5 giờ sáng ngày 17
tháng 2 năm 1979,
quân Trung Quốc tiến vào Việt
Thực chất TQ đã bị thất bại, mục đích
chính của họ muốn buộc quân ta phải rút quân để bảo vệ bọn diệt chủng Pôn Pốt
đã không thực hiện được. Chúng ta đã chiến thắng mà theo tôi chiến thắng lớn
nhất là chúng ta đã giữ vững được nền độc lập và tự chủ. Mao Trạch Đông từng
nói thẳng với TBT Lê Duẩn ý TQ không muốn ta giải phóng Miền Nam, đại ý “cán
chổi của các đ/c ngắn lắm, chuyện quét sạch Mỹ-Ngụy để chúng tôi lo cho”.
Nhưng chúng ta vẫn quyết giải phóng được MN. Chúng ta cũng đã thẳng thừng từ
chối vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.
Nhưng mọi chiến thắng đều phải trả giá
rất đắt. Chính vậy ta càng thấy giá trị những ngày hòa bình hôm nay. Theo Chiến
tranh biên giới Việt-Trung, phía TQ cho bên ta chết và bị thương là
50.000 người; một tài liệu khác cho khoảng 25.000; theo tạp chí Time thì “có khoảng dưới 10.000 lính
Việt Nam thiệt mạng”. Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề: các
thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn
Thật
may mắn, sau bao cuộc chiến đẫm máu như vậy, đã dẫn tới xu hướng của thời
đại: đối thoại thay cho đối đầu, nước ta cũng đã thực hiện thành công chính
sách ngoại giao đa phương. Có một bài học “nhiều khi chiến tranh xảy ra không
chỉ do kẻ gây hấn mà còn vì phía bị gây hấn không khéo hóa giải, trái lại còn
rơi vào cái bẫy khiêu chiến, tích cực “hợp tác” cho chiến tranh xảy ra!” Chính
vậy thật thú vị khi nghe ông Nguyễn Chí Vinh từng trả lời phỏng vấn:
BBC: Thưa ông, gần đây trên các diễn
đàn của người Việt có nhiều ý kiến chỉ trích rằng Chính phủ Việt
Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi cho là các chỉ trích ấy xuất phát từ tấm lòng
đối với đất nước, nhưng cũng có một phần vì thiếu thông tin. Vấn đề là có đạt
được mục đích của mình hay không chứ không phải cứng rắn như thế nào. Mục
đích chính của Việt Nam là hòa bình, ổn định và chủ quyền lãnh thổ. Chỉ cần
làm đủ để đạt được những điều đó.Thí dụ vụ tàu Bình Minh 02, sự việc hết sức
nghiêm trọng, nhưng Việt Nam xử lý rất ôn hòa, bình tĩnh, phát biểu rất cương
quyết nhưng thái độ rất xây dựng. Đây là vụ việc Trung Quốc sử dụng bạo lực
đối với tàu của Việt
Tiếc là thực tế những kẻ xấu vẫn không
ngừng nghỉ xử dụng mối quan hệ Việt-Trung để quấy rối, “lập công” chống phá đất
nước, kể cả những người mang danh “cán bộ CM lão thành, trí thức, văn
nghệ sĩ”, mà như ông Vũ Khoan từng nói, chỉ “vì những tính toán riêng”.
Theo “Phóng viên” VÕ KHÁNH LINH hôm
nay: “một số biểu tình viên như “bệnh nhân tâm thần” Lê Anh Hùng, nhân sỹ Chu
Hảo,…đeo trên đầu băng đỏ kiểu “Nhân dân không quên 17/2/1979-2014” và tay
cầm bông hoa với băng tang đen “17/2 Nhân dân không quên” … khi có đông người
đến hơn, có ngay đội hình đứng ra phát băng đỏ, hoa, huy hiệu miễn phí cho
bất cứ ai đồng ý nhận. Điều này cho thấy, nhóm NO-U đứng sau là đại gia
Nguyễn Quang A, Việt tân đã có dự án đầu tư bài bản không kém các cuộc biểu tình
trước đây”.
