Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

PHẠM ĐÌNH TRỌNG VỀ VỚI “Trính nghĩa Cuốc ra” CŨNG LẮM THÁC GHỀNH, VỰC XOÁY

ĐÔNG LA
PHẠM ĐÌNH TRỌNG VỀ VỚI “Trính nghĩa Cuốc ra” CŨNG LẮM THÁC GHỀNH, VỰC XOÁY


Gần đây ông Phạm Đình Trọng có viết bài “Cần gọi đúng tên cuộc chiến này” nhân ngày 30-4 sắp tới.
Đất nước Việt Nam hiện có những chuyện quái đản. Nhà nước bỏ công, bỏ của lập ra một Hội Sử học, người ta còn cố gắn thêm hai chữ “khoa học” vào cho oai, rồi tạo ra bao tên này tuổi kia để hưởng danh, hưởng lợi, nhưng rồi họ chỉ bầy ra những trò ngược đời. Như ông GS Viện sĩ Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội, từng cho sự kiện lịch sử Lê Văn Tám đốt kho xăng chỉ là hư cấu; “Nhà Sử học” Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội, cũng cho Hoàng Sa thuộc “đất” của VNCH theo Hiệp Định Hiệp định Genève 1954! Rồi cả Hội còn đưa ra công cuộc “đổi mới” đánh giá lại Triều Nguyễn để rồi suy tôn Nguyễn Ánh ngang với Vua Quang Trung Nguyễn Huệ nữa!
Nhưng dù vậy, các nhà “xử học” loại đó vẫn không đáng xách dép cho những nhà văn “đổi mới” ở Việt Nam. Những nhà văn như Dương Thu Hương, Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Quang Lập, Phạm Viết Đào, Võ Thị Hảo, v.v… còn ngang nhiên hung hãn công kích trực diện thể chế. Họ phủ nhận thành quả cách mạng, thẳng thừng bác bỏ, bôi đen từ nền tảng tư tưởng của chế độ cho đến lộn ngược các giá trị. Sau mấy chục năm giải phóng lại có không ít người bấu víu vào mọi cớ, tìm mọi cách chiêu hồi hồn ma chế độ Việt Nam Cộng hòa. Một trong những nhân vật như thế là Phạm Đình Trọng.
Phạm Đình Trọng là nhà văn trưởng thành trong quân đội, từng gây ồn ào với những chuyện như thư gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chuyện làm đơn xin ra khỏi Đảng và các bài viết với tinh thần sám hối, “nhận thức lại”! Như đã viết, bạn đọc của tôi có nhiều bộ đội, công an, tướng, tá đủ cả. Không ít lần mấy ông công an rủ đi uống cà phê nói “Sao anh không ‘đánh’ cho thằng cha Phạm Đình Trọng một trận?” Với tôi có cái sướng là làm chủ được cuộc sống của mình nên thích thì viết không thích thì thôi, không ai bắt buộc được. Biết Phạm Đình Trọng sai quá lẽ ra phải viết từ lâu nhưng rắc rối ở chỗ là lại có quen biết sơ sơ nên tôi chưa viết. Tôi vốn ở cùng khu tập thể của Viện Công nghiệp Dược với ông Nhà thơ Thái Thăng Long (vợ là trưởng phòng tổ chức viện), lại có chút ân tình, ân nghĩa. Ông Long tính quảng giao, gần như chơi hết với các ông văn chương cùng lứa, trong đó có Phạm Đình Trọng. Tôi đã có lần gặp ông Trọng là vì thế.
***
Trong bài “Cần gọi đúng tên cuộc chiến này” nhân ngày 30-4 sắp tới, Phạm Đình Trọng viết:
Suốt 40 nãm qua, hệ thống tuyên truyền khổng lồ của ðảng CSVN (Cộng sản Việt Nam) cầm quyền ðã ngốn quá nhiều tiền thuế của dân, tiền bán tài nguyên ðất nước vào việc tự huyễn hoặc mình và lừa dối người dân về ngày 30 tháng tư nãm 1975, ngày huy hoàng ðại thắng, ngày vẻ vang thống nhất ðất nước.
