Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

ỤP MŨ “TRẦN DẦN – THƠ” HAY ỤP MŨ BÍCH CHÂU?

ĐÔNG LA
ỤP MŨ “TRẦN DẦN – THƠ”
HAY ỤP MŨ BÍCH CHÂU?
Hôm nay, để lập thành tích “chào mừng” sự kiện việc xin vào HNV bị loại, tôi đăng hai bài liền, một ở báo Văn nghệ TPHCM viết về Nguyễn Quang Lập bị bắt:

Hai ở Tạp chí Hồn Việt của Trung tâm Quốc học thuộc HNV Việt Nam viết về chuyện khen chê ông Nhà văn Đà Linh. Hôm nay đi lấy nhuận bút kha khá được gần 3 triệu đồng. Tôi cũng thuộc diện viết nhiều, sách nhà nước in cho không mất vốn, bán trên mạng ăn trọn luôn không chia cho nhà sách tới 45%, vậy mà tiền văn chỉ đủ cho tôi uống bia thoải mái thôi. Vì vậy tôi không tin là Nguyễn Quang Lập chỉ với nhuận bút mà mua được căn hộ cao cấp Hoàng Anh-Gia Lai và có cuộc sống khấm khá tại TPHCM như Mai Văn Hoan biện hộ cho động cơ “chuyên chở sự thật” của Lập:
Với một người tài năng và nổi tiếng như Lập việc kiếm đâu có khó. Chỉ riêng viết báo không thôi, hàng tháng anh đã thu được khối tiền. Anh còn in sách, viết kịch bản sân khấu, điện ảnh”.
Ở VN, liệu có mấy nhà văn chỉ sống bằng nhuận bút viết lách trong nước?
Còn chuyện vào Hội, hôm qua có anh bạn nhà thơ gọi điện bảo sao anh dại thế, anh thuộc diện ngoại cỡ rồi, sao anh lại hạ mình làm đơn để cho những đứa vừa ngu dốt vừa tiểu nhân xét duyệt anh, chúng nó bỏ phiếu cho anh vào thì anh lớn quá chiếm hết chỗ thì chúng nó ngồi đâu? Tôi là một công dân VN viết văn mà tài năng đã được những tên tuổi hàng đầu VN công nhận. Về thơ, Chế Lan Viên từng đề nghị trao giải thưởng; về văn, Nguyễn Khải bảo truyện “Lễ tưởng niệm” cả đời người viết may ra thì viết được vài cái như thế, có tập sách “Những dấu vết không phai” ông bảo phải “đọc đi đọc lại”; về phê bình, GS hàng đầu là Trần Đình Sử từng gọi điện, gởi email bảo phải sưu tập bài tôi viết và “rất khâm phục anh”! Thực tế tôi cũng đã được giải thưởng, tặng thưởng tới 4 lần, trong đó có giải thưởng của tổ chức lớn nhất về Văn học Nghệ thuật ở VN. Vì vậy việc tôi vào Hội Nhà Văn VN là lẽ tất nhiên, nên việc BCH Hội Nhà Văn VN vừa loại tôi là một hành động sai trái, bất minh, hoàn toàn chỉ vì tình cảm cá nhân và mưu đồ đen tối chứng tỏ tỷ lệ kẻ dốt, kẻ xấu là quá bán trong BCH đó.
Hôm nay tôi đăng lại bài trên Tạp chí Hồn Việt. Bài này tôi viết khi thấy bài của Bích Châu trên Hồn Việt bị "ném đá" trên trang web của HNVVN. Tôi đã gởi cho trang web của HNV nhưng không thấy đăng. Vậy là trang web này chủ trương "ụp mũ" tác giả Bích Châu? Bài viết này tôi viết rất cao sâu về lý luận Văn học Nghệ thuật mà tôi tin cả bọn bỏ phiếu loại tôi có chụm đầu vào cũng không viết nổi, mà có đọc chúng nó cũng không thể hiểu hết được đâu. 
Không được vào HNVVN tôi hoàn toàn không mất gì nhưng thật e ngại khi những vấn đề của HNV của một nước lại được quyết định bởi việc bỏ phiếu của BCH mà chiếm đa số là bọn lưu manh. Rồi tôi sẽ còn đưa vụ việc này ra ánh sáng!
25-12-2014
ĐÔNG LA
Trên tạp chí Hồn Việt (số tháng 11/2014) có bài “Biến nghịch lý trở thành chân lý!?” của tác giả Bích Châu đã gây ra hai luồng ý kiến trái ngược nhau.