Việc lợi dụng ngày 17-2 để quấy rối “kiếm
cơm” tất phải vạch mặt, ngược lại, cấm kỵ không dám nhắc đến ngày 17-2 cũng là
điều không nên. Có điều cần có cái nhìn khách quan và cần đặt lợi ích toàn cục của đất
nước lên trên những xung khắc nhỏ lẻ, cục bộ. Như Đức, Ý, Nhật từng là kẻ thù
trong Chiến tranh Thế giới II với Mỹ, nhưng nay họ là đồng minh. Trên tinh
thần đó xin đăng bài viết của Đại tá Đào Văn Sử sau đây:
|
ĐÀO
VĂN SỬ
NHỚ
BIÊN GIỚI PHÍA BẮC - NHỮNG NGÀY NẮNG LỬA
Giữa
những ngày chiến đấu căng thẳng, ác liệt bảo vệ biên giới phía Bắc (tháng
5-1984) thì Tổng biên tập Trần Công Mân gọi chúng tôi lên giao nhiệm vụ: Hướng
Cao Bằng: Các đồng chí Thiều Quang Biên và Đặng Văn Hùng, do đồng chí Biên làm
tổ trưởng. Hướng Lạng Sơn: Tôi và anh Hoàng Như Thính, tôi làm tổ trưởng.
Sáng
hôm sau, ngay sau khi đồng chí Phó Tổng biên tập, Bí thư Đảng ủy Bùi Biên Thùy
động viên, căn dặn, bốn anh em chúng tôi cùng lên xe U-oát xuất hành. Đến thị
xã Lạng Sơn, tôi và anh Thính xuống xe, lội bộ về hướng Quân đoàn 14, để xe
tiếp tục chạy ngược Quốc lộ 4 chở hai đồng nghiệp lên Cao Bằng.
Chúng
tôi vào sở chỉ huy Quân đoàn 14, được đồng chí Văn Học (cán bộ tuyên huấn, sau
này là Tổng biên tập báo Quân khu 1) và các cán bộ tác chiến dẫn lên điểm tựa
biên giới. Đến thị trấn Đồng Đăng, nhìn qua biên giới rất trống trải, anh Văn
Học nói: “Đoạn này trống trải, từ dãy núi bên kia, chúng quan sát mình dễ
lắm!”. Đúng như vậy, chỉ vài phút sau, từng loạt đoạn pháo từ bên kia biên giới
bắn sang, nổ chát chúa, đào xới mặt đường, khói bụi đất đá tung lên ngay đoạn
chúng tôi vừa đi qua. Thật hú vía. Nghe tiếng pháo nổ đầu nòng, như một phản xạ
tự nhiên, chúng tôi vội nằm sấp xuống mé đường.
HÃY BẢO VỆ CÁC EM (Ảnh của nhà báo Đào Văn Sử, báo QĐND)
Ảnh chụp tại bản Nà Sa, xã Thạch Lâm,
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (tháng 5-1984).
Trong lúc bố mẹ đi làm nương, đạn pháo
bên kia biên giới nổ chát chúa trong vườn nhà, các con anh Lý Văn Liên (dân tộc
Nùng) vội núp vào cửa hầm tránh pháo cùng với đàn gà táo tác lạc mẹ. Tấm ảnh
được giải nhất ảnh Thời sự nghệ thuật báo Nhân Dân năm 1984 và Bằng Diploma của
Tổ chức Quốc tế các nhà báo (OIJ) tại
Mát-xcơ –va năm 1985.
Lên
đến điểm tựa, không khí sẵn sàng chiến đấu của bộ đội ta thật sự nóng bỏng và
căng thẳng. Tất cả đạn các loại hoả lực đều lên nòng và chất cao ngay bên công
sự. Trong con mắt của các đồng đội, cứ như có lửa. Các đồng chí cán bộ chỉ huy
các cấp đều phổ biến ngắn gọn, khả năng đối phương đánh chiếm điểm tựa của ta.
Tất cả sẵn sàng quyết tử, “Một tấc không đi, một li không rời!”.
Buổi
chiều, tiếng loa của đối phương từ bên kia biên giới vọng sang tuyên bố hùng
hồn rằng sẽ đánh chiếm điểm tựa của chúng ta. Đêm buông xuống nhưng khắp điểm
tựa, cán bộ, chiến sĩ ta không ngủ, súng trong tay, mắt hướng về biên giới. Tôi
nói với anh Thính:
-
Nếu có đủ tư liệu là tôi chạy xuống thị xã Lạng Sơn gửi bài, phim ảnh về Toà
soạn. Gửi xong tôi lại lên ngay. Ta thống nhất với nhau như vậy để khỏi hiểu
nhầm là chạy trốn!
Anh
Thính cười thật vô tư:
-
Tôi cũng tính thế đấy. Cứ chụp hết cuộn phim là tôi chạy về thị xã gửi, rồi lại
lên ngay!
