Sau
khi gặp cô Vũ Thị Hòa, thấy quá nhiều điều kỳ lạ và bất ngờ, tôi đã giãi bầy
cái tâm trạng ấy với bạn tôi là Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội
Nhà Văn VN.
Ông
bạn bảo tôi:
- Tôi
tin thế giới tâm linh trước ông 20 năm.
Câu
này thì vừa không đúng vừa đúng. Bởi tôi có tin thế giới tâm linh từ lúc mới
đẻ vì tôi vốn rất sợ ma và hồi nhỏ tôi cũng đã chú ý đến các hiện tượng tâm
linh xuất hiện ở quê. Còn ông bạn tôi nói đúng ở chỗ tôi tin nhưng việc thực
hiện những lễ nghi, phép tắc cho đúng thì tôi hoàn toàn không biết gì, hoàn
hoàn tự phát theo cảm tính, làm cho có,
chủ yếu nghĩ “lòng thành là chính”, cố gắng “sống cho tốt” là chính.
Tôi
bảo:
- Khi
cúng ông phải cúng hoa huệ đấy nhá.
Không
ngờ ông bạn bảo:
- Nhà
tôi thường xuyên cúng hoa huệ.
Thì
ra dù sống nơi phố thị nhưng ông bạn tôi vẫn gắn bó bền chặt với quê hương,
nhất là đó lại là một ngôi làng văn hóa, bảo tồn đầy đủ lễ nghi, thậm chí còn
có cả hội nhà văn của làng nữa. Còn tôi 17 tuổi đi bộ đội, giải phóng về học
rồi sống tại Sài Gòn, rồi lại còn lấy vợ người miền
Nói
chuyện về cô Hòa, ông bạn Thiều bảo nếu có dịp cũng rất thích gặp được một
người đặc biệt như cô, dù sao “trăm nghe không bằng một thấy”. Cũng như tôi, dù rất tin cô, nhưng chỉ khi
gặp trực tiếp, mới biết được nhiều chuyện đặc biệt thú vị mà thông tin chung
chung không thể có được.
Nhân
việc tôi “chiến đấu” bảo vệ “thánh nữ” Vũ Thị Hòa của tôi, Nguyễn Quang Thiều
khoe cũng đã từng được gặp “Phật sống”, còn trực tiếp phỏng vấn, đã đăng trên
TuanVietNam, đó chính là Đức Pháp Vương Gyalwang Dpukpa đời thứ XII.
Tôi
tìm hiểu trong một số trang chuyên về Phật giáo thì được biết ngài là người
lãnh đạo tinh thần của dòng Truyền Thừa Drukpa thuộc Phật giáo Kim Cương
Thừa. Dòng này xuất hiện vào thế kỷ thứ XII khi ở Tây Tạng người ta cho
rằng Bậc hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm chính là ngài Drogon Tsangpa
Gyare. Drogon nghĩa là Đấng Hộ Trì chúng sinh; Tsang – là vùng Tsang nơi
Ngài đản sinh; Gya – là một bộ tộc cao quý người Hán còn Re – hành
giả áo vải Yogi. "Druk" theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là
“Rồng”. Vào năm 1206, Pháp Vương Tsangpa Gyare Yeshe Dorje nhìn thấy
chín con rồng thiêng bay lên trời từ thánh địa Namdruk liền quyết định
đặt tên dòng truyền thừa là “Drukpa” hay “Thiên Long Truyền Thừa”. Theo
đó, ngài là đấng sáng lập và được tôn xưng là Pháp Vương Gyalwang Drukpa
đời thứ I. Trong Mật tụng căn bản Văn Thù Sư Lợi (Toh. 543), Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni đã huyền ký về sự xuất hiện của Pháp Vương Tsangpa Gyare:
“Hơn một ngàn năm sau khi ta Niết Bàn…
Sẽ thị hiện nơi miền đất tuyết…
bậc chân tăng sĩ đạo hạnh…
Pháp danh "Tỳ kheo Yeshe Dorje…"
Vào
thế kỷ XVII, hóa thân đời thứ tư của Đức Tsangpa Gyare đã thống nhất
các vùng đất của
Vốn
là một người có máu nghiên cứu, tôi hay chú ý đến tất cả những chuyện kỳ lạ,
nên từ lâu tôi đã rất chú ý đến hiện tượng ngoại cảm ở Việt Nam cũng như tôi
rất chú ý đến truyền thống truyền ngôi lãnh tụ tôn giáo ở vùng Tây Tạng. Khi
một vị đương nhiệm mất đi, qua những dấu hiệu có tính chất huyền bí siêu phàm
dẫn dắt, người ta tìm đến một chú bé. Khi thấy chú bé đó có những dấu hiệu đúng
là hóa thân của vị vừa mất, như nhận diện được những đệ tử và nhận ra được những
vật dụng của mình ở đời trước, người ta sẽ suy tôn chú bé lên ngôi kế vị. Như
Đức Đạt lai Lạt ma 14, một nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhà nước
Tây Tạng lưu vong, đã được thừa nhận là Đạt lai Lạt ma vào năm 2 tuổi như là
hóa thân của Đức Đạt lai Lạt ma thứ 13 đúng theo truyền thống trên. Đức Pháp
Vương Gyalwang Dpukpa đời thứ XII của dòng Truyền Thừa Drukpa cũng được lựa chọn
như vậy.
