ĐÔNG LA
TẤM GƯƠNG MYANMAR ?
Trước
việc bà Aung San Suu Kyi và Đảng Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Cho Dân Chủ ở
Myanmar giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 08/11/2015 với khẩu hiệu: Time to change (Đã đến lúc phải
thay đổi):
Các
chiến sĩ “rân trủ” ở VN mừng rơi nước mắt vì thấy vừa mừng cho bạn vừa tủi thân
mình, đến bao giờ nước ta mới được lên thiên đường tự do như bạn?
Có
điều người ta không hiểu rằng chiến thắng của bà Aung San Suu Kyi cũng lại là
kết quả của “lộ trình 7 bước đến dân chủ”
mà cha đẻ chính là Thống chế Than Shwe, tạo ra từ năm 2003, người đã lãnh đạo
chính quyền quân sự trong gần 20 năm. Than Shwe luôn được coi là một nhà độc
tài tàn bạo và kẻ thù của nền dân chủ ở Myanmar . Ông ta từng chỉ đạo hai
cuộc đàn áp đẫm máu phong trào đấu tranh dân chủ (năm 1988 và năm 2007 (cách
mạng cà sa)). Ông ta từng bị xếp hạng thứ 4 trong danh sách các nhà độc tài tệ
hại nhất thế giới bởi Parade Magazine năm 2009. Nhưng giống như sự sửa sai của
Enxin ở Nga lúc cuối đời, Than Shwe đã thực hiện cuộc cải cách chính trị vào
năm 2011 để dựng nên một chính quyền dân sự do ông Thein Sein làm tổng thống.
Ông chính thức rút vào hậu trường với câu nói “tôi sẽ trở thành một công dân
bình thường, một người bình thường, và các cộng sự của tôi cũng vậy vì chính
quyền sẽ là một chính quyền dân sự”.
Ngày
31/3/2011, Tổng thống Thein Sein cùng thuộc cấp đã thực hiện Lễ tuyên
thệ nhậm chức, tuyên bố chính phủ mới sẽ “xây dựng Chính phủ hành chính làm việc hiệu quả và trong
sạch”. "Lộ trình dân chủ 7 bước" của chính phủ Myanmar hoàn
thành bước thứ 6, chuyển sang bước thứ 7 – bước cuối cùng: xây dựng
đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ. Sau đó Tổng thống Thein
Sein ký lệnh giảm án và đại ân xá cho tù nhân, trong đó có cả tù
chính trị, như cựu Thủ tướng Khin Nyunt (bị bắt giam năm 2004) và các
lãnh tụ sinh viên bị bắt trong cuộc biểu tình lớn ngày 8/8/1988 (sự
kiện 8888). Đầu năm 2014, ông tuyên bố về việc có thể thay đổi hiến pháp
năm 2008, cho phép “bất cứ công dân nào”
cũng có thể trở thành tổng thống. Không chỉ nhân dân Myanmar mà cả thế giới đã hoan nghênh những
bước đi tiến bộ của nền chính trị Myanmar .
Chính
phủ mới cũng đã họp báo tuyên bố mong muốn ngừng bắn, đàm phán hòa
bình với các nhóm sắc tộc vũ trang ly khai trong cả nước và đã ký
Thỏa thuận ngừng bắn với hầu hết các lực lượng vũ trang ly khai đóng
ở vùng biên giới giáp Trung Quốc và Thái Lan.
Đặc
biệt ngày 19/8/2011, Tổng thống Thein Sein hội đàm với bà Aung San Suu
Kyi – Lãnh tụ đảng NLD, thỏa thuận gác lại bất đồng, cùng hợp tác
vì lợi ích của nhân dân. Dư luận cho cuộc gặp gỡ này là cuộc gặp giữa “2 con gà” (hai người đều sinh năm Ất
Dậu 1945) với hy vọng “2 con gà” sẽ cất vang tiếng gáy báo hiệu thời
kỳ hòa hợp dân tộc ở Myanmar.
