Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

ĐỖ XUÂN PHƯƠNG – MỘT “FAN CUỒNG” CỦA NHÀ “RÂN TRỦ” HUỆ CHI

ĐÔNG LA
ĐỖ XUÂN PHƯƠNG – MỘT “FAN CUỒNG”
CỦA NHÀ “RÂN TRỦ” HUỆ CHI
Vừa rồi ông bạn TSBS Lương Chí Thành có chia sẻ bài viết về cụ CAO XUÂN HUY của tôi với ý tâm đắc và khen ngợi: “Nguyên việc biết thấu đáo những thuật ngữ trong bài đã khó, huống hồ các nội dung. Mang về tường để ngẫm dần. Cảm ơn Nguyễn Văn Hùng - Đông La”. Có mấy người vào bàn luận. Quynh Luongthuy: “Moi doc cha hieu gi”. Luong Vinimi (Lương Chí Thành): “Thế mới phải ngẫm Quynh Luongthuy ạ”. Một người là Do Xuan Phuong nhảy vào: “Eo, ngẫm bài của Đông La thì đừng. Đọc nguyên gốc của Cao Xuân Huy mới đáng. Sorry vì nói leo, nhưng không thể không nói ạ”. Luong Vinimi: “Ngẫm lâu đấy vì tri thức tầm cao cả mà”.
Do Xuan Phuong: “Dạ vâng. Em rất quý những người dám đọc triết, nhưng đọc với ngẫm cũng có ba bảy đường. Đã có chút kinh nghiệm với vật lý toán và triết nên em mới khuyên thế”. Luong Vinimi: “Nếu được thì em vạch ra hộ những phê bình bất hợp lý của Đông La nhé. Thú vị đấy nếu em thích và có thể làm một status riêng”. Do Xuan Phuong: “Thế này anh ạ, về vật lý thì hiểu biết của Đông La không bằng sinh viên năm nhất ĐH Tự nhiên, vd nói vật lý Newton sai ở khoảng cách lớn. Với kiến thức như vậy thì luận lên cao là không ổn”.
Thấy vậy tôi mới trả lời: “Rất muốn bạn Do Xuan Phuong phản bác cụ thể, bạn chỉ ra được đúng cái sai của tôi, tôi sẽ sửa ngay và cảm ơn, còn phán như bạn, tôi cũng có thể nói bạn nói như con vẹt thôi”.
Sau đó Đỗ Xuân Phương trích một đoạn bài viết của tôi, phân tích để trả lời tôi. Tôi thấy ngay, dây vào bọn huyên thuyên này chỉ mất thì giờ nên trả lời: “Tóm lại bạn vẫn chỉ là con vẹt thôi, hãy nghiên cứu kỹ, viết tất cả ra, tôi sẽ chỉ cho bạn dốt như thế nào một lần thôi, tôi không có thời gian cãi vặt với bạn”. Chưa yên tâm, tôi còn viết hẳn một bài: “ LỜI THÁCH ĐẤU CỦA NHÀ VĂN ĐÔNG LA VỚI ĐỖ XUÂN PHƯƠNG”.
Do Xuan Phuong trả lời:
Tôi để cái link thay cho việc trả lời anh Nguyễn Văn Hùng… talawas | Đỗ Xuân Phương - Khai sáng, Chủ toàn và Giác ngộ. Bài viết ngắn này trình bày những cảm nghĩ của riêng tôi về Immanuel Kant (thông qua hai bản dịch của chị Thái Kim Lan và anh Lê Tuấn Huy). Cùng một dòng chảy với Kant, là tư tưởng "chủ toàn, chủ biệt" của Cao Xuân Huy thông qua bài viết của GS. Nguyễn Huệ Chi trong chủ đề Phương Đông - Phương Tây”. 
Luong Vinimi: “Mong có được những kết luận và bài học từ những trao đổi của hai vị (một cách dễ hiểu)”. Do Xuan Phuong: “Anh ơi, em không tham gia trao đổi nữa đâu ạ. Nếu anh muốn có những thông tin hữu ích liên quan đến tư tưởng của Cao Xuân Huy thì nên đọc từ sách của chính cụ hoặc của những trí thức như GS Nguyễn Huệ Chi”.
  Bài viết của tôi là bài viết cụ thể nhiều vấn đề, Đỗ Xuân Phương trả lời như trên là né tránh, vòng vo, nghĩa là “chịu thua”, không thể viết nổi theo yêu cầu của tôi.