Bích Châu viết tháng 9 năm nay, nhân giỗ đầu của nhà văn Đà Linh, cựu Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Đà Nẵng, các báo rộ lên một cơn sốt ca ngợi hết lời. Nhưng lạ một điều là hầu hết những bài báo đều xoáy vào cái sai phạm khiến ông Đà Linh phải rời khỏi NXB Đà Nẵng để coi đó như là một việc làm đáng tôn vinh. Trên Tiền Phong: Nói đến Đà Linh - tên thật Nguyễn Đức Hùng (bút danh khác: Đa Huyên, 1958-2013) là nói đến bản lĩnh của một người làm xuất bản. Những cuốn sách “nhạy cảm” nhất, những cuốn sách “gai góc” nhất, những bản thảo tác giả và đối tác xuất bản biết là “khó” nhất, họ hầu như đều tìm đến Đà Linh để gửi gắm. Tên tuổi anh gắn liền với những cuốn sách Ba người khác (Tô Hoài), Trần Dần - Thơ, Bóng đè (Đỗ Hoàng Diệu), Ngồi (Nguyễn Bình Phương)...”; trên CADN: “Điều ước muốn cháy bỏng của Đức Hùng là xuất bản sách phải ra xuất bản, không chạy theo những thị hiếu tầm thường. Hoặc hơn nữa, sách của NXB Đà Nẵng phải là những quyển sách “nặng” về chất lượng, “sáng” về tầm tư tưởng, tri thức. Nên thế, thời Đức Hùng giữ chức Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập, NXB Đà Nẵng có một số quyển sách gây tiếng vang, được bạn đọc đánh giá cao
          Bích Châu còn cho biết không phải chỉ là những bài báo lẻ, VNexpress còn giới thiệu trân trọng quyển sách Đà Linh - Trí thức dấn thân do Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn xuất bản với những lời có cánh:
"Toàn bộ công việc Đà Linh đã làm, cũng có thể gọi là một quá trình phản biện xã hội. Chỉ có điều anh không ồn ào khoa trương. Anh không đăng đàn diễn thuyết. Anh làm trong lặng lẽ, với thái độ của một trí thức cầu thị văn hóa, đứng về sự tiến bộ”.
Bài của Bích Châu thực ra mới chỉ là bài góp ý chưa phải là bài phê bình dựa trên cơ sở lý luận chặt chẽ, nhưng ít nhiều cũng đã có dẫn chứng chứng minh. Phía ngược lại, những người ủng hộ Đà Linh “ném đá” Bích Châu cũng hoàn toàn chỉ bằng cảm tính chủ quan. Yêu thích văn chương là tự do, ai cũng có quyền có sở thích riêng. Nên để phân định sự việc trên ai đúng ai sai nếu cũng chỉ dựa vào cảm tính chủ quan sẽ là điều không thể mà cần phải dựa trên cơ sở lý luận. Vì thế tôi đã viết bài này.
Để chứng minh cho việc ca ngợi Đà Linh như là một sự Biến nghịch lý trở thành chân lý”, Bích Châu dẫn ra việc Đà Linh đã duyệt in tập Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, một tác phẩm từng được (Nguyên Ngọc) khen với “những lời cực kỳ bóng bẩy”: dường như họ nhận ra được và truyền đến chúng ta những nghiền ngẫm sâu thẩm về con người, xã hội, về đất nước. Thậm chí cả số phận dân tộc”, nhưng theo Bích Châu “những điều cao cả ấy hóa ra chỉ là sự báng bổ tổ tiên đến khó hiểu trong tâm thức bệnh hoạn của người viết”; “Còn nếu gạt đi ẩn ý chính trị này thì tác phẩm chỉ là thứ rác rưởi như các truyện sex trong những trang web khiêu dâm trên mạng”.
Về Đỗ Hoàng Diệu, tôi đã viết một bài, thấy tập Bóng đè có hai truyện đáng chú ý là Bóng đèVu quy. Tác giả đã viết theo lối phúng dụ, ám chỉ, tác phẩm được xây dựng bằng những chất liệu là những xúc cảm, những hành động tính dục giống như tác phẩm Tử cấm nữ của Trung Quốc. Các tình tiết chỉ là cái cớ để tác giả cài đặt ý tưởng. Chính Đỗ Hoàng Diệu đã tuyên bố: “Tôi đã và sẽ luôn khẳng định rằng tôi chưa bao giờ viết về tính dục cả. Tôi chỉ mượn tính dục làm cái vỏ để chuyển tải những thông điệp khác của mình”.