Nếu
hiện tượng ngoại cảm ở VN chứng tỏ có tồn tại những linh hồn con người sau
khi chết, thì truyền thống truyền ngôi ở vùng Tây Tạng nói trên cũng chứng tỏ
có sự tái sinh. Cũng như nhiều câu chuyện tái sinh ly kỳ khác. Như chuyện cháu
Bình tại bản Cọi chẳng hạn. Cháu hiện là con chị Bùi Thị Dự, nhưng lại cứ
nằng nặc nhận mình là Tiến. Cái khiến người ta ngạc nhiên là cháu đã nhận ra đúng
nhà và cặp cha mẹ có đứa con đã chết là Tiến là anh chị Tân, Thuận ở thị trấn
Vụ Bản.
Như
vậy, nhiều chuyện người ta gọi là dị thường thì thực chất cũng chỉ là chuyện
bình thường. Nó dị thường vì xuất hiện quá hiếm hoi và vì người ta chưa giải
thích được theo tri thức hiện có mà thôi. Chính do hiểu và sùng Đạo Phật,
người dân Tây Tạng và
Nhưng
tôi thấy, dù rằng tài năng của họ có thể là cao vời, công đức của họ là vĩ
đại, nhưng các hành động của họ mà tôi được biết, hoàn toàn là những hành động
của người phàm, rất nhiều người khác cũng có thể làm được như họ. Còn cô Vũ
Thị Hòa ở Việt Nam chúng ta, như hàng ngàn người chứng kiến và chính tôi đây cũng
đã chứng kiến, cô không chỉ có tính cách của một nữ thánh, cô còn có những
khả năng siêu phàm, không chỉ trong việc tìm mộ mà còn trong nhiều việc khác,
những việc mà chỉ có khả năng của thần thánh người ta mới có thể làm được mà
thôi. Vì thế, nếu nói cô là một thế thân của Đức bà Quan Âm thì cũng hoàn
toàn có cơ sở. Dù tôi biết, theo thói thường, người ta không thích công nhận một
nữ thánh chỉ là một người phụ nữ bình thường, từng lam lũ mò cua bắt ốc, từng
ngược xuôi buôn bán, nuôi chồng bệnh, con thơ. Như ngày nào, những người theo
Đạo Thiên Chúa cũng đã không tin Chúa Giê Su là Đấng Cứu Thế khi ngài chỉ là
con của một người thợ mộc!
xxx
Sau
đây là cuộc phỏng vấn rất thú vị mà Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều gởi cho tôi,
xin giới thiệu cùng bạn đọc:
|
Đức Pháp Vương:
Hãy chuyển hóa oán hận
thành yêu thương
Năm
2010, Ngài đã viếng thăm Việt Nam .
Trong chuyến đi này, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có một cuộc trò
chuyện với Ngài tại trụ sở của Báo Vietnamnet. Sau đây là nội dung cuộc trò
chuyện đó:
- Nhà
báo Nguyễn Quang Thiều: Hôm nay là một
ngày của hòa bình, ân phúc, của điều gì đó thật kì diệu, khi Đức Pháp Vương
Gyalwang Drukpa đời thứ XII có mặt tại đây, cùng chia sẻ với con người Việt Nam
về những điều yêu thương và tốt đẹp.
Trong nhiều thư của độc giả gửi về tòa soạn, có rất
nhiều người ca ngợi, tỏ lòng tôn kính đối với Ngài. Ngay cả những người không
theo một tôn giáo nào, đã tỏ lòng tôn kính và bày tỏ tới Ngài những nồi niềm
dày vò trong họ. Có thể, đây là lần đầu tiên họ bày tỏ - trước Ngài, mà có lẽ
trước đó họ có thể cũng chưa từng bày tỏ với chính người thân của mình. Và họ
mong rằng, những lời chỉ dẫn của Ngài sẽ như một nguồn sáng, lời chia sẻ của
người bạn, người thầy dành cho họ.
Thay mặt bạn đọc, tôi xin bày tỏ lòng tôn kính đối với
Ngài và cảm ơn sự thăm viếng của Ngài.
