Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

PHẠM THÀNH “ĐẦM XÒE” VÀ TRỊNH HOÀI VĂN ĐỪNG NGU MÀ MẶC BỘ Y PHỤC CHO LINH HỒN MÌNH BẰNG NHỮNG HÒN ĐÁ SỎI

PHẠM THÀNH “ĐẦM XÒE” VÀ TRỊNH HOÀI VĂN
ĐỪNG NGU MÀ MẶC BỘ Y PHỤC CHO LINH HỒN MÌNH BẰNG NHỮNG HÒN ĐÁ SỎI

Ngẫm lại tôi thấy “cái số” của tôi và cô Vũ Thị Hòa sao lại giống nhau một cách kỳ lạ. Không ai bắt cô phải đi tìm hài cốt liệt sĩ, làm thuốc trị bệnh cứu người, v.v…, nhưng cô vẫn dứt áo ra đi, trở thành ân nhân của bao người. Ấy vậy mà Thu Uyên nói trên VTV1 là cô lừa đảo và còn cố tình tạo chứng cớ giả mong công an bắt cô nữa. Còn tôi không đảng viên, không công chức, làm ngoài (hàng tháng vẫn phải đóng thuế), con trai sống ở nước ngoài, con gái làm công ty ngoài, nhưng tôi lại là một nhà văn viết chính luận bảo vệ triết học Mác Lê Nin, bảo vệ lý tưởng ĐCS, bảo vệ thể chế XHCN ở nước ta nhiều nhất.
Tôi viết đã lâu, trong giới nhà văn thì ai cũng biết, nhưng chỉ khi có blog tôi mới có “đất dụng võ”, và những điều tôi viết mới “thấu” đến “trời xanh”. Chính vậy Báo Văn nghệ TPHCM mới đăng liên tục một loạt bài của tôi. Chúng đã được “dư luận tiến bộ” trong nước đánh giá cao. Thật e ngại khi phải dùng chữ “dư luận tiến bộ” như vậy vì hiện ở ta, lực lượng chống phá đất nước không chỉ còn là lẻ tẻ một vài người. Cuối năm vừa rồi, trong một buổi liên hoan, tôi cũng nhận được lời cám ơn của các vị trong Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM về những bài báo đó. Tôi cũng được anh Đào Duy Quát, đại diện Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đến thăm nhà chúc tết, và đặc biệt, Liên hiệp các Hội Văn Học Nghệ thuật VN đã trao giải thưởng 2013 cho cuốn Lý luận phê bình Bóng tối và ánh sáng của tôi. Đó chính là một sự xác nhận chính thống những đóng góp của tôi cho sự ổn định và phát triển của đất nước.
Vậy mà hôm qua một đệ tử của cô Vũ Thị Hòa là cô Huyền đã gọi cho tôi:
- Anh ơi có mấy thằng láo toét, mất dậy, du côn lắm, nó xuyên tạc, bôi bẩn anh đểu lắm! Anh vào xem rồi đập vỡ mặt chúng nó ra đi!
- Em ơi, cái bọn ấy anh thường cho là sâu bọ rắn rết nên anh không chấp đâu. Anh có cái sướng là anh dư trình độ để có bản lĩnh bằng chính danh ĐÔNG LA phê phán đích danh bất kỳ ai đó sai trái. Dù họ rất “to”, tên họ rất kêu nhá! Như ông Nguyễn Khoa Điềm này, rồi Nguyên Ngọc, Tương Lai, Huệ Chi, Lê Hiếu Đằng,…, đến Phạm Xuân Nguyên,…, nhiều lắm! Tất nhiên nếu họ viết bài phản bác và có yêu cầu anh sẽ đăng ngay trên chính trang của mình sòng phẳng. Và anh cũng sẵn sàng ra tòa nếu bị họ kiện. Anh như vậy là quân tử quá còn gì. Nhưng anh đã dài cổ đợi nhưng không có ai phản bác cả. Thực sự có cho các bố “ăn kẹo’ cũng không cãi được đâu. Chính vậy một anh bạn đại tá đại tiếc gì đó mới bảo anh là “độc cô cầu bại” đấy! Tổ sư chúng nó còn không cãi được thì cái bọn sâu bọ, rắn rết, đầu gối, tai trâu, chuột chù chúng nó làm được cái gì? Chấp làm gì!