Với truyện Bóng đè, Đỗ Hoàng Diệu đã viết về chuyện loạn luân trong mơ giữa hồn ma cha ông tổ tiên nhà chồng gốc Tầu với người con dâu khiến cô mang thai. Thật khó tìm ra được một thực tại nào tương đồng với sự ám chỉ trên. Nếu ráng hiểu “thâm ý” của Đỗ Hoàng Diệu như hiểu một đứa trẻ nói chưa sõi ta sẽ thấy Đỗ Hoàng Diệu có thể đã viết Bóng đè dựa trên cái ý của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện “Vàng lửa”: “Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này (chỉ Việt Nam) là nhược tiểu. Đây là cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Với ý này Tạ ngọc Liễn đã phản bác: “Nước ta nhỏ… mà không yếu. Những cuộc phá Tống, Bình Nguyên, đuổi Minh, đánh Thanh… chẳng lẽ chưa đủ… là một xứ sở mạnh mẽ sao?”; “càng kỳ quặc hơn khi cho rằng văn hóa Việt Nam (mà biểu tượng là Nguyễn Du) chỉ là đứa con hoang của nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp đẻ ra. Tôi không nghĩ tác giả luận điểm này là người mắc bệnh tâm thần nhưng đó không phải là sự suy tưởng của một đầu óc lành mạnh”. Có ý bênh Nguyễn Huy Thiệp cho cầnđọc văn phải khác đọc sử”. Tôi cũng đã cho rằng, Văn là nghệ thuật tất phải khác Sử là ghi chép, có điều nghệ thuật chân chính, với những thủ pháp sẽ cuốn hút người đọc hiểu biết sự thật sâu sắc hơn, còn nghệ thuật lại đi bôi đen sự thật thì là thứ nghệ thuật bậy bạ.
Như vậy truyện Bóng đè, với cái biểu đạt, là một câu chuyện dâm ô bệnh hoạn; với cái được biểu đạt, là truyện ám chỉ một cách sai trái về lịch sử VN. Phúc Linh, trên báo Công an TP Hồ Chí Minh, viết: “qua những chuyện tình dâm ô, tác giả muốn chuyển đến người đọc thông điệp gì?... Nếu có thông điệp thực sự thì cũng chỉ là lời vu cáo hồ đồ, độc địa!”. Nguyễn Chí Hoan, trên báo Người Hà Nội, viết: “tập “Bóng đè”, lấy những chuyện tình dục tình yêu làm môi trường bàn chuyện thân phận đàn bà, rồi từ đó phóng chiếu lên thân phận lịch sử nòi giống, tính cách và bản sắc văn hóa, thậm chí là mơ hồ một chút gì đó về hòa hợp và hội nhập đương thời, v.v... đều mới chỉ dừng ở mức độ có tham vọng luận bàn”; “Ðiều đáng phải nói là khi một nghệ thuật như thế lại phô bày tham vọng nhận thức cái thực tại mà vốn nó đã không/ chưa hiểu biết cho đến nơi đến chốn”.
Truyện “Vu quy” được Đỗ Hoàng Diệu thể hiện qua những hồi ức kỳ lạ của một nhân vật nữ về những cuộc tình với 5 người đàn ông, rồi cuối cùng, theo quyết định của ông bố, cô phải cưới và trải qua đêm tân hôn với một xác chết! Đó là xác một người đàn ông tên Karl “từa tựa bức tượng tôi vẫn thường trông thấy mỗi khi đến cơ quan bố”, với “hàm râu quai nón rậm rì loen nhoen nhiều vệt trắng”, người đàn ông “uyên bác và nhiều vốn tư bản đã định cư ở Việt Nam vĩnh viễn.
Đỗ Hoàng Diệu viết vậy, bất cứ người trưởng thành có ý thức bình thường nào cũng đều nhận ra “người đàn ông tên Karl” đó là ai và việc kết hôn giữa một cô gái với một xác chết cô dựng lên có ngụ ý gì.