Ở trên có đến hai lần Đỗ Xuân Phương nhắc đến ông Nguyễn Huệ Chi. Nguyễn Huệ Chi hiện là một “nhà rân trủ” gộc, được công dân mạng phong cho là trí thức “chấy rận”. Hôm qua đi nhậu “dê nướng” với Lê Phấn Ninh, thạc sĩ toán học, coi tôi như anh trai, nghe tôi kể Ninh nói “Huệ Chi chuyển động quán tính cũng không hiểu mà coi là chuẩn thì thằng đó không có gì để nói rồi”. Câu chuyện mà tôi gọi Huệ Chi “ruồi bò” chắc Đỗ Xuân Phương chưa biết. Vậy hôm nay tôi nhắc lại để cho Đỗ Xuân Phương biết “chí tệ” của người mà ông ta coi là thần tượng là như thế nào. Nói cho nó gọn Huệ Chi là người mù triết học và khoa học. Như về vật lý ông ta cho rằng, con ruồi bay thung dung được trong chiếc xe đang chạy vì nó nhỏ nên chịu tác động bởi thuyết tương đối, còn ông ta to, nếu mà nhấc khỏi ghế lơ lửng được như con ruồi, sẽ tức khắc bị giật lùi lại phía sau ngay. Tôi bảo con ruồi bay được như vậy là do chịu lực quán tính chứ không có tương đối tương điếc gì hết, không chỉ ông mà nếu có cả con bò lơ lửng được trong xe, thì ông cũng như con bò, cũng sẽ thung dung như con ruồi thôi, không bị giật về phía sau đâu! Còn Đỗ Xuân Phương, nếu cũng có mặt trên xe lơ lửng như thần tượng của mình, thì cũng sẽ giống con bò như Huệ Chi, cũng không thể bị giật lại phía sau! Điều này thì ai đi xe cũng biết, xe chạy vận tốc đều thì dù có ngồi trên ghế hay lơ lửng đều không bị giật, nhưng khi xe đột ngột tăng tốc thì không chỉ lơ lửng mà ngồi “bắt vít” vào ghế cũng vẫn bị giật!
Khi Đỗ Xuân Phương viết “Cùng một dòng chảy với Kant, là tư tưởng "chủ toàn, chủ biệt" của Cao Xuân Huy thông qua bài viết của GS. Nguyễn Huệ Chi trong chủ đề Phương Đông - Phương Tây” là đã hoàn toàn hiểu ngược tư tưởng Cao Xuân Huy. Bởi Cao Xuân Huy, để đối lập với nhận thức của Phương Đông mà ông cho là “chủ toàn”, là đúng đắn, ông cho nhận thức của cả phương Tây là “chủ biệt”, là sai lầm; mà Immanuel Kant ở Đức thì “hình như” là “Tây” chứ không phải “Đông”. Còn Nguyễn Huệ Chi thì đã cho Cao Xuân Huy có một “công trình triết học” lý giải được “cuộc khủng hoảng tư tưởng của triết học châu Âu hiện đại”, tránh được cái “đường mòn của tư duy nhân loại”, đưa ra “phương thức “chủ biệt” và phương thức “chủ toàn””. Trong đó, phương thức “chủ toàn” lấy “tư duy tuệ tính” làm nền tảng, còn phương thức “chủ biệt” lấy “tư duy lý tính” làm nền tảng, nên nhận thức thế giới của phương Đông là đúng đắn và phương Tây  là sai lầm. Như vậy, Đỗ Xuân Phương viết Cao Xuân Huy “Cùng một dòng chảy với Kant” chẳng khác gì “vả vào mồm” Nguyễn Huệ Chi, thần tượng của mình.
Còn chuyện Cao Xuân Huy và Nguyễn Huệ Chi đúng sai thế nào thì tôi đã viết nhiều, xin đọc những bài liên quan.
***
Khi TSBS Lương Chí Thành chia sẻ bài của tôi về Cao Xuân Huy, Đỗ Xuân Phương cho: “Hiểu biết của Đông La không bằng sinh viên năm nhất”. Không chỉ năm thứ nhất mà ngay ở phổ thông, những kiến thức khoa học được dậy đều là những phát minh chủ chốt, là xương sống của nhận thức. Như vật lý lớp 12 đã dạy Hiện tượng Quang điện chính là phát minh đã giúp Einstein được giải Nobel. Chính nó thể hiện tuyệt vời tính lượng tử của ánh sáng khiến cho Einstein cũng chính là một trong những ông tổ của Cơ học Lượng tử, dù phát minh quan trọng nhất của ông là thuyết Tương đối rộng lại mâu thuẫn với Cơ học Lượng tử, và chính ông cũng có những nhận thức sai cơ bản về Cơ học lượng tử. Vậy hiểu được sâu sắc những kiến thức của sách giáo khoa không hề đơn giản, chỉ những kẻ sĩ diện hão, ngông ngạo vô lối mới viết như Đỗ Xuân Phương. Khi tôi bảo Đỗ Xuân Phương hãy viết cụ thể ra đi nếu không chỉ phán như con vẹt thôi, Đỗ Xuân Phương viết:
Chào anh Nguyễn Văn Hùng. Tôi xin trích ngay một đoạn văn trong link bài với bút danh Đông La của anh như sau:
"Nhưng nếu có trình độ và hiểu được lịch sử khoa học thì sẽ thấy chẳng có gì là lạ lùng cả. Bởi nhân loại cũng đã từng ngạc nhiên khi thấy lý thuyết của Newton, ngọn Thái sơn của khoa học cũng sai (chỉ thể hiện rõ ở một phạm vi đủ lớn, như điểm cận Nhật của sao Thủy đã lệch ra khỏi quỹ đạo thường (Newton) chẳng hạn), cả nhân loại cũng đã sai khi tin theo giác quan và tin theo ngài: không gian và thời gian là phẳng, tuyệt đối; mà người chỉ ra cái sai vĩ đại, cái sai của toàn nhân loại đó không ai khác chính là Einstein"
Anh đã bao giờ tham vấn ý kiến của một nhà vật lý thực thụ về ý kiến này hay chưa? Còn tôi cho rằng việc anh dùng tính từ "sai" ở đây là không chấp nhận được, và cả đoạn nói về “tin theo giác quan về không gian và thời gian là phẳng". Anh nên biết rằng cơ học Newton không hề sai, chính xác ra trong nghề người ta gọi nó là "gần đúng". Không gian và thời gian là khái niệm xuất hiện về sau, còn cơ học Newton mới chỉ gián tiếp với cái gọi là khung quy chiếu quán tính mà hệ quả tính toán không chính xác bằng thuyết tương đối”.