- Nhưng bọn em bức xúc lắm, bây giờ bọn em là fan hâm mộ anh, qua việc anh bảo vệ “cô Hòa của chúng em”, chúng em vào blog của anh đọc mới hiểu thêm về anh thì thấy anh uyên bác quá, đầu anh như cái máy vi tính ấy, anh cũng quá nhân ái, lại bản lĩnh, dám đương đầu với tất cả để bảo vệ người dân vô tội, bảo vệ đất nước. Thấy anh bị bôi bẩn chúng em tức không chịu được. Anh vào đọc rồi vả sưng mồm, vả gãy hết răng cái lũ dốt ác ấy đi!
- Thôi được rồi, để anh coi.
Tôi vào Google thì thấy ngay bài:
“nhà văn” Đông La dùng báo “Văn Nghệ Tp. HCM thóa mạ nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng và các nhà dân chủ là đồ “ăn cứt” .                 Người viết  là Trịnh Hoài Văn, đăng trên trang ‎badamxoevietnam2 của “nhà văn” Phạm Thành. Trịnh Hoài Văn thì tôi không biết là ai, chắc chắn là mang “gen” sâu bọ, rắn rết rồi, còn Phạm Thành thì hình như U80‎-90 gì đó, một kẻ chống phá nhà nước điền cuồng! Trước hết, Báo Văn Nghệ TPHCM nên kiện cho hai “thằng” này rũ tù vì bài của tôi khi đăng báo tôi thường cắt gọt bớt những chỗ gai góc, nếu chưa hết, anh Nguyễn Chí Hiếu còn cắt tiếp, nên Trịnh Hoài Văn và Phạm Thành bảo báo Văn Nghệ đăng tôi viết “Lê Hiếu Đằng ăn cứt” là hoàn toàn vu cáo. Từ hôm ông Đằng chết tôi đã im lặng để ông ấy yên nghỉ. Có điều liệu ông ấy có yên nghỉ được không vì những việc ông ấy mới làm trước khi chết? Tội trần có thể lách nhưng tòa án tâm linh thì công minh hơn tòa án ở cõi trần nhiều lắm!
Trịnh Hoài Văn nhắc lại ý kiến của một số người là Phan Tất Thành,  Lê Xuân QuangChu Mộng Long, toàn là những “nhà” gì đó mà tôi dù chỉ một giây cũng không thể bỏ phí để đọc họ, bàn về chuyện tôi phê phán nhiều người. Tôi đã nói tôi luôn tôn trọng ý kiến phản bác của những người tôi phê phán, thậm chí tôi còn thách ông Huệ Chi nếu chỉ ra được cái sai của tôi, tôi sẽ bỏ viết ngay. Tôi cũng rất biết và tôn trọng pháp luật. Nhưng đến nay họ vẫn không nói gì và pháp luật cũng không làm gì, chứng tỏ tôi đã đúng. Vì vậy những kẻ dốt ác trước chuyện thần tượng của chúng bị đo ván ê chề nhục nhã quá, cãi lý thì không nổi, thì chỉ còn cách là cắn càn thôi! Tôi không chấp cái lũ sâu bọ, rắn rết, chuột chù là vì như vậy!
Riêng cái chuyện “cứt đái” (xin lỗi quý vị, vì dọn cứt người ta buộc phải đối mặt), Long viết:
“Trên trang mạng của Bà Đầm xòe (tức nhà văn Phạm Thành), đã bất đắc dĩ phải dùng chính lối viết của Đông La để “vay trả” với “nhà phê bình” thô tục nhất trần gian này bằng lời lẽ ngoa ngoắt như sau:
“Thưa bạn đọc kính mến, đây là lời lẽ “chính hiệu con nài vàng” của “nhà phê bình” Đông La, kẻ tự phong là “văn nô của đảng” vừa tương lên tờ báo Văn Nghệ tp Hồ Chí Minh, bằng cách chửi ông Lê Hiếu Đằng “ăn cứt” như sau:
“Nếu nghe theo thằng Nguyên chửi ông Lưu, bênh Nhã Thuyên, ca ngợi thứ thơ “buồi, dái, lồn, cặc, đụ, địt”, thơ “rác rưởi, cứt đái”, thì chắc Đằng (tức ông Lê Hiếu Đằng) thường ngày phải ăn cứt chứ không ăn cơm. Bởi nếu còn biết phân biệt cứt với cơm thì không ai viết như vậy!”