Cuộc chiến tranh mà hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam cộng sản vẫn thần thánh hóa là cuộc chiến tranh “Giải phóng miền Nam, thống nhất ðất nước”, “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước” thực chất chỉ là cuộc nội chiến tội lỗi, người Việt bắn giết người Việt”.
Nhưng ngay trong lá đơn xin ra khỏi Đảng, tức lúc đã phản tỉnh, Phạm Đình Trọng vẫn viết:
Sinh ra trong không khí sôi sục của cuộc cách mạng đã khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa những người cộng sản lên nắm chính quyền. Cuộc cách mạng ấy như cũng khai sinh ra thế hệ chúng tôi, một thế hệ của cách mạng, của nhà nước mới… Lí tưởng của những người Cộng sản ấy đã trở thành lí tưởng, thành lẽ sống của thế hệ chúng tôi. Cốt cách lương thiện và dũng cảm của những người Cộng sản ấy cũng là khuôn mẫu cho cốt cách của lứa chúng tôi.
Rời trường trung học vào bộ đội rồi đi vào cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược, chúng tôi lại gặp những người Cộng sản bằng xương bằng thịt vô cùng cao đẹp ở mọi nơi gian nan ác liệt. Máy bay Mĩ tập trung đánh hủy diệt một trận địa pháo cao xạ ở miền Tây Quảng Bình. Người Cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Viết Xuân bị đạn bắn nát đùi vẫn bám thành công sự phất lá cờ đỏ dõng dạc chỉ huy: Nhằm thẳng quân thù, bắn! Với cuộc sống anh hùng đó, với lí tưởng đã có, chúng tôi trở thành người Cộng sản như là lẽ đương nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, đảng phát động đợt kết đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Ngay sau lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi viết đơn xin vào đảng. Lễ kết nạp lớp đảng viên Hồ Chí Minh đầu tiên của cơ quan chính trị Bộ Tư lệnh Thông tin tổ chức đúng vào ngày 19. 5. 1970.
Con vào đảng vào ngày sinh của Bác
Mười chín, tháng năm, năm một ngàn chín trăm bảy mươi
Ba mươi tuổi Bác thành người Cộng sản
Để cho con hai mươi sáu tuổi được là đồng chí của Người”
Thơ tôi ghi nhận ngày tôi trở thành người Cộng sản”.
Như vậy thật là buồn cười ở chỗ khi đã quay mặt ông Trọng vẫn còn giữ cái thói khoe khoang, kể công. Nó làm hại ông ở chỗ đã chỉ ra những ý của ông viết hôm nay là ba xạo! Nhưng sao lại như thế? Nếu hiểu bản chất vấn đề sẽ thấy ông Trọng viết ngược lại điều đã viết chính là để bày tỏ lòng thành của mình đối với những “ông chủ” mới. Bởi đã có không ít những lời phỉ báng, diễu cợt từ phía mà ông muốn đến đầu thú, vì khi chiêu hồi, ông chưa khôn ngoan xóa hết dấu tích của sự thật nên mới còn viết như trong đơn xin ra Đảng nói trên.
***
 Lê Tùng Châu (trên www.vietlandnews.net/) trong bài “Phạm đình Trọng vẫn còn bị nhiễm độc dù đã trả thẻ đảng” viết:
Mấy ngày vừa qua, các trang báo Web có đăng bài của người cộng sản ly khai Phạm đình Trọng về VN sau khi đi Mỹ thăm con gái du học bên ấy. Phạm Đình Trọng còn là nhà văn. Bài ông viết có tựa: Đi xa nhìn về … Đọc bài này mới thấy dù đã ly khai đảng tội đồ CS, ông Trọng vẫn chưa thoát ra cơn nhiễm độc thấm vào nội tạng bao lâu...