Viết vậy chứng tỏ Đỗ Xuân Phương chỉ là kẻ tiểu nhân bắt bẻ vụn vặt, mà lại hoàn toàn sai trái. Tôi từng có ông bạn rất thân là TS Vật lý lý thuyết Đỗ Kiên Cường nhưng tôi không việc gì phải hỏi cả. Bởi nhiều lĩnh vực tôi không cần học mà còn viết khiến chính những người trong các lĩnh vực đó phải nể phục, thì tôi học Hóa ở trường chuyên về lý thuyết như Đại học Tổng hợp cũng phải học lý rất nhiều, tôi cần phải hỏi ai. Tôi nói Cơ học Newton sai trong văn cảnh so với Thuyết Tương đối, chỉ có dốt mới bắt bẻ như Đỗ Xuân Phương. Đó là một nhận thức đột biến  mang tầm nhân loại, những ý tôi viết trên còn đi vào lịch sử khoa học. Chính Einstein cũng nói khả năng của giác quan con người rất hạn hẹp, như người ta không thể thấy không gian “cong” và thời gian “co giãn” được. Nên viết không tin theo giác quan là thế. Vậy viết như trên Đỗ Xuân Phương hoàn toàn ngu dốt!
Liên quan đến Cao Xuân Huy, Đỗ Xuân Phương viết:
“ Tôi copy cả một đoạn dài ra đây để anh khỏi kêu vậy:
“… Trong bài Đọc Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu, tôi đã viết: “Cụ cho rằng, vì có cách nhìn tách biệt “không gian”, “thời gian”, nên “đã có những nhà khoa học như Einstein và những nhà triết học mưu đồ thống nhất hai phạm trù này, nhưng họ không thành công, vì hai phạm trù này là kết quả của một sự sai lầm cơ bản trong tư tưởng logic” (Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu…, tr.77). Cụ cũng cho, do tư duy “chủ biệt” người ta đã “hư cấu” ra “không gian”, “thời gian”, để rồi cho đó là “những cái trường sở quyết định sự tồn tại của vạn vật, thậm chí cả Bản thể nữa” (Sđd, tr.116). Và theo cụ, nếu “thủ tiêu hai cái trường sở hư cấu ấy đi thì chúng ta sẽ nhận thấy một cách cụ thể rằng cái toàn thể, cái bản thể là cái trường sở trong đó mọi vật tồn tại cùng nhau và kế tiếp nhau” (Sđd, tr.116).
Đây là những điều mà bất cứ ai hiểu vật lý cũng không thể chấp nhận!
Ở đây, thứ nhất cụ đã hiểu sai về thuyết Tương đối, bởi thuyết Tương đối đã cho không gian, thời gian không phải là bất biến mà là tương đối, cùng phụ thuộc vào chuyển động; chứ nó không phải là “mưu đồ thống nhất hai phạm trù” Không gian và Thời gian. Thứ hai, “Không gian” và “Thời gian” là những thực tại, chúng tồn tại khách quan đối với ý thức con người như cỏ cây, sông núi vậy, chúng là đối tượng nghiên cứu chính của khoa học, bởi có sự vật hiện tượng nào mà không liên quan đến chúng; và chúng cũng được triết học phạm trù hóa để khát quát những quy luật chung nhất; vì vậy, chúng không phải được “hư cấu” ra như ý của GS. Cao Xuân Huy. Còn ý cụ muốn “thủ tiêu” chúng đi thì sẽ mất tất chứ chẳng còn gì để cụ nhận ra “bản thể” đâu, bởi nếu có cái “bản thể” như ý cụ đi chăng nữa thì nó cũng phải ở trong không - thời gian chứ không thể ở bất cứ một nơi nào khác; có điều không - thời gian tồn tại khách quan, cụ có muốn “thủ tiêu” cũng chả được!...”
