BÀI HỌC UCRAINA
Trước
sự hỗn loạn ở Ucraina, bọn “rận” viết, sau hơn 20 năm các nước cựu cộng sản
Đông Âu đã thẳng tay quăng Chủ nghĩa Cộng sản vào thùng rác lịch sử, giúp cho đất nước của họ giàu mạnh. Riêng Ukraina không
dứt khoát nên tất cả những yếu kém đều có nguồn gốc
từ tàn dư cộng sản. Đó là nguyên nhân chính khiến người dân Ukraina lại phải
xuống đường đấu tranh cho dân chủ. Chúng cho Nhân dân Việt Nam đã bị bịt kín mọi nguồn thông tin, nên cần phải tác động tích cực để nhân dân thoát ra
nỗi sợ hãi, cần nâng cao trình độ hiểu biết
để tự đứng lên đấu tranh như người dân Ukraina đã làm và đã thành công.
Vậy
sự thực là như thế nào?
xxx
Điểm
qua vài nét lịch sử để thấy Ucraina hôm nay nếu chỉ có được phần nào “tàn dư
cộng sản” cũng là điều không tưởng.
Trong
thời Xô viết, kinh tế Ukraina lớn thứ hai trong Liên xô. Ukraina trở thành một nước hàng đầu Châu Âu về sản xuất công nghiệp, là một
trung tâm quan trọng của công nghiệp vũ khí và nghiên cứu kỹ thuật cao của
Liên xô.
Chiếc
máy tính đầu tiên của Liên xô MESM cũng được chế tạo tại Viện kỹ
thuật điện Kiev .
Ucraina được trang bị kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới. Sergey
Korolyov, sinh tại Zhytomyr, Ukraina, là một nhà khoa học và nhà thiết kế tên
lửa hàng đầu của Liên Xô trong cuộc chạy đua vào không gian với Mỹ vào thập
niên 1950, 1960. Người ta chỉ biết đến ông với cái tên "Tổng công trình sư".
Từ khi độc lập, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Ukraina (NSAU) đã trở thành một bên
tham gia tích cực vào việc thám hiểm vũ trụ, đã phóng vệ tinh bởi phương tiện
phóng do họ tự chế tạo, và tiếp tục thiết kế cả tàu vũ trụ. Vì thế tới ngày
nay, Ukraina được công nhận là nước hàng đầu thế giới trong việc chế tạo tên
lửa và kỹ thuật liên quan tới tên lửa. Ukraina cũng đã sản xuất được máy bayAntonov
đã được xuất khẩu tới nhiều quốc gia.
Nhiều
thành viên ban lãnh đạo Liên xô là người Ukraina, trong đó Leonid Brezhnev
đã trở thành lãnh đạo Liên xô từ năm 1964 tới năm 1982.
xxx
Ngày
24 tháng 8 năm 1991 nghị viện Ukraina thông qua Luật Độc lập. Một
cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ngày 1 tháng 12 năm 1991. Leonid
Kravchuk trở thành Tổng thống đầu tiên. Tại cuộc gặp gỡ ở
Brest (Minsk, Belarus) ngày 8 tháng 12, lãnh đạo các nước Nga, Ukraina, và
Belarus là Boris Yeltsin, Leonid Kravchuk và Stanislav Shushkevich đã hủy bỏ
Hiệp ước Liên bang năm 1922 lập lên Liên Xô. Liên Xô đã tan vỡ từ đó.
Kravchuk sau khi nắm quyền ở Ucraina đã phát
triển các mối quan hệ với phương Tây. Là một nước cộng hoà có nhiều điều kiện
thuận lợi về kinh tế và khoa học nhưng Ucraina lại rơi vào tình trạng giảm phát
kinh tế sâu, mất 60% GDP từ 1991 tới 1999, tỷ lệ lạm phát ở mức năm
con số. Quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị
trường làm cho hầu hết dân cư rơi vào tình trạng nghèo khổ. Mỗi một ngày người
dân thường sống được tại Ukraina như một cuộc chiến đấu.
Chính
vì thế, người dân Ucraina đã bất mãn về tình trạng kinh tế cũng như nạn tội
phạm và tham nhũng đã tiến hành các cuộc biểu tình và bãi công. Kravchuk, cũng
giống như Yeltsin tại Nga, đã phải từ chức. Khi ứng cử lần thứ hai vào
năm 1994, ông ta cũng lại bị đánh bại bởi cựu Thủ tướng của ông ta, Leonid Kuchma.