Dưới đây, tôi chỉ "nhặt" ra một ít cái độc còn nhiễm:
Mĩ đổ quân vào miền Nam Việt Nam làm cho cuộc chiến tranh có sức giục giã, thôi thúc rất lớn đối với tuổi trẻ miền Bắc (trích…)
Chẳng đúng”;
Thế nhưng, vì thiếu thông tin - bị bưng bít, nên bao lớp trẻ miền bắc đã dễ dàng bị lừa, cho tới nay đã luống tuổi, vẫn chưa nguôi cơn bị nhồi sọ xưa, vẫn còn hoang tưởng quá đà!!! Thật thương thay!
Cũng chính ông Trọng đã nói chính quyền miền Nam “…là một nhà nước chỉ là công cụ của nước ngoài” hay “…lá cờ của quá khứ chia rẽ dân tộc, lá cờ vàng!” đã chứng tỏ ông chẳng biết gì hết. Ông nên bỏ ra 10 năm nữa mà tìm hiểu cuộc chiến quốc cộng VN 20 năm 1954-1975 đi! sẽ hết còn dám nói bậy như vậy nữa, tôi đoan chắc!... Chứ không phải nói hay nghĩ cho sướng miệng sướng cái tư tâm, hay tệ hơn, nói một cách vô trách nhiệm như thể khạc ra độc tố vì chưa thải hết những của nợ đã lỡ nhiễm độc từ trước.
Ông Phạm đình Trọng là một người đảng viên VC vẫn còn bị nhiễm độc dù đã trả thẻ đảng”.
danchimviet viết:
Đơn xin ra đảng của PĐT có người cho là can đảm như Bùi Tín, Tô Hải, những người khác cho là cuội, là giả, tùy quan điểm chánh trị mỗi người. Vấn đề là những sự kiện quan trọng mà PĐT đưa ra và bênh vực thì không phải là sự thật! Phạm Đình Trọng viết: “Chiến thắng năm 1975 không phải là chiến thắng của miền Bắc với miền Nam mà là chiến thắng của cả dân tộc Việt Nam”. Khi viết như vậy, PĐT đã phủ nhận Việt Nam Cộng Hòa, phủ nhận Hiệp định Genève năm 1954, phủ nhận công pháp quốc tế. Nhưng Phạm Đình Trọng gian mà không ngoan nên giấu đầu thì lòi đuôi với câu “đẩy hàng vạn người đã tham gia chánh quyền cũ vào những trại cải tạo”. Khi nói tới chánh quyền là nói tới quốc gia mà chánh quyền đó đại diện! Với thâm ý, PĐT lập lờ nói hàng vạn người mà không nói rõ là những sĩ quan, binh lính và viên chức VNCH. Phạm Đình Trọng nói chiến thắng năm 1975 là chiến thắng của cả dân tộc Việt Nam thì tại sao sau chiến thắng đó thì hàng trăm ngàn (chớ không phải hàng vạn) người bị đi tù, vợ con họ bị đày đi “kinh tế mới”, nhà cửa, tài sản bị tịch thu? Họ là nhân dân miền Nam, là một thành phần của cả dân tộc chiến thắng. Vậy thì tội ác này ai gây ra cho họ? Đó chính là kẻ thù Cộng sản mà Phạm Đình Trọng là một…
Tại sao Phạm Đình Trọng chỉ là một đảng viên bình thường, lại lộng ngôn quá đỗi? Phạm Đình Trọng lếu láo trong nội bộ đảng thì được, sao lại nói điều này với người Việt hải ngọai?
Không có gì phi lý và dối trá cho bằng bản thân mình muốn thoát ra khỏi đảng nhưng lại muốn nó tiếp tục đè đầu cỡi cổ nhân dân”.
... bọn việt-gian-cộng-sản cứ mỗi ngày chúng lại đẻ thêm ra những tên «phản tỉnh – trả thẻ đảng». Và cho đến hôm nay, thì đã có thêm những thằng hèn Tô Hải, Phạm Đình Trọng, đã và đang được cả bọn phản tỉnh cuội và lũ tay sai của việt-gan-cộng-sản cùng nhau mặc áo thụng để vái nhau, qua những thư ngỏ, bài viết trên các trang mạng toàn cầu.