17/11/2011,
Nguyên thủ 10 nước ASEAN tại Hội nghị Nguyên thủ lần thứ 19, Bali –
Indonesia, nhất trí trao cho Myanmar làm Chủ tịch luân phiên ASEAN năm
2014.
Từ
30/11 – 2/12/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm chính thức
Myanmar, sau 55 năm đóng băng quan hệ giữa hai nước. Tiếp theo, hàng
loạt ngoại trưởng như Anh, Pháp, Đức, Nauy, Úc, Nhật bản, New Dealand…
đến thăm và viện trợ tài chính cho Myanmar. Mỹ quyết định nâng quan
hệ ngoại giao với Myanmar lên
cấp Đại sứ; EU quyết định mở Văn phòng đại diện tại Myanmar . Tổ
chức tiền tệ thế giới (IMF) cử các chuyên gia đến Myanmar khảo sát, hỗ trợ Myanmar cải
cách, nâng cao năng lực hoạt động của ngành tài chính Manmar.
***
Như
vậy, từ một chính phủ quân sự giành quyền bằng đảo chính, độc tài, một
quốc gia đa sắc tộc, nhiều nhóm vũ trang luôn chống lại chính phủ ngay
từ khi giành độc lập, Myanmar đã có những bước thay đổi ngoạn mục. Chính
những tướng lĩnh thuộc chính phủ quân sự cũ chuyển sang chính phủ dân sự
mới đã làm nên sự đổi thay đó mà không cần đến bất cứ cuộc cách mạng
mang danh tự do dân chủ nào như đã xảy ra ở một số nước Châu Âu, Trung
Đông, Bắc Phi… mà kết quả chỉ là bất ổn, bạo loạn và tan nát.
Có
điều tại sao chính những người làm nên sự thay đổi ấy những ngày hôm nay lại
thất bại trong cuộc bầu cử trước bà Aung San Suu Kyi?
***
Bà
Aung Suu Kyi được người dân Myanmar gọi là Daw Suu hoặc Amay Suu (“Dì
Suu”, “Mẹ Suu”) một cách tôn kính vì bà là con gái của vị anh hùng lập quốc,
tướng Aung San, người đã thành lập quân đội Myanmar hiện đại, đã đàm phán để
Myanmar được độc lập khỏi Anh năm 1947. Ông bị ám sát trong giai đoạn chuyển
tiếp vào tháng 7/1947, chỉ 6 tháng trước độc lập, khi bà Suu Kyi mới hai tuổi.
Trong
cuộc chiến thầm lặng kéo dài một phần tư thế kỷ, bà Suu Kyi đã trở thành biểu
tượng đấu tranh cho dân chủ và tiến bộ, chống lại chính phủ quân phiệt giành
quyền bằng đảo chính. Vì thế, người dân Myanmar tôn bà lên làm lãnh
tụ, vì gia thế, vì tấm gương hy sinh của bà. Kinh nghiệm chính trị duy nhất của
bà là chấp nhận bị giam lỏng, kiên trì đấu tranh hơn 15 năm. Giờ đây khi đã
chiến thắng, chỉ đạo đức không thì chưa đủ mà bà phải thể hiện tài năng thực
hiện những công việc thực dụng. Nhưng thực tế, sau khi trở thành nghị sỹ tháng
5/2012, bà đã im lặng trước nhiều vấn đề nhức nhối về nhân quyền, như chuyện
xung đột sắc tộc và tàn sát cộng đồng thiểu số Hồi Giáo Rohingya. Điều này đã
khiến không ít người thất vọng về bà, phê phán bà không trình bày quan điểm
chính trị của mình về một vấn đề quan trọng như vậy. Một chuyên gia nhân
quyền cho bà “trở thành một nỗi thất vọng trên khía cạnh thúc đẩy quyền con
người”. Còn Kenneth Roth, giám đốc của tổ chức Human Rights Watch, cũng cho
rằng “Thế giới rõ ràng đã lầm lẫn khi giả định rằng với tư cách là một nạn nhân
của các vi phạm nhân quyền, bà cũng phải là một người bảo vệ các quyền con
người”. Thực tại ở Myanmar có
nguy cơ biến những anh hùng nhân quyền trở thành những kẻ chống nhân quyền. Vì
thế dư luận đánh giá “Aung San Suu Kyi chỉ có vai trò một lãnh tụ tinh thần hơn
là một con người hành động thực tiễn”.