Anh không hiểu dụng ý của cụ Cao Xuân Huy trong danh từ "chủ biệt". Quan niệm cổ điển phân biệt không gian và thời gian chính là nhận thức chủ biệt của cụ CXH. Mặt khác, các mô hình vật lý lý thuyết hiện đại như của Hawking hay Witten KHÔNG phân biệt không gian với thời gian (3-sphere) chính là tương ứng với nhận thức chủ toàn của cụ CXH.
Tóm lại, anh không hiểu được cái tầm của nhà triết học nên những lời phê phán của anh là không có giá trị”.
Viết vậy Đỗ Xuân Phương lại chứng tỏ quá ngu dốt, đúng là “mù đọc”, không hiểu vấn đề tranh luận, không hiểu cả tôi lẫn Cao Xuân Huy.
Ý Cao Xuân Huy viết thế này: “vì có cách nhìn tách biệt “không gian”, “thời gian”, nên “đã có những nhà khoa học như Einstein và những nhà triết học mưu đồ thống nhất hai phạm trù này, nhưng họ không thành công, vì hai phạm trù này là kết quả của một sự sai lầm cơ bản trong tư tưởng logic”
Tôi phản bác thế này: “Ở đây, thứ nhất cụ đã hiểu sai về thuyết Tương đối, bởi thuyết Tương đối đã cho không gian, thời gian không phải là bất biến mà là tương đối, cùng phụ thuộc vào chuyển động; chứ nó không phải là “mưu đồ thống nhất hai phạm trù” Không gian và Thời gian
là sai sao? Như vậy Đỗ Xuân Phương cho Cao Xuân Huy phê phán Einstein đúng sao?
Cao Xuân Huy cho cả nhận thức của phương Tây về khoa học và triết học là “chủ biệt”, có : “tính cơ giới, tính gián đoạn, tính cố định” nên đã sai lầm. Ông cho tất cả các cặp phạm trù “không gian thời gian”; “nhân quả”; “tâm vật”, v.v… là “hư cấu” và sai lầm hết. Ngược lại, ông lấy Chu dịch làm “lệ chứng điển hình”, chứng minh tính đúng đắn của tư duy tổng hợp phương Đông, phương thức “chủ toàn” của tư tưởng : “Thái cực sinh lưỡng nghi,lưỡng nghi sinh tứ tượng,tứ tượng sinh bát quái”; rồi: “Thái cực là cái Đại toàn thể, cái Đại hữu, cái “Có” làm điều kiện, làm cơ sở chung cho tất cả mọi vật. Nói một cách khác, Thái cực là cái bản thể làm điều kiện, làm cơ sở chung cho tất cả các hiện tượng ở trong vũ trụ
Vì vậy ý Cao Xuân Huy hoàn hoàn không phải chỉ như Đỗ Xuân Phương viết: “Quan niệm cổ điển phân biệt không gian và thời gian chính là nhận thức chủ biệt của cụ CXH”. Chưa hết, Đỗ Xuân Phương còn hoàn toàn khiên cưỡng gán ghép những điều không có: “Mặt khác, các mô hình vật lý lý thuyết hiện đại như của Hawking hay Witten KHÔNG phân biệt không gian với thời gian (3-sphere) chính là tương ứng với nhận thức chủ toàn của cụ CXH”. Xin nhớ không-thời-gian Hawking hay Witten đều chỉ là những hướng nghiên cứu chưa tới đích, hoàn toàn không phải “nhận thức chủ toàn của cụ CXH”.
Có một comment của Quang Nguyen Xuan, có vẻ quen thuộc với cả Đỗ Xuân Phương lẫn TSBS Thành, hình như từng học Vật lý, cùng trường ĐHTH TPHCM với tôi, chắc học sau, vì tôi học khóa đầu tiên sau giải phóng, có mấy thằng bạn (như Nguyễn đức Nghĩa) giờ trong ban lãnh đạo trường to hơn là ĐH Quốc gia rồi:
Phương hiểu như vậy cũng chưa chuẩn đâu Phương... đừng bát bẻ chi! Để các vị ấy nói... họ không sai ở góc độ phản ánh trong bài viết đâu!”