Một «tên tuổi» đang được nói đến nhiều nhất ở trong thời điểm này là Phạm Đình Trọng. Vậy, xin mọi người hãy suy gẫm về những lời của chính Phạm Đình Trọng theo sự hiểu biết của một phụ nữ yếu kém như tôi...
Trước hết, tôi xin trích đoạn những lời của Phạm Đình Trọng đã viết như sau:
Chiến thắng năm 1975 không phải là chiến thắng ý thức hệ cộng sản mà là chiến thắng của ý chí dân tộc Việt Nam ...
Do đó, không còn từ ngữ nào khác hơn, để gọi Phạm Đình Trọng là một trong những tên việt-gian-cộng-sản lưu manh và láo khoét nhất  ;
Chính vì thế, nên chúng ta hãy cùng nhau cảnh giác tối đa, đối với những tên việt-gian-cộng-sản... lừa bịp tất cả chúng ta, ở trong cũng như ngoài nước... Vậy, để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, thì chúng ta hãy luôn luôn sẵn sàng để cảnh báo cho nhau, mỗi khi nhận biết bất cứ một tên giặc nào khi chúng chỉ vừa xuất hiện, để cùng nhau có biện pháp ngăn chận kịp thời, chứ không thể để cho bọn chúng tìm cách mà đi vào tận «căn nhà» của chúng ta, để chúng ta khỏi phải chết một cách oan uổng, vì chính mình đã rước giặc vào nhà”.
Đọc những lời lẽ cay cú, hằn học của những người thuộc chế độ cũ tôi thấy hoàn hoàn bình thường bởi cần phải thông cảm vì họ là dân “mất nước”. Họ chỉ là những chúng sinh lặn ngụp trong cơm áo gạo tiền, tầm nhìn của họ chỉ thấy được cuộc sống của mình và quanh mình nên họ đã không hiểu biết lịch sử một cách sâu sắc và toàn diện. Họ không biết từ khi Vua Thành Thái, Duy Tân bị Pháp bắt đi đầy, con cháu chắt chít của các ngài giờ toàn nói tiếng Tây, lai Tây, thì họ chẳng còn có cái nước nào để mà bị mất cả. Nếu hiểu được vậy thì họ mới hiểu tại sao đến ông Nguyễn Cao Kỳ cũng lại bảo chế độ VNCH chỉ là bù nhìn, mới thấy những miếng ăn sung sướng mà họ từng được hưởng là có dính máu, như Frances Fitgerald đã viết về “cái Thành phố Sài-Gòn”: “ đã trở nên béo mập bởi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương” (fattened from the blood of the countryside and the lucre of the West).
 Như vậy hóa ra con đường trở về với “Trính nghĩa Cuốc ra” của ông Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng (xin đừng nhầm với một ông Đại tá Nhà báo khác cũng tên là Phạm Đình Trọng) không phải là xuôi chèo mát mái mà cũng lắm thác ghềnh, vực xoáy; người ta đã không chỉ mang hoa thơm trái ngọt chào đón ông mà còn có cả cà chua và trứng thối; thành ra cái việc chiêu hồi của ông vừa thảm hại lại vừa buồn cười!