Câu hỏi đầu tiên, xin được hỏi Đức Pháp Vương: Đây là
lần thứ 3 Ngài đến VN - mảnh đất vốn có quá nhiều đau khổ và chiến tranh, nhưng
cũng là mảnh đất của những con người luôn luôn mang khát vọng hòa bình lớn lao,
và họ hi sinh tất cả cho hòa bình của dân tộc họ và của con người nói chung
trên thế gian. Vậy nhân duyên nào làm cho bước chân của Ngài tới nơi đây?
Đức
Pháp Vương Gyalwang Drukpa: Xin chân thành cảm ơn các bạn đã mời chúng tôi đến
đây, để chia sẻ những tình cảm, tri kiến đến với mọi người.
Đất
nước Việt Nam
đã trải qua nhiều khổ đau, thiệt thòi, nhưng nơi đây, tâm người VN vô cùng khát
khao hòa bình, chân hạnh phúc. Trong tâm tư của tôi, có những hình ảnh rất đẹp
về người VN. Nơi đây, con người rất để tâm đến vấn đề tâm linh. Và những người
lãnh đạo cũng quan tâm đến sự phát triển cả về xã hội và tâm linh.
Dù
đất nước này đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng chiến tranh đã lùi xa, VN đang
trong giai đoạn phát triển. Với quan kiến của tôi, VN sẽ phát triển cả hai
chiều về xã hội và tâm linh.
Nhà
báo Nguyễn Quang Thiều: Biết bao con
người Việt Nam
đang nghĩ về đất nước mình, và tin vào những điều mà Đức Pháp Vương đã nhìn
thấy qua tuệ nhãn của mình. Vậy trong khoảng thời gian đầy đổi thay giữa lần
thứ nhất, thứ hai, và thứ ba đến VN, Ngài có thể nói cho những người đang ở
trên mảnh đất này, rằng những điều kì diệu gì đang hiện ra? Và với một đòi hỏi
có vẻ thô thiển của tôi, xin Ngài có thể mô tả sự kỳ diệu nào đó mà Ngài tận
chứng trên mảnh đất này?
Đức
Pháp Vương Gyalwang Drukpa: Từ lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba đến đây, tôi nhận
thấy người VN đã có phương cách tâm linh hướng cuộc đời mình đi cho có ý nghĩa
hơn.
Tôi
đã nhìn thấy niềm hạnh phúc của họ qua những nụ cười hoan hỉ khi được lắng nghe
giáo pháp, những ánh mắt khát khao phát triển tâm linh. Về cuộc sống bên ngoài,
tôi cũng thấy sự phát triển xã hội, cuộc sống tốt hơn, no đủ hơn.
Phật
giáo đã được truyền vào VN hơn 2000 năm. Như vậy, nguồn gốc của người VN là
Phật giáo. Người VN nên quay trở lại tìm cội nguồn của chính mình.
Niềm
vui của tôi là được thấy mọi người cười trong hạnh phúc, tri ân, phát triển tâm
linh của mình.
Nhà
báo Nguyễn Quang Thiều: Có một người phụ
nữ đặc biệt gửi thư đến cho Đức Pháp Vương, là bà Đỗ Thị Huệ. Bà đã từng theo
con đường tu hành, nhưng cuối cùng giã từ cửa Phật, vì bà chứng kiến người một người
bạn thân của mình sống trong chân thành, lao động cần cù, nhưng không thay đổi
được đời sống gia đình. Họ vẫn sống trong đói nghèo, bệnh tật và có những lúc
không được đối xử công bằng. Trong khi đó, có những người trong đời sống
này sống một cuộc sống toan tính, lừa lọc thậm chí chà đạp lên lợi ích của
người khác, nhưng lại sung túc và giàu có. Bà Huệ không thể cứu giúp được người
bạn của mình, bà Huệ thấy bất lực và đã rời bỏ cửa chùa.
Nếu bây giờ người đàn bà bất hạnh đó đến trước Ngài để
hỏi "đức tin của tôi sẽ hướng vào đâu, tôi tìm hạnh phúc ở đâu trong hiện
thực xã hội này". Ngài có thể nói với bà điều gì, và bằng cách nào Ngài
mang lại cho người đàn bà ấy đức tin?
Đức
Pháp Vương Gyalwang Drukpa: Đạo Phật, thật ra không phải là một tôn giáo, mà là
cách thức, phương tiện giúp con người sống có hạnh phúc ngay trong cuộc sống
thực tại. Như vậy, điều quan trọng là các phật tử và mọi người khác, nên làm
thế nào để hướng cuộc đời mình theo cách sống có ý nghĩa, tốt đẹp, an vui, hài
hòa với mọi người.