Chờ
thâu đêm tới sáng, trận địa căng như sợi dây đàn vẫn không có động tĩnh gì. Hôm
sau đối phương lại tuyên bố sẽ đánh đêm. Chúng tôi lại thức trực chiến. Đêm ấy
là ngày 7 tháng 5 năm 1984, đúng ngày kỷ niệm 30 năm Chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ. Tôi và nhiều bộ đội ta nghĩ chắc chúng sẽ nhằm ngày này đánh lớn.
Nghĩ vậy và chờ đợi thâu đêm suốt sáng… vẫn im ắng. Đúng là bọn chúng đánh đòn
tâm lý, gây cho bộ đội ta căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi và tức giận... Tôi bàn
với anh Thính: “Tình hình này, chưa biết nó đánh lúc nào ? Hướng Cao Lộc, khu
vực bình độ 400 đang bị bắn phá dữ dội, anh ở đây, tôi chuyển hướng sang bên
ấy”. Anh Thính băn khoăn sợ tôi đi bộ lạc đường. Tôi nói:
- Anh
yên tâm, 4 năm trước, tôi là học viên sĩ quan chính trị thực tập làm chính trị
viên đại đội, từng tham gia trực tiếp chỉ huy chiến đấu ở điểm tựa Cao Lộc, tôi
vẫn thuộc đường.
Một
mình, ba lô trên vai, trước ngực toòng teng chiếc máy ảnh Pratica đời cũ. Sau
những đêm mất ngủ, mới đi bộ đường rừng khoảng 10 km mà tôi đã thấm mệt. Hai
bên đường những bụi tre, bụi luồng bị pháo bắn xác xơ, lửa còn cháy lem lém,
thỉnh thoảng vẫn có tiếng nổ lốp bốp. Không thể bỏ qua những hình ảnh này. Suốt
dọc đường, tôi vừa đi, vừa chạy lên triền dốc quan sát chọn góc độ chụp ảnh.
Tôi không biết rằng, mình đang đi giữa các trận địa pháo và kho đạn của ta. Nơi
này, các trận địa nguỵ trang rất kỹ, bí mật tuyệt đối. Sau này tôi mới biết, từ
những vọng gác đặc biệt, mọi động tác nhô lên, thụp xuống, ngó nghiêng quan sát
rồi hí hoáy chụp ảnh của tôi đều bị theo dõi bởi những cặp mắt tinh tường của
các chiến sĩ cảnh giới. Tới khi tôi lội xuống khe suối, đặt ba lô, vốc nước vào
mặt cho tỉnh táo thì giật bắn người bởi tiếng hô:
-
Đứng nguyên vị trí. Giơ tay lên!
Tôi
ngoái đầu lại, thấy một chiến sĩ cao to, đầu đội mũ sắt, tay lăm lăm khẩu súng
AK báng gập, mắt nẩy lửa. Còn một chiến sĩ người thấp đậm nhanh tay thu giữ
luôn ba lô và máy ảnh của tôi.
Tôi
vội tự giới thiệu, nhanh tay mở túi áo lấy thẻ nhà báo ra, nhưng anh chiến sĩ
như không hề nghe tôi nói, mặt đanh lại quát:
- Bỏ
tay xuống, đi theo tôi!
Tôi
bước theo người chiến sĩ khoác ba lô, còn anh chiến sĩ đi sau tôi vẫn đặt tay
vào cò súng. Tôi lựa lời hỏi chuyện:
-
Các đồng chí đưa tôi đi đâu đây?
- Về
chỉ huy trung đoàn.
-
Tôi đi bộ mệt rồi, cho tôi về đơn vị nào gần đây nhất cũng được, để tôi báo
cáo… Tôi chính là phóng viên báo Quân đội nhân dân…
-
Không được, anh chụp ảnh trận địa pháo để làm gì? Cứ phải về trung đoàn!
Nghe
giọng nói, tôi biết đây là các chiến sĩ người dân tộc Tày hoặc Nùng, lầm lì,
nguyên tắc lắm. Họ cảnh giác theo dõi tôi suốt một đoạn đường dài, thấy tôi đi
đơn lẻ, hành tung lại đáng ngờ nên dám chắc tôi chụp ảnh trận địa bí mật để
cung cấp thông tin cho đối phương. Bởi vậy tôi nói gì họ cũng không muốn nghe
và không tin nữa.
