BÓNG ĐÁ VÀ CHÉM GIÓ
Đêm
qua xem đội Brazil
đá với đội Đức, thường không còn gì để nói, thì tôi hay nói là “thật buồn cười”!
Bóng đá Brazil xếp thứ 2 đã là thất bại, vậy mà thua trước Đức, đấu thủ truyền
kiếp, đến 7-1, thì không còn là nỗi nhục mà là nỗi đau đớn khôn nguôi đối với
người dân Brazil.
Bàn
về bóng đá mà tự dưng lại nghĩ đến những chuyện tưởng chẳng có dính dáng gì ở xứ
Việt Nam
ta. Xem Brazil đá bóng, tôi lại thấy như GS Huệ Chi nghiên cứu thuyết Tương
đối, Trần Mạnh Hảo nghiên cứu triết học Mác, Nguyên Ngọc đổi mới văn chương và
đang bày kế “thoát Trung”, và mấy cái chương trình Giai điệu tự hào vừa rồi thì
như nỗi xấu hổ của đài truyền hình, v.v…
Nghĩa
là coi lướt, như xem Brazil biểu diễn trước những đội dưới cơ thì Brazil vẫn là
những nghệ sĩ sân cỏ tuyệt vời, cũng như với những người không hiểu, thì trước những
tên tuổi lừng danh trên, người ta cũng sẽ khiếp vía trước sự chém gió của họ.
Nhưng
với bóng đá đỉnh cao, lối đá nghệ thuật của Brazil buộc phải cần nghệ thuật
tuyệt đỉnh, cũng như với khoa học, triết học, văn học nghệ thuật, cũng cần phải
có sự chính xác tuyệt đối và nghệ thuật toàn bích. Nếu không, với bóng đá Brazil, sự thất
bại đã thảm hại đến như thế nào, và sự chém gió của các vị trên cũng đã làm ô
nhiễm nặng không gian tri thức và văn học nghệ thuật.
Tây
ban Nha cũng như Brazil,
khi nghệ thuật đá bóng của họ tuyệt đỉnh, sự phòng thủ kiên cố như đội Đức, đội
Ý… chỉ như bức tường nước đá tan chảy dưới nắng nóng. Kỳ này, họ đá vẫn giông giống,
vẫn đèm đẹp như thế, nhưng không còn đủ sức thăng hoa, siêu vượt nữa. Tiếc là
họ lại không biết, khi đá họ vẫn không cần biết đối thủ là ai, vẫn áp đặt lối
chơi của mình, và khi không áp đặt được thì tất sẽ tan tác chim muông thôi!
9-7-2014
ĐÔNG LA