Trong
trường hợp câu hỏi của bà Huệ, đạo Phật có một danh từ gọi là quy luật về
"Nghiệp". Đơn giản hơn, là quy luật nhân - quả. Nếu ta gieo trái
ngọt, sẽ có trái ngọt. Gieo hạt cay đắng, sẽ nhận quả đắng.
Đôi
khi, vì chưa biết giáo lý nhân quả nên người ta thường thắc mắc là đời này tôi
sống tốt, mà có nhiều khổ đau. Tại sao có người sống quá bất thiện, mà lại có
hạnh phúc. Bởi ta chưa biết rằng đời trước, năm trước ta đã gieo nhân bất
thiện, nay ta phải nhận quả đắng. Còn những người khác, có thể đời trước họ đã
nhân lành, nên bây giờ họ vẫn đang được hưởng quả lành.
Tuy
thế, tất cả chúng ta đều không biết rằng khi nào quả của mình sẽ chín. Như
chúng ta trồng một cái cây, không thể ngồi mong đợi quả chín. Đến mùa, đủ nhân
duyên, điều kiện thì trái sẽ chín, ngoài sự kiểm soát.
Nhân
quả giống như một vòng quay. Nhân tạo quả, quả lại tạo nhân. Như ta gieo một
hạt, cho quả, quả lại tạo ra vô số hạt mới. Chúng tôi gọi là vòng luân hồi sinh
tử. Trong đó, con người bị dẫn dắt, trôi lăn trong vòng sinh tử.
Nhưng
chúng ta không quá muộn trong bất kì điều gì. Nếu đời trước chúng ta đã phạm
sai lầm, nhưng nay biết tỉnh ngộ, biết tìm một hướng sống mới, ngay bây giờ vẫn
có thể loại trừ được Nghiệp. Giống như bệnh ung thư, nếu phát hiện sớm thì vẫn
có cách điều trị.
Đối
với quy luật nhân quả, không bao giờ quá muộn, chúng ta vẫn có thể làm điều gì
đó, và nên nỗ lực làm gì đó, để loại trừ bớt khổ đau trong kiếp sống hiện tại
bằng cách sống tốt hơn, hòa bình hơn, chia sẻ với mọi người hơn. Đừng vì một
bất công, bằng cặp mắt cái nhìn hiện tại, mà từ bỏ tôn giáo, từ bỏ con đường
đẹp đẽ mà mình đang theo.
Tôi
khuyên mọi người hãy tin vào quy luật giữa nhân quả, chấp nhận quả của mình đã
chín, dù là quả khổ đang phải chịu đựng. Vẫn còn cách thay đổi cách sống, thay
đổi hành động của mình, đừng hủy hoại niềm tin của mình. Sống không có đức tin
thì cuộc sống ấy đi vào tăm tối.
Tôi
khuyên bà Huệ hãy tìm hiểu kĩ về quy luật nhân quả, phát khởi niềm tin, giúp
mọi người có hành động tích cực, bằng hài hòa, thương yêu, thiện hạnh, cân bằng
với những hạt giống bất hạnh mình đã gieo từ nhiều đời. Hãy tìm cho mình đức
tin để chuyển hóa cuộc sống hiện tại. Hãy trở lại với cuộc sống tâm linh, làm
những gì mình có thể để loại trừ bớt các bất thiện nghiệp.
Đau
khổ này không phải do ai đem lại, mà do chính mình đã gây ra có thể từ tháng
trước, năm trước, hay vô số đời trước.
Có
một số người luôn đổ lỗi cho Phật, Trời, Chúa, đã mang lại bất hạnh cho chúng
ta. Nhưng sự thực, cách nhìn của triết lý Phật giáo là không bao giờ đổ lỗi cho
bất kì ai. Người đáng đổ lỗi nhất chính là bản thân mình, là sự lười biếng,
buông trôi của mình.
Như
khi ta biết mình có bệnh, đến tìm bác sĩ, bác sĩ hướng dẫn một vài phương cách
mà vẫn không nghe theo. Khi bệnh nặng thì ta không thể đổ lỗi cho bác sĩ.
Không
có ai mang khổ đau cho mình ngoài chính mình. Hãy nỗ lực cố gắng, cải thiện
cuộc sống hiện tại, vẫn kịp thời chuyển bớt những kết quả xấu mình đã tạo.
Tìm
về cội nguồn khổ đau, bất an là chính chúng ta. Trở về để cải thiện chính mình.
Hạnh phúc sẽ luôn bên chúng ta.
