ĐÔNG LA
QUANH CHUYỆN “NHÀ VĂN ĐÔNG LA”
ĐI HỌP “TRUNG ƯƠNG” (I)
(Bạn Văn từ trái qua: Nguyễn Trường, Đỗ Kiên Cường, Đỗ Viết Nghiệm,
Hoài Anh (ngồi), Thái Thăng Long, Nguyễn Quang Thiều,
Nguyễn Ngọc Thu (ngồi sau) và Đông La)
Cái danh “Trung Ương” có nhiều loại, Hội nuôi chim cũng có
thể trung ương, Hội câu cá cũng có thể trung ương… Còn cái Hội đồng mời tôi đi họp
thuộc Ban Tuyên giáo trực thuộc BCH Trung Ương ĐCSVN. Về chính trị nó thuộc về cơ
quan lãnh đạo cao nhất, về triết học thuộc thượng tầng kiến trúc, còn về đời
sống nó thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Xã
hội càng văn minh, giá trị tinh thần càng được coi trọng, văn học nghệ thuật
thuộc loại này. Có điều để làm ra giá trị một tác phẩm nó lại không phụ thuộc vào
chuyện xã hội văn minh hay không. Nước Nga giờ phải văn minh hơn thời
Doxtoievsky hàng ngàn lần nhưng đến bao giờ mới có một ông “Đốt” mới? Thiên tài
là con đẻ của Trời Đất không thể đào tạo được, nhưng nhận diện, thẩm định cho
đúng thế nào là thiên tài trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật cũng lại rất
khó. Vì thế mới sinh ra ngành phê bình lý luận. Nếu sáng tác có thiên tài thì
phê bình lý luận cũng có thiên tài. Thiên tài lý luận phê bình có thể làm thầy
người sáng tác, định hướng cho cả dư luận, còn không thì chỉ là người ăn theo,
nói leo sáng tác mà thôi.
Mọi mặt trong cuộc sống để phát triển cần đổi mới, nhưng
các mặt hàng công nghệ không cần đổi mới vẫn dùng được, sản xuất hàng loạt vẫn
dùng được, riêng lĩnh vực văn chương nghệ thuật lại không thế. Một tác phẩm
không thể có sự lặp lại, không thể có sự copy, vì thế người ta mới gọi là sáng
tác. Về cái mới cũng lại có nhiều cấp độ, cả nền văn học nghệ thuật đã có cả những
công cuộc đổi mới, có người khởi xướng. Vì đổi mới là chuyện quá khó, nó phụ
thuộc vào tài đức của người khởi xướng, người tổ chức và cả người sáng tác. Ở
nước ta Trần Độ, Nguyên Ngọc từng phất cờ đổi mới nhưng đã hoàn toàn thất bại,
còn di chứng đến tận ngày nay. Vụ luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên có thể là một
ví dụ. Nhã Thuyên đã tôn vinh nhóm thơ Mở miệng với các tác phẩm sáng tác theo
khuynh hướng nổi loạn, chống đối, lộn ngược đạo lý và thẩm mỹ. Nhưng luận văn
lại được các thầy là các nhà nghiên cứu ở viện, các nhà giáo ở trường đại học
thống nhất cho điểm 10. Nhà Phê bình Nguyễn Văn Lưu đầu tiên nêu ra trong một
hội nghị phê bình lý luận đã bị cho là “phê bình chỉ điểm” và ông cũng im lặng
chịu trận. Theo tôi đây chính mầm mống của sụp đổ, của loạn lạc ở trên chính
đất nước chúng ta. Liên Xô bị tan vỡ không phải do sức mạnh bom đạn của
Phát-xít, không phải do nghèo đói sau chiến tranh, mà tan vỡ bởi ý thức của con
người. Vì thế khi biết “vụ Nhã Thuyên”, chính tôi đây đã công kích dữ dội, ông
Lưu cũng bắt đầu phản pháo và kéo theo nhiều ý kiến xuất hiện khác nữa. Kết quả
luận văn đã bị thu hồi.
Một kết
quả làm “bẽ mặt” nhiều người giảng dạy và nghiên cứu, và cả ngành giáo dục nữa,
sao lại có thể được thực hiện nghiêm minh thế? Tôi nghĩ chắc có sự lãnh đạo của
Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương.
Thể
chế VN Đảng lãnh đạo toàn diện vì thế Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương
đã ra đời, như là sự cụ thể hóa sự lãnh đạo ấy. Chuyện này hoàn toàn hợp lý.
Tôi vốn hoàn toàn không biết có Hội đồng này. Chỉ đến khi ông Nguyễn Quang
Thiều khi còn thân thiết có ý bỏ tiền in cho tôi một cuốn sách nên tôi đã soạn thành
cuốn Bóng tối của ánh sáng. Không
biết có phải vì nó “hay quá”, bản thảo trôi dạt thế nào mà đến được tay lãnh
đạo của Hội đồng. Có vị bảo khi đọc đã gạch từng dòng một bài Các Mác-một tình yêu bao la và nói tiếc
là “gặp anh muộn quá!” Như vậy cái
bài về Các Mác đó của tôi đã được từ GS Vật lý Trần Chung Ngọc, một cựu sĩ quan
VNCH, ở Mỹ khen; đến Phong Uyên, một người viết ở Pháp khen; rồi đến ở ta, một vị
từng có trong ban lãnh đạo tối cao của thể chế khen. Một đời người viết làm
được một chuyện kỳ ngộ như vậy cũng thú vị đấy chứ!
Chính
vì thế tôi đã được sự chú ý của “Hội đồng” nên vừa rồi tôi mới nhận được cái
giấy mời này:
Nội dung viết là chủ đề: “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người VN”. Tôi
đã viết, đã gởi, nên đã được nhận tiếp giấy mời (xin được giấu thông tin chi
tiết), còn viết gì từ từ “tôi sẽ nói cho mà biết”!
28-9-2015
ĐÔNG LA