Nhưng Chủ nghĩa Mác có đúng chỉ là xác chết như ngụ ý của Đỗ Hoàng Diệu không? Hay cô chỉ là một đứa trẻ hậu sinh nói leo theo phe chống cộng? Thực tế, khi có những tín đồ của Mác đã “chiêu hồi” thì ở ngay các nước tư bản, trong các cuộc bình chọn nhà tư tưởng của  thiên niên kỷ, như tại Đại học Cambridge (Anh) năm 1999,  Mác vẫn được chọn là số một. Tỷ phú đầu cơ chứng khoán George Soros viết: Marx và Engels đã cho một phân tích rất tốt về hệ thống tư bản cách đây 150 năm” (Marx and Engels gave a very good analysis of the capitalist system 150 years ago). John Cassidy, phóng viên kinh tế của tờ The New Yorker, cho rằng các vấn đề mà các nhà kinh tế học hiện đang đối mặt, họ đang “bước theo dấu chân của Marx mà họ không biết(without realising that they are walking in Marx's footsteps). Dù kinh tế các nước tư bản do khoa học công nghệ phát triển đã tăng trưởng rất mạnh nhưng sự bất công mà Mác chỉ ra vẫn còn nguyên đó. Trong phong trào biểu tình “Chiếm Phố Wall, nhà làm phim Michael Moore đã nói: “Đó là hệ thống tàn ác... hệ thống được dựng lên để 1% những người giàu nhất nhận 40% chiếc bánh... tư bản chủ nghĩa cần được thay bởi một hệ thống trong đó người dân có quyền tham gia vào việc sắp đặt, điều hành hệ thống và 'chiếc bánh' phải được chia đều hơn.
Trong bài viết Bích Châu cũng dẫn ra việc Đà Linh cho in quyển Trần Dần – thơ và cho:
 có lẽ không cần phải bình luận chi nhiều. Bởi chính những con chữ trong tập thơ đã nói lên hết. Ai là người có thể đọc và hiểu những câu thơ như thế này? Ai là người có thể ngấm sâu ý tưởng triết lý trong từng cái gọi là Biến tấu chữ, biến tấu âm. Ôi là những Thằng thịt, Con trắng, Kể kệ, Jờ Joạcx, Sổ bụi… nhảy tung tóe như một kiểu đánh đố người đọc:
…Thèm thẽm them một con thịt
Đỗi kíp
Cởi xì líp
Thèn
Thẹn
Quỹ đạo hở  (Thằng thịt)
… Truồng lẹm
Em ghem tôi bằng ghẹm
Bằng thẹm
Bằng cửa ngử
Em them tôi bằng cửa ngửa
Buồng cửa ngửa
Hôm mưa trắng cửa
Em ghem tôi bằng trắng ngửa
Bằng lông
Em hông tôi bằng mông
Bằng âm cụ nụ…( Con trắng)
Mưa truồng
Jải jích jus jâu… thì kệ cái tát 1 bát sẹo 1 lẹo vú 1 bú đít 1 lít nách 1 jạch tóc 1 móc họng 1 nóng thở 1 hở jốn 1 nọm nín 1 mín ngực 1 chực cắn 1 nắn thẹn 1 đẹn kén 1 nén xác
1 es píc 1 híc bẹn 1 lẹm nguýt
1 quít háng 1 jạng sáng 1 tháng hóc
1 jọc đùi 1 mùi môi ( Jờ Joạcx- IX)
Tôi vẫn ngồi buồng chu vi mưa uống nhau cùng li jượu nữ
Vũ trụ cần thêm đồ đạcx mọc
Tức là con nữ kỹ sư truồng nằm jữa xé sử ký jao cấu trên tôi và thằng TRUỒNG - -ở các mông đít- ism lỗ ngực jây, truyền nách mặt lẹm cổ họng. ( Jờ Joạcx- XVI)
 truồng A tòi ja qua gương lưng
- ja jả jữa jờ sẹo của một nữ – vắng – nhà jèm phùn
truồng B ngồi đùi non trên một bẹn hồ sơ- cả một xilip sách jọc nịt thịt
Mưa vi ni lông múa nữ lọc vòng lòng
truồng D
- em mới 17 tuổi lò sưởi jưỡi
truồng C
- ờ phải jập mùng
  jường… một dọc
nữ xinh thăn đùi thủy tạ
truồng E  lùa lụa juýt hàn the
- em chưa ja lông
- … bể tắm nữ…
Truồng F
- Em là tuổi bustơ của quần lót
Truồng J đít cong nhét cả cà phê bơ Puđơ vào mồm nằm… ( Jờ Joạcx XIV)
Hỡi những người đọc bình thường, đây có phải là những áng thơ tuyệt tác mà “người trí thức dấn thân” như Đà Linh đã xây cây cầu văn hóa đến cho người đọc?”