***
Thực ra, tôi đã biết Đỗ Xuân Phương vì một lần vô facebook, trong mục Thông báo, thấy ông bạn Thành có nhắc đến tôi, mở ra coi thấy bài này:

Tôi liếc qua thì thấy tay này thuộc dạng nói theo sách như con vẹt, chưa đủ tầm hiểu những vấn đề cao siêu một cách giản dị như Einstein từng nói “Nếu anh không thể giải thích một điều một cách đơn giản thì anh chưa hiểu điều đó đủ rõ”. (If you can't explain it simply, you don't understand it well enough)” nên không tham gia. Kỳ này, để viết bài này, tôi tìm lại bài viết thì thấy, Đỗ Xuân Phương đúng là hậu duệ của nhóm người sính chữ, thích làm dáng tri thức, nhưng tầm lại thấp nên đã ngộ độc chữ, thành tâm thần tri thức. Với những khái niệm lấp lánh nhưng rỗng tuếch nhưng họ vẫn có thể ảo tưởng ra đủ thứ, sai bét be.
***
Viết như trên, Đỗ Xuân Phương không chỉ không hiểu nổi tôi mà còn chưa hiểu cả Cao Xuân Huy về “chủ toàn” mới cả “chủ biệt”. Tôi sẽ phân tích cụ thể một ý sai về "chủ biệt" của Cao xuân Huy.
Cao Xuân Huy cho do theo quan điểm “chủ biệt”, người ta đã “tuyệt  đối hóa khách thể chủ thể” nên không thể tri giác được thế giới một cách “trực tiếp” mà chỉ “tri giác ngoại giới qua những cảm giác... một cách gián tiếp”. Theo ông, chúng ta chỉ có thể “trực giác được sự tồn tại của một vật nào đó là vì cái bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong vật đó cũng chính là cái bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong ta”. Ông cho rằng, một tờ giấy màu xám phơi ngoài nắng sẽ phóng xạ vào mắt ta ánh sáng của nắng, lẽ ra ta phải “nhìn thấy” tờ giấy màu trắng của nắng, nhưng thực tế ta lại thấy tờ giấy vẫn là màu xám. Ông cho là do trong ta đã có sẵn một hình ảnh tâm lý tờ giấy là màu xám nên ta chỉ nhìn thấy  tờ  giấy  màu  xám  là  màu  xám,  một  sự  tri giác sai! Thực ra Cao Xuân Huy sai chứ tri giác không sai. Tờ giấy xám phơi nắng sẽ phản xạ vào mắt ta cả màu xám của tờ giấy và màu của ánh nắng, mắt ta nhận được cả hai, nhưng vì ánh nắng là trong suốt nên mắt ta vẫn nhận được tờ giấy là màu xám, thế thôi! Còn nếu ta chiếu một luồng sáng màu  đục át được màu xám tờ giấy, lúc đó mắt ta sẽ nhận thấy tờ giấy mang màu của ánh sáng chiếu ấy, chứ không thể nhận được màu xám tâm lý như Cao Xuân Huy nói. Sau đó cả con trai là Cao Xuân Hạo và học trò là Nguyễn Huệ Chi cũng nói leo theo Cao Xuân Huy. Nguyễn Huệ Chi: “Nếu tách “vật” ra khỏi “tâm” thì làm sao “tâm” biết được “vật”?”; “Một khi bản thể vũ trụ là cái chung nhất, tồn tại sâu kín trong… cả chủ thể lẫn khách thể, thì… việc chủ thể nhận thức được khách thể không còn có gì là lạ”; và Cao Xuân Hạo: “Vũ trụ với tôi là một. Tôi ở trong vũ trụ, và vũ trụ cũng ở trong tôi, cho nên tôi biết tôi và vũ trụ cùng hiện hữu, không phải nhờ giác quan, mà một cách trực tiếp, hồn nhiên, ngay lập tức. Đó chính là cách nhận thức hồn nhiên của trẻ sơ sinh”.
Tôi đã phản bác, các cụ đã nói “Dao sắc không gọt được chuôi”, giống như dù tinh đến mấy ta cũng không thể nhìn thấy gáy của mình, việc cho “tâm”, “vật” phải nhập vào nhau thì “tâm” mới thấy “vật” là nói ngược. Trong thực tế, muốn nhìn thấy bất cứ vật gì phải có khoảng cách nhất định, tùy thuộc thủy tinh thể điều tiết tiêu cự của mắt sao cho ảnh của vật hiện đúng võng mạc, tế bào thần kinh thị giác mới nhận được và chuyển thành ý thức, tức là “tâm”. Còn cái lập luận cho ta nhìn thấy vật là do ta có cùng bản thể với vật, thì tại sao trong tối cái bản thể còn nguyên đó, sao ta vẫn không thấy gì? Và chắc những người bị khiếm thị sẽ là chứng nhân sống động nhất phản bác cái “ngụy vấn đề” mà các vị đã tưởng tượng ra đó!