(LÊ HIẾU ĐẰNG, KẺ TỪNG THEO ĐẢNG CHỐNG MỸ, NAY MONG THEO MỸ CHỐNG ĐẢNG)”.
Thứ nhất, như đã nói, thằng già này đã vu cáo Báo Văn Nghệ TPHCM vì báo không đăng thế. Thứ hai thằng già này quá ngu vì đọc những bài tôi viết mà không hiểu gì cả. Sự độc ác đểu cáng đã làm mù lòa nó.
Cái vụ bẩn thỉu này thì giới văn nghệ đã rõ còn các đệ tử của cô Hòa đang lo cho tôi bị vấy bẩn thì chắc chưa rõ. Vậy tôi sẽ phải nói “có đầu có đuôi thì người ta mới hiểu” như khi giảng giải luân thường đạo lý cho các đệ tử cô Hòa thường nói vậy.   
Đầu tiên là ở TPHCM có một nhóm làm thơ tên là Mở Miệng. Họ làm ra một loại thơ mà họ tự cho là “thơ rác” và tự xuất bản gọi là “Nhà xuất bản Giấy vụn”. Thơ họ là loại thơ đi ngược lại luân thường đạo lý, phản thẩm mỹ vì toàn là những thứ bẩn thỉu, tục tĩu, nhạo báng cả lịch sử, cả lãnh tụ, cả Chúa, cả Phật! Cơ sở để họ khùng điên như vậy vì họ nghĩ đã làm theo Chủ nghĩa Hậu Hiện đại, dùng “bên lề” để chống lại “chính thống”, tức là dùng tư tưởng vô chính phủ chống lại nhà nước. Chính vì thế họ đã được lực lượng chống phá nhà nước tung hô. Rồi cô Nhã Thuyên, một giáo viên dạy hợp đồng ở Đại học Sư Phạm Hà Nội, đã làm luận án thạc sĩ ca ngợi thứ thơ bẩn thỉu đó. “Hay” hơn nữa là cái Hội đồng chấm luận án của cô Nhã Thuyên đó gồm có ông Viện trưởng Viện Văn Học Nguyễn Đăng Điệp, rồi các ông Chu Văn Sơn, Văn Giá,… nữa  đã cho cái luận văn mất dạy đó 10 điểm!
Thấy vậy, nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu, cựu giám đốc NXB Văn học, đã phê phán chuyện đó. Vậy mà Phạm Xuân Nguyên, đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, một kẻ cơ hội điển hình khi một tay nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, một tay lại ký vào “Kiến nghị” Lật đổ Đảng! (Nghĩa là xôi của Đảng nó cũng đớp mà thịt của bọn chống Đảng nó cũng xơi). Không chỉ cơ hội mà thằng “chủ tịch” này còn cực kỳ phản động khi gọi ông Nguyễn Văn Lưu là “phê bình chỉ điểm”. Nghĩa là nó cho ông Lưu như mật thám và nhà nước hiện thời là nhà nước phi nghĩa, cai trị nhân dân như bọn xâm lược.
Trong một bài viết, nó đã định nghĩa về Phê bình chỉ điểm như thế này: “Đây là sự định danh một kiểu gọi là “phê bình văn học” của Nguyễn Văn Lưu”, rồi nó dùng vụ “luận án Nhã Thuyên” để chứng minh ông Lưu là “chỉ điểm”. Nó giải thích: “Đó là kiểu phê bình cốt điểm mặt chỉ tên những người bị coi là sai trái, sai lầm, lệch lạc, phản động theo một cách đọc văn bản sáng tác và văn bản phê bình thiên về chính trị, quy về chính trị”.