Nhà
báo Nguyễn Quang Thiều: Có nhiều bạn đọc
bày tỏ rằng, họ tin vào Đức Phật, đức Chúa Trời, các vị Thánh khác có một quyền
năng tối thượng. Họ tin các vị có thể biến thế gian từ đời sống ngày thành đời
sống khác. Nhưng họ cũng băn khoăn - một băn khoăn hết sức trong sáng - tại sao
các Ngài lại cứ để chúng sinh buồn bã mãi, đau khổ mãi, đấu tranh mãi như vậy.
Tại sao không có một ngày các Ngài đưa bàn tay của mình trải dài một hạnh phúc
bất tận trên thế gian này. Để đến một ngày mới, cả người già, người trẻ, người
tin hay không tin, người tốt kẻ xấu đều được hưởng những gì đẹp đẽ nhất. Không
chiến tranh, thù hận, đói khát, nguyền rủa.
Phải chăng, có một thông điệp, hay bí mật gì đó của
đức Phật, Chúa Trời gửi cho con người ở thế gian này, rằng không thể dùng phép
thiêng để thay đổi ngay mọi thứ trong khoảnh khắc?Rằng phép thiêng là chính ở
các ngươi ?
Đức
Pháp Vương Gyalwang Drukpa: Đây vẫn là vấn đề nhiều người chưa hiểu tại sao con
người đau khổ, tại sao Chúa, Trời, chư Phật cứ để con người đau khổ, trầm chìm
mãi, mà không làm cho chúng sinh mở mắt ra đã thấy mọi sự thay đổi lớn, an vui
hạnh phúc sẵn đầy đủ. Vì chúng ta chưa hiểu rõ quy luật nhân quả.
Không
ai tạo khổ đau cho ta ngoài bản thân ta. Có người nói, tôi không làm gì tạo nên
nhân khổ đau. Nhưng hãy thiết thực nhìn cách mà ta đang sống, bằng cách ăn thịt
chúng sinh, giết hại chúng sinh, phá hoại môi trường, đẩy vào môi trường cả
những ô nhiễm vật chất và ô nhiễm tinh thần, những từ trường của sân giận, ganh
ghét, để rồi dẫn đến những bệnh dịch không thể chữa được.
Chính
chúng ta đang tạo nên nhân khổ đau, nhưng ta lại lờ đi, không quan tâm. Nếu có
ai đó kêu gọi ta bảo vệ môi trường, ta vờ như không biết hoặc không muốn biết
là chính mình đang mang đến tai họa cho thế hệ mình và thế hệ tương lai.
Trong
lúc chịu đựng các hậu quả, ta vẫn chưa có tinh thần bảo vệ môi trường cho các
thế hệ sau. Khổ đau là do ta tạo ra, và ta gánh chịu. Không thể đổ lỗi.
Hãy
quay lại cải thiện lối sống nơi chính mình. Sống cởi mở, yêu thương, chan hòa
vào cộng đồng, tập thể mà ta đang sống. Giáo lý Đức phật đã dạy ra sống bớt hận
thù, bớt sân giận. Học giáo lý, ta sẽ cải thiện đời sống của mình.
Có
người nói đến sự-gia-trì của đức Phật, nhưng thực ra, đức Phật chỉ là người dẫn
đạo, còn mọi thứ đều do chính chúng ta làm. Nương vào sự dẫn đạo đó, nếu ta áp
dụng, thực hành phát triển lòng từ bi, ta biết yêu thương cởi mở, giúp đỡ, trân
trọng người khác, thì ta có hạnh phúc.
Ngay
cả những người thân quen nhất, đối khi vì quá quen thuộc, mà ta quên mất trang
trải biểu lộ tình thương với họ. Hãy học để yêu thương những người mà ta tưởng
như ta đã quá nhàm chán. Trải rộng ra là với những người mà mình hạnh ngộ.
Trong
lúc mà tâm mình thay đổi, hạnh phúc sẽ có mặt, như là một trò ảo thuật như mọi
người mơ ước, mà chính chúng ta phô diễn được.
Nhà
báo Nguyễn Quang Thiều: Có một hiện thực
làm cho chính bản thân tôi, một hiện hữu trước Ngài, cũng cảm thấy lúng túng
khi phải đối diện. Hiện thực đó là mấy nghìn năm lịch sử, đền thờ, chùa chiền
mỗi ngày được xây nhiều hơn, sách thánh, giáo lý được in nhiều hơn, nhưng tội
ác cũng nhiều hơn, sự ghen tị, lòng vô cảm giá lạnh, nỗi hận thù tăm tối...
cũng nhiều hơn. Vậy thưa Pháp Vương, Ngài lý giải gì về điều mâu thuẫn và bất
ổn này? Chúng sinh phải đợi chờ đến bao giờ cho sự đổi thay của thế gian khi mà
họ đã chứng kiến những điều đau khổ kia kéo dài mãi trong suốt chiều dài lịch
sử của con người trên thế gian?