***
Trong bài trên, vì Đỗ Xuân Phương mê tín Cao Xuân Huy, thần tượng Nguyễn Huệ Chi, nên thật buồn cười khi gán ghép khiên cưỡng tư tưởng Cao Xuân Huy với Kant, trong bài Pháp Hiện Tại - từ khoảnh khắc đến vô tận còn buồn cười hơn, khi Đỗ Xuân Phương gán ghép việc dạy thiền của Thiền sư Thích Nhất Hạnh với “đủ thứ”.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh giảng về Pháp hiện tại, AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI, hay còn gọi là HIỆN PHÁP LẠC TRÚ. Đó chính là lời Phật Tổ dạy. Bài kệ dưới đây được HT Thích Minh Châu dịch trong “Kinh Tương Ưng Bộ”:
Không than việc đã qua,
Không mong việc sắp tới,
Sống ngay với hiện tại, …
Trong Kinh Nhất dạ hiền giả, cũng Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Phật Tổ đã giảng giải cặn kẽ bài kệ trên, nếu thực hành Pháp hiện tại sẽ:
…Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Khi ta nói: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông: 'Nhứt dạ Hiền giả', tổng thuyết và biệt thuyết", chính duyên ở đây mà nói vậy”.
          Lời Phật Tổ “Sống ngay với hiện tại” cũng được diễn giải theo nghĩa Chánh niệm. Có nghĩa là ta chỉ chú ý giây phút hiện tại ta đang sống và không phán xét. Chánh niệm là một phương pháp tu tập giản dị nhưng đạt hiệu quả lớn, giúp ta làm chủ được thân tâm, có thể an lạc và hạnh phúc trong giây phút hiện tại (hiện pháp lạc trú: Living happily in the present moment).
Nhưng phải hiểu rằng đây chỉ là một phép tập thiền, một phép tập luyện cả tinh thần và thể xác, là việc chính của người đi tu để đắc Đạo, không phải là phương thức sống cho tất cả đời sống xã hội. Để sống, gia đình cũng như cả xã hội không chỉ nghĩ đến hiện tại mà luôn phải rút ra những bài học trong quá khứ để hoạch định cho tương lai, cũng như không chỉ ngồi thiền mà có được hạnh phúc khi không có cơm ăn, áo mặc và nhà ở.
Pháp hiện tại thực chất là thế vậy mà Đỗ Xuân Phương tưởng tượng ra đủ thứ: Từ Vi tích phân của Isaac Newton và Leibniz, thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein, việc xung đột giữa Thuyết tương đối tổng quát với Cơ học Lượng tử, sự vi phạm nguyên lý nhân quả, việc thống nhất 2 lý thuyết trụ cột của vật , ý tưởng "tổng cộng mọi lịch sử khả dĩ" (sum over histories) của Richard Feynman, model Vũ trụ của Hawking , v.v…
Thật không thể tưởng tượng nổi sao lại có một người hoang tưởng đến thế! Thực ra là một sự khoe mẽ kiến thức vừa sai trái vừa khiên cưỡng, phức tạp hóa những điều giản dị, tung hỏa mù tri thức bằng cái đầu bệnh hoạn.
***
Vì không muốn làm mệt óc độc giả, chỉ xin lấy một dẫn chứng chứng tỏ Đỗ Xuân Phương không biết gì, chỉ nói như con vẹt.
Đỗ Xuân Phương copy (đạo văn?) nhiều đoạn trong cuốn Lược sử thời gian của Stephen Hawking, nhưng vì không hiểu nên diễn giải sai. Như đoạn này:
Sau nhiều nghiên cứu và tranh luận, các nhà vật lý đã tìm ra một cách hợp lý để thống nhất 2 lý thuyết trụ cột của vật lý lại với nhau, dựa trên một khái niệm cơ bản mà chúng ta đã biết ở trên, chính là "nhỏ vô hạn". Richard Feynman đã đề xuất một ý tưởng gọi là "tổng cộng mọi lịch sử khả dĩ" (sum over histories), một công thức tích phân đơn giản nhưng hiệu quả để cộng gộp mọi đường đi trong không thời gian của hạt cơ bản”.
Đỗ Xuân Phương cần phải biết, hiện chưa có “một cách hợp lý để thống nhất 2 lý thuyết trụ cột của vật lý lại với nhau”. Lý thuyết dây có nhiều triển vọng nhất nhưng còn chưa biết đến bao giờ mới hoàn thiện và kiểm chứng được, nên viết như trên là mù tịt.
Để minh họa phương pháp của Feynman, Đỗ Xuân Phương copy hình vẽ diễn tả vô số quỹ đạo để hạt cơ bản đi từ A đến B:


Rồi giải thích bằng ví dụ khi đi từ Hà Nội (điểm A) đến thành phố Hồ Chí Minh (điểm B), chúng ta có thể chọn nhiều phương tiện như máy bay, ô tô, phượt, đi bộ, v.v…  Lộ trình này đè lên lộ trình kia đều thuộc về một đường đi khả dĩ nào đó... cuối cùng kết luận: "Vô số bước chân (đoạn dây 1 chiều "nhỏ vô hạn") được cộng gộp tất cả lại với nhau tạo nên một mặt phẳng (2 chiều)".