Tôi đã viết:
“Theo tôi, trong luật pháp, thấy tội mà không tố cáo cũng là phạm tội. Trang đầu blog của tôi cũng để ảnh Einstein với câu nói của ông: “The world will not be destroyed by those who do evil, but by those who watch them without doing anything” (Thế giới sẽ không bị phá hủy bởi những kẻ làm điều ác, nhưng bởi những người thấy chúng mà không hành động gì cả”. Vì vậy nếu ông Lưu cũng như bất kỳ ai “điểm mặt chỉ tên” đúng cái xấu đều là những người có trách nhiệm với xã hội, có nhân cách đáng quý trọng. Còn ông Lưu sai thì Nguyên và những người bị ông Lưu “chỉ điểm” hoàn toàn có thể kiện ông Lưu. Nguyên và những đối tượng thấy sai mà không kiện thì là những thằng hèn, còn không kiện được mà phát biểu hùng hổ như Nguyên thì là một thằng lưu manh.
Còn Phạm Xuân Nguyên trong vụ Nhã Thuyên không phân biệt được cái bẩn thỉu, cái thô tục, sự báng bổ lãnh tụ, sự quấy rối, sự chống đối, sự làm loạn,… trong thơ Mở miệng; và không thấy Nhã Thuyên sai như ông Lưu đã chỉ ra, coi loại thơ đó là “tài tình và hấp dẫn đến thế” trong khi đã thấy rất rõ nó “đầy sức mạnh lật đổ”,… thì Nguyên đã lấy cách đọc mù chữ của mình để chê cách đọc mà Nguyên cho là chưa “vỡ chữ” của ông Lưu!”.
Nguyên tiếp:
“Từ đó, phê bình chỉ điểm là kiểu phê bình dựng chuyện, lập hồ sơ giả, dựng hiện trường giả. Tác phẩm văn học bị lấy làm cái cớ để vu cho người viết những điều không có, ép cho họ những ý nghĩ, tư tưởng không thật, và thế là biến một cuốn sách, một tác giả thành ra một vụ việc mang tính hình sự, nặng hơn nữa thì coi đó là vụ án mà kẻ kết án chính là kẻ viết phê bình như thế. Những tác giả của kiểu phê bình này tự cho mình và coi mình có quyền nắm chân lý, ở vai quan tòa, và lớn tiếng dùng giọng văn buộc tội để nói về người và việc văn học. Theo dấu chỉ điểm này, người ta sẽ xử lý”.
Tôi cũng đã viết:
“Điều này thì ông Lưu có thể kiện Nguyên ra tòa vì tội vu cáo bởi ông Lưu viết có sách mách có chứng. Ngược lại, tôi thấy ‘thi pháp” phê bình của Phạm Xuân Nguyên là lối viết điêu toa, ác độc, không chứng cớ. Khi quy kết Nhã Thuyên ông Lưu đều trưng ra chứng cớ cụ thể, Nguyên hoàn toàn không đếm xỉa đến để phản bác mà chỉ nói văng mạng mà thôi. Tóm lại, Phạm Xuân Nguyên là thằng cơ hội, một loại ung nhọt của thể chế, một hậu quả của lỗi hệ thống; một điển hình về loại tôi cao, trí thấp, tâm tối. Còn nhiều điều để viết, nhưng thấy như thế cũng đủ, tôi không muốn làm độc giả mệt thêm nữa. Chỉ buồn là sao lại có tình trạng “rắn rết nghênh ngang phun nọc trên diễn đàn” như vậy”.