Phải
chăng, từ sự thất bại của chính bản thân và đất nước mình, một trong ba nhân
vật chủ chốt cụ thể hóa sự đập vỡ LX, ông Kravchuk đã phải chua chát thừa nhận:
“Nếu như năm 1991, tôi biết được cục diện
đất nước sẽ phát triển như hôm nay thì khi đó tôi đã nhất quyết chặt đứt cánh
tay mình chứ không ký vào Hiệp định”.
Như
vậy việc từ bỏ lý tưởng cộng sản và thân phương Tây hoàn toàn không phải là toa
thuốc tiên để giúp ông Kravchuk thành công cũng như giúp Ucraina phát triển.
xxx
Leonid
Kuchma là tổng thống thứ nhì của Ukraina hai nhiệm kỳ. Đầu những năm 2000, trong giai đoạn Kuchma lãnh đạo, nền kinh tế Ucraina đã tăng
trưởng mạnh từ 5 tới 10%. Nhưng nhiều vụ bê bối tham nhũng đã làm quyền lực của Kuchma bắt đầu suy
yếu. Kuchma bị phe đối lập chỉ trích độc tài, chuyển tài sản vào tay
giới tài phiệt trung thành, không khuyến khích tự do ngôn luận
và gian lận bầu cử.
Năm
2004, trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo, Viktor Yanukovych, đương kim
Thủ tướng, tuyên bố là người giành chiến thắng. Đây cũng chính là nhân vật đang
“hot” hiện nay vì là đương kim TT Ucraina mới trốn chạy trước cuộc
biểu tình của mấy chục ngàn người tại Quảng trường Độc lập, Thủ đô Kiev . Hồi ấy ông ta đã bị tố cáo gian lận bầu cử và cũng đã gây ra một cuộc biểu tình của khoảng 500.000 người. Đó chính là cuộc Cách mạng Cam . Cuộc Cách mạng đã bác bỏ các kết quả bầu cử và đưa Viktor
Yushchenko và bà Yulia Tymoshenko “tóc tết” lên nắm quyền lực,
biến Viktor Yanukovych thành phe đối lập. Nhưng
sau đó quan hệ giữa bà Tymoshenko và Tổng thống Yushchenko lại trở
nên căng thẳng. Sau cuộc Cách mạng Cam , người ta ngỡ rằng sự nghiệp của Viktor Yanoukovitch
đã chấm dứt nhưng từ năm 2006 đảng của ông ta lại trở thành đảng có số dân biểu
đông nhất trong Quốc hội. Chính vậy bà Timochenko đã bị hạ bệ, Yanoukovitch lại
trở thành Thủ tướng dưới trướng địch thủ cũ là TT Viktor Yushchenko .
Nhưng dất nước vẫn bất ổn nên tám tháng sau đó, Tổng thống Yushchenko lại
giải tán Quốc hội và Yanoukovitch lại phải rời ghế và trả chức vụ Thủ tướng cho
bà Timochenko. Nhưng rồi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, ông Yanukovych lại giành
chiến thắng trước đối thủ truyền kiếp là Tymoshenko.
Như vậy nền chính trị của Ucraina là một nền chính trị “đèn
cù”. Không lẽ dân Ucraina không còn ai tài giỏi nên phải chịu để cho một nhóm
người thao túng như vậy?
Dưới
triều đại Yanukovych, năm 2011, bà cựu TT Tymoshenko đã bị kết án 7 năm tù về
các tội danh lạm dụng quyền lực. Yanoukovitch cũng luôn tìm cách đánh bóng hình
ảnh của mình. Là người thực dụng. Một mặt, ông tuyên bố là chính phủ của ông có ý định xích
gần lại với Liên hiệp châu Âu. Song song đó, ông lại tăng cường hợp tác với Nga.
Nhưng
ngày 21/11/2013, lúc chỉ còn vài hôm nữa là ký Hiệp định hợp tác lịch sử với
Liên hiệp châu Âu, sự quay ngoắt của ông ta đã làm cho những người thân châu
Âu sững sờ. Họ cho ông ta đã nhượng bộ dưới áp lực của Matxcơva. Vì thế
cuộc biểu tình đả xảy ra.
xxx
Cuộc khủng hoảng chính trị vừa qua tại Ukraina nổ ra thực chất là vì tiền.