***
Tôi đã gặp Phạm Đình Trọng vài lần ở nhà anh Thái Thăng Long từ hồi ông còn ốm o gầy còm, không phải là tác giả để tôi chú ý nên ấn tượng duy nhất còn lại trong tôi là một gương mặt có nét u tối. Ông Trọng chắc cũng không nhớ vì giới nhà văn có tật khinh người. Cái tôi của họ rất cao, luôn “văn mình vợ người”, tuổi tác cũng là cái để họ xác lập vị thế đối với người khác. Chính vậy tôi đã “chối tỉ” không ít khi bị gặp những loại nhà văn dở ông, dở thằng đó. Chỉ những nhà văn lớn họ mới đủ thông thái nhận ra tài năng còn tiềm ẩn của những người mới viết. Đến F.Dostoevsky cũng phải cần đến sự phát hiện của nhà thơ Nekrasov và nhà phê bình Belinsky. Tài năng của Dostoevsky đã đúng như tiên đoán của Belinsky, rằng ông sẽ thành một trong những nhà văn Nga vĩ đại nhất. Còn tôi cũng có may mắn được gặp Nhà thơ Chế Lan Viên và được ông quý mến, nâng đỡ. Chính anh Thái Thăng Long khi làm đơn xin vào Hội Nhà Văn VN cũng từng nhờ tôi dẫn đến nhà Chế Lan Viên, dù chắc chắn anh làm ở nhà xuất bản cũng phải quen biết “cụ Chế”. Còn ông Trọng hồi gặp tôi có biết tôi hay không thì tôi cũng không biết. Ông ít nói, tôi cũng ít nói nên chưa nói với nhau câu nào. Mãi sau này, một lần chuông điện thoại reo, tôi đã quá ngạc nhiên khi thấy người gọi là Phạm Đình Trọng. Tôi nghe thì biết là ông ấy tỏ ý đồng tình với tôi trong vụ tôi và ông Triệu Xuân xung khắc với nhau. Tất nhiên là tôi mừng vì có người đồng tình nhưng tôi vẫn lờ mờ nhận ra có một nét đố kỵ gì đó trong tính nết của “cái nhà ông Trọng này” với những người có chút thành đạt như “cái nhà ông Triệu Xuân kia”. Đến khi đọc lá đơn xin ra khỏi Đảng của ông Trọng thì thấy cái nét đó đúng là rõ ràng hơn. Ông trình bầy “LÍ TRÍ CHO TÔI NHẬN THỨC LẠI” đã xuất phát từ chính cái chuyện ông bất bình với “ông Phó tổng biên tập Đào Ngọc Hùng đã đưa một người bị đào thải ở nơi khác và không viết nổi một mẩu tin lên trưởng chi nhánh phía Nam Thời báo Tài chính Việt Nam” rồi họ còn vội vã, độc đoán chuyển tôi về sinh hoạt đảng tạm tại nơi cư trú”. Bất bình với chuyện sai trái là đúng nhưng từ chuyện của một cơ quan ông lại phóng to tướng lên rồi còn quàng xiên sang những chuyện lớn lao khác, cho tổ chức Đảng mà ông từng thề nguyện xin vô là như thế này: “Vì tín điều Cộng sản, vất bỏ lợi ích dân tộc”; “Đưa giai cấp lên trên dân tộc làm cho dân tộc tan rã, li tán, suy yếu”.
Điều này dù tôi hoàn toàn không được hưởng một chút gì bổng lộc của Đảng, của chế độ nhưng tôi vẫn thấy hoàn toàn là sai trái . Bởi thành quả lớn nhất mà sự lãnh đạo của Đảng mang lại cho Đất Nước, cho Dân Tộc chính là hòa bình, độc lập, dân chủ; không chỉ “giai cấp” được hưởng mà toàn dân VN được hưởng, kể cả những người thuộc chế độ cũ. Tôi là chứng nhân vì gia đình vợ tôi là như vậy. Ông chú ruột vợ tôi còn là cha tuyên úy từng bị tù 13 năm nhưng cuối đời ông vẫn được làm cha sở Nhà thờ Chí Hòa. Một đứa em ruột vợ tôi giờ cũng là linh mục, còn hai đứa khác làm ngành điện lực lương rất cao, có tết tiền thưởng cả trăm triệu. Nghĩa là chúng nó được hưởng “lộc” của nhà nước hơn tôi rất nhiều, một “chiến sĩ giải phóng”. Đến thế hệ con cháu thì đứa du học Mỹ, đứa du học Đức, đứa Sinh-ga-po. Nghĩa là phúc đức ai thế nào thì được hưởng thế nấy, không nhà nước nào cấm người ta làm ăn, mưu cầu hạnh phúc cả. Ngay ông Trọng cũng khoe con được du học Mỹ kia mà! Còn chuyện cải tạo cải tiếc sau giải phóng thì cần phải hiểu là chế độ nào muốn đứng vững cũng cần phải có sự chuyên chính, công tội phải phân minh, nếu không sẽ lại là nội chiến, là nồi da xáo thịt, không thể giữ được sự ổn định cho đến hôm nay. Còn những chuyện tệ nạn, bất công thì đến ngay nước Mỹ giàu có, văn minh là thế cũng còn có không ít. Vì vậy không nên phóng đại!