xxx
Vậy cụ thể thơ của nhóm Mở Miệng như thế nào. Khốn nạn vì nó quá tục tĩu, bẩn thỉu, nhưng nói mà không có chứng cớ là phạm pháp nên tôi buộc phải dẫn ra. Xin dẫn theo TUYÊN HÓA (Cũng là một đại tá đấy) trong bài MỘT “GÓC NHÌN” PHẢN VĂN HÓA … trên Báo Quân Đội Nhân Dân, đoạn trích của ông đại tá hơi dài, nhưng chứng cớ thì cần phải đầy đủ:
“… Không chỉ nói chuyện “cứt đái”, thơ của nhóm Mở Miệng còn hào hứng miêu tả những bộ phận sinh dục của đàn ông và đàn bà, những hành vi làm tình, hành lạc… bằng những từ ngữ thô tục, trần trụi nhất mà một người bình thường không thể nhắc lại được, dù là để phê phán…: Tôi lém nước bọt lên tường/ Tôi yêu những người đàn bà đang là chuột dưới cống/ Tôi thấy em mặc quần lót mười nghìn ba cái mua ở vỉa hè mỗi khi chủ nhật… Tôi hành hạ tôi ba bữa/ Tôi kêu đòi chữ nghĩa/ Tôi tổ chức chiến tranh/ Tôi nam mô vị chúa trời/ Tôi đánh răng vào buổi trưa/ Tôi đâm ra/ Tôi cải tạo âm hộ… Ấy thế mà Đỗ Thị Thoan ca ngợi: “Những thi phẩm này (đúng là phải gọi bằng từ “thi phẩm”) đều sạch, đẹp và giàu năng lượng cảm xúc…” (tr.64). Và: “Thái độ dám hủy bỏ thi tính của mình để đổi lấy một hành vi mới, tạo ra một ý niệm mới về việc làm thơ là một thách thức với ý thức mỹ học cũ” (tr.84) v.v..
 Từ việc đồng lõa, bênh vực và “tôn vinh” thứ thơ bệnh hoạn, tắc tị như trên, tác giả đã bộc lộ thái độ chính trị của mình thông qua việc ca ngợi  những nhà văn “phản kháng” như Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương… để rồi xuyên tạc và kích động: “Nhưng giai đoạn khủng hoảng, phẩm tính phản kháng vốn tiềm tàng trong lòng các xã hội chuyên chế sẽ trỗi dậy. Đây là giai đoạn thích hợp cho nổi loạn, cho phá phách, cho thái độ vô trật tự, vô chính phủ…
Xin nhắc lại đó là những lời bình của Tuyên Hóa.
Từ thứ “thơ” như thế mà Nhã Thuyên lại hết lời ca ngợi như thế này:
Hiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kỵ tài tình và hấp dẫn đến thế, thẳng băng ngang hàng, không kêu gọi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ”.
Xin dẫn thêm một đoạn “thơ” nữa (bọn Phạm Thành "đầm xòe" và Trịnh Hoài Văn nên nhớ là thơ của nhóm Mở Miệng chứ không phải là văn của “Nhà văn Đông La” đâu nhé) :
“…nếu Jesus không hỏi: trong các người ai chưa từng Đụ thì hãy ném vào chị ta?! (Sự hổ thẹn của họ đã cứu Magdalena khỏi trận mưa đá). Sao không có sự hổ thẹn nào để trả lại công bằng cho Lồn, Cặc, & Đụ? Khi nhắm mắt lại (đưa tâm về với thân), tôi thấy chúng là tinh tú, những vật linh, có năng lượng của xúc cảm hùng vĩ & hoạt tính thần bí. Lồn là vọng âm của trống, của chuông & của ký ức nguyên thủy [...] Và khi tôi phát âm “Lồn”, tôi nghe rõ tiếng vọng của nó rền vang từ mộ chí lịch sử, từ trong cái từ bi bát ngát của Bụt & từ trong cái bất an kỳ cùng của ký ức” (Luận văn - trang 67)”.
Tôi đã viết:
“Ngoài hành động kích động có tính chất phạm pháp của những kẻ nổi loạn, việc sử dụng tùy tiện hình ảnh các bậc thần thánh là hành động báng bổ của kẻ lưu manh, vô văn hóa, xúc phạm nghiêm trọng tín ngưỡng giáo dân. Giáo hội Thiên Chúa giáo và Giáo hội Phật giáo cần phải kiện những kẻ phạm pháp và kiện Trường Đại học Sư phạm ra tòa vì đã gieo mầm và dung túng một công trình phản giáo dục đến thế!”
xxx
Trước hiện tượng Nhã Thuyên như vậy, các vị và các cơ quan có trọng trách đã chấn chỉnh ngay, đã thu hồi bản luận văn mất dậy, đã đuổi cổ cái cô Nhã Thuyên, không cho tiếp tục gieo mầm độc hại trong đầu óc các giáo sinh trường ĐH Sư Phạm nữa!
Tưởng mọi chuyện đã rõ, không còn gì phải “lăn tăn” (lời cô Hòa hay hỏi người ta), ấy vậy mà Lê Hiếu Đằng lại ra tay.