Chưa
hết, bà sẽ thực hiện vai trò của mình như thế nào khi Hiến pháp 2008 cấm công
dân Myanmar như bà, có thành viên trong gia đình là người quốc tịch khác, trở
thành tổng thống? Một đại diện khác của NLD có lên làm tổng thống theo ý muốn
của bà và bà sẽ là người ngồi “trên tổng
thống”, nhưng rắc rối ở chỗ là chẳng ai muốn mình là bù nhìn cả. Sức mạnh
quyền lực của bà Suu Kyi cũng sẽ ra sao khi phe quân đội nắm tối thiểu 25% số
phiếu, và với 75% số phiếu thì không thay đổi được hiến pháp, và 3 bộ cực kỳ
quan trọng đều nằm trong tay quân đội – bộ quốc phòng, nội vụ, và biên giới?
Như
vậy, lý tưởng dân chủ quả là tốt đẹp, nhưng người biến lý tưởng thành hiện thực
tiến bộ phồn vinh phải có tài, có bản lĩnh và kinh nghiệm. Các cựu thù, các sắc
dân và các niềm tin tôn giáo trong xã hội cũng phải biết tha thứ, tôn trọng
nhau mà đoàn kết, còn không ngược lại, dân chủ sẽ dẫn đến bạo loạn và tan nát.
Nhưng làm sao việc này có thể thành công trong một đất nước có tới một nửa thế
kỷ bị cai trị bới chế độ độc tài quân sự. Những người gây tội muốn quên đi tội
lỗi nhưng những nạn nhân của họ lại không thể quên đi. Các nhà lãnh đạo quân
đội liệu có thuần phục chính phủ mới để rồi có ngày tuân theo quyền xét xử của
một tòa án hình sự quốc tế?
***
Như
vậy phải chăng nhân dân Myanmar đã
loại một chính phủ đang có thành công bước đầu trong công cuộc đổi mới, chọn bà
Aung San Suu Kyi như là việc bỏ mồi bắt bóng. Họ đã thực hiện quyền bỏ phiếu
bằng cảm tính, cảm tình giành cho bà Aung San Suu?
Nhìn
vào lịch sử sau mỗi kết quả cuộc bầu cử người chiến thắng sẽ vui mừng,
những người dân được như ý sẽ vui mừng, nhưng sau đó không ít cuộc bầu bán, sự
vui mừng sẽ được thay thế bằng sự nhục nhã ê chề, khốn khổ, khốn nạn.