Trên www.tienphong.vn có bài Ụp mũ lên Trần Dần - Thơ cho “bài viết của Bích Châu không chỉ báng bổ người đã khuất, mà đặc biệt còn giễu cợt, sổ toẹt giá trị một loạt tác phẩm của các nhà văn danh tiếng mà nhà văn Đà Linh làm “bà đỡ” với tư cách Tổng biên tập NXB Đà Nẵng”. Việc bịa đặt, bới móc những chuyện không liên quan mới là “báng bổ người đã khuất”, còn bàn về đúng sai, tốt xấu là chuyện muôn thuở, không phải là báng bổ.
Về chuyện khen chê Trần Dần theo cảm tính thì dễ, còn đánh giá tài năng của ông dựa trên cơ sở lý luận văn học thì không dễ, bởi không chỉ trong nước mà trên cả thế giới, quan điểm về văn học nghệ thuật quá khác, thậm chí ngược nhau.
Có thể coi những câu sau của Trần Dần như là tuyên ngôn của ông:
“tôi không hợp grammaire nào cả/ Sinh tôi đã có grammaire cho tất cả/ ắt là không juýt cho tôi/ tôi không thích mọi grammaire quần đùi may sẵn”.
Nhưng trong đám tang Trần Dần, hai câu thơ được chọn của ông để viết trên một tấm băng lớn treo ở tang phòng, cũng là hai câu được nhiều người nhắc đến, lại thuộc loại “grammaire quần đùi may sẵn”, dù ông có viết theo lối bậc thang, dù ngôn ngữ là ngôn ngữ ẩn dụ, tức ông cũng dùng tu từ, ý nghĩa rất rõ ràng, dù là hàm nghĩa:
Tôi khóc những chân trời không người bay
Lại khóc những người bay không có chân trời
Đây là hai câu sáng tạo của riêng ông vì chưa ai viết nhưng là viết theo lối viết chung chứ không phải theo lối riêng của Trần Dần, kiểu như: “truồng B ngồi đùi non trên một bẹn hồ sơ- cả một xilip sách jọc nịt thịt”. Như vậy, cái việc chọn thơ của Trần Dần trên vô tình đã chứng tỏ cái gọi là độc sáng của Trần Dần cũng không được người thân và fan của ông thực sự yêu thích.
Sự sáng tạo là làm ra cái mới, những cái chưa có thì ai cũng biết. Trong khoa học cơ bản và công nghệ có sự phân định rõ những cấp độ khác nhau như phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích. Phát minh là việc đưa ra những quy luật mới có tính nền tảng; sáng chế, giải pháp hữu ích là những sáng tạo ứng dụng cụ thể trong đời sống. Trong khoa học công nghệ làm ra cái mới luôn phải tuân theo quy luật nếu không sẽ không cho ra kết quả, như làm không đúng thì chiếc xe không thể chạy, máy bay không thể bay được. Nhưng trong văn học nghệ thuật lại không như thế. Có những sáng tạo dựa trên cơ sở của tri thức và đạo lý, ngược lại, tiếc là không phải là ít mà cũng có nhiều quan điểm sáng tạo lại dựa trên sự phá vỡ tất cả các quy chuẩn theo lẽ thường: về thẩm mỹ, đạo lý và cả về ngôn ngữ… Khi ấy tiêu chuẩn của cái đẹp lại là sự không hài hòa, không giống thật, thậm chí là cái xấu. Với những người có tâm trí bình thường không ai có thể thấy đẹp khi xem tranh siêu thực, tranh lập thể. Như bức Demoiselles d 'Avignon của Picasso được coi là kiệt tác, có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, dưới đây:
Tiêu chuẩn của cái mới, cái tiến bộ cũng là cái nghịch thường, phản luân thường đạo lý, phản thuần phong mỹ tục, thậm chí là phản kháng, kể cả phản động.