Cũng cần phải hiểu nước ta là một nước còn yếu kém, không chỉ về khoa học công nghệ mà còn cả về chính trị, tức khả năng quản trị xã hội. “Quả báo” chính là cái “lỗi hệ thống” mà các nhà nghiên cứu, kể cả các nhà lãnh đạo thường nói đến. Đó chính là những yếu kém, tệ nạn, bất công, sai trái của xã hội hiện thời. Chúng được hình thành do sự tích tụ từ lỗi quản trị xã hội trong nhiều năm, bây giờ không dễ một sớm, một chiều xóa bỏ được. Cái bây giờ cần là từng bước chẩn bệnh, trị bệnh; điều này chắc chắn sẽ là tốt hơn ngàn lần sự đập bỏ, rồi mơ mộng hão huyền xây “lâu đài trên cát”; những tấm gương tầy liếp như Irắc, Lybi, Xyri, Ucraina… còn đang hiển hiện trước mắt chúng ta. Bản thân tôi đây từng là nạn nhân của những gì còn yếu kém đó, đó chính là tính cục bộ Bắc-Nam, là băng nhóm, phe cánh, là thói nịnh hót, xúc xiểm. Cần phải đấu tranh vì không có pháp luật nào dung túng những chuyện đó, còn chưa có điều kiện đấu tranh thì hãy tạm chấp nhận. Nhưng không vì thế mà nhìn cuộc sống toàn mầu đen cả, kể cả những điều cao cả, thiêng liêng mình từng tôn thờ. Ai cũng được hưởng cuộc sống thanh bình, chính sách của nhà nước cũng đã mở ra nhiều hướng đi cho tất cả mọi người. Nếu anh có khả năng thực sự thì không cứ làm công chức, quyền cao, chức trọng mới là thành đạt, mới là sung sướng. Tôi đã là như thế. Chứ không phải như nhiều người vì bất tài, như con bê trông mong duy nhất vào bầu sữa nhà nước, rồi trong cuộc tranh đoạt bú nhiều, bú ít, thấy thiệt thòi đã quay lưng cắn cả mẹ bò, cắn cả chủ (thuyết)! Như tôi đã viết trong bài Chế Lan Viên-trong hồi quang của ký ức: Trong cuộc tranh đoạt ấy, tất có người thành công, kẻ thất bại; và người thành công sẽ hể hả, còn người thất bại sẽ cay cú. Có nhiều sự cay cú, bản chất là tầm thường, nhưng sau này lại được sơn phết một cách có chủ ý một lớp sơn sang trọng là: đấu tranh cho dân chủ và tiến bộ.
***
Như vậy chính sự bất mãn đã trở thành khối u ác tính trong não những người như ông Phạm Đình Trọng, đã gây ra cái hiện tượng “đấu tranh rân trủ” của mấy ông “chấy thức, rận sĩ, nhà văng, nhà láo” trong những ngày hôm nay. Quái đản ở chỗ là nó lại có cái “hay” có thể trở thành một cái nghề kiếm “đô” và kiếm “danh” được. Nên xem chừng nó còn phát triển, còn làm “mấy bố” công an mệt!
Viết nhân 40 năm Ngày Giải phóng 30-4
27-4-2015
ĐÔNG LA