Nhà vật lý Brian Greene trong cuốn Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ đã viết về ý tưởng của Feynman. Trong thí nghiệm khe Young, để giải thích kết quả sự giao thoa,  Feynman tuyên bố rằng mỗi electron tới được màn huỳnh quang đã đi qua cả hai khe. Feynman lập luận rằng khi đi từ nguồn tới một điểm đã cho trên màn huỳnh quang, mỗi electron riêng rẽ đã đồng thời đi theo mọi quỹ đạo khả dĩ, nó đã “nếm trải” hết mọi quỹ đạo khả dĩ nối điểm xuất phát với đích cuối cùng của nó. Feynman đã chứng tỏ được rằng ông có thể gán cho mỗi quỹ đạo đó một con số, sao cho khi lấy trung bình tổ hợp tất cả lại sẽ cho chính xác kết quả đối với xác suất mà người ta tính dược khi dùng các hàm sóng. Và như vậy, xác suất để electron tới một điểm đã chọn trên màn ảnh giao thoa là kết quả của hiệu ứng tổ hợp của tất cả các cách để nó tới được điểm đó. Phương pháp này của Feynman được gọi là phương pháp “lấy tổng theo mọi quỹ đạo khả dĩ” trong cơ học lượng tử”.
          Còn trong cuốn Lược sử thời gian, Hawking viết về ý tưởng của Feynman cũng như trên nhưng ông nói rõ hơn “phép cộng” quỹ đạo. Việc thực hiện phép cộng đó khó khăn, một thủ thuật đã được đưa ra để giải quyết là cộng các sóng không phải trong thời gian “thực” mà trong thời gian “ảo” (giá trị thời gian dùng số ảo thay số thực), đã dẫn đến một kết quả, sự khác biệt giữa không gian và thời gian biến mất. Một không - thời gian trong đó các trị số đều có trị số ảo trên tọa độ thời gian, được gọi là không thời gian Euclide, theo tên của nhà toán học đã sáng lập hình học các mặt hai chiều, nhưng không - thời gian Euclide ở đây có bốn chiều chứ không phải là hai.
           Như vậy, Đỗ Xuân Phương minh họa kết quả phương pháp của Feynman “lấy tổng theo mọi quỹ đạo khả dĩ” là “Vô số bước chân (đoạn dây 1 chiều "nhỏ vô hạn") được cộng gộp tất cả lại với nhau tạo nên một mặt phẳng (2 chiều)" là sai, là cách nhìn của con mắt thịt của Đỗ Xuân Phương, điển hình của loại người dốt mà hay khoe chữ, chứ không phải của Feynman!
Quang Nguyen Xuan cũng cho Đỗ Xuân Phương là “đạo văn” nhưng chắc vì quen biết nên góp ý nhẹ nhàng: “Linh tinh là đúng rồi, linh tinh ở chỗ vẫn giống mấy tay bồi tây xưa kia, viết các câu chuyện nào là nhân vật Alice, nào là Bob, v.v...  Còn nếu trích dẫn câu chuyện thì ghi rõ nguồn, nếu mình là nguồn thì ghi tên Phan Anh hay Đỗ Phương vẫn hay và vậy nó mới có tầm quốc tế. Các diễn dịch thì ghi nguồn, còn các lý luận riêng mình thì phải chịu trách nhiệm trước chất vấn và phản biện... Với lại cái thời gian ảo của Hawking chưa chuẩn đâu”.
Theo Hawking, khi chúng ta áp dụng phương pháp cộng các lịch sử quỹ đạo của Feynman vào quan điểm của Einstein về hấp dẫn thì lịch sử của quỹ đạo một hạt bây giờ là của một không thời - gian cong, sẽ mô tả lịch sử của toàn vũ trụ. Để tránh các khó khăn, phép cộng cũng phải dùng trị số thời gian ảo, trong một không - thời gian Euclide không có sự khác biệt giữa hướng thời gian và các hướng không gian. Cho nên không - thời gian có thể là hữu hạn và không có điểm kỳ dị tạo nên biên. Nó sẽ có dạng tương tự như mặt quả đất, song có thêm hai chiều nữa. Thủ thuật thời gian ảo hóa đã tránh được cái ngưỡng mà lý thuyết hấp dẫn cổ điển không vượt qua được, vốn dựa trên không - thời gian thực, chỉ có hai khả năng: hoặc vũ trụ tồn tại vô cùng trong thời gian, hoặc vũ trụ đã bắt đầu ở một điểm kỳ dị trong quá khứ. Mà ở điểm kỳ dị thì các lý thuyết hiện có là vô nghĩa. Hawking gọi là vũ trụ hữu hạn mà không có biên là thế.