Vốn là người tìm mọi cách, tìm mọi cớ làm mất uy tín các nhà lãnh đạo, chống phá Nhà nước, quấy rối, Lê Hiếu Đằng cũng bấu vào cái chuyện “Luận văn Nhã Thuyên”. Ông ta đã gọi nhà Phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu là “tên”, những người chấn chỉnh, phê phán Luận văn Nhã Thuyên là “bề hội đồng”. Cụ thể ông ta viết:
“… các vị “phê bình chỉ điểm” (cách gọi mới đây của nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội đối với tên Nguyễn Văn Lưu cùng với một số người trong việc “bề hội đồng” bài viết của Thạc sĩ Nhã Thuyên về nhóm “Mở miệng”)”.
Tính tôi vốn nóng đã không kìm được sự tức giận nên đã viết trên blog như thế này:
“Nếu nghe theo thằng Nguyên chửi ông Lưu, bênh Nhã Thuyên, ca ngợi thứ thơ “buồi, dái, lồn, cặc, đụ, địt”, thơ “rác rưởi, cứt đái”, thì chắc Đằng thường ngày phải ăn cứt chứ không ăn cơm. Bởi nếu còn biết phân biệt cứt với cơm thì không ai viết như vậy!”
Đó chính là quả báo hiện kiếp dành cho Lê Hiếu Đằng nghĩa là phải có "nhân" ông ta mới bị nhận "quả" như thế. Ông này vốn tính “đằng đằng sát khí”, lãnh đạo Đảng và Nhà nước lão còn không sợ thì sợ gì tôi. Nhưng ông ta phải im nghe tôi chửi có nghĩa là tôi đã chửi đúng! Thế thôi!
Còn Phạm Thành “đầm xòe” và Trịnh Hoài Văn không phân biệt được đúng sai trong câu chuyện trên, đã bênh Lê Hiếu Đằng, thì chắc chắn chúng mày cũng giống LHĐ:
“nghe theo thằng Nguyên chửi ông Lưu, bênh Nhã Thuyên, ca ngợi thứ thơ “buồi, dái, lồn, cặc, đụ, địt”, thơ “rác rưởi, cứt đái”, thì chắc chúng mày thường ngày cũng ăn cứt chứ không ăn cơm. Bởi nếu còn biết phân biệt cứt với cơm thì không ai viết như vậy!”
xxx
Tôi rất hiểu luật nhân quả, nhất là khi gặp cô Hòa, tôi nhận thấy cô không chỉ là người phàm mà còn là hiện thân của thế giới linh thiêng. Cô còn thấy được sự quả báo luôn hiển hiện trước mắt cô. Chính cô đã nói với tôi: “Lúc nào em cũng nhìn xuống dưới thấy cảnh người ta bị quả báo, bị đày đọa khổ sở lắm!”. Cô đã nhìn thấu xuống được tận cõi súc sinh mà khi chết rất nhiều linh hồn người ta bị đày xuống. Vì vậy mỗi khi phê phán ai tôi đều biết phải tự chịu trách nhiệm, không chỉ trước pháp luật của trần gian mà còn phải chịu luật nhân quả mà tôi biết rất công minh và nghiêm khắc. Tôi chỉ nhớ ý có lần Đức Phật giải thích về nghiệp, Ngài nói linh hồn tạo nghiệp nặng sẽ như hũ sỏi, tất phải chìm dưới đáy hồ nước đau khổ, còn nghiệp nhẹ sẽ như dầu nổi lên trên mặt nước chan hòa ánh sáng hạnh phúc.
Vì vậy những kẻ dốt ác nên biết, tao chửi ai luôn có đầy đủ chứng cớ, đó cũng chính là một sứ mệnh tao phải làm vì sự ổn định và phát triển của đất nước, còn chúng mày vừa dốt vừa ác mà bắt chước tao chửi là chúng mày phạm tội, nếu báo Văn Nghệ kiện là rũ tù đấy. Còn với luật nhân quả, chúng mày đừng có dại mà đi mặc cho linh hồn mình bộ y phục bằng đá sỏi!
15-2-2014
ĐÔNG LA