Đức
Pháp Vương Gyalwang Drukpa: Nhiều tôn giáo hiện nay đang có một vài khó khăn.
Một số tôn giáo đang không thực sự thực hành pháp, không đưa con người vào
thiện hạnh, cải thiện cuộc sống, mà lại hướng theo bè đảng. Đây là một sai lầm,
không đúng theo tôn chỉ của các bậc khai sáng ra tôn giáo ấy.
Những
điều mà ta cần nương tựa là cải thiện chính mình, trở thành người tốt, thay đổi
chính đời sống của mình. Còn nếu ai đó cho rằng có sẵn một nơi nương tựa, che
chở, như một số người Hồi giáo cho rằng đã có Chúa Trời che chở, mà dùng súng
đạn giết hại người khác, cho rằng tội ấy đã có Thánh chịu - đó là cái nhìn vô
cùng lầm lạc. Lịch sử đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu như thế, chỉ vì họ
hướng tôn giáo lệch đường.
Nhà
thờ nhiều hơn, kinh sách nhiều hơn, nhưng con người lại không hướng về thực
hành.
Tôi
khuyên cả những người ở tôn giáo khác, có cái nhìn tức thời trở lại. Tôn giáo
xuất hiện không phải để gây thêm đau khổ, chiến tranh ở cuộc đời, không phải để
giành giật sự phát triển của tôn giáo mình, mà để mang hạnh phúc cuộc đời mình.
Ngay
trong Phật giáo, Đức Phật chưa từng nói rằng hãy nương tựa vào ta, ta sẽ bảo vệ
các con, đưa các con đến nơi giải thoát an toàn, hay hãy nương tựa, hãy cúng
dường. Ngài chưa bao giờ nói thế.
Ngài
chỉ nói rằng: ta là người hướng đạo, các con phải đi trên đôi chân của mình.
Mỗi người phải tự thực hành để cải thiện.
Lời
khuyên của tôi đến với mọi người, dù ở tôn giáo khác, không tôn giáo, vấn đề là
tìm một lối sống. Điều căn bản nằm ở hành động, lời nói, suy nghĩ luôn là an
lành, chứ không nên trông đợi ở bất kì ai, cho dù là Chúa, Trời, Phật.
Tôi
xin nhắc lại lời dạy của Đức Phật: Này các tỳ kheo, các con hãy tự mình thắp
đuốc lên mà đi. Ta chỉ là người mở đường, các con phải tự dấn bước. Bước đi
bằng đôi chân và ý chí của mình.
Nhà
báo Nguyễn Quang Thiều: Có nhiều người
quan tâm đến cuộc đời của Đức Pháp Vương. Con đường từ lúc Ngài sinh ra đến
nay, là con đường của khổ hạnh, dâng hiến, đấu tranh, hay chia sẻ, hay là tìm
cách tránh xa các tục tằn tội lỗi thế gian quanh Ngài?
Đức
Pháp Vương Gyalwang Drukpa: Đây là một câu hỏi hay, ai cũng hỏi tôi theo con
đường, phương pháp cách sống của tôi là gì. Thực ra cho đến nay, con đường mà
tôi theo là tình yêu thương, chia sẻ với mọi người. Cảm thông với những nổi
khổ, nhu cầu của mỗi chúng sinh.
Dĩ
nhiên, tôi chưa phải là người hoàn thiện, mà còn đang trên đường tự xây dựng,
tự hoàn thiện mình. Tôi cũng là người bình thường như mọi người khác, đang cố
gắng hướng cuộc đời mình, trang trải tình yêu thương cho mọi người. Tôi đang
muốn hiểu rằng, mọi người cần gì, muốn gì.
Nói
về dòng Truyền thừa, cách đây khoảng 1000 năm bên Ấn Độ, có một đại học giả
Narapa, được tính là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Bằng nhiều phương tiện
thiện xảo, Ngài đã đạt được giác ngộ trong đời, bằng sự chứng ngộ của chính
mình, sáng lập ra dòng Truyền thừa. Ân phước gia trì của dòng Truyền thừa được
truyền đến ngày nay.
Từ
khi còn rất nhỏ, mới 2, 3 tuổi tôi đã được mọi người tìm thấy, phát hiện và có
những cuộc thử nghiệm về kiến thức để công nhận là hóa thân của đại thành tựu
giả Narapa, cách đây 1000 năm về trước.
Dòng
Truyền Thừa này là dòng luôn sống để hành động, lợi lạc cho mọi người. Ước nguyện
của tôi là hiểu mọi loài chúng sinh, đến cả loài động vật - hiểu để cảm thông.
Và tôi sẽ làm hết mình để viên mãn mọi ước nguyện của mọi người, mọi loài.