Trần Dần đã đi theo tinh thần trên nên ông từng bị tù đầy, nên thơ ông, như đoạn trích của Bích Châu, mới có những “Cởi xì líp”, “Em hông tôi bằng mông”, “1 lẹo vú 1 bú đít”, “1 híc bẹn”, “Tức là con nữ kỹ sư truồng nằm jữa xé sử ký jao cấu trên tôi”, “truồng B ngồi đùi non trên một bẹn hồ sơ- cả một xilip sách jọc nịt thịt Mưa vi ni lông múa nữ lọc vòng lòng”, v.v…
Như vậy quan điểm sáng tạo giữa khoa học và nghệ thuật; quan điểm thẩm mỹ giữa đại đa số và thiểu số “người đặc biệt” có phần ngược nhau. Có điều nếu khoa học cũng như nghệ thuật coi sáng tạo là phá vỡ quy chuẩn, là sự lộn ngược thì không biết thế giới này sẽ đi tới đâu? Ngành lai tạo trong sinh học sẽ chỉ cho ra những quái thai mà thôi. Nhưng có lẽ chúng ta nên tôn trọng sự tự do say mê những cái lập dị, cái lộn ngược, cũng như tự nhiên đã tôn trọng sở thích ăn xác thối của loài linh cẩu, kỳ đà vậy. Có điều cần phải biết nhận ra cái giới hạn mà vượt qua nó là đồi trụy, là băng hoại, kể cả phạm pháp, nếu không bị tù như chơi! Thật e ngại khi sự quái dị của con người không chỉ dừng lại ở sự lộn ngược thẩm mỹ mà còn có cả sự lộn ngược thiện ác. Chính vì thế Hít-le mới gây ra được cả một cuộc Đại chiến và Pôn-pốt mới có thể làm được một cuộc diệt chủng.
Tôi đã đọc nhiều về Chủ nghĩa Hiện đại và cả Hậu Hiện đại để xem trong đám bòng bong quan điểm thẩm mỹ đó cái lý nằm ở đâu? Rốt cuộc chỉ thấy chỉ là những quan điểm cá nhân mang tính tư biện, không có một cơ sở khoa học, triết học nào cả, dù không ít người từng dựa vào cả tính triết lý của khoa học hiện đại như Cơ học lượng tử và Thuyết tương đối.
Tôi đã viết nước Pháp và mấy nước Châu Âu vốn là những nước háo danh, người ta đã thi nhau đưa ra đủ thứ trường phái, rồi ai cũng tự cho mình là chân lý nghệ thuật. Khởi đầu trong hội họa Chủ nghĩa Ấn tượng đã ra đời bởi các hoạ sĩ cho rằng phải vẽ ngoài trời mới thu giữ được những khoảnh khắc thoáng hiện của hiện thực sống động. Picasso chê: “Làm sao cái chốc lát đổi thay chập chờn bên ngoài sự vật lại có thể là sự thật duy nhất mà người nghệ sĩ một đời theo đuổi”. Và, Chủ nghĩa Lập thể hình thành, với ý muốn thể hiện được “cái bên trong” và cái “nhiều mặt” của sự vật, với một ngôn ngữ hội họa là những hình khối, những mặt phẳng. Rồi Chủ nghĩa Lập thể cũng lại bị chê là đã coi thường hình thể hài hoà của tự nhiên. Chủ nghĩa Đađa, một chủ nghĩa “phá phách”, cho nghệ thuật chính là  sự phá vỡ cái cũ, chống lại trật tự tự nhiên để tạo ra một trật tự mới, trật tự của những cái phi lý. Theo Arp: “Định luật của cái ngẫu nhiên là định luật bao trùm lên tất cả mọi định luật”. Chủ nghĩa Siêu thực thoát thai từ Chủ nghĩa Đađa, trong Tuyên ngôn Siêu thực, Breton cho “hình ảnh siêu thực” chính là sản phẩm trùng hợp giữa hai thực tế khác nhau, một thực tế có thực và một thực tế có trong tiềm thức. Nó không phải được tạo ra do lý trí mà do một tia sáng, một động lực siêu thực. Theo ông, hình ảnh gợi cảm nhất là hình ảnh cực kỳ phi lý, phải thật khó giải thích theo ngôn ngữ thông thường. Nhưng đến lượt Chủ nghĩa Siêu thực cũng lại bị chê bởi một trong những chủ soái của một chủ nghĩa khác: Chủ nghĩa Hiện sinh, Camus viết: “Thật là một cuộc nổi loạn thực sự… Sự phủ nhận của nó với mọi cái là rõ nét, sắc bén và đầy tính khiêu khích”! (dẫn theo cuốn : “Những bậc thầy văn chương thế giới tư tưởng và quan niệm, Lê Huy Hòa, Nguyễn Văn Bình soạn, nxb Văn học, 1995; và cuốn Mỹ thuật Hiện đại).
Như vậy không có cái nào là chân lý nghệ thuật cả! Phải chăng sự thay đổi các trường phái cũng như “mốt” thời trang?
