ĐÔNG LA
VÀI LỜI TÂM SỰ NHÂN LỄ KHAI
MẠC
TRIỄN LÃM ẢNH CỦA ĐT ĐÀO VĂN
SỬ
Ông
Đại tá Đào Văn Sử, ngoài nghề chính là nhà báo, còn làm thơ, viết nhạc và chụp
ảnh, tức là người lắm tài, còn có nhiều tật hay không thì tôi không biết. Sáng qua
ông Sử và các cơ quan liên quan đã tổ chức lễ khai mạc cuộc triển lãm ảnh của
ông Sử tại Bảo tàng lịch sử Chiến dịch Hồ Chí Minh nằm trên con đường lịch sử (Số
2, Lê Duẩn), con đường mà 30-4-1975 đã dẫn quân giải phóng tiến những bước cuối
cùng của cuộc chiến, chiếm Dinh Độc Lập (VNCH), dân tộc VN đã tới đích đại
thắng, hòa bình và thống nhất đất nước.
Lễ khai mạc cuộc triễn lãm diễn ra khá trang trọng và vui vẻ. Đông đảo khách mời là cán bộ, bạn bè ở hai cơ quan Nhiếp ảnh và Báo chí cùng vài cơ quan khác nữa mà ông Sử có tham gia. Tôi được ông Sử mời với danh nghĩa là thành viên trong “đại gia đình” cô Vũ Thị Hòa.
Lễ khai mạc cuộc triễn lãm diễn ra khá trang trọng và vui vẻ. Đông đảo khách mời là cán bộ, bạn bè ở hai cơ quan Nhiếp ảnh và Báo chí cùng vài cơ quan khác nữa mà ông Sử có tham gia. Tôi được ông Sử mời với danh nghĩa là thành viên trong “đại gia đình” cô Vũ Thị Hòa.
Tôi vốn không quen biết Đại tá Nhà báo Đào Văn Sử. Đúng như các cụ nói
“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ /
Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Hai năm liền 1997-1998 tôi
được Tạp chí VNQĐ trao tặng thưởng hàng năm về phê bình và thơ của tạp chí nên
tôi thành ra thân thiết với một số nhà văn, nhà thơ ở đó, và gần như tuần nào
tôi cũng đến văn phòng đại diện phía Nam của Tạp chí ở đường Kỳ Đồng chơi với
ông Đại tá Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm, Trưởng đại diện. Hồi đấy văn phòng còn đơn
sơ như doanh trại, cùng ở Kỳ Đồng còn có mấy cơ quan báo chí khác nữa của quân
đội, trong đó có Báo Quân đội nhân dân của ông Đào Văn Sử. Nghĩa là tôi đã thấp
thoáng gặp ông Sử nhiều lần mà vẫn không quen biết. Rồi sau khi xem chương
trình Trở về từ ký ức trên VTV1 thấy
Thu Uyên nói nhiều cái sai về lĩnh vực ngoại cảm nói chung và về cô Vũ Thị Hòa
nói riêng, nên tôi đã viết một bài. Sau đó thì tôi ngạc nhiên nhận được cuộc
điện thoại xưng danh là Đào Văn Sử và nói lý do muốn đến nhà gặp tôi. Tôi ok. Lần
đầu ông Sử đến nhà tôi thấy quen quen, hỏi ra thì được biết, đúng như hai câu “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ /
Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Vậy chuyện về cô Hòa chính là cái duyên
kết nối tôi và ông Sử gặp nhau. Rồi tôi gặp cô Hòa lần đầu tại nhà ông Sử và
gặp nhiều người nữa trong “đại gia đình” của cô. Mới đó mà đã hai năm rồi.
Tôi đã gặp nhiều người nổi tiếng, tài
năng hàng đầu đất nước, như Chế Lan Viên chẳng hạn; tôi cũng một lần gặp cả ông
Nguyễn Minh Triết, sau đó thành chủ tịch nước, ông có ý giới thiệu tôi về báo
Thanh Niên khi nó còn là Tuần tin Thanh Niên nhưng tôi đã chê mà không nhận
lời; nhưng khi gặp cô Hòa thì tôi thấy chính cô mới là người kỳ lạ và thú vị
nhất. Tôi đã biết khả năng ngoại cảm của cô nhưng khi gặp cô thì nhận thức của
tôi còn như được mở ra nhiều chân trời mới, vượt lên trên cả khoa học, triết
học. Tiếc là cô cũng lại gặp phải quá nhiều éo le, oan khuất, lập công lại bị
đổ tội, mà tôi thì vốn đã viết rất nhiều chống lại sự sai trái ở tất cả các
lĩnh vực, nên đã viết bảo vệ cô như một lẽ tự nhiên.