Như cuộc
bầu cử ở Miền Nam, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, bầu ra Ngô Đình Diệm lật đổ ông
Vua bù nhìn Bảo Đại, với độ dân chủ không phải 100% mà 150% (theo một bài viết
của GS Trần Chung Ngọc, có nơi 100 người dân đi bầu có 150 phiếu bỏ cho ông
Diệm!), thử hỏi kết quả cuối cùng số phận ông Diệm và gia đình ông ra sao và
ông đã mang lại gì cho những người từng bỏ phiếu cho ông? Dân Đức cũng từng bầu
cho Hít-le, dân Mỹ cũng từng bầu ra những ông Tổng thống gây chiến rồi thất bại
tại Chiến tranh Việt Nam, rồi lại sa lầy tiếp trong các cuộc chiến ở
Apganixtan, Pakistan, Irắc, v.v… Khi Liên Xô tan vỡ, nhân dân vui mừng tưởng
thoát khỏi sự độc tài của ĐCS sẽ được lên thiên đường tự do, nhưng kết quả là
bị sống trong một nền chính trị maphia hóa, tài sản nhà nước được những người
chiến thắng chia nhau, dân chúng bị đẩy vào cảnh bần cùng. Một trong ba nhân
vật chủ chốt cụ thể hóa sự đập vỡ LX, ông Kravchuk, cựu TT Ucraina, đã phải
chua chát thừa nhận: “Nếu như năm 1991,
tôi biết được cục diện đất nước sẽ phát triển như hôm nay thì khi đó tôi đã
nhất quyết chặt đứt cánh tay mình chứ không ký vào Hiệp định”. Còn Enxin,
TT Nga, cuối cùng cũng phải từ chức trong bối cảnh chính trị hỗn loạn, thay thủ
tướng như thay áo. Nhưng nước Nga vẫn còn phúc, phúc đó chính là việc ông Enxin
như là một sự sám hối, sửa chữa lỗi lầm, trao quyền cho ông Putin, người đã làm
ổn định được tình hình và đưa nước Nga dần chiếm lại vị trí siêu cường.
***
Trước
sự chiến thắng của nền dân chủ Myanmar , chúng ta thử điểm qua vài
gương mặt đấu tranh cho nền “rân trủ” VN xem họ phát cuồng như thế nào.
Nguyễn
Văn Đài cho RFA biết những cảm nghĩ của anh ta về kết quả của cuộc bầu cử ở Myanmar :
“Trước tiên là vui mừng tôi cảm thấy rất là xúc động,
cái cảm giác như là nước mắt trào ra khi mà Myanma có cuộc bầu cử có tự do và
đảng đối lập đã dành thắng lợi”; “Cũng là người dân đông nam Á với nhau, cũng
là thành viên Asean với nhau mà người dân Myanmar họ làm được điều đó mà người
dân VN lại không thể làm được điều đó?”
Trước
hết nhà "rân trủ" còn viết sai chính tả, nghĩa là trình độ chưa qua
cấp I, "giành thắng lợi"
chứ không phải "dành thắng lợi".
Thần thánh có khi không cần những tri thức lặt vặt của đời phàm, nhưng làm
những công việc đời phàm như Đài thì phải cần. Viết còn sai chính tả mà đua đòi
làm những việc "dời non lấp biển"!
"Dành" là dành cho ai, cho cái
gì đấy, còn "giành" là
giành những cái gì đấy về phía mình. Ý trên Đài cho dân VN không bắt chước
dân Myanmar đấu tranh để được bầu cử tự do, bầu cho những người như Đài lên
lãnh đạo VN. Chỉ có một kẻ hoang tưởng tâm thần chính trị mới nghĩ như thế. Vì
trước hết những kẻ như Đài không giống bà Aung San Suu Kyi. Bà ấy đấu tranh
chống lại chế độ quân phiệt tàn ác giành quyền lực bằng đảo chính nên được dân
chúng ủng hộ, dù chưa biết khả năng của bà ấy dẫn đất nước tới đâu. Còn những
kẻ như Đài thực chất chỉ là những kẻ quấy rối, phạm pháp. Cụ thể, Nguyễn Văn
Đài, sau khi tốt nghiệp phổ thông thi không đỗ nổi Đại học, từng đi lao động
tại Đông Đức, rồi viết bậy bị tòa xử tù. Theo cáo trạng, Nguyễn Văn Đài đã nhận
60.000 USD của các Tổ chức chống VN ở nước ngoài. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu
năm 2006, Nguyễn Văn Đài đã nhận được gần 19.000 USD tiền "trả
công". Ông Nguyễn Trọng Tỵ, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội đã có viết
một bài "phê phán sự ngông cuồng, vô
ơn bội nghĩa" của Nguyễn Văn Đài trên Báo Pháp luật Việt Nam .