Ở Việt Nam, Lê Đạt, một người đồng trang lứa và cũng ở trong Nhóm Nhân văn - Giai phẩm với Trần Dần, cũng là một người nhiệt thành truyền bá cái tinh thần sáng tạo nghệ thuật dựa trên cơ sở khoa học, ông viết: “Nhà nghệ thuật thiếu lý tính chỉ là một nghệ sĩ thứ phẩm mắc bệnh vĩ đại cũng cần chữa trị hoặc nên đổi nghề (Tạp chí Tia sáng xuân 2002, tr.25); “Từ khi cầm bút tôi đã quan niệm việc cách tân thơ Việt là mục đích quan trọng nhất của đời mình... Vật lý hiện đại (và thơ hiện đại) khuyến khích những giả thuyết thoạt nhìn như rồ dại nhưng có khả năng mở ra những khía cạnh kỳ bí của ngoại giới (cũng như thiết kế những tập họp chữ mới vượt qua biên giới cảm nhận sang những vùng tri nhận phức hợp và quyến rũ…); Lý thuyết về những phô tông đã khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của những cấu trúc gián đoạn thay thế những cấu trúc liên tục tăng chế ngự khoa học cũng như thơ ca trong nhiều thế kỷ”.
Tính liên tục và tính gián đoạn chỉ khác nhau như một sợi dây liền và một sợi dây đứt đoạn, nên việc Lê Đạt tưởng tượng ra “nó chế ngự thơ ca trong nhiều thế kỷ” thực ra chỉ là một sự làm dáng tri thức.
Người ta cũng đã dựa vào tính bất định, tính phi tuyến tính của chuyển động trong Cơ học lượng tử làm cơ sở cho việc sử dụng tính phi logic của ngôn ngữ, gây ra sự khó hiểu. Có điều cơ học lượng tử thuộc thế giới vi mô của các hạt cơ bản, còn ngôn ngữ là một trong những sản phẩm ý thức của não người, tức thuộc về thế giới của các chất chứ không phải của các hạt. Cũng như người ta chỉ ăn chất bột chứ không ai có thể ăn được hạt cơ bản. Vì ảnh hưởng những điều trên, Lê Đạt, Trần Dần và các tín đồ sau này đã cho rằng cần phải đổi mới thơ ca bằng cách “phá vỡ “những quy luật nghiệt ngã nhiều khi bảo thủ của ngữ pháp”. Chính vì thế mới có loại thơ sai ngữ pháp ngô ngô ngọng ngọng mà với người đọc bình thường thì không tài nào hiểu nổi tại sao lại có loại “thơ” như thế.
Ngữ pháp thực chất chỉ là quy tắc của ngôn ngữ. Khi sử dụng ngôn ngữ sai thì hoặc do khả năng ngôn ngữ, hoặc do trạng thái tâm thần người sử dụng, chứ hoàn toàn không thể có chuyện diễn tả các vấn đề một cách “sai ngữ pháp” thì sẽ sâu sắc toàn diện hơn. Không ai có thể đưa ra được một thí dụ về điều này. Trong tác phẩm, ngôn ngữ nhân vật có thể sai ngữ pháp, còn nhà văn viết tác phẩm mà sai ngữ pháp là do học dốt. Những điều càng phức tạp người ta càng phải viết cho chuẩn mực hơn. Nếu không sẽ có chuyện ông nói gà, bà hiểu vịt.
Theo nhà thơ Dương Tường: "Thơ Trần Dần đương nhiên là khó hiểu. Nhưng chính ông ấy cũng nói về sự khó hiểu một cách hết sức giản dị: "Tất cả mọi giá trị chân thiện mỹ đều là khó hiểu"”. Cần phải phân biệt sự khó hiểu do cao siêu với sự khó hiểu do ngô ngọng, không có gì để hiểu chứ không phải khó hiểu. Việc phá vỡ ngữ pháp tất dẫn đến sự khó hiểu. Sự khó hiểu ở đây do lỗi ngôn ngữ của nhà thơ chứ hoàn toàn không phải do tư tưởng cao siêu của nhà thơ. Tính tư tưởng là một trong những tính chất cao quý của thơ ca; nhiều người chạy theo chủ nghĩa hình thức chỉ coi trọng hình thức, không coi trọng tư tưởng, nên đa phần thơ họ rỗng tuếch.