***
Gần đây có hai vụ minh oan chấn
động dư luận, ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị tù 10 năm, ông Huỳnh Văn Nén 17 năm vì
những tội mình không gây ra. Tôi rùng mình nhớ lại trường hợp cô Vũ Thị Hòa. Cô
cũng bị cả một hệ thống cơ quan, đài báo, cá nhân đồng loạt vu khống cô như Cục
Chính sách TCCT, Bộ Quốc phòng; QK7; Chủ tịch Tỉnh Bình Phước; sĩ quan của
BCHQS Tỉnh Gia Lai và BCHQS tỉnh Kon Tum; VTV; Báo Lao động; Báo Đất Việt, v.v…
Họ còn đưa ra văn bản và lời kết luận của các cán bộ thuộc Viện Pháp y quân đội
làm cơ sở khoa học để kết án. Vậy làm sao có thể “cãi thắng” cho cô? Nhiều khi
tôi đã nản chí, có những đêm tôi thức trắng viết vì sợ sáng ra chưa kịp đăng
bài, người ta đã bắt cô. Nhưng tại sao hai ông Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn
Nén cũng được nhiều người kêu oan giúp mà vẫn bị tù còn cô Hòa thì không? Có lẽ
những người giúp hai ông chưa đủ lý lẽ và họ làm chưa đủ các việc, như gởi đơn
thư đến đoàn ĐB quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, những nơi giám sát sự điều tra, v.v…,
để đưa vụ việc phơi bầy ra ánh sáng. Trình độ pháp luật của xã hội ta còn kém
nhưng khi sự oan khuất được phơi bầy ra ánh sáng, thì không nhà nước nào, cơ
quan nào, cá nhân nào dám đạp lên pháp luật cả. Trong việc bảo vệ cô Hòa có lẽ
tôi đã làm được thế. Cũng may trang của tôi viết nhiều về các lĩnh vực tri thức
và chính trị nên có nhiều trí thức và cán bộ, kể cả ở trung ương, vào đọc. Đến
nay thì cô vẫn bình yên và dường như dư luận và những cơ quan, cá nhân có trọng
trách đã hiểu được sự thực và phần nào hiểu về cô.
Ngẫm lại thấy như có sự xếp đặt của đấng
tối cao, nhiều lần cô Hòa cũng tâm sự thế, vậy tôi và ông Sử gặp nhau cũng không
phải là chuyện ngẫu nhiên.
***
Quay lại cuộc triễn lãm, ông Sử sau khi cùng một
đoàn chu du “khắp thế giới”, trên mỗi chặng đường, đã chụp ảnh con người, danh
lam thắng cảnh, công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa,… Về nghệ thuật
xin nhường cho các nhiếp ảnh gia bình phẩm. Tôi chỉ giới thiệu vài hình ảnh tôi có trong máy của buổi khai mạc
triển lãm:
Còn nội dung triển lãm, các bức ảnh
nghệ thuật là có bản quyền tôi không tùy tiện copy giới thiệu, tôi chỉ xin giới
thiệu một bức chắc tác giả tâm đắc nhất đã giới thiệu với anh em chúng tôi
trong nhóm “gia đình” cô Hòa. Ông Sử kể các cô gái Trung Đông theo phong tục
phải che mặt nhưng một cô không biết vì yêu VN hay quý ông Sử mà đã vén màn để lộ
ra vẻ đẹp đúng là có nét huyền bí của xứ sở đó. Che giấu đi vẻ đẹp thật vô lý
nhưng vẻ đẹp cũng có thể là nguyên nhân của giành giật, thậm chí của chiến
tranh, thì che
đi cũng lại có phần có lý:
Vì triễn lãm tại viện bảo tàng nên cũng
xin giới thiệu vài tấm hình lịch sử trưng bày tại nơi đây:
***
Xin chúc mừng người anh em, Nghệ sĩ
Đào Văn Sử, và xin giới thiệu với độc giả, mời mọi người đến tham quan triển lãm
tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, số
2, Lê Duẩn.
18-12-2015
ĐÔNG LA