Ukraina đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ với ngân sách gần như trống trơn. Nợ nước
ngoài của Ukraina ở mức 140 tỉ USD, chiếm 80% GDP. Két tiền của Ukraina cạn dần
vì chi tiêu quá nhiều cho các thủ đoạn chính trị của ông tổng thống Yanoukovitch
muốn lấy lòng dân chúng, như trợ cấp giá khí đốt và tăng lương cho công chức
nhà nước. Ông ta muốn an dân để giữ vững quyền lực. Nhưng ông ta cũng lại gây
ra nhiều bất bình khi những doanh nhân quen thân của ông ta trở nên quá giàu
có. Con trai của ông ta vốn là
một nha sĩ đã trở thành một trong những doanh nhân thành đạt nhất ở Ukraina.
Trước
tình trạng đó, Tổng thống Vicktor Yanukovich như đứng trước ngã ba đường, phải lựa
chọn một trong hai.
Liên
minh châu Âu đề nghị một thỏa thuận thương mại thúc đẩy nền kinh tế trì trệ của
Ukraina, đổi lại, Kiev
phải thắt chặt chi tiêu và ổn định chính trị. Còn Nga lại đề
xuất khoản hỗ trợ 15 tỉ USD và không yêu cầu ông Yanukovich phải thay đổi gì
nhiều. Thêm vào đó, Moscow sẽ giảm 33% giá khí
đốt bán cho Kiev .
Mà một
trong những điều khiến Ukraina lo sợ nhất lúc này là Nga nâng giá khí đốt. Nga cũng
là nhà nhập khẩu lớn nhất các hàng hóa của Ukraina. Nên ông Yanukovich ước tính,
nếu ông Putin trừng phạt Kiev ,
hậu quả Ukraina sẽ thiệt hại khoảng 500 tỉ USD.
Vì
vậy mới có chuyện ông Yanukovich đã gạt ngay thỏa thuận với EU và chuyển sang Nga. Điều này hoàn toàn vì tính toán thiệt hơn chứ không phải như cái nhìn của bọn rận là do “tàn dư Chủ nghĩa CS”.
Và đó
chính là cái cớ để những kẻ thù chính trị của ông Yanukovich kích động “nhân
dân” biểu tình. Với hơn 100.000
người đã tập hợp, thực tế mới chỉ là 1/10 triệu so với tổng dân số gần
45 triệu, nhưng sự kiện đó cũng đủ sức tạo nên hiệu ứng dây chuyền khiến vị đương kim
tổng thống phải sợ hãi mà chạy trốn!
xxx
Có ba
nhân vật của 3 đảng chính lãnh đạo cuộc biểu tình. Thứ nhất là ông Arseniy
P.Yatsenyuk (thuộc đảng mà lãnh tụ thực sự là cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko); thứ
hai là chính trị gia, nguyên là nhà vô địch đấm bốc Vitali Klitschko; và thứ ba
Oleh Tyahnybok, lãnh đạo một đảng cực hữu. Oleh Tyahnybok là người có tư tưởng phát xít, và thật tiếc thay, đảng của ông này lại chính là lực lượng
nòng cốt tạo ra cuộc biểu tình nhân danh những điều tốt đẹp trên!
xxx
Như
vậy, thực chất sự hỗn loạn tại Ucraina trước hết do chính nội tình chính trị
tại Ucraina. Những tưởng tách ra khỏi LX, từ bỏ CNCS, thân phương Tây, Ucraina
sẽ phát triển. Nhưng không, chính vì đa đảng, vì “tự do dân chủ”, thể chế
Ucraina đã trở thành một bãi chiến trường chính trị giữa một số người, mà nóng
nhất chính là cuộc chiến giữa ông tổng thống vừa đào tẩu, Yanukovich, và bà cựu
Thủ tướng “tóc tết”, kiêm cựu tù nhân Tymoshenko! Và
sâu xa hơn, cuộc chiến vì tiến bộ của Ukraina dù diễn ra ở Quảng trường Độc
lập, nhưng điều khiển trong hậu trường chính là một nhóm các nhà tài
phiệt quan hệ khăng khít với giới chính trị đang thao túng đất nước này.