Việc coi Lời giám định tập bản thảo Trần Dần, Thơ của GS Hoàng Ngọc Hiến như là sự khẳng định tài năng và nhân cách của Trần Dần cũng không vững. Vì ý của GS Hoàng Ngọc Hiến cho việc “Trần Dần đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước” là một sự chiêu tuyết là không đúng. Theo từ điển Hán Việt, chiêu tuyết (昭雪) là sự vạch tỏ nỗi oan ra. Chưa hề có một văn bản chính thống mang tính pháp lý nào kết luận vụ án Nhân văn Giai phẩm là oan cả nên không thể nói Trần Dần là bị oan. Vậy việc tặng thưởng cho Trần Dần cũng như một số người khác nên coi là sự gạn đục khơi trong và có sự tha thứ. Cũng như việc Bác Hồ trọng dụng ông Bảo Đại làm cố vấn vậy. Nếu ứng xử thuần lý như những nước khác hoặc thời phong kiến, Bảo Đại khó tránh được án tử. Nước ta có cách ứng xử nhân đạo như vậy có lẽ bởi chúng ta thấy được khởi nguồn cho tất cả những sự đúng sai, tốt xấu đều là do nước ta bị xâm lược, dân ta bị quá nhiều đau khổ rồi thì khi cuộc sống tốt đẹp hơn nên tha thứ. Việc GS Hoàng Ngọc Hiến cho “Tập bản thảo này tập hợp khá đầy đủ những áng văn hiển lộ thi tài của Trần Dần” và người cho Bích Châu “Ụp mũ lên Trần Dần – Thơ” ca ngợi tập sách là “một “công trình khoa học” văn chương - kho ngôn ngữ sáng tạo đầy bí ẩn”, tiếc là cả hai chỉ khen suông chứ không ai chỉ ra cụ thể cho người đọc biết cái cao siêu của thơ Trần Dần là như thế nào. Ngược lại với tác giả Bích Châu khi phê phán thơ Trần Dần, dù có thể không đúng cho tất cả, nhưng với đoạn đã trích dẫn thì Bích Châu rất đúng. Như vậy người cho Bích Châu “ụp mũ” Trần Dần thực chất đã ụp mũ Bích Châu!
***
Tôi không biết Đà Linh, nếu là người hết lòng vì bạn bè đến bất chấp danh lợi của mình bị ảnh hưởng thì Đà Linh quả là một người có nhân cách đáng quý trọng. Có điều hy sinh giúp bạn làm việc đúng, việc tốt mới là điều tốt, ngược lại sẽ là điều xấu. Việc Đà Linh dám chịu trách nhiệm xuất bản những cuốn sách“nhạy cảm”, “gai góc”, nếu chúng đúng là “phản biện xã hội”, phản ánh đúng những sai trái, tệ nạn của xã hội, kể cả sai trái trong chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, nhiều tổng biên tập vì danh lợi sợ đụng chạm không dám xuất bản, Đà Linh dám, thì anh đúng là người dám dấn thân vì nghĩa lớn.
Tôi không đọc những sách Đà Linh “dấn thân” xuất bản, chỉ với hai cuốn Bóng đèTrần Dân –Thơ, như phân tích ở trên, thì e rằng Đà Linh không phải như những lời ca ngợi là “kiên quyết làm cho được những cuốn sách hay, sách tốt”; ““nặng” về chất lượng, “sáng” về tầm tư tưởng, tri thức”. Với cuốn Trần Dần-thơ, chỉ đoạn trích thơ Trần Dần của Bích Châu thôi cũng đã đủ “con sâu làm rầu nồi canh” rồi. Việc cho Đà Linh in những cuốn như Bóng đè là hành động của một "trí thức dấn thân" mà có người đã định nghĩa: “Người dấn thân luôn hướng công việc tới sự tiến bộ, đi đầu, nhưng vấp phải khó khăn, cần sự hy sinh, chịu tất cả khó khăn của kẻ mở đường. Đà Linh gặp nhiều trắc trở khi làm xuất bản, nhưng anh kiên quyết làm cho được những cuốn sách hay, sách tốt” cũng là không phải. Bởi Đà Linh là TBT Nxb Đà Nẵng, tức là một công chức của chế độ. Vậy mà Đà Linh lại duyệt in cuốn sách có ý ám chỉ Chủ nghĩa Mác chỉ là một xác chết, trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam được hiến định “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”,  lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”. Ý đó của Đỗ Hoàng Diệu không phải phản biện mà là vi phạm hiến pháp, nên Đà Linh đã sai phạm khi tiếp tay cho sự phạm pháp đó.
Vì thế bài của Bích Châu trên Hồn Việt cho việc ca ngợi Đà Linh là Biến nghịch lý trở thành chân lý!?” là hoàn toàn có lý.

8-12-2014
ĐÔNG LA