Vừa
mệt vừa tức, vừa mỏi nhừ chân sau 2 đêm mất ngủ nhưng tôi cố bước đi. Tôi nghĩ
mình mà không chấp hành, anh lính này nổi nóng, đòm một phát thì thiệt. Tôi
kiên nhẫn bước đi và nung nấu ý nghĩ: Nếu gặp chỉ huy trung đoàn, sẽ đề nghị
phê bình hoặc kỷ luật hai anh chiến sĩ này - làm việc cứng nhắc, máy móc, cảnh
giác một cách mù quáng, không thèm xem giấy tờ người lạ…
Bực
mình thì nghĩ vậy nhưng khi tới nơi tôi vui quá quên luôn. Thật tình cờ, đồng
chí phó chỉ huy trung đoàn là người quen cũ, anh học sĩ quan trước tôi 2 khoá.
Bạn bè lâu ngày gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Hôm ấy tôi được đơn vị chiêu đãi
bữa cơm điểm tựa thật ấn tượng, có thịt gà rừng hấp lá chanh thơm phức. Sau bữa
ăn và một giấc ngủ ngon lành, tôi hoàn toàn lại sức. Trung đoàn cho người dẫn
tôi lên các chốt ở bình độ 400.
Xẻ núi đưa pháo lên điểm tựa (Ảnh của nhà báo Đào Văn
Sử.
Bộ đội địa phương huyện Mường Khương (tỉnh Hoàng Liên
Sơn cũ) khẩn trương xẻ núi mở đường để đưa pháo lên điểm tựa, bảo vệ biên giới
phía Bắc. Tấm ảnh được Triển lãm tại 29 Hàng Bài, Hà Nội trong
cuộc triển lãm ảnh thời sự- nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt
Nam, năm 1986.
Trên
đường đi, gần đến một bản nhỏ của xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc thì bất ngờ một
loạt đạn pháo từ bên kia biên giới bắn sang nổ ầm ầm, khói bốc cao, mùi khét
lẹt, trùm lên những khóm tre, mái lá. Tôi cùng đồng chí cán bộ tác chiến trung
đoàn pháo chạy vào bản. Thật may, đạn pháo chỉ làm xác xơ những khóm tre và
khoét sâu mấy hố lớn bên sườn đồi. Dân bản, nhà nào cũng có hầm tránh pháo. Thú
vị nhất là chúng tôi gặp các em nhỏ đang ngơ ngác đứng trước cửa hầm nửa nổi,
nửa chìm. Bên cạnh các em là đàn gà con chạy táo tác lạc mẹ. Tôi nhận ra ngay
sự tương đồng giữa đàn gà con hốt hoảng khiếp sợ tiếng pháo nổ với các cháu nhỏ
đang chứa đầy nỗi buồn, lo, khi bố mẹ vắng nhà. Mở máy, tôi bấm luôn vài kiểu
ảnh. Về Tòa soạn, sau khi tráng phim tôi thấy đó là những tấm ảnh có giá trị,
nên xin phép đồng chí Nguyễn Viết Sơn, phó phòng biên tập Quân sự để sang số 7,
Phan Đình Phùng trực tiếp báo cáo Tổng biên tập. Tổng biên tập nhất trí cho tôi
gửi một tấm sang báo Nhân Dân (đang có cuộc thi ảnh thời sự - nghệ thuật toàn
quốc) còn một tấm (hai cháu nhỏ lo lắng, mếu máo ôm cây cột nhà) đồng chí ký
duyệt cho đăng trên báo ta, ngày . Tấm ảnh gửi báo Nhân Dân tôi chú thích: “Hãy
bảo vệ các em!”.
Đồng
chí Hà Đăng, Tổng biên tập báo Nhân Dân đưa ngay chú thích của tôi lên thành
tít lớn rồi tự viết một đoạn chú thích khá dài cho tấm ảnh – như giọng văn
chính luận. Cả ảnh và chú thích chiếm gần 1/4
trang nhất báo Nhân Dân ngày 30 tháng 5 năm 1984. Ngay chiều hôm đó,
theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao, tấm ảnh được in thành 170 bản để gửi cho các
nước và các tổ chức quốc tế có quan hệ với Việt Nam. Sau đó, tấm ảnh được giải
nhất báo Nhân Dân, giải nhì ảnh báo chí toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam và nhận
bằng Diploma của Tổ chức Quốc tế các nhà báo (OIJ) tại Mátxcơva năm 1985.
Thế
mới biết cuộc đời làm báo, gặp chuyện nguy hiểm, rủi ro, chưa hẳn đã rủi; trong
cái rủi đôi khi lại tìm thấy cái may!