Ý của Hawking là thế mà Đỗ Xuân Phương viết thế này: “Stephen Hawking và cộng sự đã dựng ra một "tấm bản đồ" (model) ghi lại mọi 'bước chân nhỏ vô hạn' của mọi hạt cơ bản trong Vũ trụ từ công thức "tổng cộng mọi lịch sử" như thế. Và hệ quả bất ngờ xuất hiện là ngoài 3 chiều không gian ban đầu, có thêm một chiều không gian thứ tư thay thế cho chiều thời gian có mũi tên chỉ về một hướng” chứng tỏ cũng chưa hiểu gì.
Hawking cũng viết: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng ý tưởng về không - thời gian hữu hạn và không có biên chỉ là một giả thiết”, vậy mà để khoe kiến thức, Đỗ Xuân Phương đã vẽ ra rồi gán ghép khiên cưỡng với bài giảng về Pháp hiện tại của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, làm rối trí độc giả, thực ra chỉ là một sự xả rác tri thức do dốt mà thôi!
***
Tóm lại, Đỗ Xuân Phương điển hình là loại người khoe mẽ. Có thể Đỗ Xuân Phương có những kiến thức về toán gì đó, cần phải vận dụng đúng, còn mang ra khoe một cách sai trái, sống sượng thì rất vô lý. Vô lý bởi người ta không thể biết chuyên môn của người khác, như giả sử Đỗ Xuân Phương là siêu giỏi toán đi nhưng không học điện tử cũng không thể sửa được tivi hỏng như người thợ chuyên sửa chữa. Hoặc dù Einstein có vĩ đại nhất nhưng nếu có sống lại ông cũng không thề làm được những việc mà tôi đã làm. Bản thân Einstein cũng có lúc bí khi tính toán, ông phải nhờ bạn bè và cả người vợ cũ giỏi toán của ông. Đỗ Xuân Phương khoe mẽ đã dở nhưng lại dốt khoe sai nên càng dở. Đỗ Xuân Phương cũng thuộc dạng người mà tôi hay nói là “tôi cao trí thấp”, thuộc dạng “mù đọc”, đọc người ta không hiểu nhưng lại ảo tưởng ra đủ thứ để phán bừa. Dốt mà lại coi thường người khác thì chỉ là một kẻ hoang tưởng, vĩ cuồng, tâm thần tri thức. Về địa vị và bằng cấp, Lương Chí Thành đều cao hơn Đỗ Xuân Phương rất nhiều, cả tuổi tác nữa. Đỗ Xuân Phương khi thấy TS Thành tâm đắc về tôi chê tôi thì chẳng khác gì khinh thường sự hiểu biết của chính TS Thành. Cả tôi, cả Thành đều có thiện chí đề nghị Phương phản bác cụ thể, nếu sai tôi sửa ngay, nhưng Phương lại đánh trống lảng. Chỉ có một kẻ vô văn hóa mới hành xử như thế.
Còn tôi phản bác Cao Xuân Huy và những người tung hô ông thực ra hoàn toàn không phải là chuyện muốn chứng tỏ mình và khoe kiến thức. Lúc đầu vì học tự nhiên tôi hơi dị dứng với những ông Hán Nôm bàn về triết học và khoa học, nên tôi không quan tâm, kệ người ta nói gì thì nói. Nhưng mọi chuyện đều có cơ duyên, đúng là cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, khi ông Nguyễn Huệ Chi cho xuất bản cuốn sách của Cao Xuân Huy, chính ông Nguyễn Hòa hồi mới về VNQĐ, thấy “có chuyện”, đã nói tôi và Đỗ Kiên Cường, hai người có học tự nhiên, viết. Lúc đầu tôi cũng không biết Nguyễn Huệ Chi là ai, nhưng một hôm ông Triệu Xuân chuyển cho tôi một email của Nguyễn Huệ Chi “rải truyền đơn” trên mạng viết về tôi sau khi tôi đăng bài Các Mác-một tình yêu bao la. Ông ta cho tôi thế mạng cho Mai Quốc Liên và Trần Mạnh Hảo đã hết thời, tiếp tục giúp Đảng "thực hiện canh bạc bịp". “Ân oán giang hồ” giữa tôi và Huệ Chi bắt đầu từ đấy. Thực ra tôi rất ngại viết nhưng rồi vẫn cứ viết và viết. Phải chăng cái số tôi nó thế hay sứ mệnh của tôi là phải viết thế? Vì có những vấn đề tôi không viết thì không ai viết cả!
Và hôm nay, đúng là Nguyễn Huệ Chi đã di truyền cái gen sính chữ, ngộ chữ, ảo tưởng, tâm thần tri thức cho một kẻ hậu sinh là Đỗ Xuân Phương. Với Đỗ Xuân Phương, tôi không cần chấp, nhưng với cả không gian mạng thì tôi phải viết.
15-11-2015
ĐÔNG LA