Tôi
nguyện sẽ trở lại cuộc đời này nhiều lần nữa, để thực hành tiếp công hạnh của
mình là cảm thông, chia sẻ tri kiến, niềm vui, con đường tâm linh của mình. Cho
đến khi chúng sinh không còn đau khổ, thì tôi mới thực sự được viên mãn.
Tôi
không nói với mọi người rằng hãy tin tôi, hãy tin dòng Truyền thừa, mà các bạn
hãy cố gắng hiểu nhau, cảm thông, chia sẻ với nhau những thiện hạnh, tình
thương của mình.
Nhà
báo Quang Thiều: Thưa Đức Pháp Vương, tôi
đang ngồi trước Ngài đây, tôi là một hiện hữu trước Ngài. Trong con người
tôi có những phần tăm tối và những phần ánh sáng của đời sống này. Tôi cảm thấy
có một con quỷ dục vọng nằm trong thân xác mình. Nó luôn luôn đi theo tôi, rủ
rê tôi, thúc giục tôi, tìm cách làm cho tôi tăm tối để thực hiện những khát
muốn của nó. Có lúc tôi đã đuổi được nó ra khỏi mình. Nhưng này sau đó nó lại
trở về là lại tìm cách lối kéo tôi. Và tôi nhận ra nếu một khi thân xác tôi còn
hiện hữu trong đời sống này thì tôi luôn luôn phải đấu tranh chống lại con quỷ
dục vọng đó.
Tôi có một câu hỏi mà có thể mắc lỗi trước Ngài,
rằng Ngài cũng có một thân xác như tôi và trong thân xác ấy cũng có một con quỷ
dục vọng mặc dù trí tuệ, tâm hồn và lòng từ bi bên trong thân xác Ngài là
mênh mông vô bờ bến. Vì thế, chắc chắn con quỷ dục vọng cũng làm những gì
với Ngài như đã, đang và sẽ làm đối với tôi. Vậy nhưng tôi tin là Ngài có một
thân xác giống thân xác của tôi. Vậy Ngài tìm cách nào để trừ tiệt hay cầm giữ
nó? Câu trả lời của Ngài sẽ là nguồn sáng cho tôi, và cả những người khác nữa,
những người đang ngày ngày phải kìm hãm và trốn chạy trốn con quỷ dục
vọng đó nhiều lúc đến tuyệt vọng?
Đức
Pháp Vương Gyalwang Drukpa: Tôi luôn tin rằng tôi giống như các bạn, chúng ta
đều là anh chị em trong thế giới loài người. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi ở
cấp độ cao cấp hơn các bạn. Chỉ có điều, tôi biết phương pháp để thực hành,
chiến đấu với những tình cảm sâu ẩn trong lòng.
Con
người thế gian đều bị "con quỷ dục vọng" chi phối, kêu gọi, và rất
khổ sở với nó. Dường như những con quỷ ấy hiện trong tham lam, tật đố, ganh
ghét, kiêu căng, chiến tranh, con quỷ ấy cuốn mình đi.
Điểm
khác biệt giữa tôi với các bạn chỉ là tôi đã có cách và tôi đang thực sự có
phương tiện để chuyển hóa những tình cảm, dục vọng xấu thành thiện hơn, tốt
hơn.
Trong
kiếp sống loài người, nếu không có dục vọng, tình cảm, thì con người không tồn
tại được. Dục vọng và tình cảm không phải là xấu, mà vấn đề là làm thể nào để
chuyển hóa, tự chủ được, chuyển hướng đi xấu, thành hướng đi lợi ích. Chúng ta
không phải hủy diệt, đánh đuổi nó, chỉ cần chuyển hóa nó.
Chúng
tôi dùng những phương tiện thiện xảo để chuyển dục vọng thành đại ái, ước muốn
đem đến tình thương cho mọi loài, ham muốn cá nhân thành ham muốn nhân loại.
Người
VN có tôn giáo nguyên thủy là đạo Phật, tôi khuyên người VN quay trở lại học
tôn giáo gốc của mình, đưa vào thực hành chuyển hóa những giận hờn, tham lam,
tật đố, ganh ghét, kiêu căng, oán hờn, gây khổ đau cho mình cho người, thành
yêu thương, từ bi, để làm cuộc đời này an bình hơn, hạnh phúc hơn.
Nhà
báo Nguyễn Quang Thiều: Con đường của cá
nhân Ngài, theo tôi nghĩ là tinh thần của dòng Truyền thừa. Những hành xử, đấu
tranh, dâng hiến cho con người của dòng Truyền thừa cũng hiển lộ trong con
người Ngài.