Việc
Đài so sánh Việt Nam với Myanmar cũng
là một sự ngớ ngẩn. Chế độ quân phiệt Myanmar giành được quyền lực bằng đảo
chính và đàn áp các cuộc biểu tình, còn thể chế tại Việt Nam được sinh ra sau
hai cuộc kháng chiến thần thánh, chống ngoại xâm, giành lại nền độc lập. Dù còn
nhiều chuyện, thậm chí còn “đứng trước
nguy cơ tồn vong” như lời ông TBT Nguyễn Phú Trọng nói, nhưng so với toàn
bộ lịch sử của dân tộc đầy máu lửa và chia ly, những ngày hôm nay dân VN vẫn
đang được sống những ngày tốt đẹp nhất. Khi những nước phát triển hàng đầu vẫn
đang liên tiếp bị khủng bố mới thấy sự ổn định và bình yên của đất nước chúng ta
càng quý giá biết bao. Chế độ quân phiệt Myanmar từng bị cả thế giới cô
lập thì vị thế của VN hôm nay càng ngày càng được tôn trọng trên trường quốc
tế. TBT Nguyễn Phú trọng vừa được mời thăm Mỹ thì chúng ta lại tiếp chủ tịch TQ
Tập Cận Bình, thực hiện đúng chiến lược ngoại giao đa phương, các bên cùng có
lợi.
Vậy
cần phải nhận ra bài toán cần phải giải và phải tìm lời giải cho đúng đối với
đất nước chúng ta, để khắc phục tệ nạn, yếu kém, tiếp tục giữ được ổn định và
phát triển mạnh hơn, chứ không phải làm theo những trò ba lăng nhăng của những
kẻ quấy rối ăn tiền, đưa đất nước đến bạo loạn. Hiện chúng ta đang coi những
phiên chất vấn trên diễn đàn quốc hội, nhiều đại biểu làm sượng mặt không ít
các vị Bộ trưởng, kể cả lãnh đạo chính phủ. Một chế độ độc tài không thể có như
thế.
Thật
tếu khi thấy, từ già đầu như Nguyễn Quang A cho đến trẻ trâu đua nhau giơ bảng
“Tôi thách Đảng Cộng sản Việt Nam làm được như Myanmar”, đúng là chỉ như những
trò hề!:
Nguyễn
Quang A là con liệt sĩ, hồi chiến tranh được ưu tiên du học thành danh, rồi
thành đạt, nhưng tham vọng vẫn chưa thỏa đã dấn thân đấu tranh “rân trủ”.
Nếu
Nguyễn Quang A đúng là một trí thức phản biện chân chính vì sự tiến bộ của đất
nước, tôi xin cúi đấu bái phục. Nhưng thực tế không phải như vậy. Chúng ta đã
bang giao với Mỹ, đã xóa bỏ hận thù, hòa hợp dân tộc, việc Nguyễn Quang A hợp
tác với những tổ chức chưa quên hận thù, chống đất nước, thực chất đã trở thành
một kẻ phản bội chính cha mình và đất nước:
Trên
trang Tôi là một người lính của Đại tá Nguyễn Biên Cương có một ý khá
thú vị về những người như Nguyễn Quang A:
“Hãy xem lại bọn người giống ngợm đi, đấu tranh
"dân chủ" kiểu gì mà cứ trông chờ ở ngoại bang, đấu tranh "dân
chủ" với mục đích để được đi định cư ở Mỹ, Canada, Úc ...đấu tranh
"dân chủ" chỉ vì miếng ăn bố thí của tàn dư chế độ cũ và thế lực thù
địch ngoại bang. Hãy xem lại đi, trong suốt nhiều năm qua lũ ngợm dân chủ chống
phá, gây rối loạn là chính, đâu thu hút được quần chúng nhân dân….Các người ăn
theo sự kiện, diễn trò cười cho thiên hạ, đúng là lũ vô tích sự !”
18-11-2015
ĐÔNG LA