xấu xa, vế của sự giàu sang - để vế nghèo cũng được xóa bỏ, cuộc đời xung quanh ta sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng kết cuộc lại không hẳn đã như ta nghĩ. Cái giàu bị tiêu diệt nào ngờ cái nghèo càng nghèo thêm”; “giàu không phải có mặt bất thiện của giàu mà có cả mặt thiện của giàu, nó có thể cứu rỗi cái nghèo”…
Những ý của ông rõ ràng không khách quan, phi lịch sử. Thử hỏi ông, nếu không có các cuộc chiến tự vệ chống xâm lược và chống bất công, xã hội loài người có được như hôm nay không? Xã hội ta đúng là còn nhiều yếu kém và tệ nạn, nhưng ông nói “cái nghèo càng nghèo thêm” thì có đúng không? Là một ông Giáo sư, Nguyễn Huệ Chi lại có kiểu bôi đen xã hội y như những kẻ chống đối đầy thù hận và ít học đến như thế sao? Ông còn mạnh tay “kê toa, bốc thuốc” cho chế độ. Theo ông, cần phải thay cơ chế hiện thời bằng “bằng cơ chế xã hội dân chủhttp://nguyenhuechi.free.fr/thumucindex.html).
Chữa bệnh cho bệnh nhân còn khó huống hồ bệnh xã hội, người “bác sĩ” ở đây buộc phải có đầu óc hơn người, và trước hết phải có tinh thần khoa học biện chứng, bởi lý thuyết dù hay đến mấy mà không phù hợp cũng sẽ thành dở, nên chỉ có cái nhìn khoa học biện chứng mới đi đúng hướng, nếu không rất dễ trở thành tên “đồ tể của xã hội”.
Không ngờ một ông Giáo sư từng hưởng bổng lộc và danh vị của chế độ, tưởng thâm trầm mô phạm, lại có những phát ngôn cực đoan bất chấp thực tế, đầy thiên kiến méo mó như thế. Thật tiếc xã hội mình tôi thấy không ít những bậc mũ cao áo dài có những công trình mang vẻ cao thâm, nhưng thực chất chỉ là mớ hỏa mù làm tối mắt những người yếu bóng vía. Không chỉ sính chữ, làm dáng tri thức, họ còn tự cho mình là tầng lớp tinh hoa, có sứ mệnh khai hóa dân trí, chỉ lối đưa đường cho xã hội. Nhưng giải một bài toán con con của phổ thông không xong, sao họ có thể hiểu được chính xác Thuyết Tương đối của Einstein? Và cái tham vọng chỉ lối đưa đường cho xã hội lại dựa trên sự lầm lẫn khoa học như thế thì sẽ dẫn xã hội đi đâu?!

TP HCMinh,
25-12-2013