Bí mật nào làm nên sự lan tỏa và sức mạnh của dòng
Truyền thừa ở nhiều quốc gia, dân tộc, văn hóa, thể chế chính trị khác nhau?
Hay đôi khi, bí mật là ở chỗ chẳng có bí mật nào?
Đức
Pháp Vương Gyalwang Drukpa: Bạn nói đúng, chả có gì là bí mật. Rất giản đơn như
mặt trời chiếu sáng ở VN, ở Tây phương hay Ấn Độ chỉ là một mặt trời, vẫn là
một tia nắng với mục đích đem sự bình an ấm áp cho mọi loài. Nhưng khi xuất
hiện ở VN, ta gọi là mặt trời VN. Khi xuất hiện ở Ấn Độ, ta gọi là mặt trời Ấn
Độ. Cũng như giáo lý Truyền thừa đi khắp nơi trên thế giới này, nhưng ở mỗi
quốc gia, đất nước, giáo lý này lại thâm nhập với văn hóa, phong cách, đời sống
của quốc gia.
Tôi
đi khắp nơi với ước nguyện mang những bài pháp, sự an bình cho mọi người. Hay
hướng giúp phương cách sống an lạc, tự chủ, độc lập, tự tin.
Con
người thường yếu đuổi, không tự tin ở khả năng của chính mình, nên có cảm giác
phải nương tựa vào Trời, Phật, thần thánh. Vì chúng ta chưa hiểu được và chưa
tin vào tiềm năng của con người.
Ước
nguyện của tôi là giúp con người có tự tin vào khả năng của mình. Tự tin rằng
mình là nguyên nhân chính có thể đem khổ đau hay hạnh phúc cho mình. Khi đó, họ
mới sống không ỷ lại vào Chúa, Trời hay đấng thần linh, sống có trách nhiệm với
chính mình. Họ là người có trách nhiệm xây dựng cuộc đời họ, trách nhiệm cải
thiện chính mình.
Mỗi
đất nước có nền chính trị khác nhau, nhưng trong sự thực hành tôn giáo, không
có rào cản của chính trị, văn hóa, mà chỉ một mục đích duy nhất là con người
cải thiện chính mình, nhận ra trách nhiệm chính mình, một cuộc sống bình an
hạnh phúc.
Đó
là bí mật - nếu các bạn có thể gọi đó là bí mật. Còn tôi, gọi rất đơn giản, là
thông điệp muốn trao gởi đến các bạn niềm tự tin chính vào bản thân bạn.
Nhà
báo Nguyễn Quang Thiều: Có những khoảnh
khắc nhanh hơn cả một cái chớp mắt nhưng đủ giúp ta nhìn thấy con đường
mà đôi khi ta đi hết cả đời vẫn không nhận biết được.
Hồi nhỏ, khi sống ở nông thôn, những đêm mưa lớn chúng
tôi đi bắt cá, bắt ếch trên cánh đồng. Trong đêm tối đen, tôi đã đi lạc
ra khỏi cánh đồng làng mình và không xác định được con đường trở về làng
mình nữa. Bất chợt có một tia chớp lóe lên, và trong khoảnh khắc ấy, tôi
đã nhìn thấy toàn bộ con đường đi về làng, dù sau đó cả cánh đồng ngập chìm
trong bóng tối
Tôi tin rằng Đức Pháp Vương đã mang đến VN một trái
tim nồng ấm. Tôi tin những gì Ngài cất lời hôm nay trong căn phòng nhỏ bé và
giản dị này, căn phòng mà những người có mặt tại đây và những người đang lắng
nghe lời ngài sẽ nhận được tia chớp tư tưởng của tình yêu thương vạn vật và
cuộc tranh đấu không mệt mỏi cho an bình của thế gian. Và tôi mong và tin Ngài
đã và sẽ cầu phúc cho dân tộc này - một dân tộc đã có quá nhiều đau khổ, quá
nhiều chiến tranh, một dân tộc xứng đáng được tất cả những vị Thánh trên trời
xanh này ban phước cho.
Rất đa tạ sự hiện diện của Đức Pháp Vương, với tất cả
những điều Ngài đã cất lời hôm nay, lời của Ngài hay lời của một ai đó vô danh
nhưng với tình yêu thương chân thành, khát vọng hoà bình mãnh liệt và sự thấu
hiểu hạnh phúc sẽ như hương thơm của bông sen, lan tỏa vào tâm hồn của
những con người đang khổ đau, đang đi tìm ý nghĩa đích thực trong cuộc
sống.
Hi vọng một ngày nào đó, thế gian của chúng ta không
cần một ngôi chùa hay một giáo đường, không cần những pho giáo lý mà tất cả
những thứ đó đều ở trong chính con người chúng ta.
Xin cúi đầu đa tạ.