“Đó không phải là hệ tư tưởng nào cả. Tất cả
chỉ vì tiền và sự thúc bách tự nhiên để bảo toàn các đế chế của riêng họ” –
nhà phân tích Goodrich nhận định (Hình như đọc trên BBC).
xxx
Sau
khi phe kích động biểu tình thắng thế, Mỹ đã cảnh báo Nga sử dụng vũ
trang sẽ là ‘sai lầm nghiêm trọng’.
Nhưng phía Nga cho rằng ‘lời khuyên’ của Mỹ đã gửi ‘nhầm
địa chỉ’. Vì trong thực tế quân đội Mỹ cũng từng được gửi tới nhiều nơi
trên thế giới khi lợi ích của Mỹ và đồng minh phương Tây bị đe dọa. Tất
nhiên, Nga sẽ vâng lời Mỹ nếu Nga yếu. Nhưng thực tế lính Nga đã “ồ ạt đổ bộ vào Crưm” thì xem chừng Nga đã
không yếu!
Chính
quyền mới của Ukraina đang phải đối mặt với một loạt vấn đề. Ba đảng đối lập vốn không có
nhiều điểm chung giờ thắng lợi rồi thì quay sang tranh nhau chiến lợi phẩm. Đất
nước phải đối mặt với nền kinh tế ‘bóc ngắn cắn dài’. Nếu không
xử lý được những khó khăn đó thì kết quả sẽ giống như Ả-Rập, sau khi lật đổ
chính quyền, thay vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, đất nước chỉ chìm sâu thêm
vào bất ổn mà thôi.
Và rất
có thể cái việc muốn bắt cá hai tay đều trượt cả. Phương Tây đang è cổ vì gánh
nợ công liệu có gánh thêm được cái “của nợ” Ucraina? Còn Nga, nếu Ucraina phản bội,
tất sẽ trừng phạt. Tổng thống Putin đã nói Nga sẽ thiệt hại rất nhiều nếu
hàng hóa của châu Âu được đưa vào thông qua ngõ Ukraine mà không bị đánh thuế.
Thực
tế Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov đã nói rằng Nga đã đề nghị hoãn ký kết hiệp
định để tiến hành một đàm phán tay ba giữa Kiev, Moscow và EU. Ông ta cho
rằng đây là điều tốt nhất cho Ukraine: "Chúng tôi hoàn toàn không muốn trở
thành chiến trường giữa EU và Nga. Chúng tôi muốn có quan hệ tốt với cả hai”.
Như
vậy, phải chăng những người dân Ucraina đi biểu tình chống lại “cái điều tốt nhất” trên, họ
đã tự hại đất nước mình, đồng thời tự hại chính mình?
xxx
Bà cựu
Thủ tướng “tóc tết” Tymoshenko, sau khi được phóng thích đã ngồi xe lăn ra phát
biểu trước đám đông 50.000 người biểu tình tại quảng trường Độc Lập:
“Các bạn đã
thay đổi đất nước chứ không phải các chính trị gia, không phải các nhà ngoại
giao, không phải thế giới - chỉ có các bạn”.
“Nhân dân” được nịnh như vậy quả là sướng
tai. Cái chính là sự đấu đá theo lối dân chủ quanh quẩn, lòng vòng giữa mấy
người tài đức không có, chỉ có tham vọng chính trị thôi, thì liệu có thể đưa họ
đến được “thiên đường” không?
Thực
tế, để giành quyền lực, “nhân dân” luôn là bình phong, là công cụ cho những kẻ
tham vọng, khi thành công chúng lại quên mất tiêu “nhân dân”. Nên “nhân dân”
cũng nên tự hiểu mình là ai?
Khổng
Tử cũng từng nói về vai trò của “nhân dân”: “Đức của người quân tử như gió, đức của kẻ tiểu nhân như cỏ, gió thổi
thì cỏ rạp xuống" (Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo, thảo
thượng chi phong tất yển - Luận ngữ, XII, 18).
Với
Triết học Mác cũng nói rất rõ mối quan hệ giữa cá nhân lãnh tụ với nhân dân. Nhân dân là lực lượng, còn lãnh tụ là người định hướng. Vì
vậy, một xã hội muốn phát triển, nhân dân phải lựa chọn được những nhà lãnh đạo
tài giỏi, đừng có dại dột nghe theo những kẻ xấu xúi bậy.
3-3-2014
ĐÔNG
LA