Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

NHÀ VĂN ĐÔNG LA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN: “MẤY ÔNG “RÂN TRỦ” KIẾN THỨC THƯỜNG CŨNG SAI NÓI CHI ĐẾN TRIẾT HỌC!”

NHÀ VĂN ĐÔNG LA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN:
“MẤY ÔNG “RÂN TRỦ” KIẾN THỨC THƯỜNG
CŨNG SAI NÓI CHI ĐẾN TRIẾT HỌC!”

Vừa rồi, gặp Võ Khánh Linh ở Hà Nội lại muốn tôi trả lời trực tiếp cuộc phỏng vấn đã đăng trên blog, tôi bảo không thích, “cô bé” bảo:
          -Bác trả lời trực tiếp sống động, người thật việc thật, người ta sẽ tin hơn.
          -Ok.
          Nhưng lần này người hỏi là Nhật Lệ. Phòng thu là một quán cà phê dù tương đối yên tĩnh nhưng âm thanh cũng khó mà tốt được. Thú vị nhất là câu hỏi về triết học. Tôi trả lời, mấy ông “rân trủ” đến kiến thức thường cũng sai toét nói chi đến triết học, người tôi dẫn chứng chính là ông Huệ Chi. Tôi nói thẳng rằng hiểu cho đúng triết học là rất khó nên thường có rất nhiều chuyện hiểu sai, kể cả chính thống, ở quy mô quốc gia. Như Đảng ta từng nhận ra sai lầm giáo điều, chủ quan, duy ý chí, nóng vội chẳng hạn. Tất cả những cái đó, nguyên nhân sâu xa nhất chính là chưa hiểu triết học.
Kỳ Đại hội Đảng lần này, cũng vì không hiểu triết học, có nhiều ý kiến, kể cả mấy ông cựu quan chức đảng viên hưu rồi, đã cho việc chuẩn bị nhân sự vừa rồi là “lộng hành”, “mất dân chủ”.
Tôi đã một lần viết, theo tiếng Nga, Nguyên lý Tập trung dân chủ viết là Демократический централизм. Vậy Dân chủ là tính từ bổ nghĩa cho Tập trung, nếu dịch cho chính xác phải là: Nguyên lý tập trung có tính dân chủ. Vì vậy cái chính là tập trung, là mục đích, nghĩa là làm mọi chuyện phải có sự lãnh đạo. Tiến hành Đại hội Đảng, bầu cử nhân sự là việc đại sự, tối quan trọng, lại càng phải tuân theo nguyên lý tập trung này. Nhưng để thực hiện được sự tập trung tốt nhất, đúng nhất, lại phải tiến hành một cách dân chủ, mang tính dân chủ, để tránh sự độc đoán, sai trái. Tôi đã lấy ví dụ, việc Hội Nhà Văn Hà Nội từng bỏ phiếu bầu Phạm Xuân Nguyên làm chủ tịch là điển hình của việc không theo Nguyên lý tập trung dân chủ, mà là theo một thứ dân chủ chống đối, dân chủ lộn ngược. Bởi  Phạm Xuân Nguyên là một người luôn lên tiếng ủng hộ những người phạm pháp và sai trái, từ Lê Công Định, Phương Uyên, Nhã Thuyên cho đến Nguyễn Quang Lập; một nhà phê bình văn học lại cho trong cuộc kháng chiến giành lại nền độc lập của ta là “những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”. Theo Nguyên lý Tập trung dân chủ, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, cấp trên phải giám sát những việc làm quan trọng của cấp dưới, những người không đủ tiêu chuẩn như Phạm Xuân Nguyên lẽ ra phải bị loại ngay trong danh sách ứng cử, như vậy thì làm sao có được cái kết quả dân chủ lộn ngược trên? Tiếc là nhiều lĩnh vực trong xã hội cũng đã có những vụ bầu bán sai Nguyên lý Tập trung dân chủ.
Như vậy nếu hiểu triết học Mác-Lênin ta sẽ thấy quá trình chuẩn bị nhân sự cho việc bầu cử như đã diễn ra trong Đại hội Đảng lần này đã tuân theo rất đúng Nguyên lý Tập trung dân chủ.
          Vì trình độ dân chúng trong xã hội quá khác nhau nên trên thế giới rất hãn hữu có nền dân chủ trực tiếp, tức lá phiếu của một nhà tư tưởng cũng chỉ ngang bằng lá phiếu của một bà bán rau ngoài chợ. Các nước dân chủ phương Tây qua những bài học từ quá khứ từng cho nền dân chủ trực tiếp là nguy hiểm và không thực tế nên đa số đã thực hiện một nền dân chủ đại diện.  Với nước Mỹ, dân chủ trực tiếp đã bị những người lập Hiến pháp phản đối mạnh mẽ. Họ nhận thấy sự nguy hiểm trong việc nhóm đa số sẽ áp đặt nguyện vọng của họ lên nhóm thiểu số. Nên họ đã đưa ra một nền dân chủ đại nghị với hình thức một nền cộng hòa lập hiến. Theo Hiến pháp Mỹ, người dân bầu ra đại cử tri và chỉ có đại cử tri đoàn  mới có quyền bầu chọn tổng thống trực tiếp. Số phiếu đại cử tri là 538, bằng tổng số Thượng nghị sĩ (100) cộng với tổng số Hạ nghị sĩ (435) và 3 người thuộc Đặc khu Columbia. Một ứng viên giành được tối thiểu 270 phiếu là thành Tổng thống Mỹ. Trong bài DÂN CHỦ LÀ GÌ, một Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 9/1998 đã ÐỊNH NGHĨA DÂN CHỦ:
“Xã hội hiện đại, với quy mô và tính phức tạp của nó, ít có cơ hội cho dân chủ trực tiếp. Ngày nay, dù là đối với một thị trấn 50.000 người hay một đất nước trên 50 triệu người, hình thức dân chủ phổ biến nhất là hình thức dân chủ đại diện trong đó công dân bầu ra các công chức là những người đưa ra các quyết định chính trị, xây dựng pháp luật và quản lý các chương trình vì lợi ích công cộng”.
Sau đây là cuộc phỏng vấn:


        24-1-2016